Mô Hình Nghiên Cứu Điều Chỉnh Các Giả Thuyết Của Mô Hình:


định 7 nhân tố ban đầu có thực sự đo lường khái niệm “Quyết định nghỉ việc” (Phụ lục 2, mục 3)

Cũng như các phương pháp thống kê khác, trước khi tiến hành phân tích nhân tố EFA, ta cũng cần kiểm tra xem việc dùng phương pháp này có phù hợp hay không. Việc kiểm tra này được thực hiện thông qua hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) và kiểm định Bartlett. Kiểm định Bartlett dùng để kiểm định giả thuyết Ho là các biến không có tương quan với nhau trong tổng thể, còn KMO dùng để kiểm tra xem kích thước, dữ liệu mẫu trong bài nghiên cứu có phù hợp với việc phân tích nhân tố hay không. Theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), giá trị KMO nằm giữa 0.5 đến 1 là phù hợp (nghĩa là phân tích EFA trong trường hợp nghiên cứu này là thích hợp).

Giá trị của KMO trong nghiên cứu này đạt yêu cầu 0.881 và sig của Bartlett’s Test nhỏ (0.000), chứng tỏ 22 biến quan sát này có tương quan với nhau và hoàn toàn phù hợp cho việc phân tích nhân tố khám phá EFA.


Bảng 3.3 Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố EFA




STT


BIẾN

NHÂN TỐ

TÊN NHÂN

TỐ

1

2

3

4

5

6


1

PH1



0.828





Sự phù hợp

2

PH2



0.820




3

PH3



0.511




4

PH5



0.807




5

L1






0.852

Thu nhập

6

L2






0.832

7

L3






0.819

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định nghỉ việc của nhân viên trong các Ngân hàng TMCP Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh - 7



STT


BIẾN

NHÂN TỐ

TÊN NHÂN TỐ

1

2

3

4

5

6

8

HL1





0.802


Huấn luyện & phát triển

9

HL2





0.803


10

HL3





0.729


11

TT1


0.828






Thách thức

12

TT2


0.770





13

TT3


0.676





14

LĐ1

0.774







Mối quan hệ với lãnh đạo

15

LĐ2

0.840






16

LĐ3

0.811






17

LĐ4

0.745






18

QH1




0.803



Mối quan hệ với nhân viên

19

QH2




0.831



20

QH3




0.879



21

AL1


0.491





Áp lực

22

AL3


0.623






Phương pháp trích trong phân tích nhân tố của nghiên cứu này là phân tích nhân tố chính (Principal component) với giá trị trích Eigenvalue lớn hơn 1. Như vậy chỉ những nhân tố trích ra có gía trị Eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mô hình nghiên cứu.

Bảng kết quả phân tích nhân tố cho thấy, với 22 nhân tố đưa vào ban đầu chỉ có sáu nhân tố trích tại điểm Eigenevalue lớn hơn 1. Sáu nhân tố này được giữ lại cho nghiên cứu tiếp theo. Sáu nhân tố này giải thích được gần 74.9% sự biến thiên của mô hình (phần trăm phương sai).

Sử dụng phép quay Varimax, xoay vuông góc của nhân tố để tối thiểu hóa số lượng biến có hệ số lớn tại cùng một nhân tố. Khi xoay ta loại các biến có hệ số tải


nhân tố nhỏ hơn 0.4. Kết quả sau khi phân tích EFA, có kết quả tổng hợp thể hiện trong bảng 3.3.

Sau khi chạy phân tích EFA, hai mươi hai biến quan sát đưa vào thỏa mãn yêu cầu và được chia thành sáu nhóm nhân tố với tên gọi tương ứng với các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định nghỉ việc mà đã được xây dựng trong mô hình ban đầu. Bao gồm nhóm nhân tố: phù hợp, thu nhập, huấn luyện và phát triển, mối quan hệ với lãnh đạo, mối quan hệ với đồng nghiệp. Riêng đối với hai biến thách thức và áp lực thì gom chung thành một nhân tố mới. Như vậy áp dụng mô hình của Janet Cheng Lian Chew tại thị trường Việt Nam khi khảo sát đối tượng nghiên cứu thì cho thấy không có sự phân biệt giữa yếu tố thách thức và áp lực trong công việc. Hai nhân tố này gom lại thành một và đặt tên khái niệm mới là “Đặc điểm công việc”.


3.2.3.2 Mô hình nghiên cứu điều chỉnh‌


Sự phù hợp

Thu nhập

Sự huấn luyện

và phát triển nghề nghiệp

Quan hệ với lãnh đạo

Quyết định nghỉ việc

Quan hệ với đồng nghiệp

Đặc điểm công việc


Hình 3.4 Mô hình nghiên cứu điều chỉnh Các giả thuyết của mô hình:

o H1: Sự cảm nhận về phù hợp của cá nhân với tổ chức, giữa cá nhân với công việc càng thấp thì quyết định nghỉ việc càng cao

o H2: Sự cảm nhận về thu nhập tổ chức chi trả càng thấp, thiếu công bằng thì quyết định nghỉ việc càng cao.

o H3: Sự cảm nhận về sự huấn luyện và phát triển nghề nghiệp càng thấp thì quyết định nghỉ việc càng cao.

o H4: Sự cảm nhận về mối quan hệ với lãnh đạo càng thấp thì quyết


định nghỉ việc càng cao.

o H5: Sự cảm nhận về mối quan hệ với đồng nghiệp càng thấp thì quyết định nghỉ việc càng cao.

o H6: Sự cảm nhận về công việc càng ít thách thức, thú vị và có áp lực cao thì quyết định nghỉ việc càng cao.


Trong đó, khái niệm đặc điểm công việc (Job Characteristic ): Được định nghĩa theo mô hình đặc điểm công việc của Hackman và Oldham (1974) nhằm xác định cách thiết công việc sao cho người lao động có được động lực làm việc ngay từ bên trong họ cũng như tạo được sự thỏa mãn công việc nói chung và tạo được hiệu quả công việc tốt nhất. Bản thân công việc có những đặc trưng thiết yếu của nó. Những đặc trưng đó có thể sẽ làm cho bản thân công việc đó tồn tại một động lực nội tại, và người lao động sẽ được kích thích tăng năng suất làm việc tùy theo bản thân mỗi công việc.

Mô hình đặc điểm công việc của Hackman và Oldham xác định đặc điểm công việc chính là:

- Công việc sử dụng nhiều kỷ năng, để đảm bảo nhân viên không nhàm chán, luôn sáng tạo, vận dụng học hỏi được nhiều phương pháp hoàn thành tốt nhất công việc của mình.

- Công việc phải được nhân viên nắm rò từ đầu đến cuối.

- Công việc có tầm quan trọng nhất định, khi nhân viên đảm nhiệm một công việc thì chính công việc đó cũng phải có tầm quan trọng nhất định nào đó khi hoàn thành hoặc thực hiện thành công. Lý thuyết cũng cho thấy rằng, nhân viên sẽ có động lực làm việc nếu họ nhận ra việc làm đó thật sự mang lại ý nghĩa cho chính mình hoặc cho người khác chứ không phải mình đang làm chuyện vô nghĩa.

- Tạo cho nhân viên có quyền để nhân viên cảm nhận nhiệm vụ, trách nhiệm của mình, trong công việc cần trao cho nhân viên một số quyền nhất định. Với quyền hạn được trao sẽ tạo cho nhân viên cảm nhận được trách nhiệm về


kết quả làm việc của mình và từ đó cũng sẽ có động lực để hoàn thành tốt công việc.

- Công việc đảm bảo có tính phản hồi từ cấp trên, công việc phải đảm bảo tính phản hồi từ cấp trên, việc ghi nhận kịp thời và tích cực từ cấp trên nhằm giúp nhân viên nhận diện điểm hạn chế, tiếp tục phát huy thế mạnh và hoàn thành tốt công việc được giao.

Theo Hackman và Oldham, những đặc trưng cốt lòi trong công việc này liên quan đến những trạng thái tâm lý then chốt trong nhân viên. Dựa vào hình 3.5, sự đa dạng kỹ năng, sự đồng nhất nhiệm vụ và sự quan trọng của công việc liên quan đến trạng thái tâm lý “trải nghiệm sự thú vị, ý nghĩa trong công việc”. Sự tự chủ trong công việc liên quan đến “trách nhiệm trong công việc”. Sự phản hồi, tương tác từ việc thực hiện công việc liên quan “nhận thức về kết quả thật sự trong công việc”. Lần lượt, trạng thái tâm lý này liên quan đến động lực thúc đẩy làm việc cao, sự thỏa mãn trong công việc cao và hiệu quả công việc cao và quyết định nghỉ việc thấp. Như vậy năm đặc trưng công việc là những thước đo quan trọng để xem xét có nên thiết kế công việc mới hay thiết kế lại những công việc hiện tải để tăng động lực thúc đẩy và cải thiện năng suất lao động của từng nhân viên.


Quyền quyết định

Khía cạnh công việc cốt lòi

Trạng thái tâm lý

Kết quả mang lại

Kỹ năng khác nhau

Hiểu công việc

Tầm quan trọng

Trải nghiệm sự thú vị, ý nghĩa trong công việc

Động lực làm việc nội tại cao

Trải nghiệm trách nhiệm trong công việc

Hiệu suất công việc cao

Phản hồi

Sự thỏa mãn trong công việc cao

Nhận thức về kết quả thật sự trong công việc

Nghỉ việc thấp

Tương tác với người khác

Nhu cầu phát triển của nhân viên

Hình 3.5 Mô hình đặc điểm công việc của Hackman & Oldham

(Nguồn: Hackman & Oldham, 1976, p.256)


3.2.4 Phân tích hồi quy‌

Bằng hệ số Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố EFA, chúng ta xác định được nhóm yếu tố phù hợp ảnh hưởng đến quyết định nghỉ việc của nhân viên trong ngành Ngân hàng. Phân tích hồi quy tuyến tính sẽ giúp chúng ta biết được mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập này tới biến phụ thuộc như thế nào.


3.2.4.1 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến‌

Đầu tiên ta sẽ xem xét mối quan hệ tương quan tuyến tính giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc, cũng như mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập với nhau. Từ kết quả bảng ma trận tương quan giữa các biến cho thấy biến phụ thuộc có quan hệ tương quan tuyến tính với cả sáu biến độc lập. Trong đó hệ số tương quan của biến “Đặc điểm công việc” là cao nhất với mức 0.732, thấp nhất là biến “Thu nhập”

0.493. Tuy nhiên giữa các biến độc lập cũng có mối quan hệ tương quan lẫn nhau. Trường hợp đảm bảo mô hình không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến sẽ được kiểm định ở phân tích tiếp sau đây.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/06/2022