Quy Trình Phân Tích Tóm Tắt Chương 3‌‌


H5: Nhân tố Thu nhập ảnh hưởng dương đến sự thoả mãn trong công việc của nhân viên tín dụng ngân hàng tại địa bàn TP HCM.

H6: Nhân tố Rủi ro nghề nghiệp ảnh hưởng âm đến sự thoả mãn trong công việc của nhân viên tín dụng ngân hàng tại địa bàn TP HCM.

H7: Nhân tố Quy mô ngân hàng ảnh hưởng dương đến sự thoả mãn trong công việc của nhân viên tín dụng ngân hàng tại địa bàn TP HCM.

3.1.4 Nghiên cứu chính thức


Tác giả thực hiện nghiên cứu bằng cách gửi bảng câu hỏi cho các nhân viên tín dụng ở các Ngân hàng TMCP tại địa bàn TP HCM. Do số lượng nhân viên tín dụng ở các ngân hàng ở địa bàn TP HCM khá nhiều, tác giả dùng phương pháp gửi khảo sát online qua các nhóm tín dụng của ngân hàng ở Facebook kết hợp với gửi phiếu khảo sát thông qua kênh bạn bè và đồng nghiệp làm tín dụng tại ngân hàng: Vietinbank CN 2, Vietcombank CN TP HCM. Riêng trường hợp khảo sát online, tác giả đề nghị nguyện vọng của mình chỉ khảo sát các đối tượng ở khu vực TP HCM để phù hợp với mục đích của đề tài.

Sau khi tổng hợp các phản hồi, tác giả tiến hành phân tích bằng công cụ SPSS version 22, phân tích Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy và nêu kết quả, ý nghĩa nghiên cứu. Quá trình phân tích được thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên và bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh của các tác giả khác.‌

3.2 Phương pháp nghiên cứu


3.2.1 Thang đo nghiên cứu


Tác giả chọn thang đo Likert để đánh giá nghiên cứu. Đây là một dạng thang đo lường về mức độ đồng ý hay không đồng ý với các mục được đề nghị, được trình bày dưới dạng một bảng. Trong bảng thường bao gồm 2 phần: Phần nêu nội dung, và phần nêu những đánh giá theo từng nội dung đó; với thang đo này người trả lời phải biểu thị một lựa chọn theo những đề nghị được trình bày sẵn trong bảng. Tác


giả sử dụng thang đo Likert 5, bao gồm 5 mức độ: Hoàn toàn không đồng ý, Không đồng ý, Bình thường/ Trung hòa, Đồng ý, Hoàn toàn đồng ý. Các câu hỏi và đặt tên biến được trình bày theo như bảng khảo sát chính thức ở Phụ lục A và chi tiết kiểm định thang đo ở Phụ lục B.

3.2.2 Phương pháp chọn mẫu‌


Tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, phi xác suất nhằm đơn giản hóa tiết kiệm thời gian và chi phí khảo sát. Các cuộc khảo sát sẽ nhắm đến các nhân viên tín dụng bất kỳ ở địa bàn TP HCM gần nơi tác giả sinh sống: bất kể ở ngân hàng, ở buổi hội thảo, sàn giao dịch bất động sản…

3.2.3 Kích thước mẫu


Đối với phân tích nhân tố khám phá EFA: Dựa theo nghiên cứu của Hair, Anderson, Tatham và Black (1998, trích trong Tạp Chí Phát Triển KH&CN, Tập 12, Số 15 - 2009) cho tham khảo về kích thước mẫu dự kiến. Theo đó kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát. Đối với phân tích hồi quy đa biến: cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được tính theo công thức là n=50 + 8*m (m: số biến độc lập) (Tabachnick và Fidell, 1996, trích trong Tạp Chí Khoa Học Trường Đại Học Cần Thơ, phần D Khoa Học, Chính Trị, Kinh Tế, số 35- 2014)

Theo như thang đo của tác giả đề ra gồm: 7 biến độc lập và 30 biến quan sát. Vì vậy, để đáp ứng được mục tiêu phân tích của đề tài, tác giả chọn kích thước mẫu tối thiểu là 150.

3.2.4 Nội dung phân tích


Tác giả phân tích thống kê mô tả nhằm mô tả sơ bộ cơ bản dữ liệu thu thập được: giới tính, tuổi, thu nhập, nhân tố nào có tỷ lệ hoàn toàn đồng ý cao nhất, nhân tố nào có tỷ lệ hoàn toàn không đồng ý cao nhất.

Sau đó tác giả đi vào phân tích chi tiết: thang đo và độ tin cậy của các biến quan sát đánh giá bằng hệ số Cronbach’s Alpha và phương pháp phân tích nhân tố khám phá. Các biến có hệ tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại bỏ và hệ số


Cronbach’s Alpha phải tối thiểu là 0.6 hoặc >0.75 (Nguyễn Thống, 2013) để bảo đảm độ tin cậy của thang đo. Sau khi phân tích kết quả nhân tố khám phá (EFA), tác giả sẽ hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu mới (nếu có) và phân tích hồi quy để đánh giá sự tác động của các nhân tố mới.


THỐNG KÊ MÔ TẢ

KIỂM ĐỊNH THANG ĐO

PHÂN TÍCH EFA

PHÂN TÍCH HỒI QUY

KẾT LUẬN


Hình 3.3: Quy trình phân tích TÓM TẮT CHƯƠNG 3‌‌

Trong Chương 3 tác giả đưa ra mô hình chỉnh sửa và giải thích sự tác động của 2 nhân tố mới thêm vào mô hình: Rủi ro nghề nghiệp và quy mô ngân hàng. Tác giả trình bày quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, xây dựng thang đo nghiên cứu, phương pháp khảo sát và đánh giá. Quy trình kiểm định thống kê gồm 5 bước: Thống kê mô tả, kiểm định thang đo, phân tích EFA, phân tích hồi quy và kết luận.


CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU‌‌

4.1 Thống kê mô tả


Tổng cộng có 192 bản khảo sát hợp lệ tác giả thu thập được. Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả nhằm cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo.

Nội dung thống kê mô tả của nghiên cứu này trình bày sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên tín dụng tại địa bàn TP HCM theo các biến Giới tính, độ tuổi, thu nhập, trình độ ngân hàng làm việc và kinh nghiệm và mức độ thỏa mãn của nhân viên theo từng nhân tố tác động.

4.1.1 Mô tả theo đối tượng‌


Bảng 4.1: Mô tả mẫu theo đối tượng khảo sát


Biến

Giá trị

Tỷ lệ %

Giới tính




Nam

68,8


Nữ

31,2

Tuổi




Từ 20 – 25 tuổi

13


Từ 26 – 30 tuổi

72,9


Trên 30 tuổi

14,1

Thu nhập




Dưới 4.000.000 VNĐ/tháng

0


Từ 4.000.000 đến dưới 7.000.000

VNĐ/tháng

6,3


Từ 7.000.000 đến 10.000.000

VNĐ/tháng

29,7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên tín dụng ngân hàng tại địa bàn TP. Hồ Chí Minh - 6



Trên 10.000.000 VNĐ/tháng

64

Trình độ




Trung cấp – Cao đẳng

0,6


Đại học

83,3


Trên đại học

16,1

Ngân hàng công tác




Vietcombank

11,5


Vietinbank

21,9


Bidv

9,9


Agribank

6,3


MB

7,8


VIB

2,1


Techcombank

7,3


Sacombank

10,4


Eximbank

2,6


DongA Bank

3,6


Vietcapital Bank

4,7


Ngân hàng khác.

12

Kinh nghiệm làm tín dụng




Dưới 1 năm

0


Từ 1 đến 3 năm

62,5


Trên 3 năm

37,5

(Nguồn: tác giả tổng hợp từ số liệu thống kê)


Kết quả thống kê hiện tại cho thấy có 68,8% nhân viên tín dụng khảo sát là nam. Điều này cũng dễ hiểu, bởi lẽ công việc tín dụng đòi hỏi phải thường xuyên gặp gỡ khách hàng, công tác xa, thường làm thủ tục hành chánh ở các cơ quan như phòng Công chứng, phòng Tài nguyên, thường xuyên đi sớm về trễ…chính vì vậy công việc tín dụng khá cực nhọc đối với nữ giới. Độ tuổi khảo sát từ 26 đến 30 tuổi chiếm 72,9% vì đội ngũ nhân viên tín dụng thường là những người trẻ tuổi, tràn đầy nhiệt huyết, độ tuổi vừa đáp ứng yêu cầu kiến thức của một sinh viên mới ra trường và cũng là độ tuổi đầy năng động, tiếp thu nhanh chóng các quy trình quy định phức tạp trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng. Ngoài ra, độ tuổi này còn đáp ứng được bề ngoài trẻ trung. Bởi lẽ các ngân hàng ngày nay thường đặt ra các tiêu chí tuyển dụng đội ngũ nhân viên khá trẻ, có ngoại hình khá, không chỉ để tăng năng suất lao động mà còn làm nên hình ảnh thương hiệu của ngân hàng.

Thu nhập bình quân của nhân viên trên 10.000.000 VND/tháng chiếm tỷ lệ 64%, thu nhập từ 7.000.000 VND/tháng đến 10.000.000 VND/tháng chiếm 29,7% cho thấy mức thu nhập cao hơn mặt bằng chung của nghề tín dụng. Đa số các nhân viên đều có trình độ Đại học 83,3% hoặc trên Đại học 16,1% vì công việc đòi hỏi tính chuyên môn cao và cũng là một trong tiêu chuẩn tuyển dụng ưu tiên của các ngân hàng hiện nay.

Tác giả khảo sát rải rác các ngân hàng ở địa bàn TP HCM, phần đông đối tượng tập trung ở Vietinbank 21,9% và Vietcombank 11,5% vì đây là 2 ngân hàng có nhiều nhân lực nhất nhì toàn hệ thống ngân hàng ở Việt Nam và cũng là 2 ngân hàng tác giả từng công tác.

Để đảm bảo chất lượng khảo sát, tác giả hướng đến các nhân viên tín dụng có kinh nghiệm trên 1 năm trong đó đối tượng có kinh nghiệm làm việc trên 3 năm chiếm 37,5%.


4.1.2 Mô tả theo mức độ thỏa mãn‌


Bảng 4.2: Mô tả mẫu theo mức độ thỏa mãn


Độ thỏa mãn

Thỏa mãn với công việc hiện tại

Gắn bó lâu dài

Giới thiệu bạn bè và người thân

Hoàn toàn không đồng ý

1%

1%

0%

Không đồng ý

23,4%

24,5%

7,3%

Bình thường/ trung hòa

23,4%

24,5%

64,1%

Đồng ý

41,1%

39,6%

27,6%

Hoàn toàn đồng ý

10,9%

10,4%

1%

(Nguồn: tác giả tổng hợp từ số liệu thống kê)


Qua bảng mô tả trên cho thấy có 52% đối tượng đồng ý và hoàn toàn đồng ý với ý kiến “Thỏa mãn với công việc hiện tại” 50% đồng ý và hoàn toàn đồng ý với ý kiến “Gắn bó lâu dài với công việc tại ngân hàng” và 28,6% đồng ý và hoàn toàn đồng ý với ý kiến “giới thiệu cho bạn bè và người thân làm việc tại ngân hàng”. Điều này cho thấy đa số các nhân viên thỏa mãn với công việc của mình. Tuy nhiên số lượng nhân viên có quan điểm không thỏa mãn và không gắn bó chiếm tỷ lệ tương đối khá cao, điều này cho thấy tồn tại yếu tố tác động đến sự không thỏa mãn trong công việc của nhân viên tín dụng. So với tỷ lệ “thỏa mãn trong với công việc” và tỷ lệ “giới thiệu bạn bè và người thân” thì tỷ lệ “giới thiệu bạn bè và người thân khá thấp” điều này cho thấy nhân viên tín dụng quan niệm công việc của họ không phải ai cũng có thế chấp nhận được. Bởi lẽ, công việc đòi hỏi nhiều yêu cầu như đã phân tích ở Chương 2.


4.1.3 Thống kê giá trị trung bình‌


Bảng 4.3: Phân tích giá trị trung bình


Biến

Giá trị trung bình

Độ lệch chuẩn

BC

3,4310

,55649

DT

3,1563

,48167

LD

3,1641

,50239

DN

3,2378

,69371

TN

3,1888

,58434

RR

3,2875

,59055

QM

3,4288

,65578

TM

3,3125

,78201

Valid N

(listwise)



(Nguồn: tác giả tổng hợp từ số liệu thống kê)


Qua bảng phân tích trên ta thấy các câu trả lời rơi vào khoảng từ 3 đến 4. Điều này chứng tỏ các nhân viên tín dụng có xu hướng trả lời đồng ý. Như vậy, các nhân viên thỏa mãn với bản chất công việc, cơ hộiđào tạo thăng tiến, lãnhđạo, đồng nghiệp, thu nhập, quy mô ngân hàng. Riêng nhân tốrủi ro nghề nghiệp, các nhân viên tín dụng cho rằng công việc của mình là có rủi ro.

Biến thỏa mãn có giá trị là 3,3125 cho thấy các nhân viên tín dụng có xu hướng đồng ý cho rằng thỏa mãn với công việc của mình.

4.2 Kiểm định thang đo


Tác giả sử dụng phương pháp kiểm định Cronbach’s Alpha là kiểm định đánh giá độ tin cậy, tính nhất quán của các biến. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha cho biết các đo lường có liên kết với nhau hay không; nhưng không cho biết biến quan sát nào cần bỏ đi và biến quan sát nào cần giữ lại. Khi đó, việc tính toán hệ số tương quan giữa biến-tổng sẽ giúp loại ra những biến quan sát nào không đóng góp nhiều

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 17/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí