Bảng Mã Hóa Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Ksnb Tại Trường Đh Tdm

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. Thiết kế nghiên cứu

3.1.1. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này bao gồm hai bước chính: (1) nghiên cứu tổng thể và (2) nghiên cứu kiểm định.

3.1.1.1 Nghiên cứu tổng thể

Để khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng để đo lường các yếu tố và tiêu chí sử dụng trong nghiên cứu, đảm bảo thang đo xây dựng phù hợp với lý thuyết và được cụ thể hóa bằng thực tế. Trước tiên, phương pháp này thực hiện bằng cách nghiên cứu tài liệu và tiến hành tổng quan các công trình nghiên cứu trước trong và ngoài nước.

+ Phương pháp tiếp cận hệ thống: Tiếp cận thực tế, tìm hiểu về hệ thống KSNB, tiếp cận hệ thống văn bản pháp lý về KSNB, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, báo cáo COSO, INTOSAI,... cũng như nội dung, kết quả của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước nhằm đưa ra những cơ sở lý thuyết phù hợp với đề tài nghiên cứu.

+ Phương pháp tư duy: Tất cả các nhận định, đánh giá, phán đoán, phân tích, so sánh, kết luận, giải quyết vấn đề … trong nội dung luận văn đều dựa trên sự tư duy sâu sắc, suy nghĩ thấu đáo, cân nhắc vấn đề trên nhiều góc độ khác nhau của tác giả.

+ Phương pháp tổng hợp: Tất cả các vấn đề nghiên cứu ban đầu đều rất rời rạc trong tư duy tác giả, tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp để kết nối, liên kết các kiến thức chuyên môn về KSNB, hệ thống KSNB khu vực công áp dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc khối giáo dục đại học; về thống kê mô tả, thống kê phân tích và tổng hợp số liệu điều tra, khảo sát để tìm ra các nhân tố cũng như mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại trường ĐH TDM.

+ Phương pháp phân tích: Phân tích các văn bản pháp lý về KSNB trong khu vực công, các quan điểm của các Hội đồng khác nhau về hệ thống KSNB, các công trình nghiên cứu có liên quan trực tiếp hoặc liên quan ít nhiều đến đề tài đang nghiên cứu, phân tích để đánh giá thực trạng hệ thống KSNB hiện nay, phân tích số liệu thống kê, phân tích kết quả thống kê trên phần mềm SPSS 22.0 để đưa ra những nhận xét, kết luận về vấn đề nghiên cứu.

+ Phương pháp so sánh: Nghiên cứu các nội dung lý thuyết có liên quan, các công trình nghiên cứu có liên quan; nghiên cứu quy trình KSNB, các nhân tố ảnh hưởng đến

tính hữu hiệu của hệ thống KSNB của ĐH TDM. Từ cơ sở đó, tác giả tiến hành so sánh và rút ra được những nhân tố phù hợp nhất ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại trường.

+ Điều tra khảo sát, lấy ý kiến chuyên gia: Việc điều tra, khảo sát và lấy ý kiến chuyên gia được thực hiện qua việc làm phiếu khảo sát để tìm hiểu, tổng hợp, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại trường ĐH TDM.

+ Thống kê mô tả: Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát rộng rãi cho tất cả các đối tượng đang làm việc, nghiên cứu liên quan đến các vấn đề về KSNB trong khu vực công, đặc biệt là tại trường ĐH TDM. Sau đó tiến hành thống kê kết quả khảo sát để xác định các nhân tố cũng như mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB của nhà trường.

3.1.1.2 Nghiên cứu kiểm định

Nghiên cứu kiểm định sử dụng phương pháp định lượng thông qua quá trình khảo sát các đối tượng đang công tác tại trường ĐH TDM để xem xét mức độ ảnh hưởng và mối tương quan giữa các yếu tố trong mô hình. Mục đích của nghiên cứu này dùng để kiểm định lại mô hình đo lường, mô hình lý thuyết và các giả thuyết trong mô hình cũng như đề xuất mô hình hồi quy phản ánh mối tương quan giữa mức độ ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại trường.

3.1.2. Quy trình nghiên cứu

Để thực hiện luận văn, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp và được tiến hành theo 2 giai đoạn thể hiện qua quy trình sau:

Giai đoạn 1

Nghiên cứu định tính

Thảo luận nhóm

N = 9

Giai đoạn 2

Nghiên cứu định lượng

Phỏng vấn bằng

bằng câu hỏi

N = 165

Xử lý, phân tích dữ liệu

Phần mềm SPSS 22.0

Kết quả nghiên cứu


Sơ đồ 3.1-Quy trình nghiên cứu

(Nguồn: Tác giả xây dựng)

3.2 Nội dung thực hiện nghiên cứu định tính

3.2.1 Phương thức thực hiện

Dựa vào mục tiêu nghiên cứu, kết quả tìm hiểu các công trình nghiên cứu trước có liên quan và dựa trên cơ sở lý thuyết có liên quan, tác giả xây dựng Bảng câu hỏi nhằm xây dựng các biến độc lập và biến phụ thuộc cũng như các thang đo của từng biến trong mô hình nghiên cứu. Tiếp đến, tác giả tiến hành thảo luận nhóm gồm 9 cá nhân là những người đại diện quản lý cũng như có thâm niên công tác và sự am hiểu về hệ thống KSNB nói chung và hệ thống KSNB tại trường ĐH TDM nói riêng (Xem Danh sách các cá nhân tham gia thảo luận nhóm tại Phụ lục 1).

Căn cứ kết quả của công việc thảo luận nhóm, tác giả tiếp tục điều chỉnh thang đo và xác định mô hình nghiên cứu chính thức để phục vụ cho bước nghiên cứu định lượng. Các câu hỏi để thảo luận nhóm xoay quanh các vấn đề về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại trường ĐH TDM, cụ thể gồm 5 nhóm nhân tố sau:

(1) Nhân tố Môi trường kiểm soát;

(2) Nhân tố Đánh giá rủi ro;

(3) Nhân tố Hoạt động kiểm soát;

(4) Nhân tố Thông tin và truyền thông;

(5) Nhân tố Giám sát;

Nội dung thảo luận: trao đổi về các nhân tố ảnh hưởng tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại trường ĐH TDM, các thang đo cho từng biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu được tác giả xây dựng chi tiết và cụ thể (Xem dàn bài thảo luận nhóm ở Phụ lục 2).

Trình tự tiến hành thảo luận nhóm: Đầu tiên tác giả giới thiệu đề tài và mục đích của cuộc thảo luận; Tiếp theo là tiến hành thảo luận trực tiếp giữa người nghiên cứu với từng đối tượng được chọn tham gia nghiên cứu định tính để thu thập dữ liệu liên quan:

- Những nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại trường ĐH TDM;

- Ý kiến bổ sung, loại bỏ các yếu tố nhằm xây dựng thang đo phù hợp của các đối tượng tham gia thảo luận.

- Sau khi thảo luận và lấy ý kiến hết các đối tượng, dựa trên thông tin thu được, tiến hành điều chỉnh bảng câu hỏi.

- Dữ liệu sau khi hiệu chỉnh sẽ được trao đổi lại với các đối tượng tham gia một lần nữa. Quá trình nghiên cứu định tính được kết thúc khi các câu hỏi thảo luận đều cho kết quả lặp lại với các kết quả trước đó mà không tìm thấy sự thay đổi gì mới.

Cuối cùng đáp viên sẽ cùng với tác giả thảo luận nhóm nhằm đánh giá, hiệu chỉnh lại nội dung thang đo một lần nữa nhằm xây dựng thang đo hoàn chỉnh. Kết quả nghiên cứu sơ bộ sẽ là cơ sở để thiết kế bảng câu hỏi cho nghiên cứu chính thức.

3.2.2. Kết quả đạt được

Sau quá trình thảo luận nhóm, phỏng vấn lấy ý kiến về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại trường ĐH TDM, tác giả thu được kết quả như sau:

Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại trường ĐH TDM bị chi phối bởi 5 nhân tố với số lượng thang đo cụ thể như sau:

Biến độc lập:

Yếu tố 1: Môi trường kiểm soát gồm 5 thang đo;

Yếu tố 2: Đánh giá rủi ro gồm 5 thang đo;

Yếu tố 3: Hoạt động kiểm soát gồm 5 thang đo;

Yếu tố 4: Thông tin và truyền thông gồm 5 thang đo;

Yếu tố 5: Giám sát gồm 5 thang đo;

Biến phụ thuộc: Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại trường ĐH TDM gồm 5 thang đo.

Các thang đo của các biến nghiên cứu được đo bằng thang đo Likert 5 điểm với: 1- Hoàn toàn không đồng ý; 2- Không đồng ý; 3- Không có ý kiến; 4- Đồng ý; 5-

Hoàn toàn đồng ý.

Các biến và thang đo của từng biến trong mô hình nghiên cứu được điều chỉnh chính thức và mã hóa như sau:

Bảng 3.1- Bảng mã hóa các nhân tố ảnh hưởng đến Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại trường ĐH TDM

Biến

Tên biến

Giải thích

Nguồn tham khảo

Biến phụ thuộc


Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB (KSNB)


KSNB1

Tất cả CBCNV của nhà trường

tuân thủ mọi quy định của nhà trường và pháp luật Nhà nước


Sterck và cộng sự (2005); Ssuuna Pius

Mawanda (2008); Angella Amudo & Eno L. Inanga (2009); Rahahleh, M. (2011);

Shakirat Adepeju Babatunde & Kabiru Isa Dandago (2014); Hồ Thị Thanh Ngọc (2010); Nguyễn Thị Thu Hậu (2014); Lê Nguyễn Trường An (2017)


KSNB2

Tài sản của nhà trường được kiểm soát chặt chẽ và sử dụng

hiệu quả


KSNB3

Quy trình tổ chức tuyển sinh và

đào tạo của nhà trường được kiểm soát chặt chẽ

KSNB4

Hoạt động đào tạo, giảng dạy tại

trường được kiểm soát chặt chẽ


KSNB5

Nhà trường kiểm soát chặt chẽ việc chăm sóc sinh viên về mọi mặt không chỉ học tập tại trường mà còn cả việc làm sau khi tốt

nghiệp

Biến độc lập

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường đại học Thủ Dầu Một - 7

1/ Môi trường kiểm soát (MTKS)


MTKS1

Nhà trường đặt ra yêu cầu về việc thực thi tính chính trực và giá trị

đạo đức đối với CB-GV-NV


Sterck và cộng sự (2005); Ssuuna Pius

Mawanda (2008); Angella Amudo & Eno L. Inanga (2009); Rahahleh, M. (2011);

Babatunde & Shakirat Adepeju (2013); Shakirat Adepeju Babatunde & Kabiru Isa Dandago (2014); Hồ Thị Thanh Ngọc (2010); Nguyễn Thị Hoàng Anh (2012); Đinh Thế Hùng và cộng sự (2013); Nguyễn Thị Thu Hậu (2014); Lê Nguyễn Trường An (2017)


MTKS2

Nhà trường xây dựng các quy chế về đào tạo, tài chính, bổ nhiệm, chính sách kỷ luật, khen thưởng,

phúc lợi đối với CB-GV-NV


MTKS3

Nhà trường xây dựng các chính sách và thủ tục về tuyển dụng, thu hút nhân tài, khuyến khích hỗ trợ nâng cao trình độ của CB-GV-

NV


MTKS4

Nhà trường luôn tuân thủ các quy định của pháp luật, cũng như cơ quan quản lý, thực hiện đầy đủ các chính sách về lương, thưởng, bảo hiểm, chế độ thanh toán vượt

giờ


MTKS5

Cơ cấu tổ chức đang áp dụng tại trường phù hợp với đặc điểm hoạt động, xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn đối với từng CB-GV- NV, đội ngũ CB-GV-NV đáp

ứng được nhu cầu đào tạo


2/ Đánh giá rủi ro (DGRR)


DGRR1

Nhà trường thường xuyên xây dựng phương án nhận diện, phân tích và xác định rủi ro trước

khi thực hiện mục tiêu


Sterck và cộng sự (2005); Angella Amudo & Eno L. Inanga (2009);

DGRR2

Nhà trường xây dựng các tiêu chí

để đánh giá mức độ rủi ro


DGRR3

Nhà trường xây dựng phương án

kiểm soát rủi ro

Shakirat Adepeju Babatunde & Kabiru Isa Dandago (2014); Đinh Thế Hùng và cộng sự (2013)


DGRR4

Nhà trường có phương án nhằm giảm thiểu rủi ro (tập huấn phòng cháy chữa cháy, mua bảo

hiểm,…)


DGRR5

Nhà trường thường xuyên lấy ý kiến của các đơn vị để hoàn thiện

quy trình, công tác đánh giá rủi ro


3/ Hoạt động kiểm soát (HĐKS)


HDKS1

Nhà trường sử dụng phần mềm

quản lý cho việc tuyển sinh và đào tạo

Sterck và cộng sự (2005); Ssuuna Pius

Mawanda (2008); Angella Amudo & Eno L. Inanga (2009); Shakirat Adepeju Babatunde & Kabiru Isa Dandago (2014); Đinh Thế Hùng và cộng sự (2013); Phạm Thị Hoàng (2013); Nguyễn Thị Thu Hậu (2014); Lê Nguyễn Trường An (2017)


HDKS2

Nhà trường sử dụng phần mềm quản lý tài chính chung của Nhà trường cũng như việc thanh toán

thù lao cho CB-GV-NV


HDKS3

Nhà trường xây dựng bằng văn

bản quy trình mua sắm vật tư, xây dựng trang bị cơ sở vật chất

HDKS4

Định kỳ nhà trường thực hiện

kiểm kê tài sản


HDKS5

Nhà trường sử dụng các quy trình nghiệp vụ ISO để kiểm soát, theo dõi, quản lý các công việc của

nhà trường

4/ Thông tin và truyền thông (TTTT)


TTTT1

Nhà trường thiết lập kênh thông tin truyền thông để tiếp thu và

trao đổi thông tin với bên ngoài

Sterck và cộng sự (2005); Angella Amudo & Eno L. Inanga (2009); Rahahleh, M. (2011); Shakirat Adepeju Babatunde & Kabiru Isa Dandago


TTTT2

Nhà trường thiết lập kênh truyền

thông nội bộ để tiếp thu và trao đổi thông tin của CB-GV-NV



TTTT3

Nhà trường thiết lập kênh truyền thông để tiếp thu và trao đổi

thông tin của sinh viên

(2014); Hồ Thị Thanh Ngọc (2010); Đinh Thế Hùng và cộng sự (2013)


TTTT4

Nhà trường quan tâm đến sự phát triển của hệ thống thông tin của nhà trường (trang web, mail,

bảng tin nội bộ …)


TTTT5

Thông tin cá nhân của CB-GV-

NV, sinh viên trong Nhà trường luôn được bảo mật


5/ Giám sát (HDGS)


HDGS1

Nhà trường xây dựng các tiêu chí để đánh giá, giám sát các hoạt

động động của CB-GV-NV

Sterck và cộng sự (2005); Angella Amudo & Eno L. Inanga (2009); Shakirat Adepeju Babatunde & Kabiru Isa Dandago (2014); Đinh Thế Hùng và cộng sự (2013); Phạm Thị Hoàng (2013); Lê Nguyễn Trường An (2017)


HDGS2

Định kỳ hằng năm nhà trường có

đánh giá mức độ hoàn thành công việc của CB-GV-NV


HDGS3

Nhà trường thường xuyên lấy ý

kiến của các đơn vị để hoàn thiện quy trình, hệ thống giám sát


HDGS4

Nhà trường có bộ phận chuyên trách làm nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các hoạt động của CB-

GV-NV


HDGS5

Định kỳ cơ quan quản lý Nhà nước thường xuyên kiểm tra, giám sát các hoạt động của nhà trường trong lĩnh vực như tuyển

sinh, đào tạo, tài chính


(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

3.3. Các giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu

3.3.1. Các giả thuyết nghiên cứu

3.3.1.1 Môi trường kiểm soát

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/03/2023