Sự Phát Triển Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Trong Khu Vực Công


(Nguồn: Tác giả thống kê) Thông qua các đề tài đã nghiên cứu nêu trên, cho ta thấy rằng việc nghiên cứu và ứng dụng trong thực tiễn về việc vận hành hệ thống KSNB tại các tổ chức thuộc khu vực công nói chung và các tổ chức giáo dục nói riêng là vấn đề quan trọng và được quan tâm thực hiện không chỉ ở nước ngoài mà còn ở trong nước. Qua kết quả nghiên cứu của các công trình cho thấy phần nào những yếu kém, tồn tại trong công tác vận hành hệ thống KSNB đều được đề cập đến, bao gồm các nhóm giải pháp liên quan đến các cấp quản lý Nhà nước và các nhóm giải pháp liên quan đến từng đơn vị cụ thể như: hoàn thiện hệ thống KSNB nói chung của các đơn vị hoặc đi vào chi tiết cải tiến về các nhân tố tác động đến sự hữu

hiệu của hệ thống KSNB môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro; hoạt động kiểm soát; thông tin, truyền thông và giám sát cho các hoạt động của các tổ chức nói chung hoặc chỉ cho riêng hoạt động cụ thể của đơn vị. Qua đó những nghiên cứu trước đây, tác giả nhận thấy rằng đã góp phần hoàn thiện hơn hệ thống KSNB của các tổ chức, đặc biệt là cho các trường đại học, cao đẳng trong thời kỳ hội nhập phát triển ngày nay.

Tuy nhiên, theo tác giả các đề tài nghiên cứu trên còn những hạn chế hay nói khác hơn chính là những khoảng trống mà chúng ta có thể nghiên cứu mở rộng, điều này thể hiện ở các khía cạnh sau:

- Thứ nhất, hầu hết các đề tài sử dụng cơ sở lý luận về hệ thống KSNB trong các tổ chức thuộc khu vực công theo hướng dẫn KSNB của INTOSAI phiên bản cũ như 1992, 2004; thậm chí có đề tài chỉ sử dụng cơ sở lý thuyết về KSNB theo COSO 1992 chung cho các tổ chức mà không có tính đặc thù cho các tổ chức thuộc khu vực công.

- Thứ hai, để thực hiện các công trình, các tác giả chủ yếu chỉ sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính với dữ liệu thứ cập, rất ít đề tài sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng và sử dụng cả dữ liệu sơ cấp. Điều này cho thấy phương pháp nghiên cứu mà các tác giả sử dụng chưa hiện đại và phần nào làm hạn chế tính thuyết phục của kết quả nghiên cứu.

- Thứ ba, chưa có công trình nghiên cứu nào về sự hữu hiệu của hệ thống KSNB trong tại trường ĐH TDM.

Từ những nhận xét trên, tác giả đã chọn và nghiên cứu đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường đại họcThủ Dầu Một”. Điểm mới của đề tài so với các công trình nghiên cứu tổng quan trước thể hiện ở những khía cạnh sau:

Đề tài được thực hiện trong thời gian từ tháng 4/2019 đến tháng 2/2020 tại trường ĐH TDM mà các đề tài trước chưa thực hiện.

Đề tài sử dụng cơ sở lý thuyết về hệ thống KSNB theo hướng dẫn của INTOSAI phiên bản 2013 bao gồm 5 yếu tố cấu thành gồm môi trường kiểm soát; đánh giá rủi ro; hoạt động kiểm soát; thông tin, truyền thông và giám sát mà các công trình nghiên cứu trước chưa sử dụng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Tác giả sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng cũng như

sử dụng cả dữ liệu sơ cấp và thứ cấp mà nhiều nghiên cứu trước chưa áp dụng để thực hiện đề tài.

Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường đại học Thủ Dầu Một - 4

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Chương này trình bày khái quát các nghiên cứu có liên quan hệ thống KSNB đã được thực hiện ở nước ngoài cũng như tại Việt Nam. Trên cơ sở tìm hiểu, nhận xét, xác định những điểm tồn tại của các đề tài nghiên cứu trước, tác giả đã xác định khe trống trong nghiên cứu và tìm hướng nghiên cứu mới trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu nước ngoài và các nghiên cứu trong nước nhằm thực hiện đề tài nghiên cứu về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB của trường ĐH TDM thông qua việc sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT


2.1. Sự phát triển của hệ thống kiểm soát nội bộ trong khu vực công

Các nghiên cứu về KSNB sau đó được phát triển mạnh, chuyên sâu vào các loại tổ chức hoặc các loại hình hoạt động khác nhau. Trong khu vực công, KSNB cũng rất được quan tâm. Hướng dẫn về KSNB của INTOSAI đã được ban hành năm 1992 và cập nhật năm 2013, đưa ra các quan điểm và hướng dẫn về KSNB trong các đơn vị thuộc khu vực công. Tại Hoa Kỳ, chuẩn mực về KSNB trong chính quyền liên bang được Cơ quan Kiểm toán Nhà nước (GAO) ban hành năm 1999. Nhìn chung, các chuẩn mực về KSNB trong khu vực công hiện nay đặt trên nền tảng của Báo cáo COSO 1992 với những điểm chính sau:

+ Xác định KSNB là một bộ phận/quy trình không thể thiếu trong tổ chức nhằm đạt được các mục tiêu về:

- Hiệu lực và hiệu quả của các hoạt động, bao gồm cả việc bảo vệ các nguồn lực không bị thất thoát, hư hỏng hoặc sử dụng sai mục đích.

- Báo cáo tài chính đáng tin cậy.

- Tuân thủ luật pháp và các quy định.

+ Xác định các chuẩn mực về KSNB trong năm yếu tố:

- Môi trường kiểm soát, bao gồm việc tạo lập một cơ cấu và kỷ cương trong toàn bộ hoạt động của đơn vị.

- Đánh giá rủi ro, liên quan đến việc nhận biết, phân tích và lựa chọn những giải pháp đối phó với các sự kiện bất lợi cho đơn vị trong việc thực hiện các mục tiêu.

- Các hoạt động kiểm soát bao gồm các phương thức cần thiết để kiểm soát như xét duyệt, phân quyền, kiểm tra, phân tích rà soát… trong từng hoạt động cụ thể của đơn vị.

- Thông tin và truyền thông liên quan đến việc tạo lập một hệ thống thông tin và truyền đạt thông tin hữu hiệu trong toàn tổ chức, phục vụ cho việc thực hiện tất cả các mục tiêu kiểm soát nội bộ. Trong điều kiện tin học hóa, hệ thống thông tin còn bao gồm cả việc nhận thức, phát triển và duy trì hệ thống phù hợp với đơn vị.

- Giám sát bao gồm các hoạt động kiểm tra, đánh giá thường xuyên và định kỳ nhằm không ngừng cải thiện KSNB, kể cả việc hình thành và duy trì công tác kiểm toán nội bộ.

So sánh với Báo cáo COSO 1992, các chuẩn mực KSNB trong khu vực công tập trung hơn vào các chức năng và đặc điểm của đơn vị Nhà nước và các quy định có tính quy chuẩn hơn là chỉ hướng dẫn.

INTOSAI ra đời vào năm 1953. Với vai trò là hiệp hội nghề nghiệp của các cơ quan kiểm toán tối cao (SAI), INTOSAI đã góp phần quan trọng trong việc giúp các thành viên hoàn thành nhiệm vụ của mình. Ngoài ra, INTOSAI còn là diễn đàn về kiểm toán viên nhà nước trên toàn thế giới, trao đổi những vấn đề cùng quan tâm và cập nhật những tiến bộ mới nhất của các chuẩn mực kiểm toán và các quy định về nghề nghiệp cũng như thông lệ tốt nhất.

Năm 1992, bản hướng dẫn về chuẩn mực KSNB của INTOSAI đã hình thành một tài liệu đề cập đến việc nâng cấp các chuẩn mực KSNB, hỗ trợ cho việc thực hiện và đánh giá KSNB. Năm 2001, bản hướng dẫn của INTOSAI 1992 đã cập nhật thêm về các chuẩn mực KSNB để phù hợp với tất cả đối tượng và phù hợp với sự phát triển gần đây trong KSNB và công bố năm 2004. Tài liệu này đã tích hợp các lý luận chung về KSNB của báo cáo COSO. Năm 2013, INTOSAI tiếp tục được cập nhật và công bố áp dụng vào năm 2014.

Bên cạnh việc cải thiện định nghĩa KSNB và xây dựng một sự hiểu biết thông thường về KSNB, tài liệu của INTOSAI trình bày những vấn đề đặc thù của khu vực công.

2.2. Các yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ trong khu vực công

Theo hướng dẫn của INTOSAI 2013, hệ thống KSNB của các đơn vị trong khu vực công được cấu tạo bởi 5 yếu tố: Môi trường kiểm soát; Đánh giá rủi ro; Hoạt động kiểm soát; Thông tin, truyền thông và Giám sát.


Môi trường

kiểm soát

Giám sát

Hệ thống

KSNB

Đánh giá

rủi ro

Thông tin

truyền thông

Hoạt động

kiểm soát

Sơ đồ 2.1: Các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB theo INTOSAI 2013

(Nguồn: INTOSAI 2013)

2.2.1. Môi trường kiểm soát

Môi trường kiểm soát được thiết lập trong nội bộ tổ chức và có ảnh hưởng đến nhận thức kiểm soát của tất cả các nhân viên trong công ty. Hay nói cách khác, môi trường kiểm soát được xem là những nhân tố của công ty ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống KSNB và là các yếu tố tạo môi trường trong đó toàn bộ thành viên của công ty nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống KSNB.

Các yếu tố của môi trường kiểm soát và vai trò của các yếu tố:

Môi trường kiểm soát là nhân tố nền tảng trong hệ thống KSNB đồng thời chi phối đến các nhân tố khác cấu thành nên hệ thống KSNB. Những nhân tố ảnh hưởng đến môi trường kiểm soát bao gồm:

- Tính trung thực, giá trị đạo đức và năng lực làm việc của nhân viên trong công ty.

Sự phát triển của một công ty luôn gắn liền với đội ngũ nhân viên. Mỗi nhân viên là một chi tiết cấu thành nên bộ máy của công ty. Vì vậy, tính trung thực và giá trị đạo đức của nhân viên cao sẽ tạo môi trường thuận lợi để liên kết và phát huy sức mạnh tập thể giúp công ty hoàn thành kế hoạch, đạt được mục tiêu của mình. Nếu nhân viên có năng lực, tin cậy, học vấn cao, đáng tin cậy nhiều quá trình kiểm soát có thể không được thực hiện thì vẫn đảm bảo được các mục tiêu đề ra của kiểm soát nội bộ.

Để có được một đội ngũ nhân viên tốt, các nhà quản lý doanh nghiệp cần có những chính sách cụ thể và rõ ràng về tuyển dụng, đào tạo, sắp xếp, đề bạc, khen thưởng, kỷ luật nhân viên. Một chính sách nhân sự tốt là một nhân tố đảm bảo cho môi trường kiểm soát mạnh.

- Triết lí quản lí và phong cách điều hành, tư cách đạo đức, hành vi ứng xử và hiệu quả công việc của lãnh đạo.

Bộ máy của công ty hoạt động tùy thuộc vào phong cách, triết lí quản lý, điều hành của ban giám đốc, nó ảnh hưởng rất lớn đến môi trường kiểm soát của tổ chức, bao gồm khả năng nhận thức và giám sát được rủi ro trong kinh doanh.

Đặc thù về quản lý là quan điểm khác nhau của nhà quản lý đơn vị đối với báo cáo tài chính cũng như đối với rủi ro kinh doanh. Nếu nhà quản lý có quan điểm kinh doanh trung thực, cạnh tranh lành mạnh, họ có xu hướng coi trọng tính trung thực của báo cáo tài chính đồng thời có những biện pháp để hạn chế tối đa rủi ro kinh doanh. Môi trường kiểm soát sẽ mạnh do ý muốn thiết lập các thủ tục kiểm soát chặt chẽ để thực hiện các mục tiêu đã đề ra của nhà quản lý. Ngược lại nếu nhà quản lý có tư tưởng gian lận, không lành mạnh thì rất có thể báo cáo tài chính sẽ ẩn chứa các sai phạm và từ đó môi trường kiểm soát sẽ không mạnh và có thể yếu kém.

- Cách thức thiết lập quyền lực và trách nhiệm cũng như việc tổ chức và phát triển công việc trong tổ chức: Mỗi người phải nhận thức được công việc của mình có ảnh hưởng như thế nào trong việc góp phần hoàn thành mục tiêu của đơn vị. Cơ cấu tổ chức của một đơn vị thực chất là sự phân chia quyền hạn, trách nhiệm giữa các thành viên trong đơn vị. Cơ cấu tổ chức được xây dựng hợp lý sẽ góp phần tạo ra môi trường kiểm soát tốt. Cơ cấu tổ chức hợp lý đảm bảo một hệ thống xuyên suốt từ trên xuống dưới trong việc ban hành các quyết định, triển khai các quyết định đó cũng như việc giám sát thực hiện các quyết định trong toàn bộ công ty. Một cơ cấu tổ chức hợp lý còn góp phần ngăn ngừa có hiệu quả các hành vi gian lận và sai sót trong hoạt động tài chính kế toán của công ty.

- Những chỉ đạo, hướng dẫn của ban giám đốc.

Các nhà quản lý luôn muốn thiết lập môi trường kiểm soát hiệu quả và cách thức điều hành đúng theo các chính sách của công ty đặt ra. Những chỉ đạo, hướng dẫn của ban giám đốc về hệ thống kế hoạch và dự toán, bao gồm các kế hoạch sản xuất, tiêu thụ, thu chi quỹ, kế hoạch dự toán đầu tư, sửa chữa tài sản cố định, đặc biệt là kế hoạch tài chính là những nhân tố quan trọng của quá trình kiểm soát. Nếu công tác kế hoạch được tiến hành một cách khoa học và nghiêm túc, nó sẽ trở thành một công cụ kiểm soát hữu hiệu. Vì vậy trong thực tế các nhà quản lý thường quan tâm xem xét tiến độ thực hiện kế hoạch, theo dõi những nhân tố ảnh hưởng đến kế hoạch đã lập nhằm phát hiện kịp thời những vấn đề bất thường và từ đó xử lý, điều chỉnh kế hoạch.

Tóm lại, môi trường kiểm soát có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của các thủ tục kiểm soát. Môi trường kiểm soát mạnh sẽ là nền tảng cho sự hoạt động hiệu quả của HỆ THỐNG KSNB. Tuy nhiên môi trường kiểm soát mạnh không đồng nghĩa là hệ thống KSNB mạnh. Môi trường kiểm soát mạnh tự nó chưa đủ đảm bảo tính hiệu quả của toàn hệ thống KSNB.

Tương tự như Báo cáo COSO, INTOSAI đưa ra năm yếu tố của KSNB bao gồm môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát. Tuy nhiên cũng có những khác biệt về chi tiết.

Theo INTOSAI, môi trường kiểm soát đã tạo nên một sắc thái chung cho một tổ chức, ảnh hưởng đến ý thức kiểm soát của các nhân viên. Môi trường kiểm soát là nền tảng cho tất cả các yếu tố khác trong KSNB, tạo lập một nề nếp kỷ cương, đạo đức và cơ cấu cho tổ chức. Các nhân tố trong môi trường kiểm soát bao gồm:

- Sự liêm chính và giá trị đạo đức: Sự liêm chính và tôn trọng giá trị đạo đức của nhà lãnh đạo và đội ngũ nhân viên xác định thái độ cư xử chuẩn mực trong công việc của họ. Tinh thần tôn trọng đạo đức thể hiện qua tất cả các cá nhân, mọi cá nhân phải tuân thủ các điều lệ, quy định và đạo đức về cách thức ứng xử của CBCC nhà nước.

- Năng lực nhân viên: Bao gồm trình độ hiểu biết và kỹ năng làm việc cần thiết để đảm bảo việc thực hiện có kỷ cương, trung thực, tiết kiệm, hiệu quả và hữu hiệu, cũng như có một sự am hiểu đúng đắn về trách nhiệm của bản thân trong việc thiết lập hệ thống KSNB. Lãnh đạo và nhân viên phải duy trì một trình độ đủ để hiểu được việc xây dựng thực hiện, duy trì của KSNB, vai trò của KSNB và trách nhiệm của họ trong việc thực hiện sứ mệnh chung của tổ chức. Mỗi cá nhân trong tổ chức đều giữ một vai trong hệ thống KSNB bởi trách nhiệm của họ. Lãnh đạo và nhân viên cũng cần có những kỹ năng cần thiết để đánh giá rủi ro. Việc đánh giá rủi ro đảm bảo hoàn thành trách nhiệm của họ trong tổ chức. Đào tạo là một phương thức hữu hiệu để nâng cao trình độ cho các thành viên trong tổ chức.

- Triết lý quản lý và phong cách lãnh đạo: Được thể hiện qua cá tính, tư cách và thái độ của nhà lãnh đạo khi điều hành. Nếu nhà lãnh đạo cấp cao cho rằng KSNB là quan trọng thì những thành viên khác trong tổ chức cũng sẽ cảm nhận được điều đó và sẽ theo đó mà tận tâm xây dựng hệ thống KSNB. Tinh thần này biểu hiện ra thành những quy định đạo đức ứng xử trong cơ quan.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/03/2023