Vận Tải Hàng Hóa Và Hành Khách


cơ sở ngoài quốc doanh tạo ra 97 tỷ đồng năm 2007 (giá 1994). Các cơ sở này chủ yếu khai thác đá, cát sông, sản xuất gạch, ngói, vôi, dệt... Ngoài ra, còn có các cơ sở công nghiệp do Trung ương và Quốc phòng quản lí: Xí nghiệp ươm tơ, Xí nghiệp gạch ngói C5 (quân đội) đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế huyện nhà, thúc đẩy các lĩnh vực kinh tế khác phát triển.

Trên địa bàn huyện có 7 làng nghề, tổng quy mô 40 ha, với các nghề điển hình là dệt, may, nhuộm (Phùng Xá), thêu (Thượng Lâm, Phúc Lâm); vật liệu xây dựng (An Phú); chế biến nông sản như rượu trắng, gạo, đậu phụ, giò chả (Thượng Lâm, Đại Nghĩa, Phù Lưu Tế); mộc, mây tre đan (Phúc Lâm)…

Bên cạnh những nghề truyền thống, như: thêu ren ở Đồng Tâm; nghề dệt ở Phùng Xá; trồng dâu, nuôi tằm ở Đốc Tín, Đại Hưng, Phù Lưu Tế; nghề đan ở An Tiến... được đầu tư, phục hồi và phát triển. Một số nghề mới được đưa vào các địa phương và bước đầu mang lại hiệu quả tốt, như: đồ gỗ cao cấp ở An Mỹ, Hương Sơn, Phù Lưu Tế, Đại Nghĩa; Nghề thêu kimônô ở Đồng Tâm... Tốc độ bình quân hàng năm của ngành thủ công nghiệp là 4,4%. Năm 2000, giá trị thu từ hàng thủ công nghiệp đạt 55 tỷ đồng [121, tr 10].

Nhìn chung, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở Mỹ Đức cũng là ngành có nhiều thế mạnh. Tuy nhiên, sản xuất còn phân tán, quy mô nhỏ. Vấn đề môi trường do sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hiện vẫn là vấn đề bức xúc nhưng cần có ngay những biện pháp quản lý nghiêm túc nhằm đảm bảo môi trường cho mục tiêu phát triển du lịch. Đồng thời, công nghiệp chế biến nông sản nhằm nâng cao giá trị kinh tế của sản xuất nông nghiệp vẫn còn chưa được phát triển, chưa hình thành được các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp như sản phẩm lưu niệm phục vụ khách du lịch, mặc dù đây là thị trường ổn định và lâu dài. Như vậy, mối dây liên hệ giữa nông nghiệp – công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – du lịch còn chưa được hình thành một cách đúng mức.

c) Thương mại, dịch vụ, du lịch

Hoạt động thương mại: phát triển hàng hóa đa dạng và phong phú, đáp ứng phần lớn các nhu cầu và sức mua của nhân dân. Ngoài việc cung ứng


những sản phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, ngành thương mại Mỹ Đức cũng đã tập trung vào các dịch vụ sản xuất nông nghiệp như cung cấp giống, phân bón, thuốc trừ sâu… Huyện đã có 1 trung tâm thương mại ở thị trấn Đại Nghĩa, 2 chợ phạm vi vùng ở xã Hương Sơn và An Mỹ. Tất cả 22 xã của huyện đã có chợ, trong đó có 9 chợ ổn định, lâu dài và 11 chợ tạm. Thực hiện một chợ giữ vai trò là đầu mối giao lưu buôn bán hàng hóa và dịch vụ, phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.

Năm 2000 là 1.675 thì đến năm 2005 đã tăng lên đến 2.390 hộ kinh doanh thương nghiệp chuyên nghiệp. Trong số đó hơn 1000 hộ được cấp giấy phép kinh doanh. Năm 2001, số hộ đăng ký kinh doanh là 2.703 hộ. Doanh thu bình quân của mỗi năm đạt khoảng 70-75 tỷ đồng/năm [121; tr.12]. Nếu như từ năm 1996 đến năm 2000, những nghề chiếm số lượng lớn là: bảo dưỡng, sửa chữa, bán mô tô, xe máy và phụ tùng xe máy; bán buôn nguyên phế liệu; bán lẻ thực phẩm đồ uống, quần áo, giày dép, đồ dùng gia đình... Từ năm 2001 đến năm 2008, những nghề có số hộ kinh doanh nhiều đã có sự thay đổi đáng kể, ngoài những hình thức kinh doanh kể trên còn xuất hiện nhiều hộ kinh doanh thương mại và dịch vụ mới như: sửa chữa máy thu hình, dịch vụ photocopy, kinh doanh khách sạn nhà hàng, ăn uống công cộng... Số hộ kinh doanh thương nghiệp, dịch vụ và du lịch ở Mỹ Đức phân bố không đều, chủ yếu nằm ở khu vực các thị trấn, thị tứ như Tế Tiêu, Đại Nghĩa, Hợp Thanh, An Mỹ, Tuy Lai, Hương Sơn, Phùng Xá... phục vụ đời sống sinh hoạt thuận tiện cho nhân dân.

Trong 2 năm 2006 - 2007, ngành thương nghiệp, dịch vụ đang vươn lên trở thành ngành kinh tế mũi nhọn với các thành phần kinh tế tham gia. Nhìn chung trong 7 năm (2001-2007), doanh thu thương nghiệp - dịch vụ năm sau cao hơn năm trước. Năm 2001 đạt 157 tỷ đồng thì năm 2007 là 271 tỷ đồng, đạt 107,7% kế hoạch. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ - du lịch, năm 2007 đạt 687 tỷ đồng, tăng 25,45% so với 2001 và tăng 11,32% so

với kế hoạch [121; tr 16].


Đây là thời kỳ huyện Mỹ Đức đẩy mạnh phát triển ngành du lịch. Được sự chỉ đạo của tỉnh, Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện đã tập trung phối hợp với các ban ngành của tỉnh cũng như của địa phương, tiếp tục đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng và tăng cường công tác quản lý, đặc biệt là tổ chức lễ hội chùa Hương để thu hút du khách.

Một loạt các công trình được tiến hành như: nâng cấp, rải nhựa đường trục huyện từ Tế Tiêu đến Hương Sơn; tu bổ, cải tạo đường bộ khu vực chùa Hương; nạo vét suối Yến, mở rộng bến đò, tổ chức quản lý lễ hội an toàn, thuận tiện. Nhờ vậy, ngành dịch vụ đều phát triển, tỷ trọng kinh tế dịch vụ du lịch năm 1996 chiếm 20 % GDP, đến năm 1997 tăng 22% GDP. Khu vực hồ Quan Sơn ngày càng được đầu tư nâng cấp, trở thành khu du lịch cuối tuần hấp dẫn. Với sự phát triển và đóng góp của ngành du lịch - dịch vụ, mục tiêu đến năm 2000 đạt 25 % GDP do Đại hội XIX đề ra [8, tr 296].

Ngành dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2005 – 2008, 32,48%/năm. Vì vậy, tỷ trọng của ngành trong cơ cấu kinh tế cũng tăng lên từ 23,32% năm 2005 lên 29,4% năm 2007, 6 tháng đầu năm 2008 là 32,6%. Giá trị sản xuất của ngành cũng tăng từ 160,5 tỷ đồng (năm 2005) lên 406 tỷ đồng (năm 2007) [121; tr 20].

Hoạt động du lịch vốn là thế mạnh của huyện Mỹ Đức. Huyện có 3 khu vực hoạt động du lịch, với loại hình chủ đạo là du lịch tâm linh và du lịch nghỉ dưỡng. Khu du lịch thắng cảnh Hương Sơn với tổng diện tích 5.100 ha, thuộc bộ phận xã Hương Sơn là khu du lịch quan trọng nhất của huyện, thu hút khách du lịch không chỉ ở địa phương mà còn thu hút khách trên cả nước và khách quốc tế. Năm 2007, tổng số lượt khách du lịch đến Mỹ Đức là 1,25 triệu lượt khách, trong đó có 22 nghìn khách nước ngoài (năm 2005 mới có 450 nghìn khách du lịch với 9 nghìn khách quốc tế). Ngoài ra, khu An dưỡng đường Tuy Lai (xã Tuy Lai, diện tích 1.120 ha) và khu du lịch Quan Sơn (xã Hùng Tiến và Hương Sơn, diện tích 1.730 ha cũng bắt đầu được khai thác cho hoạt động du lịch. Doanh thu ngành du lịch tăng nhanh từ 33 tỷ đồng năm


2002 lên 55 tỷ đồng năm 2005 [121, tr 16]. Tuy nhiên, mối liên hệ giữa các khu du lịch trong huyện với nhau và giữa các khu du lịch trong huyện với các khu du lịch ngoại vùng còn chưa được rõ nét, nên chưa tạo được một hệ thống các tour du lịch hấp dẫn, thu hút khách du lịch ở lại dài ngày hơn. Các sản phẩm đặc sản (mơ Hương Sơn, rau sắng, bánh củ mài…) và các ngành nghề thủ công truyền thống (thêu, rệt…) chưa tạo ra được những sản phẩm lưu niệm đặc sắc phục vụ du khách, vì vậy hiệu quả kinh tế còn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của huyện.

d) Giao thông vận tải, xây dựng cơ bản

Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đối với sự phát triển của kinh tế - xã hội nói chung và đối với sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nói riêng, huyện Mỹ Đức tích cực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng được đầu tư đúng hướng, có trọng điểm, lĩnh vực sản xuất gắn với an ninh quốc phòng, thực hiện tốt phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. Trong 5 năm (1996 – 2000), tổng số vốn đầu tư xây dựng là 151.854 triệu đồng, trong đó vốn của Trung ương và của tỉnh là 33.811 triệu đồng, ngân sách huyện là 15.224 triệu đồng, nhân dân góp 102.821 triệu đồng, tập trung vào xây dựng các công trình phục vụ phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Qua đầu tư, nhiều năng lực sản xuất mới được tăng thêm, phục vụ có hiệu quả cho kinh tế

- xã hội của huyện phát triển, nhất là giai đoạn 2000 đến 2007:

* Giao thông vận tải:

Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đã được mở rộng. Huyện đã tập trung làm mới và nâng cấp một số tuyến đường quan trọng liên huyện, liên xã, như tuyến đường Tế Tiêu đi Chợ Bến; đường trục huyện từ thị trấn Tế Tiêu đo Hương Sơn. Các đường trục từ huyện đi Phúc Lâm, đường An Mỹ - Tuy Lai, Tê Tiêu - Chợ Vài, Đại Nghĩa - An Tiến... đều được tu sửa, nâng cấp. Đường liên thôn của các xã Đại Hưng, Hương Sơn, Hợp Thanh, Mỹ Thành, Vạn Kim, Hùng Tiến, Tuy Lai đã trải nhựa, đổ bê tông hoặc nâng cấp phối, tạo cho bộ mặt nông thôn ngày một phong quang, sạch đẹp.


Trong giao thông, đã đầu tư làm mới và nâng cấp một số tuyến đường giao thông quan trọng của huyện và đường liên xã như tuyến đường 76 từ thị trấn Tế Tiêu đi chợ Bến, đường trục huyện từ thị trấn Tế Tiêu đi Hương Sơn…Mạng lưới đường bộ phát triển đồng đều tới các xã, các thôn trong toàn huyện với tổng chiều dài 112 km (trong đó tỉnh quản lý 16 km, huyện quản lý 96 km), chưa kể hàng trăm km giao thông nội đồng. Cải tạo và nâng cấp 10 bến xe khách trong toàn huyện. Hệ thống giao thông đã đảm bảo cho ô tô vận tải tới từng xã, từng thôn trong huyện.

Hệ thống đường giao thông của Mỹ Đức khá hoàn chỉnh bao gồm 1 tuyến quốc lộ (1,4 km), 4 tuyến tỉnh lộ (49 km), 11 tuyến huyện lộ (108 km) và hệ thống đường giao thông nông thôn gồm 625,83 km đường liên xã, thôn, ngõ xóm nối liền các khu, điểm dân cư nông thôn trên địa bàn huyện. Ngoài ra, trên địa bàn huyện có 3 bến xe di động, 7 bến xe tĩnh và 9 điểm đón trả khách đang hoạt động. Nhìn chung, mạng lưới giao thông của Mỹ Đức bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu giao lưu và phát triển kinh tế của huyện.

Ngoài hệ thống giao thông đường bộ, Mỹ Đức còn gần 40 km giao thông thủy trên sông Đáy, cảng Tế Tiêu có thể tiếp nhận các phương tiện vận tải trung bình. Công suất 20.000 tấn/năm. Tuy nhiên, do luồng lạch ít được nạo vét, khối lượng vận chuyển chưa nhiều, phương tiện vận tải đường sông cũng chưa được đầu tư đúng mức nên khối lượng vận tải đường thủy còn hạn chế [121].

Do đặc điểm của mạng lưới giao thông Mỹ Đức, nên vận tải hành khách và hàng hóa bằng đường bộ là chủ yếu. Số lượng xe cộ giai đoạn này tăng nhanh: có 60 xe ô tô, 9 xe lam, 433 xe công nông và 6 thuyền máy phục vụ nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của nhân dân. Số lượng xe tăng, khả năng vận chuyển tốt, nên doanh thu vận tải tăng so với giai đoạn trước: đạt

10.120 triệu đồng (gấp 1,5 lần so với năm 1995) [121].


Bảng 3.7. Vận tải hàng hóa và hành khách


Mục

Đơn vị

1995

2005

1. Vận tải hàng hóa:




- Khối lượng vận chuyển

1.000 tấn

101

230

- Khối lượng luận chuyển

1.000 tấn/năm

863

4.200

2. Vận tải hành khách




- Khối lượng vận chuyển

1.000 người

132

301

- Khối lượng luân chuyển

1.000 người/km

1926

2.327

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.

Chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Mỹ Đức Hà Tây từ năm 1991 đến năm 2008 - 16

[119, 121]

* Về xây dựng cơ bản:

- Thủy lợi: huyện đã xây dựng 8 trạm bơm mới: Hùng Tiến, Yến Vĩ (Hương Sơn), Cầu Bãi Giữa (Hợp Thanh), Cống Đầm (Hợp Tiến), trạm bơm An Mỹ 2, Phú Văn (Bột Xuyên), trạm bơm Phùng Xá và Lê Thanh. Ngoài việc tôn cao đê hồ Quan Sơn, đê Hà Mỹ, đê Quán Quốc, kè đê sông Đáy đoạn thôn Phù Yên xã Phúc Lâm và Phùng Xá để chống nước ngoại lai. Huyện đã đầu tư xây mới 756 cầu cống các loại, thực hiện 8 km kiên cố hóa kênh mương trên địa bàn toàn huyện.

Cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp, nông thôn được đầu tư ngày càng lớn. Năm 2000, huyện có 31 trạm bơm điện với 191 máy bơm và tổng công suất là 144.000 m3/h, trong đó có 148 máy bơm tưới với công suất 20.000 m3/h và có 43 máy bơm tiêu với công suất là 124.000 m3/h. Đến năm 2008, huyện có 39 trạm bơm tiêu với 177 máy bơm các loại. Hệ thống kênh tiêu chính là kênh tiêu trạm bơm Phù Lưu Tế; kênh tiêu 3 xã Hợp Tiến, Phù Lưu Tế, Hồng Sơn; kênh tiêu N7. Bên cạnh đó, huyện có 122,7 km đê các loại là: đê Độc Lập, đê sông Đáy, đê hồ Quan Sơn, đê Mỹ Hà [121].

Với hệ thống thủy lợi này sẽ đảm bảo cho nông nghiệp Mỹ Đức phát triển một cách thuận lợi. Tuy nhiên, hiện trên địa bàn huyện còn 30 ha diện tích cấy lúa chưa có công trình tưới, 1.000 ha vụ đông chưa có nguồn tưới ổn định, 1.700 ha chưa có công trình tiêu đảm bảo. Vấn đề này đòi hỏi các ban ngành chức năng của huyện phải có hướng giải quyết kịp thời.


- Các công trình khác của huyện như trụ sở Huyện ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân huyện... được xây dựng và nâng cấp. Các công trình đó đã phát huy hiệu quả, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của huyện.

- Hệ thống điện: Do có hướng ưu tiên phát triển điện của tỉnh Hà Tây, nên hiện nay trên địa bàn huyện Mỹ Đức đã có 100% số xã và thị trấn có điện lưới Quốc gia, với 100% số thôn và 99,2% số hộ gia đình đã được dùng điện. Tính đến năm 2008, huyện có 196 trạm biến áp với 205 máy biến áp, đạt tổng dung lượng 51.435 KVA, đảm bảo phục vụ nhu cầu điện 24/24h với chất lượng an toàn và ổn định. Sản lượng điện năm 2007 đạt 64,5 triệu KWH. Tuy nhiên, do tỷ lệ điện thất thoát lớn (10,39%), tình trạng quá tải điện đang diễn ra do nhu cầu điện cho sản xuất và sinh hoạt ngày càng tăng. Vì vậy, bắt đầu từ năm 2006, huyện đã triển khai chương trình cải tạo và nâng cấp công tơ và dây hạ thế, hiện đã hoàn thành ở 13 xã. Năm 2008, huyện có kế hoạch nhập lưới điện chống quá tải nhằm nâng cao chất lượng phục vụ của ngành điện.

Huyện Mỹ Đức tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng của địa phương, nhất là về: điện - đường - trường trạm. Các công trình này hầu hết là sự kết hợp giữa việc đầu tư từ ngân sách tỉnh, ngân sách huyện, cùng sự đóng góp của nhân dân. Trên địa bàn huyện, hầu như xã nào cũng có từ 2 đến 4 trạm biến thế điện phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Do có mạng lưới điện nên nhiều gia đình ở các thôn xã mở mang các xưởng sản xuất, dịch vụ như xay xát, gò hàn, cơ khí nhỏ, xưởng mộc, đặc biệt là hệ thống dịch vụ du lịch ở khu vực chùa Hương. Nâng cấp các công trình về điện, cải tiến quản lý điện để cung cấp điện nước cho nông dân, thuận tiện và phát triển.

e) Hoạt động tài chính - ngân hàng

Để phát triển kinh tế, xã hội, Huyện Mỹ Đức đã huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau: Nhà nước cấp, nhân dân đóng góp và vốn đầu tư từ các chương trình của các tổ chức Chính phủ hoặc phi Chính phủ tài trợ và vốn tích lũy từ nội bộ nền kinh tế.


Bảng 3.8. Tổng số vốn đầu tư trên địa bàn huyện

thời kỳ 1995 - 2005

(Đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu

1995

2000

2005

Tổng vốn đầu tư

33.000

31.200

51.305

Trong đó:




- Ngân sách tỉnh, Trung ương

3030

3120

5100

- Ngân sách huyện

2790

1225

3305

- Các nguồn khác

100

265

2228

- Huy động vốn đầu tư

2300

8090

15072

- Vốn dân xây dựng

24780

18500

25600

Tỷ lệ so tổng giá trị sản xuất

8,02%

7,4%

9,3%

[68, 76, 86]

Qua bảng trên cho thấy hàng năm tổng số vốn đầu tư chưa năm nào đạt 10% tổng giá trị sản xuất trên địa bàn, do dân đóng góp là chủ yếu và tập trung vào xây dựng cơ quan hành chính, việc đầu tư phát triển vào kinh tế của huyện.

Ngân hàng nhà nước hoạt động tích cực, đổi mới trong kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế vay vốn phát triển sản xuất và ổn định đời sống, xóa đói giảm nghèo.

Tuy nhiên, vẫn là một huyện nghèo của tỉnh Hà Tây, trên địa bàn huyện có nhiều xã khó khăn, hàng năm phải trợ cấp, như xã: Hợp Thanh, An Phú, An Tiến, Hùng Tiến, Đốc Tín, Vạn Kim, Đồng Tâm, Thượng Lâm, Phúc Lâm, Bột Xuyên, thị trấn Tế Tiêu (Đại Nghĩa).

3.2.2. Sự chuyển biến về cơ cấu thành phần kinh tế

Nếu trước năm 1996, thành phần kinh tế chủ yếu của huyện Mỹ Đức chủ yếu là kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể thì sau năm 1996, thành kinh tế ngoài quốc doanh đã xuất hiện và phát triển khá mạnh.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, bên cạnh thành phần tế tập thể (HTX), thời kỳ này xuất hiện kinh tế tư nhân, nhất là hộ gia đình mạnh mẽ, kinh tế theo mô hình trang trại do cá nhân quản lý. Điều này, gắn với sự phát triển

Xem tất cả 226 trang.

Ngày đăng: 24/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí