3.92 | .787 | 1 | 5 |
Có thể bạn quan tâm!
- Mô Hình Thuyết Hành Vi Dự Định (Theory Of Planned Behavior – Tpb)
- Các nhân tố ảnh hưởng đến ý xu hướng lựa chọn dịch vụ vận chuyển hành khách bằng hàng không - 5
- Thống Kê Mô Tả Các Biến Nghiên Cứu
- Thống Kê Mô Tả Các Biến Trong Phân Tích Hồi Quy
- Hạn Chế Của Đề Tài Và Hướng Nghiên Cứu Tiếp Theo
- Hoàn Toàn Không Đồng Ý 2: Không Đồng Ý 3: Bình Thường 4: Đồng Ý 5: Hoàn Toàn Đồng Ý
Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.
Từ kết quả thống kê mô tả ở bảng 4.2, phần lớn các biến quan sát được đánh giá đều trải rộng từ 1 (hoàn toàn không đồng ý) đến 5 (hoàn toàn đồng ý). Điều này chứng tỏ sự trải rộng khác nhau đối với từng đối tượng khác nhau. Đặc biệt, biến quan sát XHLC.3 (Tôi có xu hướng so sánh các hãng hàng không với nhau trước khi lựa chọn) chỉ trải rộng từ 2 đến 5 nghĩa là không có ai chọn 1 đối với biến quan sát này. Do đó số liệu thống kê cho thấy không có một đối tượng nào hoàn toàn không đồng ý với phát biểu này. Các khách hàng tiềm năng luôn cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lựa chọn hãng hàng không (xem phụ lục 3)
Kết quả trung bình của nhóm yếu tố cơ sở vật chất (CSVC) trải rộng từ 4.04 đến 4.14. Điều này cho thấy khách hàng đánh giá rất cao yếu tố cơ sở vật chất khi lựa chọn dịch vụ hàng không. Ngoài ra, biến quan sát CSVC.3 (tôi thích đến những hãng hàng không sử dụng máy bay có chỗ ngồi thoải mái) chỉ trải rộng từ 2 đến 5 nghĩa là không có đối tượng nào hoàn toàn không đồng ý với phát biểu này. Các khách hàng tiềm năng thích một chỗ ngồi thoải mái trên máy bay. Chỗ ngồi trên một chuyến bay rất quan trọng vì nó là điều kiện đầu tiên để khách hàng tận hưởng một chuyến bay một cách trọn vẹn nhất.
Nhóm yếu tố giá vé (GV) có kết quả trung bình biến thiên từ 3.82 đến 4. Điều này cho thấy mức độ cảm nhận của các đối tượng khảo sát về giá vé của dịch vụ hàng không dao động nhiều ở mức 3 và 4. Trong đó, biến quan sát GV.2 (tôi ưu tiên đặt vé ở những hãng hàng không cung cấp mức giá rẻ hơn là chất lượng phục vụ) có giá trị trung bình cao nhất là 4. Điều này phản ánh đúng với thực tế. Trong hoàn cảnh nền kinh tế khó khăn, các khách hàng tiềm năng ưu tiên cho mức giá rẻ hơn là chất lượng phục vụ ở những chuyến đi xa cần phải sử dụng dịch vụ hàng không.
Kết quả trung bình của nhóm yếu tố giá trị thương hiệu (TH) có kết quả trải rộng từ 3.79 đến 4.06. Con số thống kê này phản ánh mức độ cảm nhận của khách hàng về giá trị thương hiệu của hãng hàng không là khá quan trọng. Trong đó, biến quan sát TH.4 (tôi chỉ tin tưởng vào dịch vụ hàng không của những hãng
uy tín) có giá trị trung bình cao nhất 4.06 thể hiện phần lớn các đối tượng trong đợt khảo sát đều đặt niềm tin vào những hàng không uy tín trên thị trường.
Nhóm yếu tố thái độ phục vụ (TD) có kết quả trung bình dao động từ 4.04 đến 4.21. Điều này phản ánh các khách hàng tiềm năng rất quan tâm đến thái độ phục vụ của nhân viên. Trọng tâm của dịch vụ chính là con người. Nhân viên là bộ mặt của công ty hàng không trong việc giao tiếp và phục vụ khách hàng. Đặc biệt biến quan sát TD.2 (tôi thích những hãng hàng không mà nhân viên dành thời gian trả lời các câu hỏi của tôi) chỉ trải rộng từ 2 đến 5 nghĩa là không có đối tượng nào chọn 1. Các đáp viên sẽ cảm thấy hài lòng nếu nhân viên dành thời gian giải đáp các thắc mắc của họ trên các chuyến bay.
Kết quả trung bình của nhóm yếu tố sự thuận tiện (TT) có kết quả biến thiên từ 3.74 đến 3.92. Số liệu thống kê cho thấy các đối tượng trong khảo sát đánh giá khá cao sự thuận tiện trong xu hướng lựa chọn dịch vụ hàng không. Trong đó, biến quan sát TT.1 (tôi thích đến những hãng hàng không tạo cho tôi sự thuận tiện khi đặt vé) có giá trị trung bình cao nhất 3.92 và chỉ trải rộng từ 2 đến 5. Các đáp viên đều quan tâm đến sự thuận tiện, đặc biệt là trong quá trình đặt vé.
Nhóm yếu tố độ tin cậy (TC) có kết quả trung bình dao động từ 3.72 đến
4.18. Trong đó, biến quan sát TC.4 (tôi quan tâm đến các hãng hàng không không sai sót trong chuyến đi) có giá trị trung bình cao nhất 4.18. Đây cũng là một kết quả không gây ngạc nhiên vì vận chuyển bằng đường không rất phức tạp đòi hỏi lịch trình rõ ràng và quy trình chặt chẽ.
Kết quả trung bình của nhóm yếu tố xu hướng lựa chọn (XHLC) trải rộng từ
3.7 đến 4.04. Đặc biệt biến quan sát XHLC.1 (tôi thường suy nghĩ cẩn thận trước khi lựa chọn hãng hàng không) có giá trị trung bình cao nhất 4.04. Điều này cho thấy xu hướng rất cẩn thận khi lựa chọn dịch vụ hàng không của các đối tượng tham gia trong nghiên cứu . Ngoài ra, biến quan sát XHLC.4 (tôi có xu hướng lựa chọn các hãng hàng không danh tiếng) cũng có giá trị trung bình khá cao 3.92. Con số này cho thấy các đối tượng sẽ ưu tiên trong việc lựa chọn các chuyến bay được cung cấp bởi các hãng hàng không danh tiếng. (xem phụ lục 3)
4.2 Kiểm định mô hình
4.2.1 Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha
Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng công cụ Cronbach’s Alpha giúp loại bỏ những biến quan sát không đạt. Các biến quan sát có hệ số Cronbach lớn hơn
0.6 và tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 mới được giữ lại (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
Bảng 4.3 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha
Trung bình thang đo nếu loại biến | Phương sai thang đo nếu loại biến | Tương quan biến tổng | Cronbach’s Alpha nếu loại biến | |
Thang đo yếu tố cơ sở vật chất (CSVC) Alpha: 0.906 | ||||
CSVC.1 | 16.32 | 5.520 | .711 | .896 |
CSVC.2 | 16.37 | 4.989 | .864 | .863 |
CSVC.3 | 16.30 | 5.786 | .584 | .921 |
CSVC.4 | 16.39 | 4.965 | .853 | .865 |
CSVC.5 | 16.36 | 4.908 | .818 | .873 |
Thang đo yếu tố giá vé (GV) Alpha: 0.826 | ||||
GV.1 | 7.93 | 2.453 | .717 | .725 |
GV.2 | 7.75 | 2.887 | .626 | .814 |
GV.3 | 7.83 | 2.624 | .709 | .733 |
Thang đo yếu tố giá trị thương hiệu (TH) Alpha: 0.817 | ||||
TH.1 | 11.82 | 3.223 | .640 | .769 |
TH.2 | 11.88 | 3.288 | .627 | .775 |
TH.3 | 12.05 | 3.163 | .631 | .773 |
TH.4 | 11.78 | 3.196 | .651 | .763 |
Thang đo yếu tố thái độ phục vụ (TD) Alpha: 0.848 | ||||
TD.1 | 16.43 | 6.514 | .776 | .785 |
TD.2 | 16.44 | 7.057 | .668 | .815 |
TD.3 | 16.52 | 6.871 | .671 | .813 |
16.60 | 7.207 | .533 | .851 | |
TD.5 | 16.57 | 6.687 | .654 | .819 |
Thang đo yếu tố sự thuận tiện (TT) Alpha: 0.819 | ||||
TT.1 | 11.53 | 4.608 | .613 | .786 |
TT.2 | 11.71 | 3.850 | .657 | .768 |
TT.3 | 11.55 | 4.528 | .602 | .789 |
TT.4 | 11.57 | 4.068 | .704 | .742 |
Thang đo yếu tố tin cậy (TC) Alpha: 0.796 | ||||
TC.1 | 11.78 | 3.373 | .564 | .768 |
TC.2 | 11.94 | 3.304 | .602 | .748 |
TC.3 | 11.79 | 3.313 | .701 | .699 |
TC.4 | 11.49 | 3.675 | .571 | .762 |
Thang đo yếu tố xu hướng lựa chọn (XHLC) Alpha: 0.743 | ||||
XHLC.1 | 11.52 | 2.719 | .716 | .578 |
XHLC.2 | 11.66 | 3.136 | .624 | .644 |
XHLC.3 | 11.87 | 3.056 | .471 | .724 |
XHLC.4 | 11.65 | 3.289 | .381 | .773 |
Từ kết quả của bảng 4.3 cho thấy hệ số Crobach’s Alpha của các nhân tố đều có giá trị lớn hơn 0.6 và giá trị tương quan biến tổng lớn hơn 0.3. Do đó, nghiên cứu giữ lại tất cả các biến quan sát và tiếp tục phân tích nhân tố khám phá EFA. Kết quả phân tích phản ánh các biến quan sát trong khái niệm nghiên cứu có mối tương quan khá chặt chẽ với nhau. Vì vậy, thang đo có tính tin cậy khá cao. (xem phụ lục 4)
4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá
Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), phân tích nhân tố được sử dụng để thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu. Trong nghiên cứu, chúng ta có thể thu thập được một số lượng biến khá lớn và hầu hết các biến này đều liên hệ với nhau và số lượng của chúng phải giảm bớt để dễ dàng phân tích. Giữa các nhóm
biến có tác động qua lại lẫn nhau được xem xét và trình bày dưới dạng một số ít các nhân tố cơ bản. Một số tham số thống kê được sử dụng trong luận văn:
Eigenvalue: đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố.
Correlation matrix (ma trận hệ số tương quan): cho biến hệ số tương quan giữa các biến trong phân tích.
Factor loading (hệ số tải nhân tố): là những hệ số tương quan đơn giữa các biến và các nhân tố.
KMO (Kaiser – Meyer – Olin): Đây là hệ số dùng để xem xét sự thích hợp khi phân tích nhân tố. Hệ số KMO (giữa 0.5 và 1) là có ý nghĩa và phân tích nhân tố là thích hợp. Còn nếu như hệ số này nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp.
Khi phân tích nhân tố EFA, nghiên cứu sử dụng phương pháp trích các thành phần chính (Principal components analysis) với phép xoay varimax và điểm dừng khi trích các nhân tố Eigenvalues >1. Mô hình nghiên cứu đưa ra có 6 biến độc lập ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn dịch vụ hàng không với tổng cộng 29 biến quan sát. (xem phụ lục 5)
Bảng 4.4 Kết quả phân tích EFA cho các biến độc lập
Nhân tố | Tên nhân tố | ||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | ||
CSVC.1 | .763 | Cơ sở vật chất | |||||
CSVC.2 | .861 | ||||||
CSVC.3 | .652 | ||||||
CSVC.4 | .876 | ||||||
CSVC.5 | .815 | ||||||
GV.1 | .854 | Giá vé | |||||
GV.2 | .742 | ||||||
GV.3 | .792 | ||||||
TH.1 | .652 | Giá trị thương hiệu | |||||
TH.2 | .729 | ||||||
TH.3 | .615 | ||||||
TH.4 | .697 | ||||||
TD.1 | .881 | Thái độ phục vụ | |||||
TD.2 | .788 |
.737 | |||||||
TD.4 | .588 | ||||||
TD.5 | .727 | ||||||
TT.1 | .689 | Sự thuận tiện | |||||
TT.2 | .777 | ||||||
TT.3 | .757 | ||||||
TT.4 | .812 | ||||||
TC.1 | .605 | Độ tin cậy | |||||
TC.2 | .624 | ||||||
TC.3 | .718 | ||||||
TC.4 | .751 |
Kết quả phân tích EFA các biến độc lập cho thấy hệ số KMO là 0.882, thỏa điều kiện 0.5<KMO<1 với mức ý nghĩa là 0.000 trong kiểm định Barlett’s (Sig<0.05). Như vậy, việc phân tích nhân tố là thích hợp và các biến tương quan với nhau trong tổng thể. Tổng phương sai trích được là 67.858%. Số nhân tố trích được là 6, phù hợp với mô hình đưa ra. Các biến quan sát giữ nguyên không có sự thay đổi. Vì vậy, nghiên cứu vẫn có 6 biến độc lập được tóm tắt lại như sau:
Nhân tố thứ nhất: Cơ sở vật chất (CSVC) bao gồm 5 biến quan sát CSVC.1, CSVC.2, CSVC.3, CSVC.4, CSVC.5.
Nhân tố thứ hai: Thái độ phục vụ (TD) bao gồm 5 biến quan sát TD.1, TD.2, TD.3, TD.4, TD.5.
Nhân tố thứ ba: Sự thuận tiện (TT) bao gồm 4 biến quan sát TT.1, TT.2, TT.3, TT.4.
Nhân tố thứ tư: Độ tin cậy (TC) bao gồm 4 biến quan sát TC.1, TC.2, TC.3, TC.4.
Nhân tố thứ năm: Giá trị thương hiệu (TH) bao gồm 4 biến quan sát TH.1, TH.2, TH.3, TH.4.
Nhân tố thứ sáu: Giá vé (GV) bao gồm 3 biến quan sát GV.1, GV.2, GV.3.
Trong đó có 1 biến phụ thuộc là xu hướng lựa chọn (XHLC) có 4 biến quan sát bao gồm XHLC.1, XHLC.2, XHLC.3, XHLC.4 cũng được tiến hành phân tích nhân tố EFA. Kết quả phân tích EFA cho biến phụ thuộc như sau: hệ số
KMO là 0.708 thỏa điều kiện 0.5<KMO<1 với mức ý nghĩa là 0.000 trong kiểm định Barlett’s (Sig<0.05). Kết quả chỉ trích được một nhân tố.
Bảng 4.5 Kết quả phân tích EFA biến phụ thuộc
Hệ số tải nhân tố | |
Tôi thường suy nghĩ cẩn thận trước khi lựa chọn hãng hàng không. | .886 |
Tôi thường không thay đổi hãng hàng không mà tôi đã lựa chọn trước đó. | .833 |
Tôi có xu hướng so sánh các hãng hàng không với nhau trước khi lựa chọn. | .705 |
Tôi có xu hướng lựa chọn các hãng hàng không danh tiếng. | .597 |
Xu hướng lựa
chọn dịch vụ hàng không
Hình 4.1 Tổng hợp các yếu tố tác động đến xu hướng lựa chọn dịch vụ vận chuyển hành khách bằng hàng không
Cơ sở vật chất | |
CSVC.1 | .763 |
CSVC.2 | .861 |
CSVC.3 | .652 |
CSVC.4 | .876 |
CSVC.5 | .815 |
Giá vé | |
GV.1 | .854 |
GV.2 | .742 |
GV.3 | .792 |
Thương hiệu | |
TH.1 | .652 |
TH.2 | .729 |
TH.3 | .615 |
TH.4 | .697 |
Thái độ phục vụ | |
TD.1 | .881 |
TD.2 | .788 |
TD.3 | .737 |
TD.4 | .588 |
TD.5 | .727 |
Thuận tiện | |
TT.1 | .689 |
TT.2 | .777 |
TT.3 | .757 |
TT.4 | .812 |
Độ tin cậy | |
TC.1 | .605 |
TC.2 | .624 |
TC.3 | .718 |
TC.4 | .751 |