Dựa Trên Nghiên Cứu Về Các Yếu Tố Quyết Định Đến Việc Lựa Chọn Ngân Hàng Ở Thổ Nhĩ Kỳ Của Kaynak (1991)


- Kỳ hạn (Forward): Cam kết mua và bán ngoại tệ thực hiện tại ngày xác định trong tương lai Tỷ giá xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng.

- Hoán đổi (Swap): Giao dịch đồng thời mua và bán cùng một lượng ngoại tệ (chỉ có hai đồng tiền được sử dụng trong giao dịch): một giao dịch mua bán ngoại tệ giao ngay và một giao dịch kỳ hạn để mua bán ngoại tệ tại thời điểm trong tương lai hoặc ngược lại. Kỳ hạn thanh toán từ 3 ngày làm việc đến 365 ngày đối với giao dịch giữa VND với các ngoại tệ. Tỷ giá được xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng.

- Thanh toán biên mậu: Thanh toán biên mậu là sản phẩm áp dụng cho các hoạt động thanh toán trong mua bán hàng hóa, dịch vụ qua biên giới giữa thương nhân của các nước có chung đường biên giới trên đất liền. Đồng tiền thanh toán là tiền bản tệ.

- Thanh toán biên mậu qua swift: là phương thức thanh toán trong đó điện chuyển tiền được gửi đến ngân hàng nhận tiền bằng hệ thống swift, dùng để thực hiện các giao dịch bao gồm: chuyển tiền bằng điện, phát hành thư tín dụng, thanh toán nhờ thu.

- Thanh toán biên mậu qua Internet banking: là phương thức thanh toán trong đó việc chuyển tiền được thực hiện thông qua phần mềm thanh toán điện tử do ngân hàng thương mại nước ngoài cung cấp theo thỏa thuận với ngân hàng trong nước, các giao dịch thực hiện qua internet banking: chuyển tiền, điều chuyển vốn, tra soát.

- Thanh toán biên mậu qua hối phiếu: là phương thức thanh toán trong đó việc chuyển tiền được thực hiện thông qua bù trừ chứng từ giấy với NH nước ngoài có thỏa thuận hợp tác biên mậu với ngân hàng trong nước. phương tiện bảo mật: ký hiệu mật trên chứng từ giấy theo thỏa thuận hai bên.


- Thanh toán đa tệ: Thanh toán đa dạng các loại ngoại tệ lạ, không có trong danh mục ngoại tệ niêm yết của ngân hàng.

Về mô hình tổ chức, hiện nay các ngân hàng hầu như xử dụng mô hình chia làm hai bộ phận: Bộ phận thanh toán quốc tế tại chi nhánh và Trung tâm thanh toán tại hội sở. Bộ phận thanh toán quốc tế tại chi nhánh: Thực hiện phát triển khách hàng, tìm hiểu nhu cầu, thu thập hồ sơ bước một và xử lý kiểm tra sơ bộ tính phát lý và tuân thủ của hồ sơ sau đó chuyển hồ sơ thông qua hệ thống của ngân hàng lên Trung tâm thanh toán tại hội sở. Tại trung tâm thanh toán, các chuyên viên với nghiệp vụ cao hơn sẽ thực hiện kiểm tra bước hai và xử lý hồ sơ cuối cùng.

Các sản phẩm mà ngân hàng cung cấp cho các doanh nghiệp hiện tại ngày càng đa dạng và ưu việt hơn, đáp ứng nhu cầu dịch vụ giá cả hợp lý nhưng tính năng và độ an toàn thì vẫn đảm bảo.

2.3. Lý thuyết hành vi mua của tổ chức

Hành vi tổ chức là hành vi của con người trong tổ chức (hay còn gọi là người lao động). Hành vi đó được chi phối và quyết định bởi nhận thức, thái độ, năng lực của bản thân người lao động. Con người với tư các là thành viên của tổ chức, chịu sự chi phối và tác động của yếu tố thuộc tổ chức như văn hóa, lãnh đạo, quyền lực, cơ cấu tổ chức, các nhóm của tổ chức mà người lao động tham gia là thành viên.

Hành vi tổ chức bao gồm hành vi và thái độ của cá nhân, tương tác giữa hành vi và thái độ cá nhân đó với tổ chức. Tổ chức được hiểu là cơ cấu chính thức của sự phối hợp có kế hoạch, đòi hỏi sự tham gia của từ hai người trở lên nhằm đạt được mục tiêu chung của tổ chức đó. Do đó, tổ chức có đặc trưng là sự phối hợp, tính kế hoạch của mục tiêu chung và có sự tham gia của nhiều người.

Trong việc cố gắng tìm hiểu hành vi mua của tổ chức, người nghiên cứu cần giải đáp cho các vấn đề sau: Các tổ chức đưa ra quyết định mua nào? Họ lựa chọn như thế nào trong số các nhà cung cấp khác nhau? Ai là người đưa ra quyết định mua của tổ chức? Tiến trình thực hiện quyết định mua của tổ chức như thế nào? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định mua của một tổ chức?


Ở một mức độ cơ bản nhất, mô hình hành vi mua của tổ chức được trình bày theo sơ đồ

M I TRƯỜNG

TỔ CHỨC


Các tác nhân marketing Các tác nhân khác Sản phẩm Kinh tế Giá cả Công nghệ Phân 1

Các tác nhân marketing

Các tác nhân khác

Sản phẩm

Kinh tế

Giá cả

Công nghệ

Phân phối

Chính trị

Cổ động

Văn hóa


Cạnh tranh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 4

Trung tâm mua


Tiến trình quyết

định mua


Những ảnh hưởng qua lại Những ảnh hưởng về tổ chức

CÁC ĐÁP ỨNG CỦA NGƯỜI MUA


Chọn sản phẩm? Chọn nhà cung cấp?

Khối lượng, điều kiện,

thời gian giao


Điều kiện thanh toán, dịch vụ


Hình 2.1: Mô hình hành vi mua của Webster và Wind (1972)

Nguồn: Webster và Wind (1972)

Mô hình hành vi mua của tổ chức cho thấy rằng các tác nhân markerting và các tác nhân khác ảnh hưởng đến tổ chức và tạo ra những đáp ứng của người mua bao gồm: sản phẩm, giá cả, phân phối, cổ động. Những tác nhân khác bao gồm các lực lượng quan trọng thuộc môi trường của tổ chức kinh tế, kỹ thuật, chính trị và văn hóa. Dựa trên mô hình này, người nghiên cứu sẽ khảo sát các yều tố khác nhau về hành vi mua của khách hàng tổ chức.

Những người tham gia vào tiến trình mua của tổ chức:


Người tham gia

Diễn giải

Người sử dụng

Là những thành viên của tổ chức sẽ sử dụng các sản phẩm dịch

vụ được mua về. Phổ biến hơn, người sử dụng sẽ đề nghị mua và đưa ra ý kiến về các chi tiết kỹ thuật của sản phẩm.

Người ảnh hưởng

Đây là những người tác động đến quyết định mua của một tổ chức. Họ là người cung cấp thông tin để đánh giá và lựa chọn

phương án


Người mua

Là những người có thẩm quyền chính thức trong việc lựa chọn

nhà cung cấp hay người bán.

Người quyết

định

Là người có thểm quyền đồng ý hay không đồng ý trong việc

lựa chọn nhà cung cấp cuối cùng.

Người bảo vệ

Là người kiểm soát thông tin

Các yếu tô ảnh hưởng đến quyết định mua của tổ chức:

- Các yếu tố môi trường: Các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường kinh tế hiện tại và trong tương lai như: mức cầu cơ bản, triển vọng kinh tế và giá trị của đồng tiền. Khi mức độ không ổn định của nền kinh tế tăng lên, các doanh nghiệp thu hệp kinh doanh và tìm cách giảm mức tồn kho của mình lại.

- Các yếu tố tổ chức: Mỗi tổ chức đều có mục tiêu, chiến lược, cơ cấu, hệ thống và các thủ tục của riêng mình, mà người nghiên cứu cần phải nắm được những đặc điểm này.

- Các yếu tố quan hệ cá nhân: Trong quá trình quyết định của doanh nghiệp có nhiều người tham gia với chức vụ, thẩm quyền, quan điểm khác nhau, đây là nhóm người có khả năng tác động đến quyết định mua và có những biến động hành vi khó kiểm soát.

- Các yếu tố cá nhân: những người tham gia quá trình mua của doanh nghiệp đều có những động cơ, nhận thức, xu hướng riêng và đều chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố tuổi tác, thu nhập, trình độ học vấn, bằng cấp chuyên môn, cá tính …. Hình thành nên phong các mua khách nhau. Người nghiên cứu cần nắm rò và điều chỉnh chính sách cho phù hợp.

2.4. Các nghiên cứu trước đây

Prince and Schuluz (1990) tại Mỹ đã nghiên cứu với cỡ mẫu 508 doanh nghiệp đã cho kết quả như sau: tiêu chuẩn lựa chọn ngân hàng của các khách hàng doanh nghiệp nhỏ bao gồm 5 thành phần: tính bảo mật, nguồn nhân lực chuyên nghiệp, tư vấn cho doanh nghiệp, sự thuận tiện và chất lượng sản phẩm dịch vụ.


File and Prince (1991) khảo sát tại Thụy Điển với mẫu 179 doanh nghiệp, trong đó có 90 doanh nghiệp nhỏ đã chỉ ra rằng: uy tín tốt, lãi suất cạnh tranh, quan hệ tốt với đốc ngân hàng, tốc độ giao dịch nhanh, tư vấn và dịch vụ giá trị gia tăng, quan hệ tốt với đội ngũ nhân viên, ... là các yếu tố quan trọng đến quyết định lựa chọn ngân hàng của doanh nghiệp.

Nielsen et al (1995), nghiên cứu được thực hiện tại Úc với 384 doanh nghiệp, trong đó 115 doanh nghiệp nhỏ đã đưa đến kết luận rằng các tiêu chuẩn quan trọng trong quyết định lựa chọn ngân hàng là: nhu cầu tín dụng được thỏa mãn, sự thuận tiện, quan hệ cá nhân, tình trạng tài chính tốt, giá cạnh tranh, quan hệ dài hạn, quyết định nhanh, giao dịch hiệu quả, hiểu biết doanh nghiệp, danh tiếng, giới thiệu nhu cầu tín dụng, ...

Mols et ah (1997), nghiên cứu được thực hiện tại 20 quốc gia lớn ở Châu Âu, thực hiện khảo sát 1129 doanh nghiệp lớn đã đưa ra kết quả các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn đó là chất lượng dịch vụ, giá cả, mối quan hệ, hệ thống mạng lưới chi nhánh, công nghệ kỹ thuật, danh tiếng, …

Edris và Almahmeed (1997) thực hiện nghiên cứu tại Kuwait để phân khúc thị trường cho các ngân hàng tại đây, các nhàn nghiên cứu thực hiện khảo sát 2 nhóm khách hàng doanh nghiệp có quốc tịch tại Kuwait và không tại Kuwait với 60 doanh nghiệp lớn, 180 doanh nghiệp vừa và 260 doanh nghiệp nhỏ, thu về kết quả 304 doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy các tiêu chuẩn quan trọng trong việc lựa chọn ngân hàng đó là: quy mô ngân hàng, nhân sự hiệu quả, sự thuận tiện, danh tiếng, hiểu biết doanh nghiệp, mạng lưới, lãi suất cạnh tranh, ...

Tyler và Stanley (1999) thực hiện nghiên cứu tại Anh với việc phỏng vấn 7 ngân hàng và phỏng vấn chuyên sâu 16 khách hàng doanh nghiệp lớn. Các khách hàng doanh nghiệp cho rằng yếu tố kỹ thuật bao gồm: ít sai sót, chuyên môn cao, giao dịch nhanh chóng, tư vấn tốt, khắc phục sự cố; và yếu tố vận hành như: năng suất, niềm tin, sẵn sàng giao tiếp, hiểu nhu cầu khách hàng là các yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn ngân hàng.


2.4.1. Dựa trên nghiên cứu về các yếu tố quyết định đến việc lựa chọn ngân hàng ở Thổ Nhĩ Kỳ của Kaynak (1991)

Kaynak (1991) đã chỉ ra rằng các yếu tố: nhân viên ngân hàng thân thiện, các địa điểm chi nhánh gần với nhà, dịch vụ nhanh chóng và hiệu quả, dịch vụ tín dụng sẵn có và dịch vụ tăng thêm quan trọng trong việc lựa chọn ngân hàng


Nhân viên ngân hàng thân thiện

Sự thuận tiện

Quyết định lựa chọn ngân hàng

Dịch vụ nhanh chóng hiệu quả

Tín dụng sẵn có

Dịch vụ tăng thêm


Hình 2.2: Mô hình các yếu tố quyết định lựa chọn ngân hàng của Kaynak (1991)

(Nguồn: Kaynak (1991))

2.4.2. Mô hình nghiên cứu các yếu tố quyết định lựa chọn ngân hàng của Driscoll (1999)

Driscoll (1999) đã xác định năm yếu tố: thuận tiện, giá cả, lựa chọn sản phẩm, chất lượng dịch vụ, và thái độ phục vụ của nhân viên ngân hàng, mà khách hàng cảm nhận là quan trọng để lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng.



Sự thuận tiện

Giá cả

Quyết định lựa chọn ngân hàng

Lựa chọn sản phẩm

Chất lượng dịch vụ

Thái độ nhân viên ngân hàng


Hình 2.3: Mô hình các yếu tố quyết định lựa chọn ngân hàng của Driscoll (1999)

(Nguồn: Driscoll (1999))

2.4.3. Dựa trên nghiên cứu về các yếu tố quyết định đến việc lựa chọn ngân hàng của Mokhlis (2009)

Mokhlis (2009) đã nghiên cứu và chỉ ra 3 yếu tố: dịch vụ nhanh chóng và hiệu quả, nhân viên thân thiện và hữu ích và danh tiếng của ngân hàng là các yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn một ngân hàng

Dịch vụ nhanh

chóng và hiệu quả

Danh tiếng của ngân hàng

Quyết định lựa chọn ngân hàng

Nhân viên thân thiện và hữu ích

Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu các yếu tố quyết định lựa chọn ngân hàng của Mokhlis (2009)

(Nguồn: Mokhlis (2009))

2.4.4. Mô hình nghiên cứu các yếu tố quyết định lựa chọn ngân hàng của Mohamad Sayuti Md. Saleh (2013)

Mohamad Sayuti Md. Saleh (2013) đề nghị 6 yếu tố tác động đến việc lựa chọn ngân hàng của khách hàng như sau: độ tin cậy (Reliability), sự tiện lợi


(Convenience), tính đảm bảo (Assurance), dịch vụ tăng thêm (Value Added Services), tính năng hỗ trợ (Accessibility), Sự tương tác với nhân viên (Responsiveness)

Độ tin cậy

Sự tiện lợi

Quyết định lựa chọn ngân hàng

Tính đảm bảo

Dịch vụ tăng thêm

Tính năng hỗ trợ

Sự tương tác với nhân viên

Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu các yếu tố quyết định lựa chọn ngân hàng của Mohamad Sayuti Md. Saleh (2013)

(Nguồn: Mohamad Sayuti Md. Saleh (2013))

2.5. Các yếu tố lựa chọn ngân hàng

Khi đề cập đến thuật ngữ “lựa chọn”, ta luôn nhấn mạnh việc phải cân nhắc, tính toán để quyết định sử dụng loại phương thức hay cách thức tối ưu trong số những điều kiện hay cách thực hiện có thể đạt được mục tiêu trong các điều kiện khan hiếm nguồn lực.

Quyết định lựa chọn ngân hàng thanh toán quốc tế của doanh nghiệp cũng vậy. Theo các nghiên cứu trên thế giới, quyết định lựa chọn ngân hàng của doanh nghiệp luôn chịu ảnh hưởng của các yếu tố nhất định.

Để có thể đưa ra mô hình nghiên cứu cho đề tài của mình, tác giả đã xem xét mức độ phù hợp các mô hình có liên quan. Xét thấy mô hình nghiên cứu các yếu tố quyết định lựa chọn ngân hàng của các tác giả kể trên đã dựa trên cơ sở lý thuyết về mô hình hành vi mua của Webster và Wind (1972). Đây là mô hình được thế giới

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 27/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí