Xử Lý Vi Phạm Hành Chính Trong Hoạt Đ Ng Vận Chuyển Khách Du Lịch

Sở Giao thông vận tải, Cảng vụ đường thủy nội địa Hải Phòng ngừng cấp phép rời cảng, bến và đình ch hoạt động trên biển với tàu vi phạm. Đồng thời, xử lý các lỗi vi phạm hành chính: Phạt 1.000.000 đồng với lỗi không trả lại tiền cho khách khi có nhầm lẫn; phạt 500.000 đồng vì đã không niêm yết giá cả dịch vụ ăn uống và yêu cầu hoàn trả lại phần tiền đã tính sai cho khách. Cách xử lý đó của cơ quan chức năng huyện Cát Hải và thành phố Hải Phòng đã được du khách, dư luận đánh giá cao về sự vào cuộc quyết liệt, nhanh chóng và có những hình thức xử lý thích đáng với kiểu làm du lịch “chộp giật”.

Kết quả xử phạt cho thấy, các quyết định xử phạt là đúng hành vi, đúng thẩm quyền, đúng mức xử phạt, các cơ sở đã nhận thức được vi phạm của mình và chấp hành đầy đủ nghĩa vụ xử phạt.

Bên cạnh tăng cường kiểm tra, có một kênh thông tin là đường dây nóng được công bố ở tất cả các nhà hàng, khách sạn nhằm tiếp nhận phản hồi của khách về các hiện tượng tiêu cực trong việc sử dụng dịch vụ du lịch, thông qua đó, từ năm 2016 đến nay đã tiếp nhận 231 trường hợp kiến nghị của du khách, phần nhiều liên quan tới giá cả dịch vụ ăn uống, mua bán hải sản trên tàu và giá cả trông giữ xe trong các đợt cao điểm du lịch. Cho đến nay, đường dây nóng chủ yếu để phục vụ du khách cầu cứu mỗi khi bị bắt bí. Như vậy, vấn đề tồn tại trong việc sử dụng dịch vụ du lịch mới ch được xử lý ở phần ngọn là chưa thoả đáng và chưa thuyết phục đối với du khách khi đến du lịch tại vùng biển Hải Phòng.

Xử lý vi phạm hành chính khác về hoạt động kinh doanh du lịch

Du khách đến Đồ Sơn, Cát Bà bị thu hút bởi những cảnh quan được thiên nhiên ưu đãi, không khí trong lành, mát mẻ, giao thông thuận lợi. Tuy nhiên, khu du lịch Đồ Sơn và Cát Bà trên thực tế đều đang bị ảnh hưởng rất lớn bởi những kiểu làm ăn “chộp giật” của một số cá nhân, đơn vị kinh doanh, dịch vụ.

Hàng ngày, vẫn còn cảnh chéo kéo của dàn xe ôm, hiện tượng “cò mồi” vây

quanh du khách chèo kéo, gạ gẫm, du khách sử dụng dịch vụ vé tàu, vé xe, dịch vụ ăn uống, lưu trú, bán hàng lưu niệm... Những đối tượng chèo kéo khách du

lịch hiện nay đều là hoạt động tự do, không đăng ký kinh doanh, không có tài sản nên khó khăn cho quản lí cũng như xử phạt vi phạm mặc dù vi phạm tràn lan. Vấn đề đặt ra làm thế nào để có biện pháp quản lý, giám sát hiệu quả là trách nhiệm của từng ngành, từng cấp và cần thiết nâng mức xử phạt để ngăn chặn vấn nạn này.

Tại Cát Bà “cò mồi” đã bỏ tiền ra thuê lại phòng với giá niêm yết sau đó tự chèo kéo, gạ gẫm, dẫn khách khách vào sử dụng dịch vụ rồi đẩy vọt giá phòng lên cao gấp 1,5 đến 2,5 lần giá tiền của nhà ngh ; hoặc cảnh tượng bắt bí khách, ép buộc khách sử dụng các dịch vụ đi kèm trong cơ sở lưu trú phổ biến là dịch vụ ăn uống nhất là vào những dịp cao điểm như ngày lễ hoặc ngày cuối tuần. Trong khi 163 cơ sở lưu trú với trên 3.000 phòng ngh các loại, 50 nhà hàng trong đó có 10 nhà hàng nổi, đáp ứng được nhu cầu cho khoảng 10.000 đến

12.000 khách/ngày, thực tế ngày cao điểm Cát Bà có đến trên 20.000 khách đến thăm quan, du lịch nên đã xảy ra hiện tượng trên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Tại Đồ Sơn vào mùa du lịch hàng năm, lượng khách tăng mạnh nên chủ kinh doanh tự do thường chèo kéo và bắt bí du khách một số dịch vụ như vé gửi xe máy từ 30.000-40.000 đồng/ xe; mỗi chiếc ghế được cho thuê với giá 60.000-

80.000 đồng; tấm bạt ngồi 100.000 đồng….

Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển - từ thực tiễn thành phố Hải Phòng - 11

Thông qua việc xử lý sự việc dưới đây có thể nhận thấy cơ quan chức năng của địa phương đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý về du lịch, tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong quản lý kinh doanh du lịch, dịch vụ, tạo hành lang pháp lý và môi trường kinh doanh lành mạnh, phục vụ nhu cầu du khách, tạo dấu ấn tốt cho du khách đến với du lịch biển Hải Phòng, cụ thể: Anh Trần Đức Đạt ở Hải Phòng cùng đoàn du khách 18 người đến đặt phòng tại nhà ngh Ngọc Linh ở đảo Cát Bà với giá thỏa thuận 300 nghìn đồng/ phòng/đêm. Tuy nhiên, sau khi nhận phòng, nhân viên nhà ngh này ép buộc đoàn khách đặt suất ăn tại chỗ. Anh Đạt và đoàn khách không đồng ý thì bị đuổi khỏi khách sạn. Nhận được thông tin vụ việc, cơ quan chức năng huyện Cát Hải

đã xác minh và xử phạt vi phạm hành chính chủ nhà ngh Ngọc Linh 16,5 triệu đồng vì bắt chẹt đoàn khách du lịch; nhà ngh này không xuất trình được giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ

sinh an toàn thực phẩm, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản sự việc và đề

xuất các bước xử lý tiếp theo.

Ngoài vấn nạn đối với ngành du lịch trên khắp cả nước là “chèo kéo”, “chặt chém”, “ép mua hàng hoá, dịch vụ với giá cao”, thậm chí giá cao gấp trăm lần như báo chí đưa tin, du lịch nước nhà nói chung và Hải Phòng nói riêng còn phải đối mặt với vô số các hành vi vi phạm khác như hiện tượng bán hàng rong dưới bãi biển, mặc dù địa phương đã cấm nhưng tình trạng này vẫn diễn ra; du khách vẫn vô tư mang đồ ăn, thức uống xuống bãi biển, nướng thức ăn ngay dưới bãi biển và xả rác dưới bãi biển gây mất vệ sinh và tiềm ẩn nguy hiểm cho người qua lại bởi các gai, xương đồ ăn lẫn trong cát; hiện tượng trộm cắp, móc túi cũng vẫn xảy ra ngay tại Đồ Sơn, Cát Bà nếu du khách thiếu cảnh giác trong việc bảo vệ tài sản của mình. Những hiện tượng này du khách có thể gặp phải thường xuyên và các nhà quản lý có thể nắm được thông tin về sự việc, tuy nhiên làm thế nào để dẹp bỏ “vấn nạn” là câu hỏi đặt ra đối với chính quyền sở tại, các cơ quan chức năng, các đơn vị kinh doanh du lịch, người dân địa phương và du khách.

2.2.4. Xử lý vi phạm hành chính trong hoạt đ ng vận chuyển khách du lịch

Trong thời gian qua, Sở Du lịch đã tiến hành định kỳ kiểm tra, phân loại tàu du lịch, kiên quyết loại bỏ những tàu không đảm bảo tiêu chuẩn, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh nên đã thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư phát triển nâng cao chất lượng đội tàu, góp phần đưa công tác quản lý hoạt động tàu du lịch trên biển từng bước đi vào nề nếp và đáp ứng được nhu cầu của du khách. Vì vậy, lượng khách đến tham quan ngày một tăng. UBND thành phố Hải Phòng còn yêu cầu cơ quan chức năng tăng cường hơn nữa công tác quản lý đối với hoạt động kinh doanh du lịch tàu biển, tổ chức

kiểm tra đột xuất, phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm trong việc đón và tổ chức tour du lịch cho khách du lịch tàu biển tại Đồ Sơn và Cát Bà. Quá trình kiểm tra dịch vụ vận chuyển khách du lịch biển tại các khu vực Đồ Sơn, Cát Hải, Cát Bà thông qua hệ thống phương tiện tàu cao tốc, tàu du lịch chở khách trên biển đã phát hiện các vi phạm chủ yếu như nhân viên trên phương tiện vận chuyển khách du lịch không có giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ du lịch (theo điều 48 khoản 6 điểm d của NĐ 158/NĐ-CP), không bảo đảm chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ trên phương tiện thủy nội địa theo quy định (điều 48 khoản 7 điểm b của NĐ 158/NĐ-CP). Cụ thể, từ năm 2013 đến năm 2017, qua kiểm tra phát hiện tàu thuyền không đáp ứng được yêu cầu an toàn cho khách như không có phao cứu sinh, không có hệ thống cứu hộ đạt tiêu chuẩn (15 trường hợp), nhân viên tàu du lịch không có giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ du lịch (19 trường hợp). Ngoài ra còn có các vi phạm khác như tàu thuyền hoạt động không có giấy phép, kinh doanh tự phát tại các bến Lạch Huyện và các đảo tại Cát Bà (13 trường hợp vi phạm); Tàu thuyền chở quá số khách cho phép trong cùng một chuyến (7 trường hợp vi phạm).

Riêng tại bến Bính, nơi khởi hành của những chuyến tàu cao tốc đi Cát Bà, vé tàu cao tốc năm 2017 tăng thêm 50.000 đồng/lượt/người so với cùng kỳ năm 2016. Điển hình là tàu Mekong Hoàng Yến 2 mang số hiệu HP - 3767 của Công ty CP vận tải và du lịch Hải Phòng, hành khách có vé nhưng khách lại không có ghế ngồi, phải ngồi ghế phụ thêm do chủ tàu bố trí. Vì tàu cao tốc quá tải nên hành trình hơn hai giờ mới đến Cát Bà. Bên cạnh đó, hệ thống điều hòa trên tàu được thông báo là “bị hỏng”, phải sử dụng hệ thống quạt máy nên tình trạng nóng bức, ngột ngạt khiến du khách khó chịu, bức xúc. Đây là một ví dụ về thực trạng gây mất ATGT đường thủy. Tương tự, tàu khách QN-1216 chạy tuyến Cái Rồng - Cô Tô trong tình trạng khá nhiều hàng hóa, vật dụng nặng xếp trên nắp tàu, hành lang tàu và phao cứu sinh cất kín trong bao tải, nhưng vẫn được cập bến mà không hề bị cơ quan cảng vụ tại đây kiểm tra, xử phạt. Tàu cao

tốc QN-7276 chạy từ đất liền ra đảo Cô Tô tuy đã trang bị thiết bị nhận dạng tự động (AIS) nhưng lại không hoạt động được.

Đến nay chưa có tàu du lịch nào tại Hải Phòng được gắn biển hiệu phương tiện thủy chở khách du lịch theo quy định. Có thể nói, việc quản lý khai thác vận hành của hệ thống tàu thuyền tại cảng, bến còn bỏ lọt vi phạm, đe dọa sự an toàn của du khách.

Xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động vận chuyển khách du lịch

Trên tuyến vận tải khách du lịch đến Cát Bà, Đồ Sơn hiện có 5 đến 6 doanh nghiệp cùng khai thác, tạo sự đa dạng, nhiều lựa chọn cho du khách. Nhiều doanh nghiệp đầu tư cơ sở vật chất, nâng cấp, mua mới các tàu và phương tiện vận tải phục vụ vận chuyển du khách, một số doanh nghiệp khai thác hiệu quả tuyến vận tải này như Công ty TNHH Vận tải du lịch Cát Bà, Công ty cổ phần Phát triển Hải Phòng, Công ty cổ phần khu du lịch Đảo Cát Bà, Công ty TNHH Vận tải Hoàng Long… Tuy nhiên, bên cạnh các doanh nghiệp chấp hành các quy định về vận tải khách đường thủy, vẫn còn một số doanh nghiệp vi phạm về chở quá số người quy định, không đảm bảo điều kiện an toàn cho hành khách, nhân viên trên tàu không đủ tiêu chuẩn hoạt động, bán vé không đúng giờ, không đúng chuyến tàu; chen lấn lộn xộn khu vực lên xuống tàu, vệ sinh môi trường khu vực một số bến tàu chưa bảo đảm...

Ban An toàn giao thông thành phố Hải Phòng đã tổ chức cuộc họp liên ngành trong việc phối hợp kiểm tra, đình ch hoạt động những phương tiện vi phạm, chấn ch nh hoạt động vận tải khách du lịch ra đảo Cát Bà. Nhiều giải pháp được đưa ra, trong đó, cần quy định rõ trách nhiệm ở mỗi đơn vị và tăng cường phối hợp liên ngành trong kiểm tra, xử lý cần phải được ưu tiên. Cụ thể, đoàn kiểm tra liên ngành thành phố Hải Phòng đã lập biên bản, yêu cầu tàu Mê Kông Hoàng Yến tạm dừng hoạt động, không được xuất bến (tuyến Bến Bính - Cát Bà). Sở Giao thông - Vận tải ch đạo Cảng vụ đường thủy nội địa và Thanh tra

Sở kiểm tra, kiểm soát; Cảnh sát giao thông thủy tăng cường tuần tra, xử phạt

các trường hợp vi phạm; huyện Cát Hải triển khai lập đường dic dắc ở bến tàu, hệ thống loa thông báo; yêu cầu doanh nghiệp niêm yết giá, hành trình và giờ chạy tàu, quy định điểm bán vé…

Chi cục Đường thủy nội địa (ĐTNĐ) phía Bắc đã phát hiện, xử phạt 20 trường hợp phương tiện, thuyền viên vi phạm Luật Giao thông ĐTNĐ. Chi cục cũng đồng thời kiến nghị Cục ĐTNĐ Việt Nam có văn bản đề nghị các đơn vị kinh doanh vận chuyển khách du lịch tại Hải Phòng chấn ch nh công tác quản lý vận hành, khai thác vận tải đường thủy để đảm bảo an toàn nhất cho du khách ngay từ cảng, bến

Tuy nhiên, những hạn chế trong hoạt động vận tải khách du lịch vẫn chưa được giải quyết triệt để. Do vậy, việc xây dựng kế hoạch phối hợp liên ngành tăng cường kiểm tra, chấn ch nh hoạt động vận tải khách du lịch là cần thiết, nhưng cần rõ trách nhiệm từng ngành, đơn vị, doanh nghiệp, có chế tài kiểm tra, xử lý các vi phạm, quyết tâm chấn ch nh.

Tóm lại, có thể tổng kết về hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển của Hải Phòng như sau:

Trong những năm vừa qua, đặc biệt sau khi thành lập Sở Du lịch Hải Phòng năm 2016, tình hình xử lý vi phạm hành chính đối với lĩnh vực du lịch nói chung và du lịch biển nói riêng tại địa bàn Hải Phòng đã có nhiều tiến triển tích cực. Nhiều vụ việc vi phạm bị phát hiện và đã bị xử phạt đúng thẩm quyền, đúng trình tự, đúng mức phạt, đảm bảo tính răn đe và phòng ngừa vi phạm hành chính.

Riêng trong năm 2017 vừa qua, Sở Du lịch Hải Phòng thực hiện thanh tra, kiểm tra, khảo sát 272 lượt. Trong đó có 109 cơ sở lưu trú du lịch, 45 doanh nghiệp lữ hành, 76 HDV du lịch, 05 bến tàu, bến phà phục vụ khách du lịch, 25 tàu thủy vận chuyển khách du lịch và 12 bãi tắm. Theo đó, phát hiện và xử phạt 17 trường hợp vi phạm hành chính, chủ yếu là các vi phạm: không có hợp đồng với khách du lịch; không quản lý khách du lịch theo hợp đồng hoặc chương trình

mà doanh nghiệp lữ hành đăng ký; không làm thủ tục thẩm định cơ sở lưu trú theo quy định. Tổng số tiền xử phạt là hơn 165 triệu đồng [36].

2.3. Đánh giá hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong du lịch biển tại thành phố Hải Phòng

2.3.1. Những ưu điểm

Thứ nhất, việc ch đạo xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách của địa phương về phát triển du lịch ngày càng tiến bộ. Điều đó đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh du lịch, đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, và tổ chức hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực du lịch được chú trọng. Các nội dung quy định về bảo vệ quyền lợi của khách du lịch, bảo vệ và tôn tạo tài nguyên du lịch, quy hoạch du lịch, công nhận và tổ chức quản lý khu, tuyến, điểm du lịch; các quy định về bảo đảm an ninh, an toàn, cứu hộ, cứu nạn, bảo hiểm du lịch và giải quyết yêu cầu, kiến nghị của khách du lịch đều đã thể hiện được chính sách của nhà nước Việt Nam trong việc nâng cao sức cạnh tranh, hấp dẫn của du lịch Việt Nam nói chung, du lịch Hải Phòng nói riêng, bảo vệ được quyền lợi chính đáng của khách du lịch và các nhà đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực du lịch.

Thứ hai, công tác thanh tra, kiểm tra định kì và đột xuất đối với hoạt động du lịch được quan tâm, góp phần ổn định thị trường, đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh du lịch, giữ gìn kỷ cương pháp luật trong hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố. Chính quyền thành phố Hải Phòng thường xuyên ch đạo, tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra hoạt động của các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch, nhà hàng, các phương tiện vận chuyển khách du lịch, các hoạt động lữ hành, hướng dẫn du lịch trên địa bàn thành phố biển nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm trong khu vực kinh doanh; chú trọng nhắc nhở, hướng dẫn các cơ sở kinh doanh thực hiện nghiêm túc niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết.

Thứ ba, việc tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch được kiện toàn đã nâng cao vai trò của cơ quan quản lý chuyên trách về du lịch. Việc thành lập Sở Du lịch nhằm xây dựng Hải Phòng trở thành một trung tâm du lịch quốc tế, một trọng điểm du lịch hàng đầu quốc gia, có hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại, sản phẩm du lịch đa dạng, đặc sắc, mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc trong thành phố, có năng lực cạnh tranh với các nước trong khu vực và quốc tế. Để thực hiện mục tiêu này, cơ quan quản lí chuyên trách về du lịch đã đồng hành cùng các doanh nghiệp, định hướng hoạt động cho doanh nghiệp đúng quy định pháp luật. Đồng thời phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý đã tạo điều kiện cho hoạt động du lịch đạt hiệu quả cao hơn, tạo được ấn tượng tích cực với du khách.

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Qua nghiên cứu hoạt động du lịch, thực trạng vi phạm và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển tại thành phố Hải Phòng, có thể nhận thấy hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển Hải Phòng còn một số hạn chế sau:

- Còn thiếu nhất quán trong các văn bản xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch. Các văn bản quy phạm pháp luật về xử lý VPHC, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch thường xuyên thay đổi là yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng và thực thi pháp luật trong quá trình xử phạt vi phạm hành chính. Chính phủ ban hành Nghị định 158/2013/NĐ-CP về xử lý VPHC trong lĩnh vực VHTTDL và quảng cáo, và tiếp tục ban hành Nghị định 28/2017/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung Nghị định 158/2013/NĐ-CP thể hiện quan điểm thống nhất các lĩnh vực xử phạt thuộc thẩm quyền của Bộ VHTTDL, tuy nhiên Nghị định này lại chưa cụ thể hóa được hết quy định của Luật Du lịch và cũng chưa tổng hợp hết những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch, cụ thể:

Một là, một số hành vi quy định trong 158/2013/NĐ-CP chưa phù hợp với tinh thần của Luật Du lịch. Hành vi "Phân biệt đối xử với khách du lịch, thu lợi

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 11/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí