Biểu Đồ Tỷ Lệ Giới Tính Của Đối Tượng Nghiên Cứu


hết sức quan trọng đó chính là năng lực tài chính và thời gian của nhà nghiên cứu. Theo yếu tố kinh nghiệm thì số lượng mẫu phù hợp và mang tính đại diện thường là 5 mẫu cho một ước lượng. Mô hình khảo sát đang được thực hiện với 26 biến quan sát thì số lượng mẫu cần thiết là từ 180 mẫu trở lên. Trong nghiên cứu này, tác giả thực hiện với 300 mẫu nên tính đại diện của mẫu được đảm bảo cho việc khảo sát nghiên cứu.

Bước 3: Xây dựng thang đo trong nghiên cứu

Trong nghiên cứu định lượng, thang đo được sử dụng phổ biến nhất là thang đo Likert. Với câu trả lời của người được khảo sát bằng thang đo này, ta sẽ thấy được ý kiến của họ thể hiện ở từng khía cạnh, từng nhân tố tác động đến quyết định của họ đều thể hiện được ở mức độ nhiều hay ít (tùy thuộc vào thang đo Likert bậc 5 hay 7 mức độ). Đồng thời, đây là thang đo khoảng nên ta có thể sử dụng số liệu thu thập được để xử lý và phân tích định lượng nhằm xác định mối quan hệ tương quan, tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc, cũng như giữa các biến độc lập với nhau. Với nghiên cứu đang thực hiện, tác giả lựa chọn thang đo Likert bậc 5 với 5 mức lựa chọn từ 1 đến 5 tương ứng “ hoàn toàn không đồng ý” đến “ hoàn toàn đồng ý”.

Bước 4: Gửi bảng khảo sát đến các đối tượng khảo sát

Sử dụng phần mềm Forms – Google Docs để thiết kế bảng câu hỏi. Bảng câu hỏi trực tuyến này được gửi trực tiếp và gián tiếp thông qua bạn bè đến đối tượng khảo sát.

Đảm bảo đối tượng khảo sát là phù hợp với nghiên cứu này, trong thư điện tử gửi đi và ngay trên bảng câu hỏi nghiên cứu đều nhấn mạnh đến đặc điểm, yêu cầu của đối tượng khảo sát để loại các đối tượng không phù hợp ngay ban đâu, tránh mất thời gian và công sức.

Bước 5: Nhận và xử lý kết quả phản hồi

Nhận đủ 300 kết quả phản hồi đủ điều kiện, không bị khuyết các lựa chọn trong mail. Tiến hành xử lý dữ liệu với phần mềm SPSS 16.0.

Dữ liệu được mã hóa như sau


Bảng 3.1 Bảng mã hóa dữ liệu các thang đo


STT

BIẾN

NỘI DUNG

PH

Sự phù hợp về năng lực và mục tiêu

1

PH1

Kiến thức và kỹ năng

2

PH2

Sự thích thú

3

PH3

Tính cách và năng khiếu

4

PH4

Niềm tin vào chính sách công ty

5

PH5

Giá trị cá nhân và giá trị công ty

L

Thu nhập

6

L1

Trả lương công bằng

7

L2

Trả thưởng công bằng

8

L3

Thu nhập cạnh tranh

HL

Huấn luyện và phát triển

9

HL1

Học hỏi

10

HL2

Công cụ, phương pháp hỗ trợ

11

HL3

Định hướng con đường phát triển

12

HL4

Cơ hội phát triển bản thân

TT

Thách thức

13

TT1

Công việc có tính thử thách

14

TT2

Công việc có tính sáng tạo

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.


STT

BIẾN

NỘI DUNG

15

TT3

Công việc không nhàm chán

Mối quan hệ với lãnh đạo

16

LĐ1

Lãnh đạo thẳng thắng và gần gũi trong công việc

17

LĐ2

Lãnh đạo quan tâm đến lợi ích

18

LĐ3

Lãnh đạo quan tâm đến vấn đề cá nhân

19

LĐ4

Học hỏi được nhiều điều từ lãnh đạo

QH

Mối quan hệ với đồng nghiệp

20

QH1

Đồng nghiệp vui vẻ, thân thiện trong công việc

21

QH2

Đồng nghiệp quan tâm, chia sẻ vấn đề cá nhân

22

QH3

Đồng nghiệp sẵn sàng giúp đỡ

AL

Áp lực

23

AL1

sai sót

24

AL2

Chỉ tiêu

25

AL3

Cường độ làm việc


3.2 Kết quả khảo sát‌

3.2.1 Phân tích mô tả‌

Dữ liệu khảo sát gồm có 300 mẫu. Trong đó 60.3% đối tượng khảo sát là nữ, 39.7% đối tượng khảo sát là nam. Điều này cũng phù hợp với thực tế, trong ngành Ngân hàng do đặc trưng ngành dịch vụ với tỷ lệ nam/ nữ khoảng 40/60. Đối tượng khảo sát cũng được chia thành bốn nhóm, thấp nhất là 22 tuổi và cao nhất là 45 tuổi.


Nhóm 1 từ 22 đến 25 tuổi, nhóm 2 từ 26 đến 30 tuổi, nhóm 3 từ 31 đến 35 và nhóm

4 từ 36 đến 45, với tỷ lệ lần lượt là 34%, 39%, 17.7% và 9.3%. Như đã phân tích trong chương 1 về đặc điểm nguồn nhân lực trong ngành Ngân hàng chủ yếu là nguồn nhân lực trẻ tuổi, nhóm này chiếm tỷ lệ rất cao (theo báo cáo thường niên Ngân hàng nhà nước 2010, trong ngành Ngân hàng nói chung thì tỷ lệ nhân viên dưới 30 tuổi chiếm tới 60% tổng nguồn lực ngành Ngân hàng).

Phân chia theo tính chất công việc trong Ngân hàng thì gồm hai bộ phận, nhóm kinh doanh trực tiếp và nhóm hỗ trợ (back office). Theo đó:

- Bộ phận kinh doanh trực tiếp: Chính là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, thực hiện các giao dịch với khách hàng nhằm bán sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng cho khách hàng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Bộ phận kinh doanh trực tiếp thường được đánh giá kết quả thông qua các chỉ tiêu định lượng hoặc các chỉ tiêu tài chính rò ràng (doanh số tiền vay, tiền gửi, doanh thu từ ngoại tệ, hợp đồng L/C,…). Trong hệ thống Ngân hàng, bộ phận kinh doanh trực tiếp như phòng kinh doanh ngoại tệ, phòng tín dụng, phòng nguồn vốn, phòng kinh doanh thẻ,…Bộ phận kinh doanh trực tiếp bao gồm luôn cả phòng Dịch vụ khách hàng với các chỉ tiêu tài chính được giao.

- Bộ phận hỗ trợ (Backoffice): Được định nghĩa theo từ điển bách khoa toàn thư là “bộ phận thực hiện các giao dịch bên trong tổ chức, không tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, bộ phận hỗ trợ này chủ yếu liên quan đến sản xuất, phát triển sản phẩm hoặc quản lý tổ chức”. Trong Ngân hàng, bộ phận hỗ trợ này chính là bộ phận pháp chế, kế toán, marketing truyền thông, phòng chống rửa tiền (AML), bộ phận tổng đài tư vấn và giải đáp thắc mắc của khách hàng (Call Center), bộ phận quản lý rủi ro, nhân sự,…Tuy nhiên, bộ phận Backoffice trong Ngân hàng có thể tính cả bộ phận tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, tuy nhiên chỉ mang tính chất hướng dẫn, giải đáp thông tin, tư vấn sản phẩm cho khách hàng. Trong nghiên cứu này đối tượng khảo sát thu thập được thuộc bộ phận kinh doanh trực tiếp/ hỗ trợ theo tỷ lệ 7/3. Sau


đây là biểu đồ thể hiện tỷ lệ giới tính, độ tuổi và nhóm công việc của đối tượng khảo sát:

Hình 3 1 Biểu đồ tỷ lệ giới tính của đối tượng nghiên cứu Hình 3 2 Biểu 1

Hình 3.1 Biểu đồ tỷ lệ giới tính của đối tượng nghiên cứu



Hình 3 2 Biểu đồ tỷ lệ nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu Hình 3 3 Biểu 2


Hình 3.2 Biểu đồ tỷ lệ nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu



Hình 3 3 Biểu đồ tỷ lệ nhóm tính chất công việc của đối tượng nghiên 3

Hình 3.3 Biểu đồ tỷ lệ nhóm tính chất công việc của đối tượng nghiên cứu


3.2.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo‌

Sử dụng chỉ số tin cậy Cronbach’s Alpha để kiểm định độ tin cậy của thang đo. Theo đó chỉ số Cronbach’Alpha cho biết được sự tương quan, quan hệ chặt chẽ giữa các biến quan sát, bao gồm sự tương quan giữa bản thân các biến quan sát và tương quan tới biến tổng. Với phương pháp này giúp người phân tích loại bỏ ra được các biến không hợp lý (biến rác) để đảm bảo độ tin cậy và độ chính xác của mô hình. Dựa trên yếu tố kinh nghiệm, những biến có hệ số tương quan với biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) cao hơn 0.4 và có hệ số Alpha cao hơn 0.5 được xem là chấp nhận và thích hợp đưa vào những phân tích tiếp theo. Theo đó, nếu hệ số Cronbach’Alpha đạt từ 0.8 trở lên thì thang đo lường rất tốt, mức độ tương quan chặt chẽ hơn.

Kết quả phân tích hệ số tin cậy Cronbach’Anpha (Phụ lục 2, mục 2) của từng nhân tố được tóm tắt

như sau:

Thang đo biến Phù hợp với 5 biến quan sát, có chỉ số Cronbach’ Alpha là 0.7 chấp nhận được. Tuy nhiên hệ số tương quan của biến quan sát thứ 4 (PH4) chỉ đạt 0.058, thể hiện độ tương quan với biến tổng PH cực kỳ thấp. Và khi tiến hành loại biến PH4 ra thì chỉ số Cronbach’Alpha tăng lên 0.84. Nội dung của biến PH4: “Tôi không tin tưởng các quy định, đường lối và chính sách của Ngân hàng X”.

Thang đo biến Thu nhập, hệ số Cronbach’Alpha rất tốt, đạt 0.855 và hệ số tương quan của 3 biến quan sát này đều lớn hơn 0.4. Cho thấy các biến trong thang đo này khá gắn kết với nhau và là các biến đo lường tốt cho nhân tố quyết định nghỉ việc. Giữ lại cả 3 biến này để phân tích các bước kiểm định tiếp theo.

Thang đo biến Huấn luyện và phát triển, loại biến quan sát HL4 ra vì hệ số tương quan biến tổng thấp (-0.019), việc loại HL4 ra đưa chỉ số Cronbach


tăng từ 0.634 lên 0.857. Nội dung của biến HL4: “Tại Ngân hàng X, tôi không có nhiều cơ hội để thể hiện thế mạnh của mình”.

Thang đo biến Thách thức, giữ lại cả 3 biến cho phân tích nhân tố tiếp sau. Hệ số Cronbach đạt được rất tốt 0.823 và hệ số tương quan với biến tổng của tất cả các biến đều lớn hơn 0.5.

Thang đo biến Mối quan hệ với lãnh đạo, chỉ số tin cậy Cronbach rất tốt với mức 0.883. Cả 4 biến quan sát đều có hệ số tương quan lớn hơn 0.7 và việc loại trừ các biến này không làm tăng hệ số Cronbach. Vì vậy giữ lại cả 4 biến quan sát trong thang đo Mối quan hệ với lãnh đạo.

Thang đo biến Mối quan hệ với đồng nghiệp, hệ số tin cậy rất tốt, đạt ở mức 0.886. Các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng cao trên 0.5. Nghiên cứu giữ lại 3 biến quan sát trong thang đo này.

Thang đo Áp lực công việc, là nhân tố có hệ số Alpha khá thấp nhất 0.524. Ngoài ra, hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến đều rất thấp, cao nhất cũng chỉ đạt 0.452. Điều này cho thấy mức độ tin cậy của các biến này trong việc đo lường cùng một khái niệm là rất thấp. Tuy nhiên, nếu ta loại biến AL2 ra khỏi thang đo này thì chỉ số Alpha tăng lên rò rệt, ở mức chấp nhận 0.728 và hai biến còn lại đều đạt yêu cầu với hệ số tương quan tổng lớn hơn 0.5. Nội dung của biến loại AL2 “Công việc của tôi tại Ngân hàng X không được phép sai sót và phải tập trung cao độ”.

Như vậy, sau khi xác định độ tin cậy của từng thang đo với chỉ số Cronbach’s Alpha, ta sẽ giữ lại tổng 7 biến đo lường khái niệm “Quyết định nghỉ việc”, tuy nhiên có sự điều chỉnh loại bỏ một số biến rác ra khỏi mô hình đảm bảo độ tin cậy của các thang đo. Kết quả tổng hợp sau khi phân tích chỉ số Cronbach’s Alpha:


Bảng 3.2 Kết quả các biến được giữ lại sau phân tích Crobach’s Alpha




STT


Thang đo

Tổng

số biến

Crobach’s Alpha

Số biến

đạt yêu cầu


Tên biến giữ lại

01

Sự phù hợp

05

0.840

04

PH1, PH2, PH3, PH5

02

Thu nhập

03

0.855

03

L1, L2, L3

03

Huấn luyện và phát triển

04

0.857

03

HL1, HL2, HL3

04

Thách thức

03

0.823

03

TT1, TT2, TT3

05

Mối quan hệ với lãnh đạo

04

0.883

04

LĐ1, LĐ2, LĐ3, LĐ4

06

Mối quan hệ với đồng ngiệp

03

0.886

03

QH1, QH2, QH3

07

Áp lực

03

0.728

02

AL1, AL3


3.2.3 Phân tích nhân tố‌


3.2.3.1 Phân tích nhân tố với các biến độc lập‌

Với các biến được giữ lại sau phân tích Crobach’s Alpha thì sẽ được đưa vào phân tích nhân tố EFA (Exploratory Factor Analysis) để xây dựng thang đo đo lường các khía cạnh khác nhau của khái niệm nghiên cứu, kiểm tra tính đơn khía cạnh của thang đo lường (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Như vậy, phân tích nhân tố EFA giúp ta rút gọn tập hợp nhiều biến thành nhóm biến có độ tin cậy cao khi giải thích cho một khái niệm trong nghiên cứu. Như vậy với 22 biến quan sát được giữ lại thì EFA sẽ giúp chúng ta kiểm định liệu 22 biến này có phải là biến quan sát phù hợp, có độ tin cậy và kết dính trong cùng một nhân tố. Đồng thời kiểm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/06/2022