Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của du khách TP.Hồ Chí Minh đối với điểm đến TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu - 2


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT


ANOVA : Analysis of Variance (Phân tích phương sai).

EFA : Exploratory Factor Analytsis (Phân tích nhân tố khám phá). KMO : Hệ số Kaiser - Mayer – Olkin.

SEM : Structural Equation Modelling (Mô hình cấu trúc tuyến tính)

SPSS : Statistical Package for the Social Sciences (Phần mềm thống kê cho khoa học xã hội).

TP.Hồ Chí Minh : Thành phố Hồ Chí Minh. TP.Vũng Tàu : Thành phố Vũng Tàu.

VIF : Variance Inflation Factor (Hệ số phòng đại phương sai).


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

Hình 2.1: Mô hình SERVQUAL (Parasuraman, Zeithaml & Berry,1988) 17

Hình 2.2: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng Zeithaml và Bitner (2000) 19 Hình 2.3: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách của Tribe và Snaith (1998) 21

Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của du khách TP.Hồ Chí Minh đối với điểm đến TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu - 2

Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu đề xuất 30

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu 33

Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu đã điều chỉnh 65


Bảng 3.1: Thang đo các nhân tố trong mô hình nghiên cứu 35

Bảng 4.1: Bảng mô tả mẫu theo giới tính 45

Bảng 4.2: Bảng mô tả mẫu theo độ tuổi 46

Bảng 4.3: Bảng mô tả mẫu theo trình độ học vấn 46

Bảng 4.4: Bảng mô tả mẫu theo nghề nghiệp 47

Bảng 4.5: Bảng mô tả mẫu theo thu nhập bình quân 48

Bảng 4.6: Bảng mô tả mẫu theo nơi cư trú 48

Bảng 4.7: Bảng mô tả mẫu theo số lần đi du lịch Vũng Tàu 50

Bảng 4.8: Bảng mô tả mẫu theo lần gần nhất đi Vũng Tàu 50

Bảng 4.9: Bảng mô tả mẫu theo lý do đi Vũng Tàu 51

Bảng 4.10: Bảng mô tả mẫu theo thời gian đi Vũng Tàu 52

Bảng 4.12: Thang đo nhóm nhân tố Môi trường lần 1: 54

Bảng 4.13: Thang đo nhóm nhân tố Môi trường lần 2: 54

Bảng 4.14: Thang đo nhóm nhân tố Di sản và văn hóa 55

Bảng 4.15: Thang đo nhóm nhân tố Dịch vụ lưu trú 56

Bảng 4.16: Thang đo nhóm nhân tố Dịch vụ ăn uống, giải trí, mua sắm 56

Bảng 4.17: Thang đo nhóm nhân tố Sự hài lòng của du khách 57

Bảng 4.18: Bảng tổng hợp hệ số Cronbach’s Alpha các nhân tố 58

Bảng 4.19: Kết quả xoay nhân tố biến độc lập lần 1 59

Bảng 4.20: Kết quả xoay nhân tố biến độc lập lần 5 61

Bảng 4.21: Kết quả xoay nhân tố biến phụ thuộc 64

Bảng 4.22: Bảng ma trận tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập 67

Bảng 4.23: Độ phù hợp mô hình 68

Bảng 4.24: Kết quả hồi quy 68

Bảng 4.25: Kết quả kiểm định giả thuyết 72


Bảng 4.26: Kiểm định t – test về sự hài lòng của du khách theo giới tính 74

Bảng 4.27: Kiểm định phương sai đồng nhất 74

Bảng 4.28: Kiểm định ANOVA về sự hài lòng của du khách theo độ tuổi 74

Bảng 4.29: Kiểm định phương sai đồng nhất 75

Bảng 4.30: Kiểm định ANOVA về sự hài lòng của du khách theo trình độ học vấn 75

Bảng 4.31: Kiểm định phương sai đồng nhất 76

Bảng 4.32: Kiểm định ANOVA về sự hài lòng của du khách theo nghề nghiệp 76

Bảng 4.33: Kiểm định phương sai đồng nhất 76

Bảng 4.34: Kiểm định ANOVA về sự hài lòng của du khách theo thu nhập 77

Bảng 5.1: Trung bình các biến quan sát các nhân tố 79

Bảng 5.2: Trung bình các biến quan sát nhân tố Dịch vụ lưu trú 79

Bảng 5.3: Trung bình các biến quan sát nhân tố Di sản, văn hóa và giải trí 81

Bảng 5.4: Trung bình các biến quan sát nhân tố Dịch vụ ăn uống 83

Bảng 5.5: Trung bình các biến quan sát nhân tố Tài nguyên thiên nhiên 84

Bảng 5.6: Trung bình các biến quan sát nhân tố Môi trường 85


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU‌


1.1 Lý do chọn đề tài

Ngày nay, tại Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, du lịch được xem là “ngành công nghiệp không khói”, là một trong những ngành kinh tế có tốc độ phát triển cao do những lợi ích to lớn mà nó mang lại. Hội đồng Lữ hành và Du lịch quốc tế đã công nhận du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới, vượt trên cả ngành sản xuất ô tô, sắt thép, điện tử, nông nghiệp… Du lịch tạo ra thu nhập cho đất nước, địa phương, tạo ra việc làm cho người lao động, là một phương tiện rất hiệu quả trong việc giới thiệu hình ảnh đất nước, cũng như là một “hàng hóa” có thể xuất khẩu nhanh và hiệu quả.

Việt Nam là một quốc gia có nhiều điểm du lịch đa dạng, từ các di tích văn hóa lịch sử đến thắng cảnh thiên nhiên, từ miền núi đến đồng bằng, bãi biển, đảo,…Với đường bờ biển dài khoảng 3.260 km và hơn 2.800 đảo, đá ngầm từ lớn đến nhỏ , đất nước ta có nhiều lợi thế to lớn về du lịch biển, đảo. Với tiềm năng như vậy, Đại hội XII của Đảng (2016) đã khẳng định chủ trương: “Có chính sách phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển du lịch với hệ thống hạ tầng đồng bộ, hiện đại, sản phẩm đa dạng và tính chuyên nghiệp cao”.

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là một trong những tỉnh có đường bờ biển dài và đẹp, có núi, có sông, nhiều bãi tắm đẹp, thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan, nghỉ mát. Chính quyền các cấp đã sớm nhận thức được tiềm năng, thế mạnh của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và đã có định hướng chỉ đạo, điều hành nhằm phát triển mạnh ngành du lịch tỉnh nhà. Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ III (1990), thứ IV (1995) đều xác định du lịch là ngành kinh tế quan trọng cần ưu tiên đầu tư và tập trung phát triển. Đến năm 2015, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VI nhiệm kỳ 2015 - 2020 xác


định “tập trung phát triển du lịch nghỉ dưỡng biển; du lịch hội nghị, hội thảo (MICE); du lịch sinh thái chất lượng cao; du lịch lịch sử, tâm linh”. Tuy nhiên, về cơ bản thì ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phát triển chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh hiện có, số ngày lưu trú của khách thấp, cơ cấu và tỷ trọng du lịch trong nhóm ngành dịch vụ còn thấp. Xuất phát từ thực tế này, cần có những nghiên cứu sự hài lòng của du khách đã đến sử dụng các dịch vụ tại các điểm du lịch của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu để biết được sự cảm nhận, nhận xét của du khách. Dựa trên cơ sở đó, chúng ta biết được các điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm du lịch và từ đó có các biện pháp, đề xuất nhằm thu hút du khách đến với các điểm du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nhiều hơn nữa. Do có vị trí địa lý thuận lợi, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thường xuyên đón một lượng lớn du khách từ TP.Hồ Chí Minh, một thành phố đông dân nhất nước với đa dạng các tầng lớp, ngành nghề đến tham quan, nghỉ mát, đặc biệt là các khu du lịch biển như Vũng Tàu, Long Hải, Hồ Tràm.. Chính vì những lý do nêu trên, tác giả đã chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của du khách TP.Hồ Chí Minh đối với điểm đến TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” để làm luận văn tốt nghiệp.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1.1Mục tiêu nghiên cứu tổng quát:

Luận văn được thực hiện nhằm nghiên cứu các nhân tố và mức độ tác động của các nhân tố đó đến sự hài lòng của du khách TP.Hồ Chí Minh đối với điểm đến TP.Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

1.2.1.2Mục tiêu nghiên cứu cụ thể:

Xác định các nhân tố tác động đến sự hài lòng của du khách TP.Hồ Chí Minh đối với TP.Vũng Tàu.

Xác định mức độ hài lòng của du khách TP.Hồ Chí Minh đối với TP.Vũng Tàu theo mô hình nghiên cứu.


Đề xuất một số kiến nghị dựa trên kết quả nghiên cứu nhằm nâng cao sự hài lòng của du khách TP.Hồ Chí Minh nói riêng và du khách nội địa nói chung đối với TP.Vũng Tàu.

1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu

Để hoàn thành được các mục tiêu nghiên cứu như trên, luận văn cần trả lời các câu hỏi nghiên cứu như sau:

- Những nhân tố nào tác động đến sự hài lòng của du khách TP.Hồ Chí Minh đối với điểm đến TP.Vũng Tàu?

- Mức độ tác động của các nhân tố đó ảnh hưởng như thế nào đối với sự hài lòng của du khách TP.Hồ Chí Minh khi đến TP.Vũng Tàu?

- Để giải đáp được các mục tiêu cần nghiên cứu, cần sử dụng các phương pháp, kỹ thuật phân tích nào?

- Dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu, những kiến nghị nào phù hợp nhằm nâng cao sự hài lòng của du khách TP.Hồ Chí Minh khi đến TP.Vũng Tàu?

1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những nhân tố tác động đến sự hài lòng của du khách nội địa TP.Hồ Chí Minh đối với điểm đến TP.Vũng Tàu.

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện khảo sát tại TP.Hồ Chí Minh, chỉ khảo sát đối với các du khách nội địa TP.Hồ Chí Minh đã du lịch tại TP.Vũng Tàu.

- Phạm vi thời gian:

+ Dữ liệu thứ cấp: tình hình khách du lịch đến tham quan, nghỉ mát giai đoạn 2014-2017.

+ Dữ liệu sơ cấp: thu thập, khảo sát thông tin du khách được thực hiện dự kiến từ 1/10 đến 20/10/2018.


1.4 Phương pháp nghiên cứu.

Đề tài nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với nghiên cứu định lượng.

1.4.1 Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu nhằm tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của du khách. Vì vậy, nghiên cứu định tính sẽ được thực hiện thông qua việc lấy ý kiến các chuyên gia có liên quan đến ngành du lịch nhằm khám phá và hiệu chỉnh thang đo, xây dựng khảo sát phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.

Bảng hỏi được thiết kế với thang đo Likert 5 mức độ để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách, theo thứ tự từ nhỏ đến lớn, tương ứng với mức độ Hoàn toàn không đồng ý (mức 1) đến Hoàn toàn đồng ý (Mức 5).

1.4.2 Nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu được thực hiện với phương pháp thu thập dữ liệu bằng cách phát bảng khảo sát đã được in sẵn đến các du khách TP.Hồ Chí Minh đã từng đi đến TP.Vũng Tàu. Dữ liệu thu được sẽ được mã hóa và làm sạch. Sau đó, tiến hành xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS 16 bao gồm: kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha; Kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá; Kiểm định mô hình và kiểm định giả thuyết của mô hình.

1.5 Ý nghĩa của đề tài

Căn cứ mục tiêu cần nghiên cứu, luận văn định hướng tìm kiếm, tham khảo các lý thuyết cũng như các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan. Điều này góp phần cho việc hệ thống lại cơ sở lý thuyết cũng như bổ sung vào các cơ sở tài liệu tham khảo phục vụ cho các nghiên cứu khác trong tương lai.

Dựa vào kết quả của nghiên cứu, có thể đi đến các kết luận rõ ràng, có độ tin cậy và cơ sở khoa học cho các hàm ý chính sách, phục vụ các cơ quan quản lý du lịch TP.Vũng Tàu thấy được các nhân tố tác động đến sự hài lòng của du khách TP.Hồ Chí Minh. Từ cơ sở đó, có cái nhìn bao quát, toàn diện, xây dựng các chính sách tốt hơn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/09/2023