nhưng chưa thực sự gắn bó chặt chẽ và chưa phát huy tinh thần trách nhiệm của mỗi bên nhất là ở cấp cơ sở.
Sáu là, hiệu quả công tác quản lý TD và quản lý rủi ro TD thấp do những hạn chế về trình độ, năng lực và kinh nghiệm quản lý trong bộ máy quản lý TD của NHNo&PTNT. Cho đến nay, các NH này vẫn chưa thiết lập được hệ thống quản lý rủi ro hợp lý và chưa có chiến lược phát triển hoạt động TD phù hợp, chưa ứng dụng những kỹ thuật quản trị cần thiết trong công tác quản lý TD (chẳng hạn quản lý rủi ro kỳ hạn hoặc quản lý rủi ro lãi suất...). Những hạn chế này làm cho hoạt động của NHNo&PTNT còn chứa đựng những nguy cơ phát triển thiếu bền vững.
Bảy là, tổ chức bộ máy TD và đội ngũ cán bộ TD còn nhiều bất cập. Tuy đã có những đổi mới bước đầu, nhưng bộ máy quản lý TD trong các NH này vẫn còn cồng kềnh, chồng chéo; trình độ và năng lực của một bộ phận cán bộ làm công tác quản lý TD (nhất là ở các chi nhánh cấp huyện) còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý và kinh doanh trong cơ chế thị trường.
Tám là, công nghệ thông tin chưa được ứng dụng rộng rãi trong công tác quản lý TD. Việc quản lý thiên về sử dụng nhiều lao động và công nghệ còn thủ công như hiện nay đã làm hạn chế nhiều tới hiệu quả công tác quản lý TD. Sự yếu kém của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ cũng làm giảm hiệu quả phục vụ TD của NH cho quá trình phát triển làng nghề.
Nhìn tổng quát, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những hạn chế yếu kém trong hoạt động TD của NHNo&PTNT Quảng Nam là năng lực tổ chức hoạt động của chi nhánh và các đơn vị thành viên chưa thật tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ của nó, đội ngũ cán bộ, nhân viên NH chưa thật nhạy bén, năng động trong cơ chế thị trường.
Chương 3
Phương hướng và giải pháp tiếp tục đổi mới hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam nhằm phục vụ có hiệu quả
việc phát triển làng nghề trên địa bàn
3.1. Phương hướng đổi mới tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quảng nam nhằm phục vụ phát triển làng nghề
3.1.1. Dự báo phát triển các làng nghề ở tỉnh Quảng Nam đến năm 2015
3.1.1.1. Chủ trương của Đảng bộ và chính quyền tỉnh Quảng Nam về phát triển làng nghề trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX xác định phương hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2015 là:
Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, quyết tâm đổi mới, tạo bước đột phá đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp và dịch vụ. Phát triển kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hoá, tiến bộ và công bằng xã hội, chăm lo sự phát triển toàn diện con người... phấn đấu xây dựng Quảng Nam thành tỉnh công nghiệp [6, tr.42].
Để thực hiện định hướng trên, mục tiêu chủ yếu phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Nam đến năm 2010 là tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 14%/ năm. Đến năm 2010, GDP bình quân đầu người đạt 900 USD, giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm 28%, các ngành dịch vụ tăng bình quân hàng năm 18%, phấn đấu thu hút 3 triệu lượt khách du lịch vào năm 2010; sản xuất nông nghiệp tăng bình quân hàng năm 5%. Đến
năm 2010, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ chiếm trên 82% GDP. Tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm đạt 1.150 triệu USD, tăng bình quân trên 27%/năm, và đạt 350 triệu USD vào năm 2010. Tăng tỷ lệ thu ngân sách từ phát sinh kinh tế bình quân hàng năm khoảng 20%; đến năm 2010 đáp ứng cơ bản nhu cầu chi thường xuyên của tỉnh. Giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo, đến năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn dưới 18% (theo tiêu chí mới); hoàn thành chương trình xoá nhà tạm trên toàn tỉnh. Giải quyết việc làm mới khoảng 180.000 lao động; chuyển dịch cơ cấu lao động sang lĩnh vực phi nông nghiệp chiếm trên 45%.
Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong giai đoạn 2006 - 2015 là công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp trước năm 2020... Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng kinh tế hàng hoá - sản xuất thực phẩm, nguyên liệu, hàng thủ công và phát triển dịch vụ [6, tr.44-45]. Hình thành cơ cấu kinh tế vào năm 2010 với tỷ trọng công nghiệp khoảng 41,5%, các ngành dịch vụ khoảng 40,5% và nông - lâm - ngư nghiệp khoảng 18% trong GDP [35, tr.40].
Quảng Nam chủ trương đẩy mạnh CNH, HĐH theo hướng lấy công nghiệp và dịch vụ làm ngành chủ yếu, tạo ra thế và lực mới từ nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ, du lịch sang du lịch, dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến thực phẩm, hàng mây tre, đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ, dệt may; sản xuất giấy; xi măng, vật liệu xây dựng và ngành xây dựng; công nghiệp cơ khí, ôtô, xe máy, thuỷ tinh; sản xuất điện năng; công nghiệp điện tử; hoá chất và phân bón. Trong đó ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp chế xuất. Khuyến khích các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, các ngành tạo nguồn thu lớn cho ngân sách; đồng thời, có những bước đi tắt hướng đến kinh tế tri thức, từng bước hình thành các ngành sử dụng công nghệ cao [35, tr.45].
Phát triển du lịch, thương mại - xuất, nhập khẩu; tài chính, TD, bảo hiểm; dịch vụ tư vấn và chuyển giao công nghệ; bưu chính - viễn thông, hàng hải, hàng không, đào tạo, y tế... Trong đó, ưu tiên hàng đầu là phát triển mạnh du lịch, đào tạo và tài chính. Bắt đầu từ Hội An và Chu Lai, phát triển Quảng Nam thành một trong những trung tâm du lịch lớn và dần dần phát triển thành một trung tâm tài chính và đào tạo. Phấn đấu đạt được bước tiến quan trọng về hàng hải, hàng không, hoạt động của khu thương mại tự do trong Khu kinh tế mở Chu Lai, lĩnh vực tài chính, NH, viễn thông và công nghệ thông tin [6, tr. 45-46].
Tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ; chuyển từ nền nông nghiệp tự túc lương thực là chủ yếu thành nền nông nghiệp sản xuất thực phẩm và nguyên liệu là chủ yếu; từ nền nông nghiệp tính toán bằng hiện vật là chủ yếu sang nền nông nghiệp tính toán bằng giá trị. Nâng tỷ trọng chăn nuôi từ 28% hiện nay lên 35% trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp gắn với tăng cường phòng chống dịch bệnh an toàn.
Để thực hiện chủ trương trên, việc phát triển làng nghề phải phục vụ cho việc đẩy mạnh sản xuất hàng hoá, khai thác thế mạnh về tài nguyên, nguồn nhân lực và các lợi thế đảm bảo tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững và có hiệu quả. Cụ thể là:
- Phát triển công nghiệp ở nông thôn và làng nghề phải kết hợp chặt chẽ giữa các ngành nông nghiệp, công nghiệp và thương mại, đồng thời có sự tác động hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Tăng cường đầu tư phát triển công nghiệp miền núi, vùng sâu, vùng xa gắn với việc đầu tư phát triển kinh tế, xã hội miền núi, góp phần nâng cao mức sống của nhân dân.
- Đầu tư phát triển công nghiệp ở nông thôn và làng nghề cần phải lựa chọn quy mô phù hợp, kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại để tạo ra những sản phẩm có chất lượng, có sức cạnh tranh cao, giải quyết được nhiều lao động và việc làm.
- Phát triển làng nghề phải bảo đảm kết hợp một cách hợp lý sự bảo tồn các yếu tố truyền thống, tạo ra những sản phẩm có nét độc đáo, tinh xảo, giữ được những nét đặc trưng về bản sắc văn hoá dân tộc.
3.1.1.2. Phương hướng phát triển làng nghề trên địa bàn Quảng Nam
Để nhanh chóng phát triển các làng nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo hướng bền vững, phát huy được những tiềm năng sẵn có, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, trong những năm đến, công tác chỉ đạo, quản lý phát triển làng nghề được triển khai theo định hướng sau:
- Gắn việc xây dựng và phát triển các cụm công nghiệp làng nghề ở nông thôn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đi đôi với phát triển thương mại, dịch vụ, quy hoạch chỉnh trang nông thôn, giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường.
- Vận dụng linh hoạt các chủ trương chính sách của Nhà nước, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi nhất nhằm khuyến khích thu hút vốn đầu tư của tất cả các tầng lớp nhân dân vào sản xuất công nghiệp, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm xuất khẩu, chế biến nông lâm thuỷ sản, các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp truyền thống và tích cực du nhập các nghề mới ở từng địa phương.
- Khôi phục và duy trì ở mức độ nhất định những làng nghề sản xuất những sản phẩm truyền thống mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc mà hiện nhu cầu thị trường có xu hướng giảm sút. Đẩy mạnh phát triển những làng nghề mà sản phẩm của nó đang có nhu cầu lớn trên thị trường, tập trung phát triển mạnh những sản phẩm xuất khẩu. Khôi phục làng nghề truyền thống đi đôi với phát triển làng nghề mới phù hợp với nhu cầu thị trư- ờng.
- Phát triển làng nghề truyền thống trên cơ sở kết hợp có hiệu quả yếu tố truyền thống với yếu tố hiện đại. Chú ý bảo tồn một số công nghệ cổ truyền tinh xảo, độc đáo, tập trung đổi mới, phát triển công nghệ tiên tiến hiện đại phù hợp vào sản xuất trong các làng nghề.
- Tạo được mối quan hệ liên kết, hợp tác, hỗ trợ tác động giữa các khu công nghiệp, các cụm công nghiệp với các cụm công nghiệp làng nghề; giữa các vùng, miền nhằm tạo sự phát triển đồng bộ, phát huy tốt các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh và lợi thế vùng, khu vực.
Những mục tiêu chung cần đạt được là góp phần phát triển kinh tế với tốc độ cao và bền vững, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, hạn chế khoảng cách về thu nhập giữa thành thị và nông thôn; gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong CNH, HĐH đất nước. Thiết lập hệ thống sản xuất cạnh tranh và bền vững, cải thiện hệ thống phát triển sản phẩm thủ công, giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống, tăng cường năng lực cho các làng nghề, kiện toàn và phát triển khung thể chế ngành tiểu thủ công nghiệp, làng nghề.
Những mục tiêu cụ thể đến năm 2010:
+ Tăng trưởng bình quân về giá trị sản xuất của làng nghề là 20%.
+ Tạo việc làm cho khoảng 50% lực lượng lao động tại nông thôn.
+ Đào tạo khoảng 10 ngàn lao động, cả lao động mới và lao động có tay nghề cao.
+ Tăng thu nhập bình quân cho người lao động trong làng nghề từ 30-50%.
3.1.2. Phương hướng phát triển tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhằm phục vụ phát triển các làng nghề ở tỉnh Quảng Nam đến năm 2015
3.1.2.1. Mở rộng quy mô và mạng lưới hoạt động, tập trung nguồn vốn lớn đáp ứng tốt nhất yêu cầu đầu tư của các làng nghề trên cơ sở quán triệt nguyên tắc thương mại và thị trường có sự điều tiết của nhà nước
Trong những năm qua, với vai trò chủ lực trong việc đầu tư vốn phát triển kinh tế khu vực nông nghiệp, nông thôn. NHNo&PTNT Quảng Nam với hệ thống các chi nhánh xuống tận các xã, đang dần trở thành địa chỉ tin cậy và thường xuyên của bà con nông dân. Để TD NH thực sự trở thành một kênh dẫn vốn có hiệu quả đối với quá trình khôi phục và phát triển làng nghề theo hướng CNH, HĐH, đòi hỏi các chi nhánh NH trên địa bàn trước hết phải tăng trưởng nguồn vốn.
Bảng 3.1 là dự kiến nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT Quảng Nam đến năm 2010.
Bảng 3.1: Dự kiến kiến nguồn vốn huy động đến năm 2010
Đơn vị tính: triệu đồng
2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | |
Nguồn vốn huy động | 1.720 | 1.910 | 2.100 | 2.350 | 2.600 |
- Tiền gửi dân cư | 1.050 | 1.210 | 1.350 | 1.540 | 1.700 |
- Tiền gửi tổ chức kinh tế | 260 | 300 | 350 | 410 | 500 |
- Tiền gửi kho bạc | 410 | 400 | 400 | 400 | 400 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nhu Cầu Về Vốn Cho Phát Triển Các Làng Nghề Ở Tỉnh Quảng Nam
- Hoạt Động Tín Dụng Của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Quảng Nam Phục Vụ Phát Triển Làng Nghề Của Tỉnh
- Đánh Giá Thực Trạng Hoạt Động Của Tín Dụng Của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Quảng Nam Đối Với Phát Triển Các Làng Nghề Trên Địa
- Tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với việc phát triển làng nghề tại tỉnh Quảng Nam - 10
- Tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với việc phát triển làng nghề tại tỉnh Quảng Nam - 11
- Tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với việc phát triển làng nghề tại tỉnh Quảng Nam - 12
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
Nguồn: NHNo&PTNT Quảng Nam.
Một là, xác định rõ huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm và có ý nghĩa quyết định đến việc thực hiện hoàn thành kế hoạch kinh doanh, không có nguồn vốn ổn định thì không thể mở rộng được kinh doanh. Yêu cầu về vốn TD cho phát triển làng nghề từ nay đến năm 2010 là rất lớn. Các tổ chức TD trên địa bàn cần có những biện pháp để mở rộng huy động vốn thích hợp.
Hai là, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống màng lưới hiện có, đảm bảo thu hút được khách hàng trên cơ sở nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ, cung cấp tiện ích và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Ba là, tập trung chỉ đạo về công tác huy động nguồn vốn, nhất là nguồn vốn trong dân cư, tăng cường tính tự chủ, sáng tạo của các chi nhánh khơi tăng nguồn vốn huy động trên từng địa bàn. Thay đổi cơ cấu nguồn vốn hợp lý nâng cao tỷ trọng nguồn vốn trung dài hạn trong tổng nguồn, quan tâm đến huy động vốn ngoại tệ từng bước chủ động nguồn vốn ngoại tệ trong kinh doanh. Tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh đối ngoại, kinh doanh vốn, hợp tác quốc tế làm hậu thuẫn cho các nghiệp vụ huy động vốn ngoại tệ, kiều hối, thu gom ngoại tệ mặt phát triển và tạo điều kiện để thu hút khách hàng.
3.1.2.2. Thực hiện phương châm đi vay để cho vay, bảo toàn vốn, coi đó là điều kiện cần thiết cho sự tồn tại và phát triển tín dụng ngân hàng
Bảng 3.2: Kế hoạch dư nợ làng nghề qua các năm
Đơn vị tính: triệu đồng
2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | |
- Dư nợ | 33.500 | 41.900 | 52.500 | 65.600 | 83.500 |
+ Ngắn hạn | 17.000 | 21.900 | 27.000 | 33.000 | 41.500 |
+ Trung, dài hạn | 16.500 | 20.000 | 25.500 | 32.600 | 42.000 |
Nguồn: NHNo&PTNT Quảng Nam.
Mục tiêu mở rộng huy động là nhằm thu hút tối đa nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế. Để tăng cường nguồn vốn TD đầu tư sinh lợi, trực tiếp phục vụ cho quá trình khôi phục và phát triển làng nghề, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng CNH, HĐH, hướng phát triển TD của NHNo&PTNT phải coi trọng phương châm đi vay để cho vay và bảo toàn vốn. Cụ thể là:
- Tiếp tục giữ vững thị trường nông nghiệp, nông thôn, chuyển hướng đầu tư, ưu tiên vốn cho các dự án có hiệu quả của hộ sản xuất và của doanh nghiệp. Nhu cầu vốn cho làng nghề rất lớn, mở rộng TD đối với khu vực này cũng là thực hiện vai trò TD NH nhằm hỗ trợ ngành nghề,làng nghề nông thôn phát triển. Đồng thời, đây cũng là hướng
đi cơ bản nhằm thực hiện chính sách đa dạng hoá khách hàng,tăng thu nhập, phân tán rủiro trong hoạt động cho vay củaNH.
- Mở rộngTD NH đối với khôi phục và phát triểnlàng nghề phải tập trung đầu tưcó trọng điểm, tránh dàn trải.Căn cứ vào phương hướng phát triển làng nghề của tỉnh,thời gianđến phải đặc biệt quan tâm đến việc đầu tưTD vào cáclàng nghềnằm trong quy hoạch phát triển và cáclàng nghề truyền thống thuộc diện cần được bảo vệ.
- Mở rộngTD đi đôi với việc nâng cao chất lượngTD, bảo đảm an toàn vốn. Đầutư phát triển làng nghề,phải xem chất lượng TD là ưu tiên hàng đầu. Tập trung bố trí vốn cho các dự án có hiệu quả của hộ sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong các làng nghề. Bảo đảm nguyên tắc hai bên cùng có lợi,NH thuđược nợ và lãitrong đầu tưTD,cáccơ sở sản xuất cũng được đáp ứng nhu cầu về vốn và các dịch vụkhác đểhoạt động kinh doanh thu lợi nhuận.
3.2. giải pháp tiếp tục đổi mới hoạt động tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Nam nhằm phục vụ có hiệu quả việc phát triển làng nghề trên địa bàn
3.2.1. Nhóm giải pháp tạo vốn
Để TD NH thực sự trở thành một kênh dẫn vốn có hiệu quả đối với quá trình phát triển làng nghề theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh Quảng Nam. Các chi nhánh NHNo&PTNT trên địa bàn trước hết phải tăng trưởng nguồn vốn, nếu không tăng trưởng được nguồn vốn thì không thể tăng trưởng được dư nợ. Do đó, việc tăng trưởng nguồn vốn huy động là một yêu cầu thiết thực đòi hỏi NH cần có những giải pháp hữu hiệu nhằm đáp ứng một cách đầy đủ nhu cầu vốn đối với nền kinh tế nói chung, phát triển làng nghề nói riêng.
Huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm và có ý nghĩa quyết định đến việc thực hiện hoàn thành kế hoạch kinh doanh, không có nguồn vốn ổn định thì không thể mở rộng được kinh doanh. Để thực hiện được mục tiêu huy động vốn đạt hiệu quả trên địa bàn hoạt động của mình, các tổ chức TD trên địa bàn cần có những giải pháp huy động vốn phù hợp với từng điều kiện cụ thể trong từng giai đoạn. Đó là:
- Đa dạng các hình thức huy động vốn bao gồm các nguồn tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm có kỳ hạn, phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn, dài hạn. Tuyên truyền và