Thang Đo Ý Định Sử Dụng Tín Dụng Phi Chính Thức


Đo lường:

“Tiện lợi” là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng tín dụng phi chính thức của các hộ gia đình. Sự tiện lợi của tín dụng đen là khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận nguồn tín dụng một cách nhanh chóng không mất thời gian và thủ tục như nguồn vốn từ khu vực chính thức. Hiện chưa có nghiên cứu thực nghiệm để đo lường nhân tố “Tiện lợi” ảnh hưởng đến tín dụng phi chính thức. Tác giả đề xuất đo lường nhân tố “Tiện lợi” theo 6 biến quan sát trên cơ sở hiệu chỉnh nghiên cứu của Pew (2002)

Bảng 2.16. Thang đo sự tiện lợi


Nhân tố

Ký hiệu

Nội dung

Tiện lợi

TL1

Tôi có thể thực hiện giao dịch bất kể thời gian.

TL2

Tín dụng phi chính thức không yêu cầu tài sản thế chấp khi vay

TL3

Giao dịch tín dụng phi chính thức không cần thẻ, thậm chí không

cần gặp mặt trực tiếp mà chỉ cần Internet

TL4

Sự linh hoạt trong lãi suất vay của tổ chức tín dụng phi chính thức

TL5

Tôi có thể biết các khoản phải trả,lãi suất và thời gian trả nợ cũng

như các phí bổ sung khi quá hạn

TL6

Tôi không bị đòi nợ giống như xã hội đen khi chậm hoặc không

trả được nợ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam - 11

Nguồn: Tác giả đề xuất

Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy, người sử dụng tín dụng đen thường thiếu các tài sản thế chấp, không có thời gian đến ngân hàng để thực hiện các giao dịch, bị ngăn cản bởi các rào cản pháp lý. Chính vì vậy, “Tính tiện lợi” được coi là nhân tố có ảnh hưởng tích cực tới việc Ý định sử dụng tín dụng đen. Vì vậy tác giả đưa ra giả thuyết là:

Ký hiệu

Nội dung

H6

Tiện lợi có ảnh hưởng thuận chiều với Ý định sử dụng tín dụng phi chính

thức của hộ gia đình

Nguồn: Tác giả đề xuất

2.2.2.7. Tính bảo mật


“Tính bảo mật” liên quan đến những vấn đề bảo quản thông tin của khách hàng trong giao dịch (Lee, 2009). Tuy nhiên, sau khi phỏng vấn sâu, tác giả cho rằng, “Tính bảo mật” được hiểu là sự bảo quản thông tin của người tiêu dùng trong giao dịch và sử dụng dịch vụ tín dụng phi chính thức.

Đo lường: nhân tố “Tính bảo mật” được đo lường bởi 4 biến quan sát như sau (đã hiệu chỉnh)


Bảng 2.17. Thang đo tính bảo mật


Nhân tố

Ký hiệu

Nội dung


Bảo mật

BM1

Các tổ chức tín dụng đen đảm bảo thông tin cá nhân của tôi và các thành viên trong hộ kinh doanh khi thực hiện giao dịch.

BM2

Thông tin của tôi không bị đưa lên mạng xã hội khi tôi chậm hoặc không trả được nợ.

BM3

Thông tin của tôi không bị đưa về nơi tôi sinh sống khi tôi chậm hoặc không trả được nợ.

BM4

Thông tin của mọi người xung quanh tôi đều được bảo mật khi sử dụng cho vay từ các tổ chức tín dụng đen.

Nguồn:Venkatesh và cộng sự (2003b)

Các giao dịch tài chính thiếu bảo mật thường bị những kẻ xấu đánh cắp một cách nhanh chóng mà khó bị phát hiện với những thủ đoạnh tinh vi, đặc biệt là giao dịch trực tuyến (Cheung và cộng sự, 2006). Theo Wang và cộng sự (2003) thì “Tính bảo mật” đề cập đến việc bảo vệ thông tin các nhân hoặc hệ thống từ xâm nhập không mong muốn hoặc xảy ra. Sợ thiếu bảo mật là một trong những yếu tố xác định trong hầu hết các nghiên cứu ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng và phát triển của giao dịch tài chính.Do vậy, giả thuyết là:

H7: Bảo mật có ảnh hưởng thuận chiều đến việc Ý định sử dụng tín dụng phi chính thức của hộ kinh doanh cá thể.

2.2.2.8. Ý định sử dụng tín dụng phi chính thức

Có nhiều quan điểm khi nói về định nghĩa của ý định sử dụng trong các cuộc nghiên cứu. Trong đó, Fishbein và Ajzen (1977) cho rằng ý định hành vi là “xác suất chủ quan mà một người thực hiện hành vi”. Trong khi đó Davis và cộng sự (1989b) lại cho rằng ý định sử dụng được định nghĩa là “ mức độ cá nhân lập ra kế hoạch có ý thức thực hiện hoặc không thực hiện một số hành vi được chỉ định trong tương lai”. Theo Davis và cộng sự (1989b) thì ý định sử dụng được hiểu là sự sẵn sàng một cá nhân chấp nhận sử dụng công nghệ. Định nghĩa của Davis và cộng sự (1985, 1989) được nhiều nghiên cứu sử dụng như Venkatesh và cộng sự (2003b), Naimi Baraghani (2008)… Như vậy, Ý định sử dụng hành vi được hiểu mức độ người đó sử dụng hay không sử dụng công nghệ trong một bối cảnh nhất định. Đây là nhân tố chủ chốt trong việc tác động đến hành vi sử dụng công nghệ và nó bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác.


Trong nghiên cứu này, ý định sử dụng tín dụng phi chính thức của hộ gia đình được định nghĩa là mức độ một chủ hộ sử dụng hay không sử dụng tín dụng phi chính thức hay sự chấp thuận của họ với tín dụng phi chính thức.

Đo lường:

Trong mô hình UTAUT của Venkatesh và cộng sự (2003b), nhân tố “Ý định sử dụng” được đo lường bởi 3 biến quan sát như sau:

Bảng 2.18. Thang đo ý định sử dụng tín dụng phi chính thức


Nhân tố

Ký hiệu

Nội dung

Ý định sử

dụng

YD1

Trong tương lai, tôi sẽ tiếp tục sử dụng tín dụng phi chính thức

YD2

Tôi sẽ giới thiệu người thân của tôi sử dụng tín dụng phi chính thức

YD3

Tôi sẽ sử dụng tín dụng phi chính thức khi có nhu cầu

Nguồn: Venkatesh và cộng sự (2003b)


CHƯƠNG 3:

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


3.1. Khái quát về hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam và tiếp cận tín dụng tín dụng của hộ kinh doanh cá thể

3.1.1. Tình hình hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam

Theo Tổng cục Thống kê (2020), tính đến năm 2019, cả nước có trên 5,39 triệu hộ kinh doanh cá thể. Xét theo quá trình thì tổng số lượng hộ kinh doanh cá thể liên tục tăng qua các năm

Bảng 3.1. Hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam phân theo vùng

Đơn vị tính: hộ


Năm

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

Đồng bằng sông Hồng


1.093,1


1.113,9


1.233,8


1.183,4


1.213,2


1.228,0


1.256,7


1.330,1

1324,377

1357,069

Trung du miền núi phía Bắc


369,6


380,4


430,4


423,2


436,3


440,3


450,6


487,1

481,628

493,655

Trung bộ

945,4

979,4

1.054,0

1.045,2

1.062,8

1.095,9

1.126,1

1.184,3

1201,809

1233,100

Tây Nguyên

181,1

187,8

213,8

219,5

229,9

226,4

2.366,5

245,7

252,844

271,945

Đông Nam Bộ

664,8

672,0

748,9

752,2

779,9

820,1

856,3

900,9

942,680

978,384

Đồng bằng sông Cửu Long


871,0


902,8


947,9


912,5


935,6


944,1


983,6


994,5

995,397

1045,242


Tổng số


4.125,0


4.236,3


4.628,8


4.536,0


4.657,7


4.754,8


4.909,8


5.142,6

5198,735

5379,395

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2020)


Các hộ kinh doanh cá thể phân bố tương đối đồng đều trên cả nước. Trong đó, Đồng bằng sông Hồng, Trung bộ, Đồng Bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ là những vùng chiếm tỷ trọng cao nhất, lần lượt là 25,86%; 23,03%; 19,34% và 17,52% . Trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên chiếm tỷ trọng thấp nhất, lần lượt là 9,47% 4,78% tổng số hộ. Trên cơ sở phân bổ dân cư, tỷ trọng hộ kinh doanh cá thể giữa các vùng không có sự biến động đáng kể trong nhiều năm qua.


Theo ngành nghề kinh doanh, tỷ trọng hộ kinh doanh cá thể trong ngành Thương mại - dịch vụ chiếm khoảng 80%, 20% còn lại là trong ngành Công nghiệp - xây dựng. Thống kê các năm cho thấy, tỷ trọng các hộ thương mại dịch vụ ngày càng tăng: năm 2012 là 78,9%, năm 2014 là 80% và năm 2017 là 81,9%, cùng với đó là tỷ trọng giảm đi trong ngành Công nghiệp - xây dựng. Tương ứng với đó, năm 2017 số lao động tại các HKD trong lĩnh vực công nghiệp chiếm trên 22%, gần 88% còn lại đến từ khu vực hộ trong lĩnh vực dịch vụ. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do yếu tố quy mô nên các hộ có ngành nghề công nghiệp - xây dựng đã dần chuyển sang các hình thức doanh nghiệp chính thống (Trịnh Đức Chiều, 2019).

Xét ở khía cạnh đăng ký hoạt động của hộ kinh doanh cá thể cho thấy, tỷ trọng hộ có đăng ký kinh doanh vẫn khá thấp trong tổng số hộ kinh doanh cá thể đang hoạt động. Số liệu thống kê năm 2018 của Tổng cục Thống kê cho thấy, năm 2017 chỉ có trên 29% số hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp có địa điểm hoạt động ổn định, có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và có tới gần 66% số hộ kinh doanh cá thể chưa đăng ký. Tỷ trọng này thấp hơn đáng kể ở lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, với chỉ trên 17% có Giấy đăng ký kinh doanh.

Theo Tổng cục Thống kê, số lao động làm việc trong khu vực hộ kinh doanh cá thể tăng nhanh theo thời gian, từ trên 7,4 triệu người năm 2010 tăng lên gần 8,6 triệu người năm 2017. Số lượng lao động làm việc trong khu vực hộ kinh doanh cá thể giai đoạn 2010-2017 chiếm khoảng từ 59%-75% so với số lao động làm việc trong khu vực DN. Nếu chỉ so với số lao động làm việc trong các DN thuộc khu vực tư nhân thì số lao động làm việc trong khu vực hộ kinh doanh cá thể trong 2 năm gần đây là tương đương. Trong giai đoạn trước đó, số lao động làm việc trong khu vực hộ kinh doanh cá thể cao hơn tương đối so với số lao động làm việc trong các DN ngoài nhà nước, khoảng từ 3%- 24%. Số lao động trung bình một hộ kinh doanh cá thể dao động từ 1,677-1,8 người/ hộ kinh doanh cá thể trong giai đoạn 2010-2017, trong khi con số này ở khu vực DN là khoảng 26-35,2 người/DN. Ý nghĩa tạo việc làm và thu nhập cho người dân của hộ kinh doanh cá thể là khá quan trọng. Tổng cục Thống kê (năm 2018) phân tích, gần 8,6 triệu lao động làm việc tại các hộ kinh doanh cá thể có ý nghĩa quan trọng trong xã hội hiện nay. Quy mô vốn bình quân và giá trị tài sản cố định bình quân của một HKD có xu hướng tăng lên qua các năm. Trong giai đoạn 2007-2019, quy mô vốn bình quân tăng 16,5%/năm, từ 59,3 triệu đồng/hộ năm 2007 lên 150,61 triệu đồng/hộ năm 2015, gấp 2,54 lần so với năm 2007 (Tổng cục Thống kê, 2020). Trong khi đó, vốn bình quân một DN ngoài nhà nước giai đoạn này đạt khoảng từ 26,6 tỷ - 51,6 tỷ đồng.


Mặc dù khu vực hộ kinh doanh cá thể mặc dù có đóng góp đáng kể vào nền kinh tế, nhất là trong giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động nhưng so với tiềm năng đóng góp của khu vực này còn hạn chế và chưa tương xứng với quy mô. Ví dụ, năm 2017, tuy khu vực này chiếm tới gần 30% GDP nhưng chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 1,56% trong tổng thu ngân sách nhà nước, con số này của năm 2014 là 2% của tổng nguồn thu nội địa (12.362 tỷ đồng).

Xét theo chỉ số doanh thu/lao động, năng suất của hộ kinh doanh cá thể vẫn thấp hơn nhiều so với khu vực DN và khoảng cách ngày càng có xu hướng tăng lên. Năm 2009, doanh thu trung bình tính theo lao động của hộ kinh doanh cá thể là 0,13 tỷ đồng, năm 2010 là 0,15 tỷ đồng, năm 2012 tăng lên 0,2 tỷ đồng và năm 2013 là 0,24 tỷ đồng, trong khi đó, con số tương ứng của khu vực DN lần lượt là 0,67 tỷ đồng; 0,7 tỷ đồng; 1 tỷ đồng và 1,06 tỷ đồng (Tổng cục Thống kê, 2020).

3.1.2. Tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam

Hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam là hình thức tổ chức kinh doanh chủ yếu sử dụng vốn tự có để sản xuất kinh doanh. Trong giai đoạn 2007- 2014, tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn trung bình dao động từ gần 89% đến khoảng 93% (Tổng cục Thống kê, 2020). Điều này cho thấy, các hộ kinh doanh cá thể được thành lập và hoạt động chủ yếu dựa trên năng lực tài chính tự thân, chưa sử dụng nhiều tới nguồn lực tài chính từ bên ngoài. Với nguồn lực tự có hạn chế, khó tiếp cận với nguồn lực bên ngoài, vì vậy khả năng tham gia vào khu vực sản xuất vật chất và các ngành đòi hỏi công nghệ tiên tiến của hộ rất hạn chế. Phần lớn hộ hoạt động trong khu vực dịch vụ truyền thống như thương mại, phục vụ cá nhân và cộng đồng. Tỷ trọng nguồn vốn trong ngành “Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy, phương tiện vận chuyển có động cơ…” đã tăng từ 38% năm 2012 lên 44% năm 2014. Tính chung cả 3 ngành dịch vụ “Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy, phương tiện vận chuyển có động cơ…”, “dịch vụ lưu trú, ăn uống” và “kinh doanh bất động sản” chiếm tới gần 70% về nguồn vốn và 80% về doanh thu (Trịnh Đức Chiều, 2019).

Việc tiếp cận vốn của các hộ kinh doanh của các hộ còn khó khăn hơn khi mà chỉ có 47,22% số hộ kinh doanh tiếp cận được vốn tín dụng chính thức với mức lãi suất hợp lý – khoảng 8% - 14%/năm (OXFAM, 2015, Finn, 2018). Điều này cho thấy, các hộ phải tìm đến những nguồn vốn từ khu vực bán chính thức và phi chính thức. Tuy nhiên, nếu tiếp cận vốn bán chính thức (từ quỹ của hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên)… không nhiều, lại không thể sử dụng lâu dài. Nguyên nhân của vấn đề này là tín dụng bán chính thức có số vốn nhỏ, lại phải dùng cho các nhu cầu thường xuyên (như


hoạt động của các hội, hoặc khen thưởng…). Do đó, với phần vốn còn thiếu thì phải sử dụng từ tín dụng phi chính thức. Nguồn này đối với các hộ kinh doanh cá thể xuất phát chính từ một số nguồn như: vốn từ vay các cá nhân trên thị trường, vay từ các cửa hàng cầm đồ với lãi suất cao (tín dụng đen), vay từ các quỹ (dưới dạng họ/hụi/phường/biêu) (OXFAM, 2015, Ban chỉ đạo trung ương chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, 2019).

Đối với việc tiếp cận tín dụng qua họ/hụi/phường/biêu, các khoản tín dụng thường rơi vào 50 – 200 triệu đồng, nhưng lãi suất thường cao (khoảng 20%). Lãi suất của các khoản vay vốn của các cửa hàng cầm đồ còn cao hơn (kết quả khảo sát cho thấy, các hộ kinh doanh phải trả trên 30%/năm, cá biệt có những khoản phải trả lên đến hơn 100%/năm (Đặng Ngọc Đức, 2020). Tuy nhiên, các khoản tín dụng phi chính thức thời gian rất nhanh, đáp ứng được nhu cầu ngắn hạn của các hộ kinh doanh cá thể trong việc nhập hàng hóa, hoặc trả các khoản nợ ngắn hạn. Chi tiết, sẽ được trình bày trong phần khái quát dưới đây.

3.2. Khái quát về mẫu nghiên cứu

3.2.1. Thông tin về nhân khẩu học

Tác giả sử dụng bảng hỏi để phỏng vấn, dưới dạng trực tiếp và gián tiếp. Bảng hỏi trực tiếp được phát trực tiếp cho các chủ hộ, còn bảng hỏi gián tiếp được lập trên google form và gửi cho các chủ hộ qua đường email (hoặc thông qua các trang mạng xã hội như facebook, zalo, viber…). Các bảng hỏi được lập chung cho cả tiếp cận tín dụng chính thức và phi chính thức. Tổng số phiếu của nghiên cứu phát đi 1.000 phiếu số phiếu thu về là 882 phiếu. Sau khi sàng lọc loại bỏ các phiếu không hợp lệ (do đánh cùng 1 đáp án), số phiếu còn lại là 722 phiếu.

Trong số 722 phiếu trong bảng hỏi thu được, thì có đến 550 phiếu trả lời là nam giới (chiếm 76,18%). Việc này phù hợp với tình hình Việt Nam khi có đa phần người đứng đầu các hộ kinh doanh là chủ hộ. Việc này phù hợp với tình hình Việt Nam khi đa phần các hộ kinh doanh có người đứng đầu là nam giới, do việc quyết định chi tiêu chính và kiếm tiền chính trong nhà là nam (Duong và Izumida, 2002, Tanaka và cộng sự, 2010). Tuy nhiên, khi đối chiếu với các nghiên cứu trước đây, có thể nói rằng, phụ nữ ngày càng tham gia nhiều hơn vào các công việc kinh doanh của hộ gia đình, do tỷ lệ nữ giới làm chủ hộ đã tăng lên đáng kể (23,82% theo kết quả khảo sát - so sánh với 15% trong các nghiên cứu trước đây).


Bảng 3.2. Kết quả nhân khẩu học từ mẫu nghiên cứu



Tần suất

Tỷ lệ


Giới tính chủ hộ

Nam

550

76,18%

Nữ

172

23,82%

Thu nhập bình quân của hộ (bình quân tháng, đơn vị tính: triệu đồng)

Dưới 10

232

32,13%

Từ 10 - dưới 20

267

36,98%

Từ 20 - dưới 30

182

25,21%

Từ 30 trở lên

41

5,68%

Khu vực hoạt động

Thành thị

354

49,03%

Nông thôn

368

50,97%

Số năm hoạt động bình quân của hộ

Dưới 1 năm

28

3,88%

Từ 1 đến dưới 5 năm

267

36,98%

Trên 5 năm

427

59,14%

Số lao động bình quân của hộ

Dưới 3

162

22,44%

Từ 3 đến dưới 10

498

68,98%

Từ 10 trở lên

62

8,59%

Nguồn: Tính toán của tác giả

Trong số các quan sát thì có sự tương đồng khá lớn về khu vực hoạt động: thành thị chiếm 49,03%, số còn lại là nông thôn. Khu vực nông thôn, do sự phát triển nhanh chóng về kinh tế nên hoạt động sản xuất nông nghiệp được đầu tư khá nhiều dựa trên sự khuyến khích của nhà nước cũng như việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. Bên cạnh đó, nhờ chương trình nông thôn mới nên các hộ ở các khu vực này có thể vừa sản xuất lại vừa kinh doanh, và cung cấp một chuỗi hoạt động liên quan đến khu vực khác (Ban chỉ đạo trung ương chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, 2019). Cũng chính vì các hoạt động thúc đẩy kinh tế nên thu nhập bình quân 1 tháng của hộ cũng gia tăng khá cao: tỷ trọng lớn nhất thuộc về các hộ có thu nhập bình quân từ 10 - 20 triệu đồng.

Nghiên cứu được tiến hành cả vùng nông thôn lẫn thành thị nên số hộ có thu nhập bình quân dưới 10 triệu/tháng cũng chiếm tỷ trọng lớn (232 hộ, chiếm 32,13%). Đây là các hộ tại vùng nông thôn, tham gia buôn bán nhỏ nằm trong chuỗi cung ứng, ví dụ như sản xuất nông nghiệp và bán lại các sản phẩm cho các nhà máy sản xuất. Đây là các hộ thuộc vùng sâu, vùng xa, được khuyến khích phát triển (OXFAM, 2015, Finn, 2018). Số còn lại, có trên 30 triệu đồng/tháng có tỷ trọng nhỏ (5,68%), đa phần hoạt động ở

Xem tất cả 226 trang.

Ngày đăng: 26/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí