Một Số Nghiên Cứu Có Liên Quan Về Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Hài Lòng Của Du Khách.



Tài nguyên thiên nhiên và điều kiện vật chất

Dịch vụ

chuyển tiền

Môi trường

xung quanh

SỰ HÀI LÒNG CỦA

DU KHÁCH

Dịch vụ ăn uống, giải trí,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

mua sắm

Di sản,

Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của du khách TP.Hồ Chí Minh đối với điểm đến TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu - 5


văn hóa

Dịch vụ

lưu trú


Hình 2.3: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách của Tribe và Snaith (1998)


2.3 Một số nghiên cứu có liên quan về các nhân tố tác động đến sự hài lòng của du khách.

2.3.1 Các nghiên cứu nước ngoài

2.3.1.1 Maroofi và Dehghan (2012): Điều tra các mối quan hệ giữa hình ảnh điểm đến, sự hài lòng của du khách và lòng trung thành đối với điểm đến.

Mục đích của nghiên cứu này là đề xuất một phương pháp hỗn hợp để hiểu rõ mối liên hệ giữa hình ảnh điểm đến, chất lượng du lịch, sự hài lòng và lòng trung thành dựa trên khảo sát thực nghiệm tại một điểm đến du lịch lớn ở miền Tây của Iran. Mô hình nghiên cứu được đề xuất với 5 thuộc tính cơ bản ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách là:

Mua sắm;

Chỗ ở;

Danh lam thắng cảnh;

Môi trường;

Ăn uống.

Tổng cộng 345 bảng hỏi đã được thu thập và dữ liệu được phân tích bằng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM).

2.3.1.2 Ramseook-Munhurrun, Seebaluck và Naidoo (2014): Kiểm tra mối quan hệ cấu trúc giữa hình ảnh điểm đến, giá trị nhận thức, sự hài lòng của khách du lịch và lòng trung thành: trường hợp của Mauritius

Đến năm 2014, các nghiên cứu về hình ảnh điểm đến, giá trị cảm nhận và sự hài lòng của du khách rất phong phú .Tuy nhiên, mối quan hệ của các yếu tố trên với lòng trung thành đối với điểm đến là đảo nhỏ đã không được nghiên cứu kỹ lưỡng. Bên cạnh đó, nhận thức của du khách về hình ảnh điểm đến, sự hài lòng của du khách và lòng trung thành đối với điểm đến là yếu tố quan trọng để tiếp thị, giới thiệu điểm đến thành công. Do đó, Ramseook-Munhurrun, Seebaluck và Naidoo đã thực hiện nghiên cứu này nhằm kiểm tra mối quan hệ cấu trúc giữa hình ảnh điểm đến, giá trị nhận thức,


sự hài lòng của khách du lịch và lòng trung thành đối với điểm đến Mauritius. Mô hình nghiên cứu được đề xuất dựa trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm hiện có trong lĩnh vực tiếp thị và du lịch. Trong đó, các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách là:

Môi trường;

Danh lam thắng cảnh;

Các sự kiện;

Cơ sở hạ tầng;

Các hoạt động thể thao, dã ngoại.

Các mẫu khảo sát được thu thập tại Mauritius - một đảo quốc ở Đông Phi. Tổng số 370 bảng hỏi đã được thu thập và dữ liệu được phân tích bằng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) tương tự nghiên cứu của Maroofi và Dehghan (2012).

2.3.1.3 Barbara Puh (2014): Hình ảnh điểm đến và sự hài lòng của du lịch: Trường hợp điểm đến Địa Trung Hải

Nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hình ảnh điểm đến và khám phá mối quan hệ giữa hình ảnh điểm đến và sự hài lòng của du khách, Barbara Puh đã dựa trên cơ sở các nghiên cứu có liên quan trước đó, đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 6 nhân tố:

Tài nguyên thiên nhiên và môi trường tự nhiên;

Cơ sở hạ tầng;

Các dịch vụ giải trí, du lịch;

Văn hóa, lịch sử, nghệ thuật;

Các yếu tố kinh tế và môi trường xã hội;

Bầu không khí.

Nghiên cứu được thực hiện tại Dubrovnik, Croatia với 705 mẫu thu được từ du khách. Kết quả SEM cho thấy:


(1) Tài nguyên thiên nhiên và môi trường tự nhiên; Cơ sở hạ tầng; Các dịch vụ giải trí, du lịch; Văn hóa, lịch sử, nghệ thuật ; Các yếu tố kinh tế và Bầu không khí của địa điểm có ảnh hưởng tích cực đến hình ảnh điểm đến.

(2) Hình ảnh điểm đến có tác động tích cực đến sự hài lòng của du khách.

2.3.1.4 Ivyanno (2013): Điều tra thực nghiệm về chất lượng dịch vụ, sự hài lòng của du khách và những ý định hành vi trong tương lai của du khách nội địa tại Đền Borobudur

Mục đích của tác giả Ivyanno là nghiên cứu mối quan hệ giữa năm nhân tố trong mô hình về chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của du khách. Dựa trên cơ sở đó, sự hài lòng của du khách là một yếu tố để dự báo rất tốt cho các ý định hành vi trong tương lai của du khách đối với các đặc tính của điểm du lịch. Đồng thời, tác giả muốn kiểm tra mối quan hệ giữa sự thỏa mãn của du khách và ý định hành vi của họ trong tương lai. Nghiên cứu này đã được thực hiện dựa trên mô hình SERVQUAL với 5 nhân tố gồm:

Sự tin cậy.

Sự đáp ứng.

Sự đảm bảo.

Sự cảm thông.

Phương tiện hữu hình.

Nghiên cứu được thực hiện với 200 mẫu thu được từ du khách trong nước khi đến thăm đền Borobudur, Magelang, Trung Java Indonesia. Bằng phân tích hồi quy đa biến, kết quả của nghiên cứu cho thấy chất lượng dịch vụ có mối quan hệ tích cực đáng kể với sự hài lòng của du khách. Đồng thời, sự hài lòng của du khách cũng có mối quan hệ tích cực với ý định hành vi trong tương lai.


2.3.2 Các nghiên cứu trong nước

2.3.2.1 Trần Thị Phương Lan (2010): Những nhân tố tác động đến sự hài lòng của du khách đối với chất lượng của sản phẩm du lịch sinh thái ở Thành phố Cần Thơ

Trần Thị Phương Lan dựa trên “Tổng quan du lịch” của TS. Trần Văn Thông để đưa ra mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự hài lòng của du khách đối với chất lượng của sản phẩm du lịch sinh thái ở Thành phố Cần Thơ gồm 3 nhân tố, đó là:

(1) Tài nguyên du lịch.

(2) Cơ sở du lịch.

(3) Dịch vụ du lịch.

Với phương pháp kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố EFA và phân tích hồi quy trên 140 mẫu thu thập được, tác giả đã đưa ra kết luận cả 3 nhân tố trên đều tác động đến sự hài lòng của du khách và mức độ tác động theo thứ tự từ mạnh đến yếu như sau: Tài nguyên du lịch, dịch vụ du lịch và cơ sở vật chất phục vụ du lịch.

2.3.2.2 Võ Thị Cẩm Nga (2014): Nghiên cứu sự hài lòng của du khách quốc tế đối với thành phố Hội An

Tác giả Võ Thị Cẩm Nga dựa trên mô hình HOLSAT để nghiên cứu sự hài lòng của du khách quốc đế đối với thành phố Hội An. Mô hình gồm 6 nhân tố như sau:

(1) Tài nguyên thiên nhiên và điều kiện vật chất.

(2) Môi trường.

(3) Dịch vụ ăn uống, tham quan, giải trí, mua sắm.

(4) Chuyển tiền.

(5) Di sản và văn hóa.

(6) Chỗ ở.

Với 425 mẫu thu về đạt yêu cầu, tác giả sử dụng hệ số tin cậy = Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA để kiểm định thang đo và phân tích kết quả


mô hình Holsat dựa trên cơ sở phân tích kết quả nghiên cứu sự hài lòng bằng phương pháp so sánh giá trị trung bình của cảm nhận và kỳ vọng. Kết quả nghiên cứu cho thấy:

Trong 31 thuộc tính tích cực, có 28 thuộc tính du khách đánh giá hài lòng và 3 thuộc tính du khách đánh giá không hài lòng.

Trong 6 thuộc tính tiêu cực thì chỉ có 1 thuộc tính du khách hài lòng và 5 thuộc tính còn lại du khách không hài lòng

2.3.2.3 Lưu Thanh Đức Hải và Nguyễn Hồng Giang (2011): Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách khi đến du lịch ở Kiên Giang

Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá thực trạng chất lượng dịch vụ du lịch ở Kiên Giang, phân tích chi tiết các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách. Tác giả sử dụng mô hình nghiên cứu gồm 5 nhân tố như sau:

(1) Phong cảnh du lịch: được đo bằng 9 biến quan sát;

(2) Hạ tầng kỹ thuật: đo lường bằng 7 biến quan sát;

(3) Phương tiện vận chuyển: đo lường bằng 9 biến quan sát;

(4) Hướng dẫn viên du lịch: đo lường bằng 11 biến quan sát;

(5) Cơ sở lưu trú: đo lường bằng 12 biến quan sát.

Số liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ kết quả khảo sát 295 du khách. Số liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS, kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, mô hình phân tích nhân tố khám phá (EFA). Kết quả của nghiên cứu cho thấy có 5 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng du khách bao gồm:

(1) Sự tiện nghi của cơ sở lưu trú

(2) Phương tiện vận chuyển tốt

(3) Thái độ hướng dẫn viên

(4) Ngoại hình của hướng dẫn viên

(5) Hạ tầng cơ sở phục vụ du lịch.


2.3.2.4 Lưu Thanh Đức Hải (2014): Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách về chất lượng dịch vụ du lịch ở Tiền Giang

Tác giả dựa trên lý thuyết chất lượng dịch vụ để đưa ra mô hình nghiên cứu gồm có 5 nhóm yếu tố tác động:

(1) Sự tin cậy: được đo bằng các biến: an ninh địa phương, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm.

(2) Sự đáp ứng: đo lường bằng các biến sự đa dạng hóa các hoạt động du lịch, món ăn phong phú, giá các dịch vụ liên quan, sự liên kết các điểm du lịch.

(3) Sự đảm bảo: đo lường bằng các biến tính chuyên nghiệp của hướng dẫn viên; sự khéo léo, tay nghề của các nghệ nhân.

(4) Sự cảm thông: đo lường bằng các biến sự nhiệt tình của hướng dẫn viên, sự thân thiện của người dân địa phương.

(5) Phương tiện hữu hình: đo lường bằng các biến hệ thống nhà hàng khách sạn, hệ thống giao thông, hệ thống điện nước, hệ thống thông tin liên lạc, phương tiện vận chuyển, cảnh quan địa điểm du lịch, ngoại hình trang phục của hướng dẫn viên.

Dữ liệu sử dụng để phân tích được thu thập từ 1.384 du khách gồm 588 khách quốc tế và 796 khách nội địa. Tác giả sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha, mô hình phân tích nhân tố khám phá (EFA) để kiểm định thang đo. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 3 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng du khách về chất lượng dịch vụ du lịch bao gồm:

(1) Điều kiện vật chất phục vụ du lịch và vấn đề an ninh;

(2) Chất lượng nhân viên và giá cả dịch vụ;

(3) Chất lượng dịch vụ ăn uống.


2.3.2.5 Đặng Thị Thanh Loan (2015): Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch đối với điểm đến Bình Định

Tác giả thực hiện nghiên cứu nhằm khám phá và đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách đến Bình Định. Dựa trên cơ sở các nghiên cứu có liên quan trước đó, tác giả đã đưa ra mô hình gồm 9 nhân tố như sau:

(1) Tài nguyên thiên nhiên.

(2) Văn hóa, lịch sử, nghệ thuật.

(3) Dịch vụ ăn uống, mua sắm, giải trí.

(4) Cơ sở hạ tầng.

(5) Cơ sở lưu trú.

(6) Môi trường du lịch.

(7) Khả năng tiếp cận.

(8) Giá cả dịch vụ.

(9) Hướng dẫn viên du lịch

Sử dụng thang đo SERVPERF để khảo sát, tác giả thu được dữ liệu từ 408 du khách. Sau khi kiểm định độ tin cậy, phân tích nhân tố khám phá, và phân tích hồi quy, kết quả nghiên cứu cho thấy có 8 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách được sắp xếp theo mức độ quan trọng lần lượt là:

(1) Tài nguyên thiên nhiên;

(2) Giá cả các loại dịch vụ;

(3) Hướng dẫn viên du lịch;

(4) Văn hóa, lịch sử và nghệ thuật;

(5) Dịch vụ ăn uống, mua sắm và giải trí;

(6) Môi trường du lịch;

(7) Cơ sở hạ tầng du lịch;

(8) Khả năng tiếp cận.

Xem tất cả 169 trang.

Ngày đăng: 19/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí