Nhìn chung, các ngân hàng có chi phí hoạt động càng cao thì lợi nhuận càng thấp. Các nghiên cứu trước đây như của Bourke (1989), Panayiotis P. Athanasoglou et.al (2005), Fadzlan Sufian (2011) đều cho thấy mối tương quan âm giữa chi phí hoạt động với lợi nhuận của ngân hàng.
Ngược lại, nghiên cứu của Molyneur & Thornton (1992) lại chỉ ra biến chi phí có tác động thuận đến lợi nhuận của ngân hàng Châu Âu. Nghiên cứu này cho thấy một mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ chi phí nhân viên với tổng tài sản và tỷ lệ lợi nhuận trước thuế trên tài sản. Các kết quả cho thấy trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, sự gia tăng chi phí lương để đầu tư vào nguồn nhân lực có thể làm tăng lợi nhuận của các ngân hàng. Tương tự, nghiên cứu của Ben Naceur & Goaied (2008) ở Tunisia cũng cho kết quả về mối tương quan thuận giữa chi phí hoạt động và lợi nhuận của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu của họ đã ủng hộ học thuyết tiền lương : lương tăng thì năng suất lao động cũng tăng.
1.3.2.2. Các nhân tố bên ngoài
Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Thông thường, trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng tốt, nhu cầu tín dụng phát sinh nhiều hơn trong thời kỳ kinh tế suy thoái. Trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng tốt, các doanh nghiệp kinh doanh thuận lợi hơn, khả năng trả nợ cao hơn góp phần vào việc giảm rủi ro tín dụng. Ngược lại, điều kiện kinh tế suy thoái có thể gây tổn thất cho ngân hàng do khả năng trả nợ của doanh nghiệp giảm, làm gia tăng các khoản vay không hiệu quả. Nghiên cứu của Bourke (1989), Molyneur & Thornton (1992) đã chứng minh rằng tỷ lệ tăng trưởng GDP tác động cùng chiều đến lợi nhuận ngân hàng. Các nghiên cứu khác như nghiên cứu của Pasiouras và Kosmidou (2007), Kosmidou (2008) cũng tìm ra mối tương quan dương giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận của ngân hàng. Trong khi đó, kết quả nghiên cứu của Deger Alper và Adem Anbar (2011) lại cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế không có ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng.
Như vậy, tác động của yếu tố tốc độ phát triển kinh tế lên lợi nhuận của các
ngân hàng ở những quốc gia khác nhau là không đồng nhất.
Có thể bạn quan tâm!
- Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 1
- Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 2
- Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Lợi Nhuận Của Ngân Hàng Thương Mại :
- Thực Trạng Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Trong Thời Gian Qua
- Đo Lường Sự Ảnh Hưởng Của Một Số Nhân Tố Đến Lợi Nhuận Của 8 Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
- Kết Quả Hồi Quy Với Biến Phụ Thuộc Là Roa
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
Lạm phát
Nghiên cứu của Perry (1992) đã chỉ ra tác động của lạm phát kỳ vọng lên lợi nhuận ngân hàng. Cụ thể, nếu lạm phát dự đoán được, các ngân hàng sẽ điều chỉnh lãi suất sao cho thu nhập của ngân hàng tăng nhanh hơn chi phí của ngân hàng. Tỷ lệ lạm phát cao đi cùng với lãi suất cho vay cao và vì thế thu nhập cũng cao. Và ngược lại, nếu không dự đoán được, ngân hàng sẽ không để điều chỉnh lãi suất hợp lý và khi đó chi phí của ngân hàng có thể tăng nhanh hơn thu nhập và do đó ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của ngân hàng.
Nhìn chung, hầu hết các nghiên cứu như Bourke (1989), Molyneux and Thorton (1992), Hassan and Bashir (2003), đều tìm ra mối tương quan dương giữa tỷ lệ lạm phát và lợi nhuận của ngân hàng.
Tuy nhiên, nghiên cứu của Khizer Ali, Muhammad Farhan Akhtar và Hafiz Zafar Ahmed (2010) ở Pakistan lại cho kết quả ngược lại. Nghiên cứu cho rằng, trong thời kỳ lạm phát cao, các ngân hàng dễ bị tổn thương và lạm phát là nhân tố chính gây áp lực cho các định chế tài chính này. Lạm phát gây mất ổn định kinh tế vĩ mô, làm cho rủi ro của ngân hàng tăng cao và lợi nhuận giảm xuống. Trong khi đó, nghiên cứu của Deger Alper và Adem Anbar (2011) ở Thổ Nhĩ Kỳ lại cho thấy lạm phát gần như không ảnh hưởng gì đến lợi nhuận ngân hàng.
Như vậy, ở những quốc gia khác nhau, tác động của lạm phát lên lợi nhuận của ngân hàng cũng theo chiều hướng hoàn toàn khác nhau.
1.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Với các yếu tố đã được xác định, để đánh giá mức độ tác động của các nhân tố nội tại của ngân hàng và nhân tố vĩ mô lên lợi nhuận của các Ngân hàng thương mại Việt Nam, tác giả dự kiến sử dụng mô hình nghiên cứu sau:
(LN)it = β0 +β1 (AS)it + β2 (CA)it +β3 (LA)it +β4 (DP)it + β5 (NIM)it + β6 (NII)it
+ β7 (GDP)it + β8 (INF)it + uit
Trong đó:
(LN)it là lợi nhuận của ngân hàng i ở thời điểm t – được lượng hóa bởi hai tỷ số là ROA và ROE.
(AS)it là quy mô tổng tài sản của ngân hàng i ở thời điểm t. (CA)it là quy mô vốn chủ sở hữu của ngân hàng i ở thời điểm t (LA)it là quy mô dư nợ của ngân hàng i ở thời điểm t
(DP)it là quy mô tiền gửi của ngân hàng i ở thời điểm t
(NIM)it là tỷ lệ thu nhập lãi thuần của ngân hàng i ở thời điểm t (NII)it là tỷ lệ thu nhập ngoài lãi thuần của ngân hàng i ở thời điểm t (GDP)it là tỷ lệ tăng trưởng GDP ở năm t
(INF)it là tốc độ lạm phát ở năm t
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đưa ra những cơ sở lý luận tổng quan về Ngân hàng thương mại, lợi nhuận của Ngân hàng thương mại và các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các Ngân hàng thương mại. Trong đó, các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các Ngân hàng thương mại dựa trên những nghiên cứu trước đây được tổng hợp lại được chia thành hai nhóm nhân tố chính : nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài.
Các nhân tố bên trong thường bao gồm : quy mô ngân hàng, quy mô vốn chủ sở hữu, quy mô các khoản cho vay, quy mô tiền gửi, mức độ đa dạng hóa, rủi ro tín dụng, tính thanh khoản và chi phí hoạt động. Trong khi đó, các nhân tố bên ngoài chủ yếu là tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát.
Mối tương quan giữa các nhân tố kể trên đến lợi nhuận của các Ngân hàng thương mại ở mỗi khu vực, quốc gia khác nhau là khác nhau, phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế xã hội đặc thù của từng khu vực, từng quốc gia trong mỗi giai đoạn nghiên cứu nhất định.
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
2.1. Tổng quan về hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể được chia làm 4 thời kỳ như sau:
Thời kỳ 1951 – 1954
Trong thời kỳ này, Ngân hàng quốc gia Việt Nam được thành lập và hoạt động độc lập tương đối trong hệ thống tài chính, thực hiện trọng trách đầu tiên theo chủ trương của Đảng và nhà nước là: Phát hành giấy bạc ngân hàng, thu hồi giấy bạc tài chính; Thực hiện quản lý Kho bạc Nhà nước góp phần tăng thu, tiết kiệm chi, thống nhất quản lý thu chi ngân sách; Phát triển tín dụng ngân hàng phục vụ sản xuất, lưu thông hàng hoá, tăng cường lực lượng kinh tế quốc doanh và đấu tranh tiền tệ với địch.
Thời kỳ 1954 – 1975
Trong thời kỳ này, Ngân hàng Quốc gia đã thực hiện những nhiệm vụ cơ bản như củng cố thị trường tiền tệ, giữ cho tiền tệ ổn định, góp phần bình ổn vật giá, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc khôi phục kinh tế; phát triển công tác tín dụng nhằm phát triển sản xuất lương thực, đẩy mạnh khôi phục và phát triển nông, công, thương nghiệp, góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa Miền Bắc và giải phóng Miền Nam.
Thời kỳ 1975 – 1985
Là giai đoạn khôi phục kinh tế hậu chiến tranh, là thời kỳ xây dựng hệ thống ngân hàng mới của chính quyền cách mạng và thiết lập hệ thống ngân hàng thống nhất trong cả nước và thanh lý hệ thống ngân hàng của chế độ cũ ở miền Nam. Theo đó, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam của chính quyền Việt Nam cộng hoà (ở miền Nam) đã được quốc hữu hoá và sáp nhập vào hệ thống Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam, cùng thực hiện nhiệm vụ thống nhất tiền tệ trong cả nước, phát hành các loại tiền mới của nước CHXHCN Việt Nam, thu hồi các loại tiền cũ ở cả hai miền Nam – Bắc vào năm 1978. Đến cuối những năm 80, hệ thống Ngân hàng Nhà nước về cơ bản vẫn hoạt động như là một công cụ ngân sách, chưa thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ theo nguyên tắc thị trường.
Thời kỳ 1986 đến nay
Đây là giai đoạn đánh dấu nhiều sự kiện quan trọng, có nhiều chuyển biến cơ bản của hệ thống Ngân hàng Việt Nam, thực hiện tách dần chức năng quản lý Nhà nước ra khỏi chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, chuyển hoạt động ngân hàng sang hạch toán, kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Cụ thể là:
+ Hình thành hệ thống Ngân hàng hai cấp, bao gồm: Cấp ngân hàng quản lý là Ngân hàng Nhà nước thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng; và cấp Ngân hàng kinh doanh, đó là các tổ chức tín dụng ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ.
+ Hệ thống văn bản pháp quy về Ngân hàng Nhà nước và hệ thống Tổ chức tín dụng lần lượt được ban hành, chỉnh sửa để hoàn thiện cơ chế về hoạt động ngân hàng cho phù hợp với xu hướng quốc tế. Đồng thời với quá trình đổi mới cơ chế vận hành trong hệ thống ngân hàng, các loại hình tổ chức tín dụng với các hình thức sở hữu khác nhau được hình thành như: ngân hàng thương mại quốc doanh, Ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, công ty tài chính …đặc biệt là sự hiện diện thương mại của các tổ chức tài chính nước ngoài tại Việt Nam dưới hình thức NH 100% vốn nước ngoài.
2.2. Tổng quan về các Ngân hàng thương mại nghiên cứu
Tính đến 31/12/2013, hệ thống ngân hàng Việt Nam có tổng cộng 38 ngân hàng thương mại trong nước và 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Tuy nhiên, tác giả chỉ chọn mẫu nghiên cứu 8 ngân hàng thương mại bao gồm Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
(Vietinbank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB). Các ngân hàng được chọn mẫu nghiên cứu đều là những ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn trong hệ thống các Tổ chức tín dụng Việt Nam về quy mô tổng tài sản, vốn chủ sở hữu cũng như thị phần hoạt động. Trong đó, Vietcombank, Vietinbank, BIDV là những Ngân hàng thương mại nhà nước đã cổ phần hoá trong khi Techcombank, ACB, Eximbank, Sacombank, MB đều là những ngân hàng thương mại cổ phần lớn, uy tín, có thị phần lớn trên thị trường.
2.2.1. Về lịch sử hình thành
Vietcombank : Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số 115/CP của Hội đồng Chính phủ trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là Ngân hàng Nhà nước). Ngày 21/09/1996, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ra Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại Ngân hàng Ngoại thương trên cơ sở Quyết định số 68/QĐ-NH5 ngày 27 tháng 3 năm 1993 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Theo đó, Ngân hàng Ngoại thương được hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90, 91 quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ với tên giao dịch quốc tế : Bank for Foreign Trade of Vietnam, tên viết tắt là Vietcombank. Ngày 02/6/2008, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức chuyển đổi thành Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam theo Giấy phép thành lập và hoạt động Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam số 138/GP – NHNN ngày 23/5/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số 0103024468 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Hà Nội cấp ngày 02/6/2008.
Vietinbank : Ngân Hàng Công Thương Việt Nam được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Là Ngân hàng thương mại
nhà nước thứ 2 được cổ phần hoá, ngày 3/7/2009 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký Giấy phép số 142/GP-NHNN thành lập và hoạt động Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Viettinbank) ; đồng thời, Sở Kế hoạch & Đầu tư thành phố Hà Nội cũng đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho Vietinbank, chính thức chuyển đổi sang mô hình ngân hàng cổ phần. Ngày 8/7/2009, tại Hà Nội, Ngân hàng thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam đã chính thức ra mắt.
BIDV : Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi ban đầu là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam. Trải qua 24 năm hoạt động, từ 1981 đổi tên Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam. Đến năm 1990 mang tên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Ngày 23/4/2012, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có Giấy phép số 84/GP-NHNN về việc thành lập và hoạt động Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Theo đó Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập trên cơ sở cổ phần hóa và chuyển đổi Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 100% vốn Nhà nước với tên đầy đủ bằng tiếng Việt là : Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam ; tên đầy đủ bằng tiếng Anh là : Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam ; tên giao dịch là : BIDV.
ACB : Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH- GP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 24/04/1993, Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993, và đã chính thức đi vào hoạt động vào ngày 04/06/1993, với tầm nhìn xác định là trở thành Ngân hàng thương mại cổ phần bán lẻ hàng đầu Việt Nam.
Sacombank : Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) được cấp giấy phép hoạt động vào ngày 05/12/1991, đây cũng là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên được thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh từ việc hợp nhất Ngân hàng Phát triển Kinh tế Gò Vấp cùng với 03