Mô Hình Nghiên Cứu Và Giả Thuyết Nghiên Cứu


2.2. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

2.2.1. Mô hình tiếp cận tín dụng chính thức

Dựa trên mô hình TPB, UTAUT và kết quả phỏng vấn sâu, tác giả đưa ra các biến tác động đến tiếp cận tín dụng chính thức như sau:

2.2.1.1. Tài sản đảm bảo

Tài sản đảm bảo là toàn bộ các khoản mục tài sản nhằm minh chứng cho việc chi trả các nghĩa vụ nợ trong tương lai của khách hàng vay vốn ngân hàng (Casu và cộng sự, 2013, Rose và Hudgins, 2015) - trong trường hợp này là tài sản của hộ kinh doanh cá thể (đã hình thành hoặc sẽ hình thành từ món vay; hoặc đảm bảo của bên thứ ba). Tài sản đảm bảo đóng vai trò là phương tiện để giảm thiểu rủi ro do thông tin bất cân xứng và rủi ro đạo đức khi thực hiện việc cho vay dựa trên tài sản (Nguyen, 2018, Fatoki và Asah, 2011). Việc thiếu tài sản đảm bảo là một trong những rào cản lớn đối với việc tiếp cận tín dụng chính thức - đặc biệt tại vùng nông thôn (Ha, 2015). Các nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh rằng tài sản đảm bảo tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức tài chính (Claessens, 2006, Dao và cộng sự, 2016), nguồn tài chính dài hạn (Beck và cộng sự, 2007, Kira và He, 2012), và tiếp cận tín dụng nói chung (Peria và cộng sự, 2012).

Bester (1987) lập luận rằng các tài sản thế chấp báo hiệu mức độ rủi ro của hộ gia đình, chỉ những người vay có rủi ro thấp mới sẵn sàng cầm cố số lượng tài sản thế chấp cao. Barbosa và Moraes (2004) cũng cho rằng khi chủ hộ đầu tư nhiều vào tài sản hữu hình thì họ có xu hướng sử dụng đòn bẩy tài chính cao hơn vì họ có thể vay với lãi suất thấp hơn nếu khoản nợ của họ được bảo đảm bằng tài sản. Vì vậy, mối quan hệ tích cực giữa tài sản thế chấp và khả năng tiếp cận vốn vay của chủ hộ là điều kiện cơ bản nhất khi ngân hàng xem xét quyết định vay vốn của hộ gia đình. Do đó, có thể cho rằng

H1: TSĐB có tác động thuận chiều đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ kinh doanh cá thể.

Thang đo tài sản đảm bảo (TSĐB) thể hiện khả năng chủ quan đánh giá của ngân hàng về việc đảm bảo cho khoản vay của khách hàng, thu hồi nợ và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Thang đo tài sản đảm bảo được đánh giá qua đánh giá qua 4 câu hỏi. Thang đo này được xây dựng dựa trên nghiên cứu của Fatoki và Asah (2011); Kira và He (2012), Dao và cộng sự (2016) các câu hỏi đã được kiểm định bởi nhiều các công trình nghiên cứu khác và đã đạt được kết quả nghiên cứu tốt.


Bng 2.1. Thang đo tài sn đảm bo


Khái niệm nghiên cứu


Ký hiệu


Mô tả thang đo


Tham chiếu

Tài sản đảm bảo (TSĐB)

TSĐB1

Chủ hộ là người sở hữu chính của TSĐB

Fatoki và Asah (2011); Kira và He (2012), Dao và cộng sự (2016)

TSĐB2

Có tính thanh khoản cao

TSĐB3

Có giá trị thị trường ít thay đổi

TSĐB4

Có bảo hiểm kèm theo

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam - 9

Nguồn: Phân tích của tác giả

2.2.1.2. Thu nhập


Thu nhập của hộ kinh doanh cá thể được hiểu là toàn bộ khoản tiền có được từ kinh doanh của các hộ gia đình (không tính tiền lương nếu đi làm các công việc khác). Chauke và cộng sự (2013), Nguyen (2018), Peria và cộng sự (2012) cùng chỉ ra rằng một trong những điều kiện để vay vốn từ các TCTD chính là khả năng trả nợ của người vay. Do đó, các TCTD xem thu nhập của một hộ gia đình là một trong những tiêu chí để xác định giới hạn cho vay và thời gian trả nợ. Các hộ gia đình có thu nhập cao, ổn định sẽ được ưu tiên cho vay hơn các hộ gia đình khác có thu nhập ít hơn. Các hộ gia đình cần phát triển kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả, chứng minh nguồn tiền và cho vay với mục đích phù hợp để tiếp cận nhiều hơn với các nguồn tín dụng NHTM. Do đó, có thể giả thiết

H2: Thu nhập có tác động thuận chiều đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ kinh doanh cá thể.

Thang đo thu nhập thể hiện khả năng chủ quan đánh giá của ngân hàng về khả năng trả nợ của khách hàng trong suốt thời gian vay vốn. Thang đo thu nhập được đánh giá qua đánh giá qua 3 câu hỏi. Thang đo này được xây dựng dựa trên nghiên cứu của Duy và cộng sự (2012), Chauke và cộng sự (2013), Nguyen (2018), Peria và cộng sự (2012). Các câu hỏi đã được kiểm định bởi nhiều các công trình nghiên cứu khác và đã đạt được kết quả nghiên cứu tốt.


Bảng 2.2. Thang đo thu nhập


Khái niệm nghiên cứu

Ký hiệu


Mô tả thang đo


Tham chiếu

Thu Nhập

TN1

Thu nhập được hình thành từ hoạt

Duy và cộng sự

(TN)


động sản xuất kinh doanh hàng tháng

(2012), Chauke và



ổn định

cộng sự (2013),




Nguyen (2018), Peria

TN2

Có sự gia tăng về thu nhập từ hoạt

động sản xuất kinh doanh đã vay vốn


và cộng sự (2012)


TN3

Số người phụ thuộc ít


Nguồn: Phân tích của tác giả

2.2.1.3. Kinh nghiệm kinh doanh của chủ hộ


Kinh nghiệm kinh doanh của chủ hộ thể hiện mức độ hiểu biết cũng như các trải nghiệm kinh doanh trước đây, thường tính từ khi các hộ bắt đầu tham gia sản xuất kinh doanh đến hiện tại. Số năm kinh nghiệm kinh doanh của chủ hộ càng dài chứng tỏ rằng, chủ thể kinh tế này có thể đã kinh doanh từ rất sớm hoặc là người lớn tuổi trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Lee (2006), Ha (2015), Ngoc (2016), Dao và cộng sự (2016) cho rằng càng có nhiều kinh nghiệm thì hộ gia đình và doanh nghiệp siêu nhỏ tại vùng nông thôn càng dễ dàng tiếp cận vốn ngân hàng.Vì vậy, tác giả đưa ra giả thuyết:

H3: Số năm kinh nghiệm kinh doanh có tác động thuận chiều đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ kinh doanh cá thể.

Thang đo kinh nghiệm của chủ hộ (KNCH) thể hiện khả năng chủ quan đánh giá của ngân hàng về khả năng kinh doanh làm ăn có lãi của chủ hộ. Thang đo kinh nghiệm của chủ hộ được đánh giá qua đánh giá qua 3 câu hỏi. Thang đo này được xây dựng dựa trên nghiên cứu của Lee (2006), Ha (2015), Ngoc (2016), Dao và cộng sự (2016). Các câu hỏi đã được kiểm định bởi nhiều các công trình nghiên cứu khác và đã đạt được kết quả nghiên cứu tốt.


Bảng 2.3. Thang đo kinh nghiệm của chủ hộ


Khái niệm nghiên cứu


Ký hiệu


Mô tả thang đo


Tham chiếu

Kinh nghiệm của chủ hộ (KNCH)

KNCH1

Kinh nghiệm kinh doanh càng nhiều thì càng dễ tiếp cận nguồn vốn tín dụng NHTM

Lee (2006), Ha (2015),

Ngoc (2016), Dao và cộng sự (2016)

KNCH2

Dễ dàng tiếp cận tín dụng hơn nếu kinh nghiệm trong lĩnh vực vay vốn lớn hơn 3 năm

KNCH3

Đã từng vay vốn ngân hàng để phục vụ sản xuất kinh doanh trước đây

Nguồn: Phân tích của tác giả

2.2.1.4. Khoảng cách


Theo Beck và cộng sự (2005), khoảng cách địa lý là khoảng cách địa lý từ nơi kinh doanh của các hộ kinh doanh đến các chi nhánh của các TCDT, và là một trong những yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng của hộ gia đình. Nguyên nhân là do những hộ sinh sống cách xa trung tâm với điều kiện đi lại khó khăn sẽ ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiếp cận nguồn vốn của hộ, những hộ ở vùng sâu thường trình độ học vấn và khả năng nắm bắt tình hình còn hạn chế do cách xa trung tâm, nơi tập trung nhiều trung tâm thương mại và các TCTD. Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Ha (2015), Ngoc (2016), Dao và cộng sự (2016) cũng đồng thuận với kết quả trên. Do đó,

H4: Khoảng cách địa lý có tác động ngược chiều đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ kinh doanh cá thể.

Thang đo khoảng cách (KC) thể hiện khả năng chủ quan đánh giá của chủ thể vay vốn về mức độ thuận tiện, nhanh chóng trong việc tiếp cận tín dụng NHTM hiện nay. Thang đo khoảng cách được đánh giá qua đánh giá qua 3 câu hỏi. Thang đo này được xây dựng dựa trên nghiên cứu của Lee (2006), Ha (2015), Ngoc (2016), Dao và cộng sự (2016) các câu hỏi đã được kiểm định bởi nhiều các công trình nghiên cứu khác và đã đạt được kết quả nghiên cứu tốt.


Bảng 2.4. Thang đo khoảng cách


Khái niệm nghiên cứu


Ký hiệu


Mô tả thang đo


Tham chiếu

Khoảng cách (KC)

KC1

Khoảng cách từ địa điểm kinh doanh

đến các TCTD gần

Lee (2006), Ha

(2015), Ngoc

(2016), Dao và

cộng sự (2016)

KC2

Chi nhánh các TCTD được đặt tại những vị trí thuận tiện cho khách hàng

KC3

Mạng lưới chi nhánh ngân hàng rộng khắp

Nguồn: Phân tích của tác giả

2.2.1.5. Lãi suất vay vốn


Lãi suất (và phí suất) của các khoản vay là chi phí được tính cho các khoản vốn vay các TCTD chính thức của các hộ kinh doanh cá thể. Chúng không chỉ ảnh hưởng đến các khoản thanh toán cho bên cho vay mà còn có tác động đến nguồn vốn của doanh nghiệp (Bougheas và cộng sự, 2006). Lãi suất cao làm tăng chi phí kinh doanh, từ đó khiến cho lợi nhuận từ việc kinh doanh giảm, điều này cản trở năng lực phát triển của doanh nghiệp. Lãi suất cao cũng ảnh hưởng đến dòng tiền kinh doanh trong đó người vay phải dành nhiều tiền hơn để trả nợ (Campbell, 2006, Godoy và cộng sự, 1997). Lãi suất cao cũng tăng rủi ro mất khả năng thanh toán do người vay không tận dụng được hết năng lực tài chính của khoản vay (Malesky và Taussig, 2009). Do đó,

H5: Lãi suất vay vốn có tác động ngược chiều đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ kinh doanh cá thể.

Thang đo lãi suất vay vốn (LS) thể hiện khả năng chủ quan đánh giá của chủ thể vay vốn về lãi suất vay vốn và các chi phí liên quan đến tiếp cận tín dụng NHTM. Thang đo lãi suất được đánh giá qua đánh giá qua 3 câu hỏi. Thang đo này được xây dựng dựa trên nghiên cứu của Bougheas và cộng sự (2006), Malesky và Taussig (2009), Ngoc (2016). Các câu hỏi đã được kiểm định bởi nhiều các công trình nghiên cứu khác và đã đạt được kết quả nghiên cứu tốt.


Bảng 2.5. Thang đo lãi suất vay vốn


Khái niệm nghiên cứu

Ký hiệu

Mô tả thang đo

Tham chiếu

Lãi suất (LS)

LS1

Lãi suất thấp hơn so với ngân hàng khác

Bougheas và cộng sự (2006), Malesky

và Taussig (2009),

Ngoc (2016), Duy và cộng sự (2012)

LS2

Lãi suất ưu đãi hơn nhưng nhiều

điều kiện kèm theo

LS3

Chi phí giao dịch, vay vốn thấp

(Nguồn: Phân tích của tác giả)

2.2.1.6. Thủ tục vay vốn


Thủ tục vay vốn cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tín dụng của hộ gia đình. Christelis và cộng sự (2010), Coco (2000) đã chỉ ra rằng chính sách cho vay, thủ tục vay vốn và chất lượng dịch vụ có ảnh hưởng mạnh nhất đến quyết định vay vốn của chủ thể. Hầu hết các hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam có quy mô vừa, nhỏ cho đến rất nhỏ, kỹ năng trong việc quản lý kinh doanh và thiết lập các kế hoạch kinh doanh còn hạn chế, chủ yếu mang tính kinh nghiệm, ghi chép trên sổ sách mà không được hạch toán cặn kẽ, cũng như những hiểu biết về các điều kiện tiếp cận vốn tín dụng còn chưa đầy đủ (Hoàng Trần Hậu, 2018, Nguyễn Phúc Chánh, 2016, Võ Trí Thành, 2018, Vũ Tiến Lộc, 2018). Điều này khiến cho các thủ tục cho vay nghiêm ngặt mà các TCTD yêu cầu cũng góp phần ngăn cản khả năng tiếp cận tín dụng các doanh nghiệp vừa và nhỏ (Beck và cộng sự, 2007). Do đó,

H6: Thủ tục vay vốn có tác động ngược chiều đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ kinh doanh cá thể.

Thang đo thủ tục vay vốn (TTV) thể hiện khả năng chủ quan đánh giá của chủ thể vay vốn về quy trình và thời gian xem xét quyết định vay vốn của NHTM. Thang đo thủ tục vay vốn được đánh giá qua đánh giá qua 3 câu hỏi. Thang đo này được xây dựng dựa trên nghiên cứu của Christelis và cộng sự (2010), Nguyễn Phúc Chánh (2016), Ha (2015), Ngoc (2016), Dao và cộng sự (2016). Các câu hỏi đã được kiểm định bởi nhiều các công trình nghiên cứu khác và đã đạt được kết quả nghiên cứu tốt.


Bảng 2.6. Thang đo sự phức tạp trong thủ tục vay vốn


Khái niệm nghiên cứu


Ký hiệu


Mô tả thang đo


Tham chiếu

Thủ tục vay vốn (TTV)

TTV1

Thủ tục vay vốn khó đáp ứng

Christelis và cộng sự (2010), Nguyễn Phúc Chánh (2016), Ha (2015),

Ngoc (2016), Dao và cộng sự (2016)

TTV2

Thời gian giải ngân chậm

TTV3

Thời gian xem xét và phê duyệt hồ sơ vay vốn dài

TTV4

Kém linh động trong việc thực hiện thủ tục

Nguồn: Phân tích của tác giả

2.2.1.7. Kinh nghiệm của ngân hàng thương mại


Nghiên cứu của Coco (2000), Campbell (2006) chỉ ra rằng lãi suất vay vốn; uy tín ngân hàng; số năm thành lập TCTD; phí dịch vụ thấp và dễ thực hiện khoản vay có ảnh hướng tới khả năng tiếp cận tín dụng. Trong đó, nhân tố về số năm thành lập ngân hàng và dễ thực hiện khoản vay tác động mạnh nhất đến quyết định lựa chọn ngân hàng của khách hàng (Ha, 2015, Ngoc, 2016, Dao và cộng sự, 2016). Do đó,

H7: Kinh nghiệm TCTD có tác động thuận chiều đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ kinh doanh cá thể.

Thang đo kinh nghiệm của TCTD (KNNH) thể hiện khả năng chủ quan đánh giá của chủ thể vay vốn về uy tín, chất lượng dịch vụ và quy mô của TCTD. Thang đo kinh nghiệm của ngân hàng được đánh giá qua đánh giá qua 3 câu hỏi. Thang đo này được xây dựng dựa trên nghiên cứu của Campbell (2006), Ha (2015), Ngoc (2016), Dao và cộng sự (2016). Các câu hỏi đã được kiểm định bởi nhiều các công trình nghiên cứu khác và đã đạt được kết quả nghiên cứu tốt.

Bảng 2.7. Thang đo kinh nghiệm của ngân hàng thương mại


Khái niệm

nghiên cứu

Ký hiệu

Mô tả thang đo

Tham chiếu

Kinh nghiệm của TCTD (KNNH)

KNNH1

Có hướng đến khu vực hộ kinh

doanh cá thể

Campbell (2006), Ha

(2015), Ngoc

(2016), Dao và

cộng sự (2016).

KNNH2

Có lịch sử hình thành và phát

triển lâu đời

KNNH3

Có quy mô lớn, có tiếng tăm

Nguồn: Phân tích của tác giả


2.2.1.8. Dịch vụ ngân hàng điện tử

Theo Gaurav (2017), Ngân hàng số (Digital Banking) là một hình thức ngân hàng số hóa tất cả những hoạt động và dịch vụ ngân hàng truyền thống. Dịch vụ ngân hàng số sẽ rút ngắn chi phí di chuyển, thời gian chờ đợi xét duyệt hồ sơ, làm giảm tác động của khoảng cách địa lý tới khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp siêu nhỏ và các hộ kinh doanh. Kết quả phỏng vấn sâu các chuyên gia trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng cho thấy: hiện tại dịch vụ ngân hàng số được coi là xu thế tất yếu của thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, là dịch vụ “mới” và hiện đại được coi là tiêu biểu và tăng khả năng tiếp cận cho hộ gia đình mọi lúc, mọi nơi. Tuy nhiên, tiện ích dịch vụ ngân hàng số hiện nay đang được cung cấp chủ yếu cho đối tượng khách hàng cá nhân, đối với các khách hàng doanh nghiệp mới chỉ dừng ở bước cơ bản như thanh toán online và chủ yếu qua internet banking (Rehman và Ahmed, 2008). Trong thời gian tới, ngân hàng số chính là một trong các yếu tố tích cực tác động lên khả năng tiếp cận vốn ngân hàng của hộ kinh doanh. Chỉ tiêu này được phát triển thêm dựa trên hàm ý của các chuyên gia trong quá trình phỏng vấn sâu, do đó, tác giả đề xuất giả thuyết.

H8: có mối quan hệ thuận chiều giữa chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử với khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ kinh doanh cá thể.

Thang đo dịch vụ ngân hàng điện tử của TCTD (NHĐT) thể hiện khả năng chủ quan đánh giá của chủ thể vay vốn về việc cập nhật công nghệ hiện đại trong các dịch vụ của ngân hàng, giảm thiểu chi phí và thời gian giao dịch, đem lại cảm giác hữu ích và dễ sử dụng dịch vụ cho khách hàng. Thang đo dịch vụ ngân hàng điện tử được đánh giá qua đánh giá qua 5 câu hỏi. Thang đo này được xây dựng dựa trên nghiên cứu của Rehman và Ahmed (2008) và sự phát triển của tác giả từ kết quả nghiên cứu định tính.

Bảng 2.8. Thang đo dịch vụ ngân hàng điện tử


Khái niệm nghiên cứu

Ký hiệu

Mô tả thang đo

Tham chiếu

Dịch vụ Ngân hàng

điện tử (NHĐT)

NHĐT1

Cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử

Rehman & Ahmed (2008)

NHĐT2

Dịch vụ ngân hàng điện tử có hệ

thống công nghệ hiện đại

NHĐT3

Dịch vụ ngân hàng điện tử dễ sử dụng

NHĐT4

Dịch vụ ngân hàng điện tử tích hợp

nhiều tiện ích

NHĐT5

Dịch vụ ngân hàng điện tử có sự tin

tưởng, an toàn

Nguồn: Phân tích của tác giả

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/11/2022