Kiểm Định Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Gửi Tiết Kiệm Của Khách Hàng Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam Trên Địa


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2‌


Chương 2 đã giới thiệu tổng sơ lược về kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV trên địa bàn Tp.HCM, phân tích tình hình huy động vốn và thị phần huy động vốn của các Chi nhánh BIDV trên địa bàn thành phố. Đồng thời, tác giả đi sâu phân tích thực trạng tiền gửi tiết kiệm của khách hàng tại BIDV thông qua việc đánh giá quy mô, cơ cấu, tốc độ tăng trưởng….Bên cạnh đó, tác giả cũng phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm của khách hàng tại BIDV trên địa bàn Tp.HCM. Từ đó, giúp Ban Lãnh đạo của BIDV có cái nhìn cụ thể hơn về những kết quả đạt được, những tồn tại trong công tác huy động tiền gửi tiết kiệm và đây sẽ là cơ sở để các Chi nhánh BIDV trên địa bàn Tp.HCM có thể phục vụ khách hàng tốt hơn, thu hút được nhiều tiền nhàn rỗi từ dân cư hơn.


CHƯƠNG 3: KIỂM ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH GỬI TIẾT KIỆM CỦA KHÁCH HÀNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH‌

Trên cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu đề nghị ở Chương 1. Chương 3 sẽ tiếp tục trình bày phương pháp nghiên cứu để xây dựng thang đo cho các khái niệm nghiên cứu với hai phần là trình bày phương pháp nghiên cứu và thực hiện nghiên cứu. Sau đó đưa ra các kết quả nghiên cứu thông qua thống kê mô tả nhằm trình bày thông tin về mẫu nghiên cứu, đánh giá các thang đo và kiểm định mô hình mà tác giả đề nghị ở Chương 1.

Nghiên cứu

định lượng

3.1. Quy trình nghiên cứu‌




Nghiên cứu định tính

Cơ sở lý

thuyết



Kiểm định mô hình

- Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

- Phân tích nhân tố EFA

Đánh giá

thang đo

- Phân tích tương quan

- Phân tích hồi quy

Kết quả kiểm định giả thuyết


Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu


3.2. Phương pháp nghiên cứu‌


3.2.1. Nghiên cứu định tính‌


Bước đầu tiên của nghiên cứu định tính là điều chỉnh thang đo. Các biến được điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp bằng hình thức thảo luận tay đôi theo một dàn bài được chuẩn bị sẵn (Phụ lục 2). Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp với 20 khách hàng đã từng tham gia gửi tiết kiệm tại một số chi nhánh BIDV trên địa bàn Tp.HCM và các cán bộ hiện đang công tác tại BIDV.

Mục đích của nghiên cứu này nhằm phát hiện điều chỉnh và bổ sung thêm những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm của khách hàng trong mô hình nghiên cứu và tìm ra những ý kiến mới. Nội dung phỏng vấn sẽ được ghi chép lại làm cơ sở cho việc điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát trong thang đo. ết quả của nghiên cứu này sẽ là cơ sở dùng để thiết kế bảng câu hỏi khảo sát.

3.2.2. Nghiên cứu định lượng


Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng cách khảo sát trên khách hàng có tham gia gửi tiết kiệm thông qua bảng câu hỏi khảo sát. Mẫu thu thập được sẽ xử lý bằng phần mềm SPSS với các công cụ thống kê mô tả, đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, kiểm định mô hình bằng phân tích tương quan và phân tích hồi quy.

3.3. Thiết kế nghiên cứu


3.3.1. Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát


Tất cả các biến quan sát trong các thành phần đều sử dụng thang đo Likert 5 mức độ. Với lựa chọn số 1 nghĩa là “Hoàn toàn không đồng ý” với câu phát biểu cho đến lựa chọn số 5 nghĩa là “Hoàn toàn đồng ý” với câu phát biểu (Phụ lục 3).

3.3.2. Mã hóa thang đo


Chi tiết thang đo về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm của khách hàng được mã hóa và thể hiện chi tiết ở Phụ lục 4.‌‌

3.3.3. Thiết kế mẫu‌


Tổng thể của nghiên cứu là những khách hàng tham gia gửi tiết kiệm tại BIDV trên địa bàn Tp.HCM.

Để chọn được mẫu tốt vừa thể hiện được tính đúng đắn chính xác của tổng thể và phù hợp với mục đích nghiên cứu đề tài là một việc khá khó khăn, tốn kém. Mẫu có thể đại diện cho toàn bộ khách hàng, có thể cảm nhận tổng quan dịch vụ gửi tiết kiệm tại BIDV trên địa bàn Tp.HCM, để từ đó đánh giá các nhân tố nào có ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm của họ.

Đề tài này, mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện (phi xác suất). Ưu điểm của phương pháp này là dễ tiếp cận đối tượng nghiên cứu và thường sử dụng khi bị giới hạn về thời gian và chi phí. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là không xác định được sai số do lấy mẫu. Đối tượng lấy mẫu của nghiên cứu này là những khách hàng có tham gia gửi tiết kiệm tại ngân hàng BIDV trên địa bàn Tp.HCM.

Kích cỡ mẫu được xác định dựa trên tiêu chuẩn 5:1 của Bollen (1989) và Hair và cộng sự (1998). Với số lượng biến quan sát là 30, nghiên cứu này cần đảm bảo kích cỡ mẫu tối thiểu là (30*5) + 50 = 200.

3.3.4. Thu thập và phân tích dữ liệu


Công cụ thu thập dữ liệu trong bài nghiên cứu là bảng câu hỏi khảo sát. Để tránh sai sót trong quá trình thu thập dữ liệu cho nghiên cứu, bảng câu hỏi được xây dựng cẩn thận, thực tế, hợp lý và dễ hiểu.

Số liệu khảo sát được thu thập từ ngày 01/5/2013 đến 30/7/2013, bảng câu hỏi khảo sát được gửi cho 300 khách hàng. Sau khi thu về, kiểm tra thì có 241 khách hàng hồi đáp hợp lệ. Tỉ lệ hồi đáp đạt 80,33%. Các biến sẽ được mã hóa để nhập liệu vào phần mềm SPSS và tiến hành phân tích thông qua các bước sau:


(1) Phân tích thống kê mô tả dữ liệu.

(2) Đánh giá sơ bộ thang đo và độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach's Alpha. Hệ số Cronbach's Alpha được sử dụng để đánh giá độ tin cậy của thang đo và loại các biến rác không cần thiết khi nghiên cứu các bước tiếp theo. Biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (item total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và thang đo sẽ được chấp nhận nếu hệ số Cronbach's Alpha lớn hơn hoặc bằng 0.7 (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

(3) Phương pháp phân tích EFA nhằm rút gọn một tập hợp gồm nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập hợp ít biến hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng đầy đủ thông tin của tập biến ban đầu. Với mẫu thu thập được sẽ được tiến hành phân tích EFA thỏa các điều kiện sau: Biến quan sát được chọn là biến có hệ số tải nhân tố (Factor loading) ≥ 0.5, hệ số KMO (Kaiser-Mayer-Alkin) thỏa 0.5 ≤ MO ≤ 1. Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích lớn hơn hoặc bằng 50% (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

(4) Sau khi phân tích EFA, các giả thuyết được điều chỉnh lại với các nhân tố mới. Phân tích tương quan được thực hiện để xem xét hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập với nhau, cũng như giữa các biến độc lập với các biến phụ thuộc. Tiếp theo, phân tích hồi quy được áp dụng trong việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định gửi tiết kiệm của khách hàng tại ngân hàng BIDV trên địa bàn Tp.HCM .

3.4. Thống kê mô tả kết quả nghiên cứu‌


3.4.1. Thông tin về mẫu


3.4.1.1. Giới tính


Bảng 3.1: Kết quả khảo sát khách hàng theo Giới tính‌‌


Gioi_tinh


Tần số

Tần suất

Phần trăm hợp lệ

Phần trăm tích

lũy

Giá trị

Nam Nu

Tổng

88

36.5

36.5

36.5

153

63.5

63.5

100.0

241

100.0

100.0


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm của khách hàng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh - 7

Số liệu thống kê ở bảng 3.1 khảo sát khách hàng theo giới tính cho thấy, có 63,5% tương đương 153 khách hàng trong tổng số khách hàng được khảo sát là nữ và có 36,5% tương đương 88 khách hàng trong tổng số khách hàng được khảo sát là nam. Điều này cũng phù hợp thực tế bởi phụ nữ thường là những người giữ tiền trong gia đình và có tính toán tiết kiệm cho tương lai nhiều hơn.

3.4.1.2. Độ tuổi


Bảng 3.2: Kết quả khảo sát khách hàng theo Độ tuổi


Tuoi


Tần số

Tần suất

Phần trăm hợp lệ

Phần trăm tích

lũy

Giá trị

18-22

32

13.3

13.3

13.3


23-35

66

27.4

27.4

40.7


36-55

99

41.1

41.1

81.7


>55

44

18.3

18.3

100.0


Tổng

241

100.0

100.0


Bảng 3.2 phản ảnh độ tuổi của khách hàng được khảo sát. Hầu hết khách hàng đều nằm trong độ tuổi từ 23 đến 55 tuổi chiếm khoảng 68,5%, đây là độ tuổi đi làm, có công việc khá ổn định nên hầu hết khách hàng thường trích một phần thu nhập cho việc gửi tiền tiết kiệm dành dụm lo cho tương lai về sau. Ở tuổi này, khách hàng đã nghĩ đến việc phải dành ra một khoản tiền trong thu nhập để gửi tiết kiệm vào ngân hàng, dự phòng chi phí khi họ về hưu.


Đối với khách hàng thuộc độ tuổi từ 18-22 có tỷ trọng thấp nhất bởi họ vừa mới tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc đang học đại học nên chưa có thu nhập ổn định, đồng thời còn phải trang trải cho việc học. Nếu là đối tượng đã đi làm hoặc tự kinh doanh sau khi tốt nghiệp phổ thông thì họ cũng thuộc nhóm người mới lập nghiệp, chưa ổn định hoặc phải dùng vốn để làm chi phí ban đầu nên họ ít có cơ hội hoặc không nghĩ đến gửi tiết kiệm vào ngân hàng.

Lượng khách hàng thuộc độ tuổi trên 55 tuổi chiếm cũng chiếm tỷ trọng đáng kể (18,3%). Ở độ tuổi này, khách hàng hoặc sắp nghỉ hưu, hoặc có thể đã nghỉ hưu để nhường vị trí kinh doanh công ty riêng cho con cháu. Cho nên có thể họ thích gửi tiết kiệm nhằm hưởng lãi để trang trải cho chi phí sinh hoạt.

3.4.1.3. Trình độ học vấn


Bảng 3.3: Kết quả khảo sát khách hàng theo Trình độ học vấn


Trinh_do_hoc_van



Tần số

Tần suất

Phần trăm hợp lệ

Phần trăm tích

lũy

Giá

< Cap 3

7

2.9

2.9

2.9

trị

Cap 3

20

8.3

8.3

11.2


Cao dang, Dai hoc

181

75.1

75.1

86.3


Sau dai hoc

33

13.7

13.7

100.0


Tổng

241

100.0

100.0


Số liệu trong bảng 3.3 mô tả về các thông tin liên quan đến trình độ học vấn của khách hàng. Các khách hàng trong mẫu khảo sát có trình độ đa số là cao đẳng, đại học cũng khá cao với tỉ lệ là 75.1%. Trình độ của khách hàng càng cao thì nhận định, nhu cầu của họ về chất lượng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cũng cao hơn đối tượng khác. Như vậy để giữ chân được các khách hàng này là một thử thách không nhỏ đối với các chi nhánh BIDV trên địa bàn Tp.HCM.

3.4.1.4. Nghề nghiệp


Bảng 3.4: Kết quả khảo sát khách hàng theo Nghề nghiệp


Nghe_nghiep



Tần số

Tần suất

Phần trăm hợp lệ

Phần trăm tích

lũy

Giá

CBCNV

83

34.4

34.4

34.4

trị

Huu tri

71

29.5

29.5

63.9


Noi tro

61

25.3

25.3

89.2


Tu Kinh Doanh

26

10.8

10.8

100.0


Tổng

241

100.0

100.0


Số liệu khảo sát về nghề nghiệp của khách hàng tham gia gửi tiết kiệm được trình bày ở bảng 3.4. Trong số những khách hàng gửi tiết kiệm tại BIDV thì cán bộ công nhân viên chiếm nhiều nhất 34,4% bởi họ là những người có thu nhập ổn định nhất. Còn những người đang kinh doanh có khả năng gặp rủi ro làm ảnh hưởng đến thu nhập hoặc đang trong giai đoạn mở rộng kinh doanh, hơn nữa mức lợi nhuận kinh doanh cao hơn so với gửi vào ngân hàng nên họ thích đầu tư hơn là gửi tiền vào ngân hàng. Đặc biệt tỷ trọng người nội trợ gửi tiết kiệm khá cao 25,3% góp phần tạo đồng ra đồng vào trang trải chi phí sinh hoạt hàng ngày của gia đình.

3.4.1.5. Thu nhập


Bảng 3.5: Kết quả khảo sát khách hàng theo Thu nhập


Thu_nhap


Tần số

Tần suất

Phần trăm hợp lệ

Phần trăm tích

lũy

Giá

<5 trieu VND

18

7.5

7.5

7.5

trị

5 -10 trieu VND

79

32.8

32.8

40.2


10 -20 trieu VND

112

46.5

46.5

86.7


> 20 trieu VND

32

13.3

13.3

100.0


Tổng

241

100.0

100.0


Theo bảng 3.5, mức thu nhập của khách hàng tham gia gửi tiết kiệm từ 10 đến 20 triệu chiếm 46.5% tổng mẫu khảo sát vì đối tượng này có thể đã đi làm một thời gian có kinh nghiệm được trả lương cao và từ 5 đến 10 triệu chiếm 32.8 % tổng mẫu khảo sát. Đối với những người có thu nhập dưới 5 triệu do thu nhập không cao nên họ ít hoặc không dư tiền để gửi tiết kiệm vì vậy có tỷ trọng thấp nhất 7,5%.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/06/2022