Giai Đoạn 2: Quân Đồng Minh Phản Công


nước không bắn nhau một phát súng nào. May mắn cho người Mỹ, các cơ quan tình báo “Magic” cung cấp trước cho phó Đô đốc Frank Fletcher thông tin về các kế hoạch của Nhật. Quân Nhật dự tính chiếm Tulagi ở phía Nam quần đảo Salomon và bao vây bằng một phân hạm đội mũi Đông của Tân Ghi-nê để chiếm hải cảng Moresby. Cuộc đổ bộ ở Tulagi không gặp sự đối kháng vào ngày 03/05. Máy bay của chiến hạm “Yorktown” chỉ đến nơi vào ngày hôm sau, quá trễ để tấn công hạm đội hộ tống của Nhật, nhưng kịp lúc để ném bom các tàu bị bỏ rơi. Ngày 7/05, lực lượng xâm lược xuất phát từ Rabaul bị phát hiện trong lúc nó trên đường hướng về hải cảng Moresby. Phi cơ Hoa Kỳ lập tức tấn công và đánh chìm hàng không mẫu hạm hạng nhẹ “Shoho”. Về phía mình, các máy bay Nhật trong cuộc truy tìm các hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ đã đánh chìm khu trục hạm “Sims”, tàu chở dầu “Neosho”. Máy bay Nhật cũng đã phát hiện vị trí của các đơn vị Hoa Kỳ. Chiếc “Lexington” và “Yorktown” đã bị trúng ngư lôi và bị oanh tạc.

Trận chiến kết thúc, người Nhật bị đánh chìm 2 tàu sân bay nhẹ, 1 khu trục hạm và 3 tàu khác của địch trong khi chỉ mất 1 khu trục hạm và 1 tàu chở dầu, mỗi bên có 1 tàu sân bay bị thương. Việc tàu sân o Lexington bị chìm. Takagi và giới lãnh đạo Nhật đã có thể tuyên truyền rằng họ đã thắng. Nhưng thắng lợi thực sự thuộc về Fletcher và phía Mỹ: Kế hoạch đánh chiếm Moresby của Nhật đã sụp đổ. Lần đầu tiên kể từ Trân Châu cảng, một cuộc tiến công của Nhật Bản đã bị đánh bại. Trong thời chiến thắng của đế quốc Mặt Trời, trận đánh biển San Hô đã chứa đựng những triệu chứng không mấy tốt lành [18, tr.159].

Trận đánh biển San hô trước tiên chặn đứng sự tiến lên của quân Nhật và trận đánh ở Midway sẽ làm đảo ngược diễn tiến của chiến tranh Thái Bình Dương

3.2.1.3 Hải chiến Midway

* Vị trí địa chiến lược của Midway (Xem hình 3.2)

Midway (tiếng Anh, nghĩa là giữa đường) là hai hòn đảo kề nhau nằm chính giữa con đường hàng hải xuyên Thái Bình Dương từ bờ biển phía Tây nước Mỹ sang bờ biển Đông châu Á. Ai làm chủ nó, có thể kiểm soát di chuyển tàu bè từ Tây bộ sang Đông bộ Thái Bình Dương và ngược lại. Midway được xem là “vọng gác


của Trân Châu Cảng” [dẫn theo 19, tr.397].

Chiếm được Midway: Mở rộng kiểm soát của Nhật Bản trên Thái Bình Dương và vạch ra một tuyến phòng thủ cách xa bở biển Nhật ít nhất 3.500km, chạy dài theo hướng Bắc – Nam từ quần đảo Aleutian ở phía Bắc, qua Midway đến các quần đảo phía Nam Thái Bình Dương. Như vậy, toàn bộ vùng Thái Bình Dương ở phía Tây phòng tuyến này sẽ thuộc về Nhật Bản. Yamamoto còn muốn một lần nữa tiêu diệt hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kì, đặc biệt là các tàu sân bay đã thoát khỏi thảm họa Trân Châu Cảng mà nay trở thành mối đe dọa đối với Nhật. [18, tr.161]

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

Tuy nhiên, căn cứ Midway – cách xa tất cả các căn cứ của Nhật, gần Hawaii của Mỹ. Vì vậy, nếu chiếm được thì khó giữ vì trở ngại trong vấn đề yểm trợ và tiếp tế. Song sau khi phi đội Doolitte ném bom Tokyo vào ngày 18/6 thì buộc người Nhật phải đi đến lựa chọn là mở rộng phạm vi phòng thủ.

*Diễn biến

Những trận hải chiến trong chiến tranh thế giới thứ hai dưới góc nhìn địa - chính trị - 14

Để đánh lừa quân Mỹ, Yamamoto đã lên kế hoạch để đồng thời chiếm giữ Aleutians ở phía bắc Thái Bình Dương.Ngày 03/6, Hosogaya phải mở cuộc nghi binh về phía quần đảo Aleoutienne, trong khi phần còn lại của hạm đội tập trung về phía Midway. Ngày 04/6, các phi cơ của Nagumo phải bay là là trên đảo, ngày 05, Kondo chiếm đảo san hô nhỏ bé có dạng chữ U này, tọa lạc ở chính giữa Thái Bình Dương. Khi quân đội Hoa Kì tung ra cuộc phản công, các thiết giáp hạm mạnh và nhanh của Yamamoto, nằm ngoài tầm hoạt động của các phi cơ Hoa Kỳ, sẽ cho nó một cú ân huệ, sau khi các hàng không mẫu hạm đã hành họ nó nhừ tử. Một khi Midway trở thành căn cứ không quân, nó sẽ dễ dàng làm thất bại các cuộc không kích của hải quân Hoa Kỳ ở trung tâm Thái Bình Dương và vùng phía Nam. Nhật sử dụng Midway như một bàn đạp cho cuộc xâm lấn quần đảo Hawaii [1, tr 244].

Máy giải mã của Mỹ (MAGIC) đã bắt được kế hoạch này và đội thuyền Thái Bình Dương của quân đội Mỹ nên đã phái hai lực lượng đặc nhiệm, được thành lập trên 3 hàng không mẫu hạm của họ đến Midway.

Lực lượng tấn công của Nhật bắt đầu giương buồm vào ngày 27/5, và vào ngày 3/6, hai lực lượng đặc nhiệm Mỹ đã giáp mạt ở gần Midway. Sau đó, máy bay


trên hàng không mẫu hạm của Nhật đã tiến hành tấn công Midway, nhưng họ đã thất bại trong việc trấn áp máy bay cất cánh từ mặt đất của quân đội Mỹ. Máy bay của Nhật nhanh chóng được trang bị cải tiến với ngư lôi nhằm tấn công lực lượng đặc nhiệm Mỹ. Tuy nhiên, sau nỗ lực sớm thất bại, máy bay trên hàng không mẫu hạm Mỹ đa tìm thấy lực lượng tấn công ở Midway và tiêu diệt 3 trong số 4 hàng không mẫu hạm Nhật ở đó. Hoạt động này diễn ra khi các chiến đấu cơ của Nhật vẫn đang được trang bị cải tiến. 3 hàng không mẫu hạm này đã đắm vào này 5/6. Cũng ngày 5/6, sau một cuộc do thám, quân đội Mỹ đã phát hiện vết tích của lực lượng tấn công Nhật Bản. Ngày 7/6, quân Nhật giành được thắng lợi duy nhất, các lực lượng tấn công đổ bộ vào Aleutians và một tàu ngầm Nhật đã đánh đắm hàng không mẫu hạm Yorktown củ Mỹ [19, tr.400].

* Kết quả và tác động: Đánh chìm được chiếc Yorktown nhưng thiệt mất cả bốn chiếc hàng không mẫu hạm (Akagi, Kaga, Soryu và Hiryu), 1 tàu tuần dương hạm nặng, 6 chiếc tàu khác. Ngoài ra Nhật tổn thất 322 phi cơ mà 280 chiếc trên các mẫu hạm mất 3.500 sinh mạng. Hoa Kỳ mất 1 tàu sân bay, 1 khu trục hạm, 147 phi cơ và 307 sinh mạng [18, tr.180] . Như vậy, hải quân Nhật đã mất đi một phần lớn sinh lực mà việc bù đắp khó khăn.

Các lực lượng Nhật dự trù đổ bộ lên chiếm đảo Midway phải rút lui. Vị tư lệnh Mỹ là đô đốc Raymond A Spruance như thế đã chiến thắng rất vẻ vang và ông không đuổi theo các chiến hạm Nhật.

Trận hải chiến Midway là trận quyệt định của trận chiến trong Thái Bình Dương và như thế số phận của đế quốc Nhật đã không được quyết định trong vòng của vị trí Nhật nhưng trong vòng 150 dặm cách xa Hawaii. Mọi mục tiêu chiến lược của kế hoạch đánh chiếm Midway đã tiêu tan. Hải quân Hoàng gia đã mất đi một quả đám thép. Người Mỹ bảo vệ được “con đê” của họ, giữa được quyền kiểm soát Thái Bình Dương [18], [21].

Tại mặt trận châu Phi quân Đức – Ý dưới quyền tướng Rommel đã chiến thắng tại Bir Hacheim nhưng mặc dầu ông Rommel đã tiến đến El Alamein nhưng hai cường quốc phe Trục là Đức và Nhật không còn hy vọng gì tiến quân gặp nhau tại Ai Cập, vùng kênh đào Suez hay Hồng Hải được vì Nhật Bản không còn hàng


không mẫu hạm lớn để tung hoành tại Ấn Độ Dương nữa.

Như vậy, với thất bại ở Midway, sự đe dọa của người Nhật đã không còn nữa. Người Mỹ lập tức lấy lại quyền phát động những cuộc hành quân trên Thái Bình Dương. Chiến thắng ở Midway cho thấy một cách tất yếu cho tính ưu việt về tinh thần và vật chất của Hoa Kỳ. Vào năm 1943, Nhật Bản phải giải quyết dứt khoát về sự phòng vệ của mình, đối mặt với một quốc gia năng động và trang bị tối đa, sự phòng vệ sẽ chỉ có ý nghĩa là sự tàn phá với thời hạn không ít thì nhiều.

3.2.2. Giai đoạn 2: Quân Đồng minh phản công‌

3.2.2.1. Trận chiến giành quần đảo Salomons - Guadalcanal

Chiến trận ở Midway đã chặn đứng quân Nhật trong trung tâm Thái Bình Dương và chiến trận ở biển San Hô làm thất bại cuộc tấn công của Nhật ở hải cảng Moresby, Tân – Ghine. Trong mùa hè, Nhật cố gắng mở rộng vành đai phòng thủ bằng cách đẩy các mũi tiến công về mỗi phía của biển San Hô, mũi này về hướng hải cảng Moresby, còn mũi kia về hướng phía Nam của quần đảo Salomon. Đã chiếm giữ hải cảng Tulagi, lúc đó chúng bắt đầu xây dựng một phi trường ở Guadalcanal, phía bên kia của eo biển. Nếu thành công trong mưu đồ, quân Nhật sẽ nắm quyền làm chủ toàn bộ trên biển San Hô, cắt đứt những con đường tiếp tế của Hoa Kỳ về phía nước Úc, sẽ đe dọa nước này cũng như những căn cứ của Hoa Kỳ ở Nouvelle – Caledonie và Nouvelle –Hebrides. Vì họ tin rằng đến mùa hè 1943 thì may ra người Mỹ mới đủ sức phản công, người Mỹ mới đủ sức phản công. Người Nhật tỏ ra không vội vã trong việc hoàn thành xây dựng sân bay này. Bằng lao động chân tay và phương tiện cơ giới thô sơ, họ dự tính làm xong trong hai tháng [1], [18].

Về phần mình, phe đồng minh, nếu thành công trong việc đẩy lùi quân Nhật về phía Bắc, nắm được quyền kiểm soát Tân – Ghine và quần đảo Salomon, điều này sẽ cho phép họ đi vòng ra phía sau quân Nhật và cô lập Rabaul và Kavieng, các căn cứ hải quân Nhật ở quần đảo Bismarck trong khu vực Tây Nam Thái Bình Dương.

Tại Melbourne (Úc), Bộ tư lệnh của tướng Mac Arthur chịu trách nhiệm chính ở khu vực Tây-Nam Thái Bình Dương đã soạn thảo xong một kế hoạch phản công


chiến lược tại khu vực này. Phối hợp với Nimitz và xin thêm viện binh từ Washington Mac Arthur dự định phản công theo 3 bước: bước 1: đánh chiếm căn cứ không quân của hải quân Nhật ở Tulagi; bước 2: chiếm phần còn lại của quần đảo Salomons và bước 3 chiếm lại New Guinea cùng căn cuws Rabaul trên đảo New Britain.

Khi biết quân Nhật chiếm Guadalcanal và xây dựng sân bay ở đây, Mac Arthur đã hiểu ngay ý đồ của họ. Ông quyết định đập tan ý đồ trong kế hoạch phản công của mình. Thế là bước 1 bổ sung nhiệm vụ chiến giữ Guadalcanal và trở thành “chiến dịch Watchtower” (Tháp canh), được Washington phê chuẩn giao cho hạm đội Thái Bình Dương cùng các lực lượng của Mac Arthur thực hiện [18, tr.184-185].

Chuẩn đô đốc Fletcher, người chiến thắng ở biển San Hô và Midway, được Nimitz chọn cử làm tư lệnh chiến dịch. Dưới quyền công chuẩn đô đốc Richmond Kelly Tuner và thiếu tướng Alexnder Vandegirft chỉ huy 17.000 thủy binh đổ bộ chiếm đóng các mục tiêu.

Ngày 7/8 chiến dịch phản công đầu tiên của Hoa Kỳ ở Tây Nam Thái Bình dương bắt đầu. Với sự tham gia của 82 tàu chở quân và hạm đội hộ tống, được sự yểm trợ của 3 tàu sân bay, 1 thiết giáp hạm, 5 tuần dương hạm và 16 khu trục hạm, đã đổ bộ quân cùng một lúc xuống Tulagi và Guadalcanal.

Cuộc đổ bộ của người Mỹ làm cho quân Nhật ở đây vô cùng bất ngờ, chạy toán loạn. Trong đêm đó phó đô đốc Gunichi Makawa đem một hạm đội gồm 5 tuần dương hạm nặng, 2 tuần dương hạm nhẹ và 1 khu trục xâm nhập vào giữa vùng biển Guadalcanal và Tulagi đánh chìm 4 tuần dương hạm Mỹ, giết hại hơn 1000 người, 700 người bị thương. Hạm đội Mỹ buộc phải rút về Noumea (đảo thuộc Tân Caledonia). Thắng lợi này đã làm cho bộ tư lệnh hành quân Nhật nhận định sai lầm về sức mạnh của hạm đội Mỹ. Vì vậy phạm phải sai lầm này đến sai lầm khác.

Những trận hải chiến liên tục xảy ra như mong muốn vủa Yamamoto. Vị tư lệnh hạm đội liên hợp muốn biến Gudalcanal trở thành cái mồi nhử hải quân Mỹ đến đây để tiêu diệt. Ở đây người Mỹ đã chấp nhận giao chiến. Nhưng thất bại thuộc về phía Nhật.


Tổn thất phía Mỹ: mất 2 đô đốc tài ba, 3 tàu sân bay bị hư nặng và nhiều chiến hạm các loại khác. Trong khi đó Nhật Bản về hạm đội thì thiệt hại ít hơn Mỹ, những về số máy bay thì bị hạ lên đến 893 chiếc [18, tr.195]. Thực sự đây là cuộc chảy máu của con tim đối với người Nhật. Vì nền kỹ nhệ và nền sản xuất của Nhật khó mà thay thế được những mất mát này. Không những vậy, số lượng phi công mà người Mỹ mất cũng ít hơn, và họ sẽ sẵn sàng thay thế được những mất mát đó. Ngược lại Nhạt mấ 2.362 phi công tài ba, được tôi rèn trong chiến thắng từ Trân Châu cảng, Ấn Độ Dương. Và người Nhật còn lâu mới tạo ra được những con người như vậy.

Như vậy, về mọi mặt, với thảm bại Guadalcanal, gió đã xoay chiều. Sự thuận lợi không còn ở phía Nhật Bản nữa. Mỹ đã bắt đầu phản công và thắng lợi [18, tr.196].

3.2.2.2. Hải chiến quần đảo Philipines

* Vị trí địa - chiến lược

Philippines bao gồm hơn 7000 đảo lớn nhỏ, trong đó có các đảo lớn, đông dân là Luzon, Mindanao, Negros, Palawan, Mindoro, Leyte, Sebu nằm trải dài theo hướng Bắc Nam khoảng 1.800 km. Nó là một chiếc cầu tự nhiên, tiếp cận với Đài Loan (thuộc Nhật) và phía Nam là quần đảo Indonesia (thuộc Hà Lan) [18. Tr.117].

Quần đảo Philipines trước là thuộc địa của Tây Ban Nha. Sau cuộc chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha (1898) được giải phóng nhưng vẫn phụ thuộc Hoa Kỳ về nhiều mặt, nhất là quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Manila, thủ phủ Philippin là nơi đặt tổng hành dinh lực lượng Mỹ tại Viễn Đông. Đối với Mỹ đây là tấm lá chắn hình vòng cung, che chở cho Mỹ từ xa. Giữa cánh cung Philippin và cánh cung kéo dài từ quần đảo Aleutiennes với quần đảo Hawaii là một chuỗi căn cứ quân sự của Mỹ đặt tại Guam, Wake, Midway… Ngay trên lãnh thổ Philippin cũng có căn cứ không quân Clarkfild và căn cứ hải quân đặt trong vịnh Subic thuộc loại lớn nhất châu Á với những pháo đài bay B.17, B.19 đặt tại căn cứ không quan Clark, bàn tay của Mỹ có thể vươn tới Nam Nhật Bản, Đài Loan, Đông Dương, Nam Dương, Mã Lai.. Philippines còn là tiền đồn để người Mỹ tăng cường sức mạnh chính trị ở Viễn Đông và kiềm chế Nhật Bản. Philippines nằm chắn ngang các tuyến đường vận


chuyển giữa Nhật Bản và vùng biển phía Nam. Từ Philippines mở các con đường ra biển, tại đây hải quân Mỹ xây dựng hạm đội châu Á, sử dụng nó để chặn đoàn tàu của Nhật, hạm đội này sẽ luôn là mối đe dọa cho tàu Nhật Bản [14], [18], [25].

Mặt khác, xét về phương diện chiến lược phòng thủ: Philippines là vòng cung phòng ngự từ xa của bờ phía Tây lục địa Mỹ. Vòng cung thứ hai là quần đảo Aleutian và Hawaii. Giữa hai hệ thống phòng thủ này có những đảo sân bay như Guam, Wake, Midway. Còn trong tiến công thì Phillipines là những “tàu sân bay” không chìm của đế quốc Mỹ. Với là pháo đài bay tân kì B.17, B.18 đậu tại sân bay Clark thì Hoa Kỳ lúc nào cũng có thể giương nắm đấm đến tận Đài Loan, miền Nam Nhật Bản, Đông Dương, Mã Lai, Indonesia. Tàu ngầm của Hoa Kỳ bất cứ lúc nào cũng có thể ngăn cản, đe dọa sự qua lại bình thường ở Biển Đông và ở eo biển Malacca, eo biển Đài Loan.

Về ý nghĩa của chiến dịch Philippine đối với người Nhật, đô đốc Toyoda đã giải thích cho những người Mỹ thẩm vấn ông như sau:

Nếu chúng tôi thất bại trong các chiến dịch tại Philippines, cho dù hạm đội có thể thoát được, thì con đường vận chuyển hàng hải về phía Nam cũng hoàn toàn bị cắt đứt. Nếu hạm đội quay về vùng biển Nhật Bản, chúng không được cung cấp dầu; còn nếu chúng ở lại vùng biển phía Nam, chúng không thể nhận tiếp liệu vũ khí đạn dược. Không có cách nào cứu vớt được hạm đội nếu mất Philippines [38].

Với người Nhật, phải bằng mọi giá, không quân của hải quân Nhật phải quét sạch sức mạnh của không quân Hoa Kỳ tại đây. Vì nó đe dọa cho sự an toàn của miền Nam Nhật Bản và sự đi lại tự do của Nhật Bản về phương Nam.

Bộ tổng tư lệnh Hoa Kỳ ở Viễn Đông đặt tại đây, dưới quyền của Đại tướng Mac Arthur. Về phía Nhật, trung tướng Masaharu Homma, người nguyên soái Terauchi, Tổng tư lệnh chiến trường phương Nam đề cử làm tư lệnh hành quân ở Philippines – ông là người có kinh nghiệm chiến đấu theo lối phương Tây, từng học tám năm trong quân đội Anh và đã cũng quân Anh đổ bộ lên đất Pháp năm 1918.

Quân Nhật dưới sự tổng chỉ huy của Homma đã tiến hành những cuộc đổ bộ ở Lingayen, Manila, Bataan và Corregidor. Tình hình nguy kịch, Tổng thống Quezon của Phillipines và tổng tư lệnh Mac Arthur kêu gọi sự giúp đỡ tăng viện nhưng


không được Hoa Kỳ tiếp tục tăng viện.

Mac Arthur bị điều đi Úc, Wainright thay thế sự thất bại cuối cùng ở Bataan, 76 ngàn quân Hoa Kỳ - Phi đầu hàng. Philippines hoàn toàn rơi vào tay quân Nhật.

Sau trận Midway, mặt trời Nhật Bản bị chặn đứng, trận Guadalcanl gió đã xoay chiều, phe Đồng minh bước vào giai đoạn phản công trên khắp chiến trường, trên đất liền, Nhật Bản rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị, thay đổi nội các. Trước tình hình đó, như lời hứa danh dự của tướng Mac Arthur với Philippines, Mac Arthur muốn trở lại.

*Sự trở lại của Hoa Kỳ

Theo quan điểm của Mac Arthur, con đường đánh bại Nhật Bản dứt khoát phải đi qua Philippines và trận đánh ở đây có một vai trò then chốt. Do đó sau khi chiếm xong New Guinea để làm bàn đạp, lại được chiến thắng Saipan của đô đốc Nitmitz thôi thúc, Mac Arthur muốn tiến đánh ngay Philippines. Mặt khác, theo ông : “Philippines là lãnh thổ thuộc Hoa Kỳ mà ở đó các lực lượng đơn độc của chính ta đã bị đánh bại. Trên thực tế chúng ta đã không đủ khả năng giữ lời cam kết đối với cộng đồng 17.000.000 người Philippines luôn trung thành với nước Mỹ rằng sẽ luôn bảo vệ họ”. Nếu chúng ta vẫn không tiến hành giải phóng họ khi tay kẻ thù trong thời gian sớm nhất có thể được, thì người Philippines sẽ tin rằng người Mỹ không khi nào chịu hi sinh xương máu cho họ. Đó sẽ là một thất bại quan trọng về tâm lí và chính trị đối với Hoa Kỳ trong nhiều năm sau [dẫn lại 18, tr.237].

Tuy nhiên, tại Washington ít có ai chia sẻ quan điểm của ông. Các lãnh đạo hải quân, Bộ Tổng tham mưu lục quân đều phản đối. Họ cho rằng con đường đổ bộ Đài Loan xong tiến đánh Okinawa là con đường ngắn nhất tiến đến Nhật Bản.

Đại tướng G.Marshall, tổng tham mưu trưởng lục quân đã nhắc nhở Mac Arthur một cách dứt khoát rằng “không được để những cảm xúc cá nhân và những vấn đề chính trị ở Philippines” che lấp mục đích trên hết của chiến tranh là giành chiến thắng bằng con đường ngắn nhất. Ông cũng lí giải “bỏ qua” không có nghĩa là “bỏ rơi” dân chúng Philippines [18, Tr.238].

Trong cuộc gặp gỡ tay ba diễn ra giữa MacArthur, Nimitz, và Tổng thống Roosevelt đã giúp xác định Philippines là mục tiêu chiến lược. Cuối cùng việc mục

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/10/2023