Pháp luật về giải quyết khiếu nại đất đai và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Lào Cai - 2

2.2.1.1 Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai và sự ảnh hưởng đến công tác giải quyết khiếu nại về đất đai 45

2.2.2. Những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân trong giải quyết khiếu nại về đất đai ở tỉnh Lào Cai 51

2.2.2.1. Những kết quả đạt được trong giải quyết khiếu nại về đất đai ở tỉnh Lào Cai và nguyên nhân 51

Kết luận chương 2 699

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI ĐẤT ĐAI VÀ TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI TẠI TỈNH LÀO CAI 70

3.1. PHƯƠNG HƯỚNG BẢO ĐẢM GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI Ở TỈNH LÀO CAI 70

3.1.1. Quán triệt quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo 70

3.1.2. Giải quyết khiếu nại về đất đai là nhiệm vụ quan trọng góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế địa phương; bảo đảm các quyền của công dân trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa 71

3.1.3. Giải quyết khiếu nại về đất đai phải gắn với việc đổi mới, xây dựng đội ngũ, thực hiện chế độ đãi ngộ với cán bộ làm công tác tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo 72

3.1.4. Giải quyết khiếu nại về đất đai ở tỉnh Lào Cai phải bảo đảm đúng pháp luật, phải gắn liền với việc kiểm tra, tổ chức thi hành pháp luật về Đất đai, pháp luật về khiếu nại, tố cáo 72

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

3.2. CÁC GIẢI PHÁP 75

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật 75

Pháp luật về giải quyết khiếu nại đất đai và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Lào Cai - 2

3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả việc giải quyết khiếu nại về đất đai tại tỉnh Lào Cai 788

Kết luận Chương 3 87

KẾT LUẬN 888

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 899

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài


Khiếu nại là một trong những hình thức đặc biệt quan trọng để Nhân dân thực hiện quyền dân chủ trực tiếp của mình. Quyền khiếu nại được quy định trong Hiến pháp 2013: “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo” và được cụ thể hoá trong Luật Khiếu nại 2011. Thông qua hoạt động khiếu nại, cá nhân, tổ chức có thể tự bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình bị quyết định hành chính, hành vi hành vi hành của cơ quan hành chính nhà nước xâm hại.

Hiện nay, việc khiếu nại của công dân diễn ra trong nhiều lĩnh vực, có diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cũng như sự phát triển kinh tế xã hội. Trong đó, khiếu nại về đất đai xảy ra khá phổ biến, có xu hướng ngày càng tăng về số lượng và có tính chất phức tạp về nội dung. Tính chất phức tạp của các khiếu nại về đất đai bắt nguồn từ những xung đột gay gắt về lợi ích kinh tế, từ việc quản lý thiếu hiệu quả của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cả sự hạn chế của hệ thống chính sách, pháp luật về đất đai… Giải quyết khiếu nại nói chung, giải quyết khiếu nại về đất đai nói riêng trở thành chủ đề nóng đối với nhiều địa phương trong cả nước.

Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, được tái lập từ năm 1991, sau 30 năm đã có những bước chuyển mình rõ rệt, trở thành đầu tàu kinh tế của cả vùng Tây Bắc. So với các địa phương khác trong cả nước, Lào Cai là một tỉnh mới, đang trong quá trình xây dựng và phát triển, số lượng các vụ việc khiếu nại liên quan đến tranh chấp chấp đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng diễn ra ở hầu khắp các huyện trong toàn tỉnh. Việc giải quyết khiếu nại ở các huyện trên địa bàn tỉnh thời gian qua bảo đảm đúng quy định pháp luật, các đơn thư được xem xét thấu tình đạt lý, nhiều vụ việc xảy ra được giải quyết ngay từ cơ sở; đã hạn chế được việc xảy ra những điểm “nóng” về khiếu nại phức tạp, đơn thư vượt cấp giảm, góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.


Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động giải quyết khiếu nại về đất đai thời gian qua vẫn còn một số hạn chế như: Lượng đơn thư khiếu nại có xu hướng tăng lên, trong đó vẫn còn khiếu nại vượt cấp. Công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, đặc biệt là các vụ tranh chấp về đất đai của Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Lào Cai và các huyện còn tồn đọng, kéo dài, chưa thực hiện nghiêm túc việc đối thoại với công dân khi giải quyết khiếu nại lần đầu, một số vụ việc giải quyết còn thiếu tính thuyết phục, chưa tạo được sự đồng thuận của công dân…

Việc nghiên cứu, tìm hiểu thực tiễn pháp luật giải quyết khiếu nại nói chung, giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của tỉnh Lào Cai nói riêng là điều cần thiết để tìm ra những nguyên nhân và đề xuất giải pháp hiệu quả phù hợp với tình hình địa phương, góp phần hoàn thiện pháp luật về đất đai trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn vấn đề “Pháp luật về giải quyết khiếu nại đất đai và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Lào Cai” làm luận đề tài cho văn Thạc sĩ của mình.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài


Giải quyết khiếu nại nói chung và giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai nói riêng là vấn đề khó và phức tạp nên luôn thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học pháp lý, cũng như cán bộ, công chức làm công tác thực tiễn. Tính đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như:

- “Khiếu nại, tố cáo hành chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính ở Việt Nam hiện nay” - Thanh tra Chính phủ.

- “Giải quyết khiếu kiện hành chính trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam”(Luận án Tiến sĩ Luật học của tác giả Nguyễn Danh Tú, Hà Nội, 2013).

- “Cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính ở Việt Nam hiện nay: Khả năng và sự lựa chọn” tác giả Trương Đắc Linh, trong sách “Tài phán hành chính trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay”,


PGS, TS. Nguyễn Như Phát và PGS, TS. Nguyễn Việt Hương (đồng chủ biên), Nxb Khoa học xã hội, 2010.

- Luận văn thạc sĩ Đặng Anh Tuấn, Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai

- Qua thực tiễn tỉnh Thái Nguyên, năm 2010.


- Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thế Thuấn, Tăng cường hiệu lực của pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân Việt Nam hiện nay, năm 2011.

- Luận văn thạc Nguyễn Thị Thu Hằng, Giải quyết khiếu nại về đất đai tại khu công nghiệp của các cơ quan hành chính nhà nước ở tỉnh Bắc Giang, năm 2011.

- Luận văn thạc sĩ Trần Văn Sơn, Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ chế hành chính nhà nước hiện nay, năm 2011.

- Nguyễn Ngọc Linh, Thực thi pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, năm 2015.

- Bùi Tiến Hưng, Thực thi chính sách giải quyết khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực đất đai tại thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh (giai đoạn 2011-2016), năm 2018.

- Nguyễn Thị Hoàng Yến (2010), “Hoàn thiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai ở Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ Luật, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.

- Quách Thị Hồng Ngân (2017), “Cơ cơ lý luận và thực tiễn giải quyết khiếu nại về đất đai của Uỷ ban nhân dân cấp huyện tại tỉnh Lào Cai”, Luận văn Thạc sĩ Luật, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Nhìn chung, những công trình trên mới chỉ đề cập đến vấn đề khiếu nại, những vướng mắc trong việc giải quyết khiếu nại đất đai một cách chung chung. Chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết khiếu nại đất đai tại tỉnh Lào Cai. Trong khi đó, thực tiễn giải quyết khiếu nại về đất đai ở tỉnh Lào Cai đang đặt ra nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để bảo đảm hiệu quả giải quyết khiếu nại nói chung, giải quyết khiếu nại về đất đai nói riêng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu


sắc. Những công trình khoa học, những bài viết có liên quan là những tài liệu tham khảo có giá trị để nghiên cứu và hoàn thiện đề tài luận văn này.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu


3.1. Mục đích nghiên cứu


Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận liên quan đến pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai và đánh giá thực trạng giải quyết khiếu nại đất đai tại tỉnh Lào Cai trong thời gian qua, Luận văn đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật và tăng cường giải quyết khiếu nại đất đai có hiệu quả tại tỉnh Lào Cai.

3.2. Nhiệm vụ


Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, luận văn có những nhiệm vụ sau:


- Làm rõ khái niệm về khiếu nại, đặc điểm của khiếu nại đất đai; Khái niệm pháp luật giải quyết khiếu nại đất đai, đặc điểm và nội dung của pháp luật giải quyết khiếu nại đất đai.

- Đánh giá thực trạng giải quyết khiếu nại về đất đai tại tỉnh Lào Cai: Kết quả đạt được (ưu điểm) và hạn chế, chỉ ra những nguyên nhân của ưu điểm và các hạn chế.

- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai và tăng cường giải quyết khiếu nại về đất đai có hiệu quả tại tỉnh Lào Cai.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


4.1. Đối tượng nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề liên quan đến khiếu nại đất đai; pháp luật về khiếu nại đất đai và giải quyết khiếu nại đất đai tại tỉnh Lào Cai.

4.2. Phạm vi nghiên cứu


- Về nội dung: Luận văn tập trung phân tích 2 nội dung cơ bản của pháp luật về khiếu nại đất đai là thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai và trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại về đất đai.


- Về không gian: Luận văn nghiên cứu giải quyết khiếu nại đất đai trong phạm vi tỉnh Lào Cai.

- Về thời gian: Khi đánh giá thực trạng giải quyết khiếu nại tại tỉnh Lào Cai, luận văn lấy mốc thời gian từ năm 2016 đến 2020. Lý do lấy năm 2016 làm mốc đánh giá thực trạng vì người viết muốn phân tích thực trạng giải quyết khiếu nại về đất đai ở Lào Cai trong 5 năm trước đây để có cơ sở đề xuất giải pháp. Khi đưa ra phương hướng và giải pháp, luận văn đề xuất giải pháp đối với tỉnh Lào Cai từ nay cho đến 2026 và xa hơn, đến năm 2030.

5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn


Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước và pháp luật nói chung, về giải quyết khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai nói riêng. Đặc biệt là những quan điểm về quyền con người, về cải cách hành chính và xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN) của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân…

Để giải quyết các vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài, trong quá trình nghiên cứu đề tài tác giả sẽ sử dụng những phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:

- Phương pháp phân tích, tổng hợp được tác giả sử dụng tại chương 1 để phân tích khái quát các vấn đề lý luận liên quan đến khiếu nại đất đai và pháp luật về giải quyết khiếu nại đất đai.

- Phương pháp hệ thống hoá, phân tích và phương pháp so sánh luật học được áp dụng tại Chương 2 để chỉ ra thực trạng giải quyết khiếu nại về đất đai và thực tế áp dụng pháp luật của UBND cấp huyện tại tỉnh Lào Cai.

- Phương pháp lịch sử đòi hỏi nghiên cứu hoạt động giải quyết khiếu nại về đất đai của UBND cấp huyện tại tỉnh Lào Cai phải đặt trong bối cảnh lịch sử cụ thể. Do vậy mỗi một tiêu chí đánh giá ưu điểm, hạn chế của hoạt động giải quyết khiếu nại về đất đai của UBND cấp huyện tại tỉnh Lào Cai chỉ được xem xét một cách toàn diện, đầy đủ khi đặt chúng trong một hoàn cảnh lịch sử cụ thể.


- Phương pháp thống kê được sử dụng khi đánh giá thực trạng giải quyết khiếu nại về đất đai của UBND cấp huyện tại tỉnh Lào Cai

Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả cũng sử dụng phương pháp so sánh, phương pháp khảo sát thực tế hoạt động giải quyết khiếu nại về đất đai của UBND một số huyện trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

6. Kết cấu của luận văn


Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương.

Chương 1: Một số vấn đề lý luận liên quan đến pháp luật về giải quyết khiếu nại đất đai

Chương 2: Thực trạng giải quyết khiếu nại đất đai tại tỉnh Lào Cai


Chương 3: Phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết khiếu nại đất đai và tăng cường giải quyết khiếu nại đất đai hiệu quả tại tỉnh Lào Cai


Chương 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI ĐẤT ĐAI


1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VỀ KHIẾU NẠI ĐẤT ĐAI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của khiếu nại về đất đai


1.1.1.1. Khái niệm khiếu nại về đất đai


Để hiểu rõ khái niệm và bản chất của khiếu nại về đất đai, trước hết cần hiểu rõ về khiếu nại

- Khái niệm khiếu nại


Khiếu nại là một hiện tượng xã hội được hiểu theo nhiều góc độ, trong tiếng Latinh, khiếu nại (complaint) có nghĩa là việc phản ứng, phàn nàn bất bình của chủ thể nào đó đối với vấn đề có liên quan đến lợi ích của mình.

Dưới góc độ xã hội, khiếu nại được hiểu là hiện tượng phát sinh trong đời sống xã hội, là sự phản ứng có tính tự nhiên của một chủ thể đối với hành vi của chủ thể khác khi họ cho rằng hành vi đó không phù hợp với các chuẩn mực, quy tắc trong đời sống cộng đồng, xâm phạm đến quyền và lợi ích của mình.

Dưới góc độ chính trị - pháp lý, khiếu nại được coi là một nội dung quyền tự do, dân chủ của công dân được Nhà nước ghi nhận và đảm bảo thực hiện bằng pháp luật. Khiếu nại là phương tiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội, phản ánh giá trị của nền dân chủ của một quốc gia. Trong mối quan hệ giữa Nhà nước - chủ thể quản lý với công dân - đối tượng quản lý thì khiếu nại là sự phản ứng của đối tượng quản lý đối với chủ thể quản lý về hoạt động quản lý của nhà nước, của nhân viên nhà nước. Do đó, khiếu nại là kênh thông tin ngược của đối tượng quản lý với chủ thể quản lý về những tồn tại khuyết điểm của hệ thống quản lý nhà nước. Thông qua khiếu nại và giải quyết khiếu nại, nhà nước kiểm tra, giám sát hoạt động của bộ máy và hoàn thiện hoạt động quản lý của mình. Khiếu nại là một kênh thông tin có giá trị chân thực, khách quan phản ánh hoạt động của bộ máy nhà nước.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/06/2023