Cử Chỉ, Động Tác Khi Diễn Xướng


được vai trò của Mẻ Cốc trong hát Lượn Hai. Họ là người dẫn dắt, tổ chức các bước của quá trình diễn xướng, đồng thời là những nghệ nhân diễn xướng quan trọng trong việc hát Lượn Hai. Trong không gian diễn xướng của lễ hội, tiếng hát của riêng Mẻ Cốc cất lên không hề lạc lõng, không hề bị chìm đi trước cái mênh mông của núi rừng. Giọng hát chan chứa trong đó sự từng trải của cuộc đời, tha thiết trong đó cái mê say của ngọn lửa tình yêu văn nghệ chưa bao giờ tắt ấy vang lên như kéo chân người dự hội mải mê tìm về.

Với hình thức diễn xướng tập thể, nên nhiều bài ca cầu mùa được nhiều người hát lên. Người diễn xướng không chỉ là các diễn viên trên sân khấu mà còn là bà con đến dự hội cũng tham gia hát.

Như vậy, nhân vật diễn xướng Lượn Hai trong lễ hội Nàng Hai của người Tày ở Thạch An - Cao Bằng không giới hạn ở số lượng người. Ngoài những nhân vật chính được tuyển chọn, luyện tập ngay từ đầu, người đến chơi hội cũng có thể góp lời ca tiếng hát của mình vào hội xuân. Chắc chắn, tiếng ca của họ góp phần không nhỏ vào kho dân ca Lượn Hai, giúp nó ngày càng đầy lên. Hơn nữa, đây cũng chính là một nét đẹp thể hiện sự đoàn kết, yêu chuộng văn nghệ của người Tày ở vùng đất này.

3.2.4. Cử chỉ, động tác khi diễn xướng

Khi diễn xướng Lượn Hai trong lễ hội Nàng Hai ở Thạch An - Cao Bằng, người diễn xướng cũng có sử dụng nhiều cử chỉ, động tác để thể cụ thể hoá nội dung lời hát cũng như để thể hiện tình cảm, thái độ của mình. Có động tác cũng đơn giản, không mang tính nghệ thuật nhưng có những động tác lại thể hiện sự độc đáo trong nghệ thuật múa.

Lượn Hai có nhiều khúc ca và mỗi khúc ca lại có nội dung riêng, do vậy mà đòi hỏi người diễn xướng phải lựa chọn động tác sao cho phù hợp. Thường là trong những khúc hát tụng ca để thực hiện nghi lễ như: vái lạy Thổ Công, nghi thức xuất nhập hồn, cầu xin các Mẹ Trăng... người hát thường chắp tay cung kính, giơ tay lên cao thấp theo âm điệu của lời hát... Ở phần


này, động tác của người hát không chỉ thể hiện thái độ lịch sự, trân trọng với thần linh mà đồng thời còn phải thể hiện được tư tưởng của lời hát.

Lúc nào trên sân khấu Gường và Sở cũng là tâm điểm thu hút người xem hội. Hai cô vừa hát, vừa múa trên sân khấu. Khi hát, họ thường dùng quạt hay tấm khăn che mặt. Gương mặt đẹp như hoa như ngọc của hai nàng tiên lấp ló sau tấm khăn lụa, lời nói trôi chảy, thánh thót nên khiến người xem hội vừa tò mò, vừa thán phục.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.

Phải khẳng định một trong những điều làm nên giá trị thẩm mĩ của lễ hội Nàng Hai là những điệu múa mà các Mụ Nàng, Mụ Nọi trình diễn trước sân khấu. Hai tốp múa: bên này thắt khăn vàng, bên kia thắt khăn đỏ với nhiều điệu múa khiến lễ hội càng thêm hấp dẫn. Các động tác múa ở đây không phức tạp lắm và gần giống với điệu khoả quan trong lễ cấp sắc của Then. Với cách thức thay đổi tư thế cầm quạt của người múa như lúc để bên phải, bên trái, khi mở nửa quạt hay mở hết quạt... người diễn đã làm sinh động và phong phú hơn cho nghệ thuật múa trong hát Lượn cầu mùa.

Trong đoàn người chính tham gia trình diễn trong lễ hội Nàng Hai, có hai thanh niên đóng vai Củ Tiễn. Hai chàng trai trẻ này có nhiệm vụ chính là hộ giá đoàn người trần lên cõi tiên đón Mẹ Trăng. Tuy vậy, với cành trúc tượng trưng cho binh khí của đội hộ vệ, Củ Tiễn cũng có thể diễn những trò hề như kéo áo các chị, các cô trong đám hội để gây cười cho người xem.

Những khúc hát lễ hội Nàng Hai của người Tày ở Thạch An – Cao Bằng - 16

Nói chung, việc sử dụng các cử chỉ, động tác trong khi diễn xướng Lượn Hai góp phần không nhỏ vào việc truyền tải nội dung của bài dân ca cũng như thể hiện thái độ, tình cảm, tài năng của người diễn xướng.

Cùng với tiếng ca, ngoài điệu múa còn là âm nhạc. Tiếng đàn tính tẩu vang vang, tiếng nhạc xóc rộn ràng nâng tiếng hát lên cao, khiến lời hát càng thêm có hồn. Vũ đạo và âm nhạc được các nghệ nhân dân gian đưa vào diễn xướng Lượn Hai có tính nghệ thuật cao. Mỗi loại hình đều có một sức mạnh riêng do vậy mà có lúc cả dân ca, dân vũ, dân nhạc được những người nghệ sĩ


dân gian đó kết hợp với nhau, có khi lại để chúng đứng độc lập để hát, nhạc, múa tự thể hiện sự hấp dẫn riêng của mình. Chẳng thế mà có lúc tiếng đàn tính ngân vang dồn theo bước chân ngựa của đoàn người trần lên cung trăng bỗng thưa dần và dứt hẳn, những cánh tay cầm quạt đưa lên đưa xuống theo nhịp chèo thuyền của các sluông đang vượt sông Ngân Hán thưa đi để cho tiếng Lượn Hai vút cất lên. Có thể coi Lượn Hai là loại hình dân ca mang tính tổng hợp bởi trong nó chứa đựng các yếu tố của dân ca, dân vũ, dân nhac. Trong đó, lời dân ca là yếu tố chính, cơ bản nhất, còn âm nhạc và các cử chỉ, động tác là yếu tố bổ trợ như chất gia vị cho món ăn thêm hấp dẫn.

Cuộc sống ngày nay có nhiều đổi thay nhưng khúc hát Lượn Hai vẫn tồn tại trong đời sống tinh thần của người Tày ở Thạch An - Cao Bằng. Tuy là loại hình dân ca gắn liền với tín ngưỡng song nó vẫn có sức hút lạ kì với nhiều người bởi ngôn ngữ thơ phong phú, hình ảnh sinh động và đặc biệt được thể hiện thông qua nghệ thuật diễn xướng hấp dẫn. Qua diễn xướng, các giá trị nội dung tư tưởng cũng như thi pháp loại hình được thể hiện một cách rõ nét nhất. Đồng thời, qua đó chúng ta cũng thấy được nét đẹp riêng trong nghệ thuật hát Lượn Hai và trong các lĩnh vực nghệ thuật khác của người Tày ở Thạch An – Cao Bằng.

Do vậy, diễn xướng chính là một yếu tố vô cùng quan trọng không thể bỏ qua được khi tìm hiểu Lượn Hai nói riêng và văn học dân gian nói chung.

Tiểu kết:

Từ việc tìm hiểu về đặc điểm thi pháp của những khúc hát lễ hội Nàng Hai qua các khía cạnh như ngôn ngữ, diễn xướng, chúng ta nhận thấy các nghệ nhân dân gian đã vận dụng linh hoạt và sáng tạo một số nghệ thuật tiêu biểu để khắc hoạ nội dung, ý nghĩa của lời hát Lượn Hai, qua đó góp phần tạo nên sự đặc sắc và phong phú cho nghệ thuật biểu hiện của dân ca nói riêng và văn học dân gian nói chung.


KẾT LUẬN

Đến với bản làng người Tày ở Thạch An vào những ngày mùa xuân đang trở lại, bằng tiếng hát Lượn Hai thâm trầm, nồng nàn, ta lại được nghe kể về chuyện làm nương làm rẫy xa xưa, chuyện đoàn người băng qua núi rừng, lênh đênh trên biển để về trời gặp mẹ Hằng Nga, chuyện tắm hoa tắm nụ cho lễ vật thêm thơm tho và cả chuyện hai nàng Gường, Sở như đóa hoa phong lan rừng mang tên vũ nữ đang thăng hoa trong vũ khúc cầu mùa... Tất cả những câu chuyện vừa hư vừa thực ấy được dệt lên bởi tâm hồn rất nghệ sĩ của các nghệ nhân dân gian. Có thể nói, những khúc hát dân ca trong ngày hội Nàng Hai đã cho đời thêm sắc hồng, khiến cho lòng người thêm mến yêu hơn mảnh đất quê hương.

Về với lễ hội Nàng Hai, những khúc hát “luôn đưa người ta sống trong không khí lãng mạn, bay bổng, ước mơ, hi vọng” [1, Tr. 12], vì thế mà hội Hai được nhiều người coi trọng và yêu thích. Hội cứ trôi đi như một dòng sông đang chảy. Chất lắng đọng phù sa chính là những khúc hát dân ca còn ở lại với con người.

1. Lượn Hai là một nét văn hóa truyền thống, tiêu biểu và rất đặc trưng của dân tộc Tày ở Cao Bằng. Ra đời, tồn tại và phát triển gắn với quá trình lao động sản xuất, loại hình dân ca này đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân Tày.

Dân ca là một loại hình để hát. Nó không phải là thứ sáng tác để đọc và nghiền ngẫm. Nó sống một cách sinh động và chỉ bộc lộ hết cái hay, cái đẹp trên sân khấu nhà sàn, trong môi trường diễn xướng, trong ngày hội xuân, ở những cuộc trò chuyện của con người... Chính môi trường ấy càng hun đúc nên tâm hồn nghệ sĩ say mê của các nghệ nhân dân gian và khi hồn thơ được cất lên thành lời, môi trường đó lại khiến những lời dân ca ấy như viên ngọc càng được mài sáng.


Từ ngày ra đời cho đến hôm nay, khúc hát Lượn Hai trong lễ hội Nàng Hai của người Tày ở Thạch An - Cao Bằng vẫn mải miết chảy theo dòng thời gian đầy biến động, vẫn âm thầm đi vào đời sống của nhân dân như một mạch nước ngầm lặng lẽ mà bền bỉ. Phải khẳng định rằng, những khúc hát dân ca vừa mang âm hưởng của nghi lễ tôn giáo vừa mang hơi thở rất đời thường ấy là sản phẩm sáng tạo lâu dài của nhân dân Tày ở Thạch An nói riêng và ở Cao Bằng nói chung.

2. Được giãi bày tâm tình, được nói lên những ước mơ và đạt được nó luôn là khát vọng đẹp trong bất kì con người ở thời đại nào. Khát vọng ấy được gửi gắm một cách phong phú, sinh động trong thơ ca.

Với người dân Tày, Lượn Hai là một loại hình dân ca gắn liền với nghi lễ cầu mùa, hát cùng Mẹ Trăng nên nó càng được nhân dân không những yêu thích, trân trọng mà còn rất ngưỡng mộ sùng tín. Có thể thấy, trong những bài ca này, ở chiều sâu của nó vẫn là sự ngân lên những giai điệu của một tinh thần cần cù, chịu khó, của một tâm hồn bay bổng lãng mạn với ước mơ về cuộc sống sung túc, đủ đầy và hạnh phúc.

Là một bộ phận của văn học dân gian, thể loại dân ca này đã phản ánh một cách đầy đủ cuộc sống của những người sáng tạo ra nó theo một cách riêng của mình. Cuộc sống sinh hoạt đã tràn vào dân ca, để qua đó, hiện lên thật sinh động đời sống nội tâm của nhân dân Tày. Lời ca không chỉ là tiếng hát say mê của những tâm hồn bay bổng với trí tưởng tượng phong phú mà nó còn là tiếng ca của tình nhân ái. Lượn Hai như một khúc thánh ca trong trẻo khiến những tâm hồn được gột rửa, để nhắc nhở con người cho dù cuộc sống còn bao bộn bề nhưng hãy có lúc để cho lòng mình lắng lại, để cảm nhận cuộc sống, chia xẻ với đồng loại, để lòng người sẽ biết mến yêu và trân trọng thiên nhiên.


Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Cao Bằng - Triệu Thị Mai đã nói: “Dù cuộc sống có nhiều biến thiên, khúc hát Lượn Hai trong lễ hội Nàng Hai như lớp nhũ thạch ẩn sâu dưới lớp trầm tích của lịch sử văn hóa dân gian. Sau bao nhiêu năm tháng, nó vẫn tỏa sáng với sức hấp dẫn của một bức họa tuyệt bích mà tạo hóa trao tặng”. Chính giá trị nhân văn đã như thứ ánh sáng diệu kì phản chiếu lên lớp nhũ thạch long lanh trên bức họa mang tên Lượn Hai ấy.

3. Dưới hình thức truyền miệng, Lượn Hai đã được nhiều người, nhiều thế hệ gọt rũa, nhưng nó vẫn giữ được chủ đề tư tưởng và tính chất mộc mạc, không bao giờ cầu kỳ. Hình thức của nó thanh thoát, không gò ép, giản dị mà tươi tắn. Nhiều khi, nó có vẻ như lời nói thường mà lại nhẹ nhàng, gọn gàng, chải chuốt, miêu tả được những tình cảm sâu sắc. Lượn Hai đã sử dụng rất hiệu quả nghệ thuật so sánh, nhân cách hoá, điệp ngữ... để làm nổi bật lên hình tượng thơ, đem đến cho loại dân ca này sự sinh động, phong phú trong cách xây dựng hình tượng. Trên bước phát triển của nó, chúng ta có những bài dân ca mà nhạc điệu rất phong phú, chữ dùng rất tế nhị, biểu hiện rất sâu sắc những tư tưởng, những tình cảm của con người. Loại dân ca này đã lợi dụng rất đúng chỗ những âm thanh, nhạc điệu của tiếng Tày để những dòng cảm xúc, tâm trạng của con người trong ngày hội xuân ngân lên với những âm thanh trữ tình trong trẻo và êm dịu. Cùng với nghệ thuật diễn xướng độc đáo, Lượn Hai trở thành một loại hình nghệ thuật dân gian hấp dẫn.

4. Cũng như lượn Slương và Lượn Cọi, Lượn Hai là làn điệu dân ca, phản ánh tinh tế, sinh động và trung thực tâm tư tình cảm của người dân lao động Tày. Tuy nhiên, theo dòng chảy của thời gian, những loại hình dân ca nói chung và Lượn Hai nói riêng đã bị mai một đi nhiều. Ngày nay, khi cuộc sống của người Tày đã thay đổi, đời sống tinh thần càng đa dạng và được nâng cao hơn thì làn điệu dân ca trên không còn được người ta nhắc đến nhiều


nữa. Qua quá trình khảo sát thực tế, chúng tôi nhận thấy, hiện nay ở Thạch An hay một số nơi khác tập trung đa số đồng bào Tày sinh sống thì nhân dân hầu như không quan tâm và không mấy hiểu biết về Lượn Hai. Còn lại chăng chỉ là số ít những người cao tuổi hay những người công tác trong lĩnh vực văn hoá, văn học dân gian thì còn nhớ, còn biết và còn yêu thích làn điệu dân ca này. Những khúc hát trong lễ hội Nàng Hai với đa số người dân hay với thế hệ thanh niên trẻ hiện nay thì chỉ còn là một nét đẹp văn hóa đã thuộc về quá khứ mà thôi.

Trước thực tế đó, chúng tôi càng nhận thấy việc nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn loại hình văn hóa dân gian này là rất quan trọng và cần thiết.


TƯ LIỆU THAM KHẢO

1. Triều Ân (1997), Lễ hội Hằng Nga, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.

3. Triều Ân (2008),Văn học Hán Nôm dân tộc Tày, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.

4. Triều Ân, Hoàng Quyết (1996), Từ điển thành ngữ - tục ngữ dân tộc Tày, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội .

5. Nguyễn Duy Bắc (1993), Lễ hội hát mời trăng, Tạp chí Dân tộc học, Số 3, Hà Nội

6. Phương Bằng (1990), Đôi nét về Hội Lùng Tùng và việc khôi phục nó, Tạp chí Dân tộc học, Số 1, Hà Nội, Tr 62 – 64.

7. Dương Kim Bội (1977), Hội Lồng Tồng (Dân tộc Tày ở Bắc Thái), Tạp chí Dân tộc học, Số 1, Hà Nội, Tr 112 – 114.

8. Hoàng Choóng (1991), Hội Lồng tồng ở Văn Lãng, Tạp chí Dân tộc học, Số 2, Hà Nội, Tr 66 – 67.

9. Lợi Chung (1984), Tiếng hát đêm xuân của người Tày, Tạp chí Văn hoá dân gian.

10. Chu Xuân Diên (1981), Về việc nghiên cứu tác phẩm văn học dân gian, Tạp chí văn học, Số 5, Hà Nội.

11. Hoàng Phương Dung (2010), Tài liệu sưu tầm chưa xuất bản.

12. Cao Huy Đỉnh (1974), Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

13. Nguyễn Hải Hà (1996), Trẩy hội Lồng Tồng, Tạp chí Việt Nam và Đông Nam Á ngày nay, Số 23, Hà Nội, Tr 40 .

14. Thuận Hải (2006), Bản sắc văn hóa lễ hội, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội.

15. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1999), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

16. Trần Hoàng (1995), Ngày xuân đi hội Lồng Tồng, Cửa Việt, Số 8, Quảng Trị, Tr 84.

17. Nguyễn Huy Hồng (2001), Truyền thống sân khấu các dân tộc ít người Việt Nam, Nxb Sân khấu.

18. Vi Hồng (2001), Thì thầm dân ca nghi lễ, Nxb Văn hóa, Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/09/2023