Hoạt Động Tín Dụng Của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Quảng Nam Phục Vụ Phát Triển Làng Nghề Của Tỉnh

doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh có nhu cầu vay với số tiền lớn không thông qua tổ chức trung gian và phải thực hiện bảo đảm tiền vay bằng tài sản (Sơ đồ 2.1).

Sơ đồ 2.1. Cho vay trực tiếp của NHNo&PTNT Quảng Nam



Hộ sản xuất





Doanh nghiệp



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với việc phát triển làng nghề tại tỉnh Quảng Nam - 7


Ngân hàng

Hai là, cho vay thông qua tổ vay vốn:

Các hộ gia đình, cá nhân ở cùng thôn xóm, sản xuất kinh doanh dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp, mở mang ngành nghề tạo công ăn việc làm, có nhu cầu vay vốn, tự nguyện thành lập Tổ vay vốn và bình bầu tổ trưởng để đại diện pháp lý trong giao dịch với NH. Trên cơ sở các qui định của NH, mỗi hộ làm giấy đề nghị vay vốn, tổ tiến hành họp xét theo các điều kiện và nhất trí kiến nghị số tiền được vay của từng hộ.

Cán bộ TD sẽ tiến hành thẩm định và thông báo quyết định số tiền vay của từng hộ, cũng như cho cả tổ. Từng hộ vay ký hợp đồng trực tiếp với NH, Tổ trưởng là người theo dõi tình hình sử dụng vốn vay và đôn đốc thu hồi nợ. Có thể xem ở sơ đồ 2.2.

Sơ đồ 2.2: Mô hình quan hệ tín dụng theo tổ vay vốn



.......................

Hộ vay 1

Tổ vay vốn

Ngân hàng

Tổ trưỏng

Hộ vay 2

Hộ vay 3 ...


Cho vay qua tổ được thực hiện theo Nghị quyết liên tịch 2.308 phối hợp cho vay giữa NHNo&PTNT và Hội nông dân. Đến cuối năm 2005, NH đã phối hợp các đoàn thể thành lập được 2.773 tổ vay vốn với 23.842 lượt thành viên, dư nợ 94 tỷ đồng.

- Qui trình TD:

Quy trình TD là những bước phải thực hiện trong quá trình cho vay và thu nợ. Toàn bộ quy trình TD được bắt đầu từ nghiên cứu thị trường, thẩm định dự án cho vay đến khi thu hồi nợ. Trong quy trình TD, công tác thẩm định là khâu rất quan trọng, nó giúp cho NH đưa ra quyết định đầu tư chuẩn xác. Hoạt động TD có hiệu quả hay không phần lớn thuộc vào việc thực hiện tốt các quy định trong quy trình này. Nếu qui trình phù hợp thì việc đầu tư TD được mở rộng, thúc đẩy sản xuất phát triển và bảo đảm an toàn vốn vay. Ngược lại, nếu không phù hợp thì không những gây lãng phí vốn mà còn ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế nói chung, phát triển làng nghề nói riêng.

Quy trình TD được triển khai bao gồm các bước chủ yếu như sau:

Bước 1: cán bộ TD được phân công giao dịch với khách hàng có nhu cầu vay vốn có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn và tiến hành thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định.

Bước 2: trưởng phòng TD hoặc tổ trưởng TD có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và báo cáo thẩm định do cán bộ TD lập, tiến hành xem xét, tái thẩm định (nếu cần thiết) hoặc trực tiếp thẩm định trong trường hợp kiêm làm cán bộ TD, ghi ý kiến vào báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu có) và trình giám đốc quyết định.

Bước 3: giám đốc NHNo&PTNT nơi cho vay căn cứ báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu có) do phòng TD trình, quyết định cho vay hoặc không cho vay. Nếu cho vay thì NHNo&PTNT nơi cho vay cùng khách hàng lập hợp đồng TD, hợp đồng bảo đảm tiền vay (trường hợp cho vay có bảo đảm bằng tài sản). Nếu không cho vay thì phải thông báo cho khách hàng biết.

Hồ sơ khoản vay được giám đốc ký duyệt cho vay đựơc chuyển cho kế toán thực hiện nghiệp vụ hạch toán kế toán, thanh toán, chuyển thủ quỹ để giải ngân cho khách hàng.

Bước 4: sau khi cho vay, cán bộ TD thực hiện kiểm tra việc sử dụng vốn vay, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và đôn đốc thu hồi nợ theo đúng cam kết đã thoả thuận trong hợp đồng TD. Trường hợp có rủi ro liên quan đến món vay, tiến hành lập biên bản xác định thiệt hại, báo cáo với cấp trên để có biện pháp xử lý kịp thời.

Quy trình TD được thực hiện một cách nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn vốn. Quyết định cho vay phải dựa trên cơ sở khách quan về tính khả thi của phương án vay, phù hợp với cơ chế, chính sách TD.

2.2.1.3. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam phục vụ phát triển làng nghề của tỉnh

- Hoạt động tạo vốn:

Với phương châm “đi vay để cho vay”, thời gian qua NHNo&PTNT Quảng Nam đã có nhiều giải pháp để tăng cường huy động vốn thuộc mọi thành phần kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất, phát triển ngành nghề ở khu vực nông nghiệp nông thôn.

Mặc dù có nhiều NHTM trên địa bàn với mức độ cạnh tranh gay gắt, NHNo&PTNT Quảng Nam với lợi thế về mạng lưới hoạt động, đã tăng cường quảng bá tiếp thị thương hiệu đến từng doanh nghiệp, các đơn vị hành chính sự nghiệp và triển khai đến từng thôn xóm, thường xuyên nắm bắt thông tin để điều chỉnh lãi suất một cách hợp lý, theo diễn biến của thị trường, có chính sách khuyến mãi phù hợp đặc điểm tâm lý, thị hiếu khách hàng..., nên nguồn vốn huy động qua các năm đều có sự tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước. Dưới đây là tình hình huy động vốn của chi nhánh NHNo&PTNT Quảng Nam qua các năm (bảng 2.4).

Bảng 2.4: Tình hình huy động vốn của chi nhánh NHNo&PTNT Quảng Nam từ năm 2001-2005

Đơn vị: Tỷ đồng


Chỉ tiêu

2001

2002

2003

2004

2005

Nguồn vốn huy động

1.036

1.093

1.234

1.301

1.543

- Tỷ lệ tăng trưởng (%)


5,52

12,91

5,36

18,71

- Tiền gửi dân cư

240

362

455

575

876

- Tiền gửi tổ chức kinh tế

105

97

103

178

219

- Tiền gửi kho bạc

691

634

676

548

449

- Tỷ trọng tiền gửi dân cư (%)

23,20

33,08

36,81

44,21

56,75

- Tỷ trọng tiền gửi TCKT (%)

10,08

8,89

8,39

13,67

14,17

- Tỷ trọng tiền gửi kho bạc (%)

66,72

58,03

54,80

42,12

29,08

Nguồn:Báo cáo tổng kết NHNo&PTNT Quảng Nam các năm 2001, 2002, 2003, 2004, 2005.

Nguồn vốn huy động đến 31/12/2005 đạt 1.543 tỷ đồng, tăng 507 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 49,1% so với năm 2001, tốc độ tăng trung bình hàng năm 12% (sơ đồ 2.3).

Sơ đồ 2.3: Đường biểu diễn tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT Quảng Nam

Tæng nguån vèn huy ®éng

1800

1600

1400

1200

1000

800

600

400

200

0

2001

2002

2003

2004

2005


Nguồn vốn huy động tại NHNo&PTNT Quảng Nam từ năm 2001 đến năm 2003 có số dư tiền gởi kho bạc chiếm tỷ trọng lớn, trong khi loại tiền này thường không ổn định. NHNo&PTNT Quảng Nam đã tập trung chỉ đạo vừa tăng trưởng vừa thay đổi cơ cấu nguồn vốn huy động, bảo đảm phát triển an toàn và bền vững. Bằng cách xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả đề án huy động vốn trong dân cư. Đến đến 31/12/2005 vốn huy động trong dân cư là 876 tỷ đồng, tăng 636 tỷ đồng so năm 2001, đưa tỷ trọng từ 23,2% lên 56,7% trong tổng nguồn vốn huy động. Các chi nhánh có tốc độ tăng trưởng vốn trong dân cư tương đối cao như Núi Thành, Chu Lai, Bắc Điện Bàn, Điện Nam-Điện Ngọc, Vùng B Đại Lộc, Đông Giang, Tam Đàn, Trường Xuân. Đây là một kết quả đáng khích lệ, thể hiện tính chủ động của chi nhánh trong việc đáp ứng nhu cầu vay vốn phát triển kinh tế địa phương nói chung, phục vụ phát triển làng nghề nói riêng.

Tiền gửi của các tổ chức kinh tế có xu hướng tăng nhanh, đến 31/12/2005 là 219 tỷ đồng, chiếm 14,1% tổng nguồn vốn huy động. Đây là nguồn tiền gửi có chi phí huy động thấp nhất. Mục đích của việc gửi tiền nhằm thanh toán, vì vậy khách hàng quan tâm nhiều hơn đến tính đơn giản trong thủ tục và thuận lợi, nhanh gọn trong các khâu gửi, rút

tiền hơn là lãi suất mà họ được hưởng. Chính vì vậy, trong những năm qua, NHNo&PTNT Quảng Nam đã tăng cường tiếp thị trên cơ sở áp dụng tốt các dịch vụ thanh toán, ngân quỹ..., do vậy đã thu hút được khối lượng lớn khách hàng là các tổ chức kinh tế đến gửi tiền (bảng 2.5).

Bảng 2.5: Nguồn vốn huy động theo kỳ hạn gửi tiền



Nguồn vốn huy động

2001

2002

2003

2004

2005

- Tiền gửi không kỳ hạn

800

737

781

726

671

- Tiền gửi có kỳ hạn

236

356

453

574

872

+ Tiền gửi có kỳ hạn<12T

77

80

44

105

69

+ Tiền gửi có kỳ hạn >12T

159

276

409

469

803

Cộng

1.036

1.093

1.234

1.301

1.543

Nguồn: Báo cáo tổng kết NHNo&PTNT Quảng Nam các năm 2001, 2002, 2003, 2004, 2005.

Từ việc triển khai có hiệu quả Đề án huy động vốn trong dân cư, tiền gửi không kỳ hạn có xu hướng giảm dần cả về số lượng và tỉ trọng trong tổng nguồn vốn. Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng liên tục tăng, đến cuối năm 2005 là 802.964 triệu đồng, tăng gấp 5 lần so với năm 2001, tốc độ tăng bình quân trong giai đoạn này là 34,8%/ năm, chiếm tỷ trọng cao nhất 52,2% trong tổng nguồn vốn. Đây là cơ sở để NHNo&PTNT phát triển hình thức cho vay trung, dài hạn nhằm mở rộng quy mô kinh doanh, đổi mới công nghệ sản xuất cho các doanh nghiệp và các cơ sở làng nghề.


- Cấp tín dụng:

Thực hiện mục tiêu của NHNo&PTNT Việt Nam: "Tập trung sức toàn hệ thống, thực hiện bằng được những nội dung cơ bản theo tiến độ Đề án cơ cấu lại NHNo&PTNT Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 đã được phê duyệt và tập trung xây dựng NHNo&PTNT Việt Nam thành tập đoàn tài chính; tiếp tục duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý, đảm bảo cân đối, an toàn và khả năng sinh lời, đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nông thôn, mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ NH đủ năng lực cạnh tranh; tập trung đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư và đổi mới công nghệ ngân hàng

đủ năng lực cạnh tranh; tập trung đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư và đổi mới công nghệ NH phù hợp với HĐH, đủ năng lực hội nhập. Nâng cao năng lực tài chính và phát triển giá trị thương hiệu trên cơ sở đẩy mạnh và kết hợp với văn hoá doanh nghiệp" [17].

Trên cơ sở chủ trương, đường lối và chính sách phát triển kinh tế - xã hội địa phương, NHNo&PTNT Quảng Nam xây dựng chiến lược kinh doanh và đề ra các giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động TD một cách ổn định và vững chắc.

Kết quả qua các năm, tốc độ tăng trưởng dư nợ làng nghề được thể hiện ở bảng

2.6.

Bảng 2.6: Dư nợ cho vay làng nghề theo địa bàn

Đơn vị tính: triệu đồng


Huyện, thị xã

2001

2002

2003

2004

2005

Thị xã Tam Kỳ

400

703

961

1.219

1.306

Thị xã Hội An

520

520

710

650

960

Huyện Duy Xuyên

5.363

7.996

9.895

11.961

16.880

Huyện Thăng Bình




126

129

Huyện Núi Thành

819

1.154

1.708

2.372

2.990

Huyện Điện Bàn

1.336

1.949

2.464

3.025

4.348

Tổng cộng

8.438

12.322

15.738

19.353

26.613

Nguồn : Báo cáo của các chi nhánh ngân hàng cơ sở.


Khôi phục và phát triển làng nghề là một nội dung quan trọng trong chiến lược kinh tế của Đảng và Nhà nước ta. Do vậy, hoạt động cấp TD của các NHTM nói chung, NHNo&PTNT nói riêng đối với làng nghề phải được coi trọng và ngày càng được tăng lên.

Năm 2001, tổng nguồn vốn TD được đầu tư cho các làng nghề của NHNo&PTNT chỉ chiếm 2,2% trong tổng vốn đầu tư cho hộ sản xuất. Nhưng đến năm 2005, khối lượng này đã tăng lên đạt mức 3,1%. Bước đầu, việc cho vay làng nghề dệt vải, mua sắm máy

móc thiết bị nhưng đến năm 2005 thì hầu hết vốn TD tăng trưởng ở lĩnh vực này đã đầu tư cho toàn bộ các cơ sở làng nghề có nhu cầu đổi mới công nghệ và tăng năng suất lao động.

Tùy theo đặc điểm, khả năng phát triển, nhu cầu vốn và khả năng tài chính các hộ trong cơ sở làng nghề mà có sự bố trí vốn thích hợp. Tổng dư nợ cho vay làng nghề đến cuối năm 2005 là 26.613 triệu đồng tăng 18.174 triệu đồng. Đầu tư TD không những đ- ược mở rộng tăng về số lượng mà chất lượng cũng được nâng cao. Nợ quá hạn được giảm xuống, chiếm tỉ trọng không đáng kể, bằng 0,2% trong tổng dư nợ cho vay làng nghề (bảng 2.7).

Bảng 2.7: Dư nợ cho vay làng nghề

Đơn vị tính: triệu đồng


Làng nghề

2001

2002

2003

2004

2005

Dẹt chiếu Thạch Tân

100

240

364

499

455

Bún Phương Hoà

50

130

217

300

401

Đan lát Tam Vinh

250

330

380

420

450

Mộc Kim Bồng

520

520

710

650

960

Dệt vải Phú Bông

2.074

3.449

3.908

4.188

4.393

Tơ lụa Mã Châu

860

1.650

2.360

3.901

7.433

ươm tơ Đông Yên

2.080

2.423

2.725

2.880

3.520

Dệt chiếu Bàn Thạch

161

180

270

292

502

Dệt chiếu An Phước

93

125

176

205

272

Hải sản TrungPhường

95

169

456

495

760

Hương Quán Hương




126

129

Nước mắm Tam Tiến

100

215

268

750

920

Mây, tre, trúc NT

200

320

760

812

1.100

Xơ dừa Tam Hải

500

619

680

810

970

Nước mắm Hà Quảng

126

273

416

594

864

Bánh tráng Phú Triêm

27

56

85

87

105

Dệt Nông Sơn

37

180

312

420

1056

Đúc đồng Phước Kiều

72

102

127

132

151

49

62

169

205

209

Nghề khác

1.025

1.276

1.355

1.587

1.963

Tổng cộng

8.438

12.322

15.738

19.353

26.613

Chiếu chẽ Triêm Tây

Nguồn : Báo cáo các chi nhánh ngân hàng cơ sở


Cho vay phát triển làng nghề được vận hành theo cơ chế cho vay phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Đối tượng chính để đầu tư TD vào làng nghề được hạch toán theo dõi chung với loại cho vay hộ sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, còn có các hợp tác xã, doanh nghiệp cũng vay vốn đầu tư để mở rộng và phát triển sản xuất tại các làng nghề.

Điển hình những cơ sở có dư nợ cao như làng dệt Phú Bông 4.393 triệu đồng, làng tơ lụa Mã Châu 7.433 triệu đồng, làng ươm tơ Đông Yên 3.520 triệu đồng, làng mây tre trúc Núi Thành 1.100 triệu đồng (bảng 2.7)…

Bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu vốn lưu động cho khu vực làng nghề, NHNo&PTNT Quảng Nam còn rất chú trọng đến việc cung ứng vốn trung và dài hạn để đáp ứng nhu cầu đầu tư đổi mới trang thiết bị, ứng dụng công nghệ hiện đại và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao năng lực sản xuất, năng suất lao động và sức cạnh tranh.

Đầu tư phát triển làng nghề đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng như: hệ thống đường giao thông nông thôn được nâng cấp và hoàn thiện. Tại các làng nghề, hệ thống đường giao thông hầu như được nhựa hoá hay bê tông hoá, đã đảm bảo thuận lợi cho các phương tiện giao thông, giúp đẩy nhanh quá trình việc sản xuất và lưu thông hàng hoá. Hệ thống đường điện đã về tới hầu hết các làng nghề.

Bảng 2.8: Tình hình tăng trưởng khách hàng

Đơn vị tính: cơ sở, hộ


Làng nghề

2001

2002

2003

2004

2005

Dẹt chiếu Thạch Tân

12

17

22

22

25

Bún Phương Hoà

10

12

13

14

21

Đan lát Tam Vinh

23

25

26

26

29

3

3

4

4

7

Dệt vải Phú Bông

91

96

110

136

152

Tơ lụa Mã Châu

22

35

42

53

91

Ươm tơ Đông Yên

80

80

90

90

110

Dệt chiếu Bàn Thạch

15

15

21

22

32

Dệt chiếu An Phước

11

12

15

21

21

Hải sản TrungPhường

5

7

22

22

25

Hương Quán Hương




12

12

Nước mắm Tam Tiến

5

11

15

21

23

Mây, tre, trúc NT

18

22

29

31

37

Xơ dừa Tam Hải

24

48

49

49

49

Nước mắm Hà Quảng

21

39

52

61

72

Bánh tráng Phú Triêm

5

5

6

6

6

Dệt Nông Sơn

5

12

14

29

29

Đúc đồng Phước Kiều

6

10

12

12

12

Chiếu chẽ Triêm Tây

11

11

15

17

21

Nghề khác

122

125

125

131

142

Tổng cộng

489

585

682

779

916

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/05/2022