Nhận Xét Về Các Nghiên Cứu Trước Và Xác Định Khoảng Trống Nghiên Cứu Bảng 1.1-Bảng Tổng Hợp Các Công Trình Nghiên Cứu‌

thông và thiếu nhân viên chuyên nghiệp trong lĩnh vực KSNB của tổ chức, từ đó đề xuất các giải pháp để cải thiện các tồn tại trên nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống KSNB cho các tổ chức công cộng tại Jordan.

[5] Nghiên cứu của Babatunde & Shakirat Adepeju (2013) với đề tài “Stakeholders perception on the effectiveness of internal control system on financial accountability in the Nigerian public sector” (tạm dịch là Nhận thức của các bên liên quan về hiệu quả của hệ thống KSNB về trách nhiệm tài chính trong khu vực công Nigeria). Kết quả từ nghiên cứu cho thấy hệ thống KSNB trong khu vực công của Nigeria ảnh hưởng tích cực đến trách nhiệm giải trình tài chính. Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả khuyến nghị Chính phủ nên áp dụng hình phạt nghiêm ngặt nhằm gia tăng tính hiệu quả của hệ thống KSNB trong khu vực công của Nigeria; điều này cho thấy tác giả ưu tiên quan tâm đến việc tăng cường hiệu quả hoạt động của yếu tố môi trường kiểm soát.

[6] Nghiên cứu của Shakirat Adepeju Babatunde & Kabiru Isa Dandago (2014) với đề tài “Internal Control System Deficiency and Capital Project Mis management in the Nigerian Public Sector” (tạm dịch là Sự thiếu hụt hệ thống KSNB có tác động tiêu cực đáng kể về quản lý dự án vốn trong khu vực công ở Nigeria) . Đề tài khảo sát, tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng hệ thống KSNB về quản lý dự án vốn trong khu vực công ở Nigeria, từ đó tác giả khuyến cáo tuân thủ nghiêm ngặt các hoạt động KSNB ở tất cả các yếu tố cấu thành để nâng cao hiệu quả quản lý cũng như bảo đảm lợi ích của cộng đồng.

1.2. Các nghiên cứu trong nước

[1] Hồ Thị Thanh Ngọc (2010) với đề tài nghiên cứu “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát nội bộ tại trường Cao đẳng Xây dựng số 2”. Để thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng nhóm các phương pháp nghiên cứu định tính như phương pháp khái quát, tổng hợp, phân tích, quan sát, phỏng vấn (sử dụng bảng câu hỏi – dữ liệu định tính). Đề tài đã vận dụng lý thuyết về KSNB của báo cáo COSO 1992 làm cơ sở lý luận để tìm hiểu và phân tích, đánh giá thực trạng cũng như tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong hệ thống KSNB của trường Cao Đẳng Xây dựng số 2, đồng thời để xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động KSNB tại trường, đặc biệt chú trọng ở yếu tố môi trường kiểm soát; thông tin và truyền thông. Tuy nhiên, hạn chế của đề tài này là đã không vận dụng KSNB theo hướng hướng của INTOSAI trong khu vực công.

[2] Nguyễn Thị Hoàng Anh (2012) với đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện hệ thống kiểm

soát nội bộ tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM”. Đề tài được thực hiện thông

qua phương pháp nghiên cứu định tính. Mục tiêu của luận văn là từ việc khảo sát thực tế nhằm phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống KSNB tại trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, từ đó đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động KSNB tại trường. Với việc đưa ra các giải pháp và kiến nghị sẽ góp phần giúp lãnh đạo nhà trường có các biện pháp quản lý tốt hơn để phù hợp với sự phát triển không ngừng của nhà trường. Qua khảo sát tác giả cho thấy nhà trường có nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống KSNB nhưng chưa nhận thức đầy đủ nên chưa phát huy hết tác dụng của các thành phần trong hệ thống. Việc đánh giá hệ thống KSNB là cơ sở để tác giả hình thành các kiến nghị và đưa ra các đề xuất phù hợp, hữu ích nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB vận hành tốt hơn. Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, tác giả khuyến nghị từ phía nhà trường, ban giám hiệu cần cho cán bộ viên chức thấy được lợi ích của hệ thống KSNB thông qua những hành động, thái độ của mình để các thành viên trong nhà trường có thể cảm nhận được và tận tâm cùng xây dựng, vận hành hệ thống KSNB của nhà trường một cách đồng bộ qua đó góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và hiệu quả hoạt động của nhà trường.

[3] Đinh Thế Hùng và cộng sự (2013) với đề tài “Hệ thống kiểm soát nội bộ trong các trường đại học công lập Việt Nam hiện nay”. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, chủ yếu thông qua việc tổng hợp và hệ thống hóa các nghiên cứu trong và ngoài nước về hệ thống KSNB để xác định vấn đề nghiên cứu của nhóm. Trên cơ sở đánh giá các quan điểm khác nhau vận dụng vào thực tế tại các trường đại học công lập của Việt Nam, nhóm tác giả đã đề xuất cách tiếp cận mang tính tổng thể về hệ thống KSNB với các yếu tố của hệ thống KSNB được cụ thể hóa theo quan điểm của COSO. Để đảm bảo quản lý các hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu đề ra, các trường đại học công lập cần phải xây dựng và thiết lập một hệ thống KSNB bộ phù hợp và hoạt động hữu hiệu. Bài viết nghiên cứu các quan điểm khác nhau, từ đó đưa ra quan điểm về hệ thống KSNB trong trường đại học công lập và các yếu tố cơ bản cần thiết trong hệ thống KSNB tại các trường đại học công lập gồm: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hệ thống thông tin kế toán, các thủ tục kiểm soát và giám sát. Để hệ thống KSNB hoạt động hiệu quả và hiệu lực, các yếu tố của hệ thống đều cần phải hoạt động hữu hiệu và đồng bộ. Xét về bản chất, hệ thống KSNB trong các trường đại học được biểu hiện rõ nét nhất về mặt hình thức chính là các chính sách và thủ tục kiểm soát. Các chính sách và thủ tục kiểm soát sẽ được xây dựng và vận hành trên nền tảng của nó chính là môi trường kiểm soát và hệ thống thông tin kế toán.

Các chính sách được khẳng định là thủ tục kiểm soát sẽ chỉ đảm bảo được hiệu lực hoạt

động và tính liên tục bằng quá trình đánh giá rủi ro và giám sát. Do đó, để đảm bảo hiệu quả hoạt động, thực hiện tốt các mục tiêu xã hội, các trường đại học công lập trong xây dựng hệ thống KSNB phải quan tâm đồng bộ đến cả năm nhân tố nêu trên.

[4] Phạm Thị Hoàng (2013) với đề tài “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin Tp.HCM”. Bằng việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, luận văn đã khái quát được lý luận KSNB theo tổ chức kiểm toán tối cao của Tổ chức Quốc tế (INTOSAI) áp dụng cho các đơn vị trong khu vực công. Đồng thời, thông qua khảo sát, thống kê dữ liệu thực tế tại trường kết hợp lý thuyết đã tiến hành phân tích thực trạng hệ thống KSNB tại trường cao đẳng công nghệ thông tin TP.HCM, từ đó đưa ra được những nhận xét, đánh giá, giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB tại trường. Các giải pháp được xây dựng một cách chi tiết, rõ ràng với thiết lập các quy trình kiểm soát mới phù hợp với yêu cầu quản lý của nhà trường tương ứng với 5 yếu tố cấu thành nên hệ thống KSNB bao gồm Môi trường kiểm soát; Đánh giá rủi ro; Hoạt động kiểm soát; Thông tin và truyền thông; Giám sát; trong đó Hoạt động kiểm soát và giám sát được đạt lên ưu tiên hàng đầu.

[5] Nguyễn Thị Thu Hậu (2014) với đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường Đại học Bạc Liêu”. Với việc sử dụng nhóm các phương pháp nghiên cứu định tính, đề tài đã nêu được cơ sở lý luận về hệ thống KSNB ở đơn vị công cập nhật INTOSAI 2004. Thông qua tìm hiểu hệ thống KSNB của một số đơn vị hành chính sự nghiệp, tác giả đưa ra được bài học kinh nghiệm từ các sự kiện có liên quan đến hệ thống KSNB trong nước ở đơn vị công. Để có dữ liệu phục vụ phân tích và đánh giá thực trạng hệ thống KSNB, tác giả đã sử dụng phương pháp khảo sát, quan sát kết hợp phỏng vấn các thành viên Ban giám hiệu; lãnh đạo các đơn vị phòng, ban, khoa viện trong trường ĐH Bạc Liêu. Với những mặt tồn tại trong hoạt động KSNB của nhà trường, tác giả tìm ra nguyên nhân của những tồn tại đó; từ đó đề xuất được các giải pháp cụ thể và phù hợp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB cho trường, đặc biệt trường cần ưu tiên đẩy mạnh hiệu quả hoạt động ở khía cạnh môi trường kiểm soát và hoạt động kiểm soát trong đơn vị.

[6] Lê Nguyễn Trường An (2017) với đề tài nghiên cứu “Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh”. Dựa trên nền tảng khuôn mẫu lý thuyết về hệ thống KSNB COSO 1992; INTOSAI 1992 và các lý thuyết có liên quan trên thế giới và Việt Nam, đồng thời sử dụng

phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp với phương pháp nghiên cứu định tính, khảo

sát ý kiến đánh giá của các cán bộ giảng viên, nhân viên, tác giả đã thực hiện đề tài với các nội dung chính:

Thứ nhất, hệ thống hóa lý luận hệ thống KSNB trong khu vực công nói chung và trong lĩnh vực giáo dục nói riêng.

Thứ hai, đánh giá thực trạng hệ thống KSNB bằng thực tế hoạt động KSNB tại Trường và kết hợp với các số liệu khảo sát được qua xử lý phần mềm SPSS 22.0 nhằm kiểm định các yếu tố tác động đến hệ thống KSNB của trường. Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu cho thấy tất cả các biến độc lập đều tác động có ý nghĩa thống kê (do Sig. < 5%). Phương trình hồi quy chuẩn hóa: Y = 0,463*MT + 0,370*GS + 0,391*HDKS + 0,321*DGRR + 0,215*TTTT

Phương trình trên cho ta thấy rằng, sự hoàn thiện môi trường KSNB tại nhà trường tác động lớn nhất bởi nhân tố “Môi trường kiểm soát” (Beta = 0,463). Đồng thời, “Giám sát” cũng là một nhân tố tác động rất lớn đến sự hoàn thiện môi trường KSNB tại Trường (Beta = 0,370). Bên cạnh đó, “Hoạt động kiểm soát” cũng ảnh hưởng lớn đến sự hoàn thiện môi trường KSNB (Beta = 0,391). Ngoài ra, yếu tố “Đánh giá rủi ro” cũng là điều làm cho nhân viên và các lãnh đạo nhà trường cảm thấy quan trọng trong việc hoàn thiện môi trường KSNB (Beta = 0,321). Yếu tố cuối cùng trong mô hình “Thông tin truyền thông” cũng là yếu tố mà nhân viên và lãnh đạo nhà trường quan tâm khi nghĩ đến việc hoàn thiện môi trường KSNB tại trường, tuy nhiên vai trò quyết định của nhân tố này so với các nhân tố khác là không cao (Beta = 0,215).

Thứ ba, dựa trên các ưu nhược điểm đưa ra từ thực trạng tại trường cũng như kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu, tác giả đề xuất các giải pháp từ định hướng đến cụ thể nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TP.HCM.

1.3. Nhận xét về các nghiên cứu trước và xác định khoảng trống nghiên cứu Bảng 1.1-Bảng tổng hợp các công trình nghiên cứu‌


STT


Tên công trình

Tác giả, năm nghiên

cứu


Nội dung nghiên cứu

Phương pháp nghiên

cứu


Hạn chế của đề tài


1


The modernizatio n of the Public Control pyramid: International trends


Sterck và cộng sự (2005)


Thực hành KSNB trong khu vực công và cung cấp những phát hiện thú vị về các khuôn khổ KSNB được sử dụng trong một số quốc gia được coi là người tiên phong vào thời điểm đó.


Phương pháp nghiên cứu định tính

Đề tài chỉ nghiên cứu và đề xuất giải pháp thực hành KSNB chung chung trong khu vực công mà chưa đề cập đến loại hình hoạt động

cụ thể.


2

Effects of internal control systems on financial performance in an institution of higher learning in Uganda: A case of

uganda


Ssuuna Pius Mawanda (2008)


Thiết lập các mối quan hệ giữa hệ thống KSNB và hiệu quả tài chính tại các trường đại học ở Uganda.


Phương pháp nghiên cứu định tính


Đề tài chỉ đề cập hoạt động KSNB đối với lĩnh vực tài chính của các trường mà chưa nghiên cứu cho tất cả các mặt hoạt động.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường đại học Thủ Dầu Một - 3

martyrs

university






3


Evaluation of Internal Control Systems: A Case Study from Uganda


Angella & Eno L.Inanga (2009)


Đề xuất giải pháp vận hành hệ thống KSNB của một tổ chức một cách đầy đủ các yếu tố cấu thành nên nó sẽ phát huy được tính hữu hiệu tốt hơn


Phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng

Chỉ thực hiện nghiên cứu đối với các dự án khu vực công được Uganda tài trợ bởi Ngân hàng Phát triển

Châu Phi


4

The Impact of Multiple Authorities that Conduct Internal Control on Public Fund in the Control Process in

Jordan


Rahahleh, M. (2011)

Đề tài tìm hiểu thực trạng về hệ thống KSNB của các tổ chức công cộng tại Uganda, từ đó đề xuất các giải pháp để cải thiện các tồn tại trên nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống KSNB cho các tổ chức công cộng tại Jordan.


Phương pháp nghiên cứu định tính


Đề tài chỉ sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính nên việc đề xuất các giải pháp có độ tin cậy chưa cao


5

Stakeholders perception on the effectiveness of internal control system on financial

accountabilit


Babatunde & Shakirat Adepeju (2013)

Hệ thống KSNB trong khu vực công của Nigeria ảnh hưởng tích cực đến trách nhiệm giải trình tài chính, từ đó tác giả khuyến nghị Chính phủ nên áp dụng hình phạt nghiêm ngặt nhằm

gia tăng tính hiệu quả


Phương pháp nghiên cứu định tính

Chỉ thực hiện nghiên cứu về hệ thống KSNB trong việc nâng cao trách nhiệm giải trình; đồng thời các

khuyến nghị


y in the Nigerian

public sector


của hệ thống KSNB trong khu vực công của

Nigeria


mang tính chất vĩ mô


6

Internal Control System Deficiency and Capital Project Mis management in the Nigerian Public

Sector


Shakirat Adepeju Babatunde & Kabiru Isa Dandago (2014)

Phân tích và đánh giá thực trạng hệ thống KSNB về quản lý dự án vốn trong khu vực công ở Nigeria, từ đó tác giả khuyến cáo tuân thủ nghiêm ngặt các hoạt động KSNB để nâng cao hiệu quả quản lý cũng như bảo đảm lợi ích của

cộng đồng.


Phương pháp nghiên cứu định tính


Chỉ nghiên cứu KSNB trong mới quan hệ quản lý các dự án công


7


Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát nội bộ tại trường Cao đẳng Xây dựng số 2


Hồ Thị Thanh Ngọc (2010)


Phân tích, đánh giá thực trạng cũng như tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong hệ thống KSNB của trường Cao Đẳng Xây dựng số 2, đồng thời để xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động KSNB tại trường


Phương pháp nghiên cứu định tính

Không vận dụng KSNB theo hướng hướng của INTOSAI

trong khu vực công; đồng thời các giải pháp chưa có độ tin cậy cao do tác giả chỉ sử dụng phương pháp nghiên cứu

định tính


8

Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật

TP.HCM


Nguyễn Thị Hoàng Anh (2012)

Phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống KSNB tại trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, từ đó đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động KSNB tại trường


Phương pháp nghiên cứu định tính

Các giải pháp chưa có độ tin cậy cao do tác giả chỉ sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính


9


Hệ thống kiểm soát nội bộ trong các trường đại học công lập Việt Nam hiện nay


Đinh Thế Hùng và cộng sự (2013)

Trên cơ sở đánh giá các quan điểm khác nhau vận dụng vào thực tế tại các trường đại học công lập của Việt Nam, nhóm tác giả đã đề xuất cách tiếp cận mang tính tổng thể về hệ thống KSNB với các yếu tố của hệ thống KSNB được cụ thể hóa theo quan điểm của

COSO


Phương pháp nghiên cứu định tính


Các giải pháp chưa có độ tin cậy cao do tác giả chỉ sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và áp dụng cho các trường


10

Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin Tp.HCM


Phạm Thị Hoàng (2013)

Phân tích thực trạng hệ thống KSNB tại trường cao đẳng công nghệ thông tin TP.HCM, từ đó đưa ra được những nhận xét, đánh giá, giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB tại

trường


Phương pháp nghiên cứu định tính

Các giải pháp chưa có độ tin cậy cao do tác giả chỉ sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và chỉ sử dụng

dữ liệu thứ cấp


11


Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường Đại học Bạc Liêu


Nguyễn Thị Thu Hậu (2014)


Phân tích thực trạng hệ thống KSNB tại trường ĐH Bạc Liêu, từ đó đưa ra được những nhận xét, đánh giá, giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB tại trường


Phương pháp nghiên cứu định tính

Các giải pháp chưa có độ tin cậy cao do tác giả chỉ sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính; tác giả sử dụng INTOSAI

2004 làm cơ

sở lý thuyết


12

Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí

Minh


Lê Nguyễn Trường An (2017)

Dựa trên các ưu nhược điểm đưa ra từ thực trạng tại trường cũng như kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu, tác giả đề xuất các giải pháp từ định hướng đến cụ thể nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB tại Trường Cao đẳng Kinh

tế - Kỹ thuật TP.HCM


Phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng


Tác giả sử dụng COSO 1992 làm cơ sở lý thuyết để thực hiện đề tài

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/03/2023