Hướng Nghiên Cứu Tiếp Theo Trong Tương Lai:


Với một ngân hàng thương mại, hiện nay có 3 kênh giao dịch chính: quầy (kênh truyền thống) – ATM (auto banking) – điện tử (Electronic banking, gọi tắt EB). Ở Việt Nam, giao dịch tại quầy vẫn đang là kênh quan trọng nhất, luôn có số lượng và giá trị giao dịch cao nhất. Nó là yếu tố chính xác định quy mô hoạt động của ngân hàng. Còn ATM chỉ được sử dụng như máy rút tiền, các chức năng liên quan đến thanh toán chưa phổ biến và nếu có còn rất hạn chế. ATM cũng đang chịu cạnh tranh của kênh thứ 3 – thanh toán điện tử. Thanh toán điện tử nổi lên trong vài năm gần đây và đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của ngân hàng và khách hàng. Tăng trưởng cả về giá trị, số lượng giao dịch và hiệu quả qua các năm của kênh đều khá cao (khoảng trên 30%). Có thể xem việc phát triển (và sẽ phát triển với tốc độ cao) của các dịch vụ ngân hàng trên mobil banking và internet banking… không chỉ cho lĩnh vực ngân hàng mà cho toàn xã hội, giúp cho hoạt động thanh toán hoàn toàn không dùng tiền mặt (kẻ cả thẻ) trở nên vô cùng đơn giản, tối ưu hóa chi phí và hơn hết, thâm nhập vào đời sống sinh hoạt xã hội một cách dễ dàng như một phần tất yếu của cuộc sống.

Thanh toán điện tử được nhìn nhận là một trong những kênh giao dịch chính trong tương lai thay vì một tiện ích của ngân hàng như trước. Hay nói cách khác, chiến lược phát triển của một ngân hàng thương mại, nhất là ngân hàng bán lẻ sẽ khiếm khuyết lớn nếu không định vị thanh toán điện tử là một kênh và xem nhẹ hiệu quả nó mang lại. Vậy, xu hướng và tiềm năng của thanh toán điện tử ngày càng được mở rộng. Với tỷ lệ người dân sử dụng Internet cao (40 triệu) và tăng trưởng nhanh qua từng năm, sự chấp nhận và dễ dàng tiếp cận công nghệ mới của thế hệ trẻ, sự bùng nổ của mạng xã hội, smartphone, hành vi tiêu dùng, sử dụng dịch vụ của khách hàng đã thay đổi theo xu hướng phát triển của công nghệ.

Thanh toán trực tuyến còn có thể có một tác động sâu sắc tới sự phát triển kinh tế. Một nghiên cứu gần đây được thực hiện bởi Moody’s Economics đã cho thấy: “Sự gia tăng của việc thanh toán trực tuyến đã góp thêm 983 triệu đôla cho nền kinh tế toàn cầu (2008-2012), đóng góp 0,8% cho sự tăng trường của GDP ở thị trường đang phát triển và tăng 0,3% tại các thị trường phát triển”. Thanh toán trực tuyến giảm thiểu được những bất cập trong kinh tế bằng cách giúp cho người tiêu dùng có thể tiếp cận được với nguồn vốn của mình một cách thuận tiện và an toàn. Bên cạnh đó, công nghệ này còn giảm bớt được việc phải quản lý tiền mặt của đơn vị chấp nhận thẻ và giúp họ tiếp cận được những khách hàng luôn đảm bảo về việc thanh toán. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để khách hàng có thể sử dụng dịch vụ ngân hàng nhanh nhất và đơn giản nhất: đăng ký, mở tài khoản, thanh toán… trực tuyến. Tiếp tục đổi mới trong hoạt động cho vay, huy động vốn, các dịch vụ thanh toán… của các TCTD trong lĩnh vực


nông nghiệp và kinh tế ngoại thành cho phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế và đặc điểm của nông nghiệp và kinh tế nông thôn Việt Nam nói chung, của khu vực nông thôn ngoại thành Hà Nội nói riêng.

+ Tìm hiểu những đặc điểm về trình độ văn hóa, về tuổi…của từng nhóm người

để xây dựng những sản phẩm phù hợp.

+ Ngân hàng cũng cần quan tâm về sự khác biệt trong văn hóa của các vùng khác nhau để xác định cách tiếp cận và xử lý phù hợp trong công việc chung.

+ Phát triển những sản phẩm, các dịch vụ trọn gói và phù hợp cho khách hàng khu vực nông thôn. Để giảm chi phí giao dịch cho từng khoản vay nhỏ, NHTM có thể cung ứng gói dịch vụ mang tính trọn gói như: gói dịch vụ kết hợp cho vay và nhận tiền gửi, gói dịch vụ phục vụ mục tiêu của các hộ sản xuất như xuất nhập khẩu, cung ứng hàng hóa trong chuỗi cung ứng, gói dịch vụ kèm chỉ dẫn kỹ thuật hướng dẫn nghiệp vụ kinh doanh, các sản phẩm bảo hiểm, bảo lãnh… nhằm tạo điều kiện cho người dân có cơ hội đầu tư và mở rộng đầu tư.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

5.2.2. Một số đề xuất vĩ mô

Một là, xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh, củng cố vai trò của các tổ chức Hội, nhóm, tổ để hỗ trợ người dân tiếp cận các dịch vụ ngân hàng, tạo động lực phát triển kinh tế khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chấp nhận và sử dụng dịch vụ ngân hàng khu vực nông thôn ngoại thành Hà Nội - 12

Hiện nay Chính phủ đã và đang rất quan tâm đến các điều kiện thúc đẩy phát triển lĩnh vực nông thôn, với nhiều chính sách phát triển nông thôn mới đã được thực hiện, các nghị định được xây dựng và ban hành tạo ra một khung pháp lý hỗ trợ phát triển khu vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Tuy nhiên, để có được một hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất đặc biệt là các chính sách riêng cho những đối tượng đặc biệt: các hộ sản xuất phát triển kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình lĩnh vực ưu tiên, những đối tượng chính sách, đơn giản hóa các thủ tục hành chính… sẽ tạo động lực và khuyến khích phát triển khu vực này.

Thực tế, ở các xã vùng nông thôn các tổ chức như: Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh và Đoàn thanh niên có vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, hướng dẫn các khách hàng nông dân tiếp cận và sử dụng các dịch vụ ngân hàng trong đó chủ yếu là phát triển các sản phẩm cho vay. Theo đánh giá của Agribank việc triển khai cho vay tính đến 30/6/2015 thì hoạt động triển khai cho vay thông qua trên

39.000 tổ vay vốn, trong đó có trên 24.000 tổ vay vốn Hội nông dân, trên 9.000 tổ vay vốn Hội phụ nữ, trên 6.000 tổ vay vốn thuộc Hội cựu chiến binh và Đoàn thanh niên… Số thành viên trong tổ vay vốn cũng đạt tới gần 1 triệu hội viên, dư nợ cho vay qua tổ


vay vốn đạt trên 54.000 tỷ đồng. Hoạt động của mô hình tổ vay vốn của Agribank được triển khai tạo điều kiện thuận lợi và nhanh chóng giúp bà con nông dân tiếp cận với nguồn vốn vay phát triển kinh tế hộ gia đình. Tuy nhiên, việc phát triển các dịch vụ khác ngoài tín dụng truyền thống lại chưa được tuyên truyền rộng rãi và khuyến khích phát triển, hoạt động của các tổ chức hiệp hội chồng chéo, bản thân nhiều người dân lại không tin tưởng vào vai trò của Hiệp hội. Ngoài Agribank, ngân hàng chính sách, hệ thống ngân hàng hợp tác thì các ngân hàng khác cũng chưa có chính sách cụ thể, lộ trình, chiến lược để phát triển các sản phẩm dịch vụ hướng tới khu vực nông nghiệp, nông thôn. Có nơi đến 30-40% số hộ chưa từng vay vốn tại các tổ chức tín dụng chính thức, còn lại trong số các hộ đã từng vay thì các hộ thường xuyên vay chỉ chiếm khoảng 45%. Khả năng nắm bắt truyền thông về các tổ chức tín dụng chính thức của người dân còn hạn chế. Có trên 20% số hộ không biết gì về các tổ chức tín dụng chính thức đang hoạt động trên địa bàn. Hầu hết các hộ nông dân nghèo và trung bình thường vay theo hình thức tín chấp, thông qua các tổ chức đoàn thể quần chúng. Do đó để người dân khu vực nông thôn đặc biệt là các hộ nghèo và trung bình tiếp cận được với các dịch vụ ngân hàng, tiếp cận nguồn vốn ưu đãi theo các chương trình hỗ trợ phát triển nông thôn của Chính phủ nhằm phát triển kinh tế gia đình thoát khỏi nghèo đói thì vai trò của các tổ chức Hội, nhóm, tổ là hết sức quan trọng. Các tổ chức tín dụng cần tăng cường và thiết lập chặt chẽ mối quan hệ với chính quyền địa phương thông qua các tổ chức Hội, nhóm, tổ… để cải thiện môi trường thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn người dân cách xây dựng dự án vay vốn sử dụng đồng vốn hợp lý, chia sẻ và cung cấp phương án kinh doanh đảm bảo an toàn cho nguồn vốn vay của người nông dân, vốn cho vay gắn kết với các chương trình phát triển kinh tế của địa phương.

Hai là, khuyến khích phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại cho phát triển nông nghiệp và nông thôn.

- Chính phủ cần xây dựng những quy định nhằm khuyến khích các tổ chức tài chính tín dụng chính thức mở rộng mạng lưới, chi nhánh hoạt động ở khu vực nông thôn, phát triển các dịch vụ ngân hàng phù hợp với trình độ phát triển: dân trí, cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn.

Hoạt động của các tổ nhóm đã có hiệu quả trong việc tiếp cận đến từng hộ gia đình nông thôn chủ yếu cho vay nhỏ lẻ hộ gia đình, tuy nhiên để phát triển mạnh các dịch vụ hiệu quả khác như: thanh toán, bảo lãnh, các phương thức cho vay linh hoạt, các ứng dụng mới của công nghệ thông tin sử dụng các gói dịch vụ có thể kết hợp cả cho vay và nhận tiền gửi… các nhu cầu về dịch vụ ngân hàng với quy mô lớn như xuất nhập khẩu, cung ứng hàng hóa trong chuỗi cung ứng thì hoạt động của các Hội, tổ,


nhóm lại chưa thực hiện được. Vì vậy, để hướng tới các chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn thì Chính phủ cần phải có những chính sách tạo điều kiện để các tổ chức tín dụng chính thức mở rộng các chi nhánh, phòng giao dịch cho khu vực này.

- Hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân khu vực nông thôn thường mang tính tự phát, theo phong trào, tính chất gia đình nhỏ lẻ, manh mún, thiếu kế hoạch cụ thể. Đa phần kinh doanh có tính chất ngắn hạn, yếu kém trong việc tiếp thị và tìm kiếm thị trường, các phương án đầu tư có tính khả thi thấp do vậy độ rủi ro cao, khả năng chống đỡ kém trước những ảnh hưởng khách quan, biến động của kinh tế vĩ mô. Đây cũng là những nguyên nhân để các hộ sản xuất kinh doanh khu vực nông thôn khó được vay tín chấp, khó được bảo lãnh tín dụng mặc dù hình thức hỗ trợ này đã có từ nhiều năm. Do vậy, khi triển khai các dịch vụ cho vay hầu như các ngân hàng đòi hỏi phải có các tài sản thế chấp. Trong khi đó các tài sản đảm bảo (quyền sử dụng đất, bất động sản) của các hộ sản xuất kinh doanh, người dân còn thiếu cơ sở pháp lý để thực hiện thế chấp, cầm cố. Vì vậy, Chính phủ cần có chính sách xây dựng và quản lý các quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn: sử dụng đất, thực hiện chính sách giao đất và cấp chứng nhận quyền sử dụng đất tạo thuận lợi cho các hoạt động cho vay, thế chấp trong tín dụng nông thôn.

- Chính phủ cần có các chính sách hỗ trợ trực tiếp tài chính trong những trường hợp đặc biệt như: khắc phục hậu quả thiên tai, phát triển vùng sâu, vùng xa…

- “Khuyến khích khai thác triệt để các nguồn vốn ủy thác từ các định chế tài chính quốc tế, các ngân hàng nước ngoài, các tổ chức phi Chính phủ thông qua các dự án mà ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam ký kết. Các nguồn vốn ủy thác từ nước ngoài có tính chất ổn định trong một thời gian dài, rất phù hợp với nhu cầu cho vay trung, dài hạn phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đang đòi hỏi nhiều vốn có lãi suất thấp, vừa có thời gian dài phù hợp với các đối tượng cần đầu tư về kinh tế trang trại.

Ba là, hỗ trợ nâng cao hiểu biết của hộ nông dân về tiện ích của các dịch vụ ngân hàng.

- Trình độ dân trí thấp là rào cản hạn chế các hộ nông dân tiếp xúc cũng như cập nhật thông tin. Hiện nay, vẫn còn một tỷ lệ đáng kể hộ nông dân chưa nắm rõ điều kiện vay, thủ tục cho vay, lãi suất, các khoản phải trả, quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi vay vốn... hoặc chưa nắm rõ quy trình để áp dụng các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho hoạt động kinh doanh của mình. Để giúp khách hàng khu vực này, đặc biệt là hộ trung bình và hộ nghèo tiếp cận một cách tốt hơn với nguồn tín dụng, các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, các dịch vụ ngân hàng hiện đại khác… ngoài việc các


tổ chức tín dụng tìm mọi biện pháp để cung cấp vốn thì cần có những biện pháp hỗ trợ của Chính phủ tạo điều kiện để các ngân hàng thương mại tuyên truyền thông qua các kênh truyền thông cấp xã, thôn, các kênh truyền thông đài, báo, ti vi… đồng thời hỗ trợ để các ngân hàng thực hiện tập huấn nâng cao nhận thức, hiểu biết cho người dân

- Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ đào tạo cán bộ và hoạt động của các tổ chức tín dụng, để tuyên truyền các chính sách vay vốn, tiện ích của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đến từng hộ gia đình. Đơn giản hoá và rút ngắn thời hạn thủ tục đăng ký và cấp sổ đỏ xác nhận quyền sở hữu đất, đổi mới luật giao dịch bảo đảm, giảm bớt quy định quản lý (nhất là những áp đặt về lãi suất) đối với các tổ chức tín dụng.

5.3. Hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai:

Nghiên cứu này bước đầu đã tìm hiểu được các yếu tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng KVNT - NTHN, qua đó đánh giá được ảnh hưởng của từng yếu tố đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng KVNT - NTHN ở những mức độ khác nhau.Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế và mở ra hướng đi tiếp theo cho các nghiên cứu trong tương lai:

Một là, mẫu nghiên cứu hiện tại mới chỉ nghiên cứu ở phạm vi và quy mô nhỏ trong địa bàn nông thôn ngoại thành Hà Nội. Vì vậy để có thể đánh giá chính xác hơn về mức độ tác động của các yếu tố đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng KVNT - NTHN cần mở rộng hơn nữa về kích thước mẫu và phạm vi nghiên cứu.

Hai là, ngoài các nhân tố được nghiên cứu: sự hữu ích, dễ sử dụng, sự tin tưởng, ảnh hưởng của xã hội, tính đổi mới và truyền thông, có thể còn các nhân tố khác ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng khu vực nông thôn. Các nghiên cứu tiếp theo có thể hiệu chỉnh và bổ sung để nghiên cứu toàn diện hơn ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng tại khu vực nông thôn.

Ba là, ngoài ra, một xu hướng nghiên cứu khác đã tập trung vào ảnh hưởng của đặc điểm nhân khẩu học của người tiêu dùng đến hành vi chấp nhận sản phẩm mới. Trong nghiên cứu này tác giả không phân tích sự tác động của các biến nhân khẩu học đến ý định chấp nhận và sử dụng dịch vụ ngân hàng KVNT – NTHN. Có thể đây sẽ là hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai của tác giả.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC

ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

1. Nguyễn Thị Hạnh, Vũ Duy Hào (2012), “Phát triển dịch vụ tài chính nông thôn Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế & Phát triển số 176 (II) tháng 2/2012.

2. Nguyễn Thị Hạnh, Nguyễn Thị An Bình (2014),“Tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ gia đình khu vực nông thôn ngoại thành Hà Nội”. Hội thảo khoa học quốc gia tháng 12/2014, “Khơi thông nguồn vốn cho phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” tập II. Tạp chí kinh tế & phát triển. Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân.

3. Nguyễn Thị Hạnh (2015), “Nghiên cứu ý định chấp nhận và sử dụng dịch vụ ngân hàng khu vực nông thôn ngoại thành Hà Nội”, Tạp chí kinh tế và dự báo, tháng 10/2015 (số chuyên đề).

4. Nguyễn Thị Hạnh (2015), “Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng tại khu vực nông thôn Việt Nam”, Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ, Số 20 (437) tháng 10/2015.

5. Phạm Long, Nguyễn Thị Hạnh (2016), “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng khu vực nông thôn ngoại thành Hà Nội”, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, số 225 (II) tháng 03/2016.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Adams, D.W. (1995), “From Agricultural Credit to Rural Finance”, Quarterly Journal of International Agriculture, 34(2), 109-120.

2. Adams, D.W., & J. D. Von Pischke (1992), “Micro-Enterprise Credit Programs: Déjà Vu”, World Development, 20(10), 1463-1470.

3. Alagheb &, P. (2006), “Adoption of electronic banking services by Iranian customers”, Master thesis, Iran.

4.Al-majali, M. & Mat, N. K. N. (2010), “Application of decomposed theory of planned behavior on internet banking adoption in Jordan”, Journal of Internet Banking & Commerce, 15(2), 1–7.

5.Ali O. Al-Jaafreh, Raid Al-adaileh, Asif Gill, Ahmed Al-Ani & Yehia alzoubi (2014), “ A Review of Literature of Initial Trust in E-Services: The Case of Internet Banking Services in Jordanian Context “, Journal of Electronic Banking Systems, 2014, Article ID 690673, DOI: 10.5171/2014.690673

6.Alsaghier, H. (2010), “An Investigation of Critical Factors Affecting Citizen Trust in EGovernment: Empirical Evidence from Saudi Arabia”, Griffith University.

7.Ajay, P. & Garima, M. (2008). “Empirical study of internet banking in India”.

CURIE, BITS Pilani, 1(3), 83-92.

8. Amin, H.,(2009), “An analysis of online banking usage intentions: An extension of the technology acceptance model”, International Journal of Business & Society, 10(1): 27-40.

9. Amin, H., M. R. A. Hamid, S. Lada, & Z. Anis. (2008), “The adoption of mobile banking in Malaysia: The case of Bank Islam Malaysia Berhad”, International Journal of Business & Society, 9(2):43-53.

10. Ajzen, I., (1991), “The Theory of Planned Behavior University of Massachusetts at Amherst Cronin”, J. J., & Taylor, S. A. (1992), “Measuring Service Quality: A Reexamination & Extension”, Journal of Marketing, 56(3), 55–68.

11. Agarwal, R. & Prasad, J., “A Conceptual & Operational Definition of Personal Innovativeness in the Domain of IT”, Information Systems Research, 9(2), June, 1998, 204-215.


12. B&er Alsajjan (2008), “Internet banking acceptance model across cultures: the case of Engl& & Saudi Arabia”, PhD symposium, Brunel university.

13.Bauer, H.H., Hammerschmidt, M., & Falk, T. (2005), “Measuring the quality of e- banking portals”, International Journal of Bank Marketing, 23(2), 153-75.

14.Bentler, P. M., & Bonett, D. G. (1980), “Significance tests & goodness of fit in the analysis of covariance structures”, Psycho- logical Bulletin, 88, 588–606.

15. Beck, T., de la Torre, A. (2007), “The basic analytics of access to financial services”, Financial Markets, Institutions & Instruments 16.

16. Beck, T., Demirguc-Kunt, A., Levine, R., (2003), “Law, endowments, & finance”,

Journal of Financial Economics 70, 137–181.

17. Beck, T., Demirguc-Kunt, A., Levine, R. (2007), “Finance, inequality & the poor,

Journal of Economic Growth, forthcoming.

18. Beck, T., Demirguc-Kunt, A., Martinez Peria, M.S. (2006), “Banking services for everyone? Barriers to bank access around the world”, Unpublished working paper, The World Bank.

19. Beck, T., Demirguc-Kunt, A., Martinez Peria, M.S. (2006), “Access to & use of Banking services across coutries”, Journal of Financial Economics 85 (2007), 234–266.

20. Cao Thị Thanh (2014), “Nghiên cứu ảnh hưởng của một yếu tố văn hóa cá nhân đến hành vi chấp nhận sản phẩm mới của người tiêu dùng khu vực nội thành Hà Nội (nghiên cứu nhóm hàng điện tử dùng cho cá nhân)”, Luận án tiến sĩ – Trường Đại học kinh tế quốc dân.

21. Chen, Y.-H. & Barnes, S. (2007), “Initial Trust & Online Buyer Behaviour”,

Industrial Management & Data Systems, 107, 21-36.

22. Chen, C.F & Chao, W. H., (2010) “Habitual ỏ Reasoned? Using the Theory of Planned Behavior, Technology Acceptance Model, & Habit to Examine Switching Intentions Toward Public Transit”, Transporation Research, Part F

23. Cheng, D., Liu, G., Qian, C., & Song, Y. F. (2008), “Customer acceptance of Internet banking: Integrating trust & quality with UTAUT Model”, IEEE International Conference on Service Operations & Logistics, & Informatics, IEEE/SOLI 2008.

24. Chitungo, S. K., & Munongo, S. (2013), “Extending the Technology Acceptance Model to Mobile Banking Adoption in Rural Zimbabwe”, Journal of Business Administration & Education, 3(1), 51-79.


25. Clegg B., Abdullah S., Gholami R. (2010), “Internet banking acceptance in the context of developing countries: An extension of the technology acceptance model”, Aston business school, U.K.

26. Christen, R (1995), Maximizing the Outreach of Microenterprise Finance: An Analysis of Successful Rural Finance Programs.

27. Christen, R., & D., Drake (2001), “Commercialization of Rural Finance, the work supported by the U.S. Agency for International Development”, the Micro-enterprise Best Practices (MBP) Project.

28. Christen, R (1995), Maximizing the Outreach of Microenterprise Finance: An Analysis of Successful Rural Finance Programs.

29. Dasgupta, S. P., Rik; Fuloria, S. (2011), “Factors Affecting Behavioral Intentions towards Mobile Banking Usage: Empirical Evidence from India”, Romanian Journal of Marketing, (1), 6-28.

30. Davis, F.D. (1989), “Perceived usefulness, perceived ease of use, & user acceptance of information technology”, MIS Quarterly, 319-340.

31. Davis, F.D., Bagozzi, R.P. & Warshaw, P.R. (1989), “User acceptance o f computer technology: A comparison of two theoretical models”, Management Science, 35(8), 982-1003.

32. Davis F. D., (1993), “User acceptance of information technology: System characteristics, user perceptions & behavioural impacts”, International journal of Man- Machine, 38, 475-487.

33. Dupas, P., & J. Robinson (2009). “Savings Constraints & Microenterprise Sevelopment: Evidence from a Field Experiment in Kenya”, NBER Working Paper 14693, National Bureau of Economic Research, Cambridge, MA.

34. D. Thys (2000), “Incidental Outcome or Conscious Policy Choice? ESCAP, 2002”, Access to Social Services by the Poor & Disadvantaged in Asia & the Pacific: Major Trends & Issue.

35. Engel J., Kollatt D. & Blackewll R., (1978), Consumer behavior, Dryden Press.

36. Fishbein, M. & Ajzen, I. (1975), “Belief, attitude, intention, & behavior: An introduction to theory & research”, Reading, MA: Addison-Wesley.


37. Foon, Y. S & Fah, B.C.Y., (2011), “Internet Banking Adoption in Kuala Lumpur: An Application of UTAUT Model”, International Journal of Business & Management , 13 (4), 161-167.

38. Foxall, G.R., và Goldsmith, R. (1988), “Personality & consumer reseach: Another look”, Journal of the Market Reseach Society, 30 (2), 111-125.

39.Geetika, T. N. & Ashwani, U. (2008), “Internet Banking in India: Issues & Prospects”, The Icfai Journal of Bank Management, 7(2), 47-61.

40. Gibson L., Gibson R. (2009), “Chinese American Internet banking acceptance: Implications formulticultural marketing”, Seton Hill university, U.S.A.

41. Goldsmith và Charles F. Hofacker. (1991), “Measuring Consumer Innovativeness”,

Journal of the Academy of Marketing Science, 19, 1004-1116.

42. Goldsmith, R.E., & Freiden, J.B., & Eastman, J.K. (1995), “The generality/specificity issue in consumer innovativeness reseach”, Technovation, 15(10), 601-611.

43. G. Luzzi & S. Weber (2006), “Measuring the Performance of Rural Finance Institutions”.

44. Guiltin&, J. P., & Donnelly, J.H. (1983), “The use of product portfolio analysis in bank marketing planning”, in Shanmugam & Burke (Eds), Management Issues for Financial Institutions, 50.

45. Gujarati, D.N. (1995), “Basic Econometric”, Third Edition, McGraw-Hill International Edition.

46. Hair J., Black W., Barbin B., &erson R. & Tatham R. (2006), Multivaiate Data Analysis.

47. Heath, Y & Gifford, R (2002), “Extending the theory of Planned Behavior Predicting the Use of Public Transport”, Journal of Applied Social Psychology, 32, 2154 – 2189.

48. Herzberg, Frederick (1959), “The motivation to work”, New York, Wiley Publisher.

49.Hoffman, K. D. & Bateson, E. G. (2005), “Services Marketing: Concepts, Strategies, & Cases”, 3rd edition. Cengage Learning, Florence, KY.

50. Honohan, P., (2004a), “Financial development, growth & poverty: how close are the links? In: Goodhart”, C. (Ed.), Financial Development & Economic Growth: Explaining the Links. Palgrave, London.


51. Honohan, P., (2004b), “Data on microfinance & access: thinking about what is available & what is needed, Quest for Deep & Stable Lending”, Bantimore, MD: Johns Hopkins University Press.

52. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, (2005), “Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS”, NXB Thống kê Hà Nội.

53. Im, S., Bayus, B.L. và Mason, C.H. (2003), “An empirical study of innate consumer innovativeness, personal characteristics, & new product adoption behaviour”, Journal of the Academy of Marketing Science, 31, 61-73.

54. Im, Mason, Mark B, Houston. (2007), “Does innate consumer innovativeness relate to new product/service adoption behavior? The intervening role of social learning via vicarious innovativeness”, Journal of the Academy of Marketing Science, 35, 63–75.

55. Joshua, A.J. (2009), “Adoption of technology-enabled banking self-services: antecedents & consequences (Doctoral dissertation)”, truy cập ngày 25/12/2014

http://dyuthi.cusat.ac.in/xmlui/bitstream/h&le/purl/2010/adoption%20of%20technologyenabled%20banking%20self-services%20...pdf?sequence=1

56. Kamakodi, N. & Ahmed Khan, M.B. (2008). “Customer expectations & service level in E-banking Era: An empirical study”. The ICFAI University Journal of Bank Management, 7(4), 50-70.

57. Kazemi, A; Nilipour, A; Kabiry, N; Hoseini, M .M (2013), “Factors Affecting Isfahanian Mobile Banking Adoption Based on the Decomposed Theory of Planned Behavior”, International Journal of Academic Research in Business & Social Sciences, July 2013, 3(7), 230 – 245.

58. Koufaris, M. & Hampton-Sosa, W. (2004), “The Development of Initial Trust in an Online Company by New Customers”, Information & Management, 41, 377-397.

59. Jacob Yaron, McDonald Benjamin, & Gerda Piprek (1997), “Rural Finance: Issues, Design, & Best Practices”, Environmentally & Socially Sustainable Development Studies & Monograph Series 14, Washington , D.C., The World Bank, 1997.

60. Jacob Yaron & McDonald Benjamin (1997), “Developing Rural Financial Markets”,

Finance & Development, December 1997.

61. Jacob Yaron, McDonald Benjamin & Stephanie Charitonenko (1998), “Promoting Efficient Rural Financial Intermediation”, The World Bank Research Observer, 3(2), 147-70, August 1998.


62. Jaruwachirathanakul B., Fink D. (2005), “Internet banking Adoption strategies for a developing country: The case of Thail&”, Internet research, 15 (2005) 295-311.

63. Kazi, A.,K. & Mannan, M.,A. (2013), “Factors affecting adoption of mobile banking in Pakistan: Empirical Evidence”, International Journal of Research in Business & Social Science 2(3), 54-61

64. Kesharwani, Ankit & Shailendra Singh Bisht (2012), “The impact of trust & perceived risk on internet banking adoption in India: An extension of technology acceptance model”, International Journal of Bank Marketing, 30(4), 303 – 322.

65. Kholoud Ibrahim, (2009), “Analyzing the use of UTAUT model in explaining an online behaviour: Internet banking adoption”, Philosophy doctor thesis, Brunel university.

66. Kim, K. & Prabhakar, B. (2004), “Initial Trust & the Adoption of B2C ECommerce: The Case of Internet Banking”, ACM sigmis database, 35, 50-64. 25.

67. Kotler, P & Ned Roberto, Nancy Lee (2002), “Social marketing improving the quality of Life”, Sage Publications, USA.

68. Kotler, P., & Armstrong, G. (2004), Principles of marketing (10th ed.), Upper Saddle River, NJ: Prentice Hall.

69. Kotler, P & Keller, K. L. (2008), Marketing Management (13th edition), Prentice Hall

70. Koening-Lewis, N., A. Palmer, & A. Moll. (2010), “Predicting young consumers” take up of mobile banking services,” International Journal of Banking Marketing, 28(5): 410-432.

71. Laforet, S., & Li, X. (2005), “Consumers” attitudes towards online & mobile banking in China”, International Journal of Bank Marketing”, 23(5), 362-380.

72. Lee, C.C., Cheng, H.K., & Cheng, H.H. (2005), “An Empirical study of mobile commerce in insurance industry: Task-technology fit & individual differences”, Decision Support Systems. 43 (2007) 95 – 110.

73. Ledgerwood, J. (1999), “Rural Finance H&book, An Institutional & Financial Perspective“, The World Bank, Washington, D.C. 1999.

74. Lee D., Park J., An J. H. (2001), “On the explanation of factors affecting E- Commerce adoption”, Twenty-second international conference on information systems, Korea, 2001.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/04/2022