Thực Trạng Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Trong Thời Gian Qua


hợp tác xã tín dụng là tân Bình, Thành Công và Lữ Gia. Năm 2006, Sacombank là Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam tiên phong niêm yết cổ phiếu tại Sở giao dịch chứng khoán TPHCM với tổng số vốn niêm yết là 1.900 tỷ đồng.

Eximbank : Eximbank được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank), là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam. Ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990. Ngày 06/04/1992, Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký giấy phép số 11/NH-GP cho phép Ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng với tên mới là Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Commercial Joint – Stock Bank), gọi tắt là Vietnam Eximbank.

MB : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB) được thành lập theo giấy phép số 0054/NHGP ngày 14/9/1994 với mục tiêu ban đầu là đáp ứng nhu cầu dịch vụ tài chính cho các Doanh nghiệp Quân đội. Trải qua một thời gian dài hoạt động, MB ngày càng phát triển lớn mạnh, định hướng trở thành một tập đoàn với ngân hàng mẹ MB (một trong số Ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam) và năm công ty con hoạt động kinh doanh có hiệu quả, từng bước khẳng định là các thương hiệu có uy tín trong ngành dịch vụ tài chính (ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán) và bất động sản tại Việt Nam.

Techcombank : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam, thường được biết đến với tên gọi Techcombank hiện là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam. Kể từ khi thành lập vào ngày 27/9/1993 với số vốn ban đầu chỉ có 20 tỷ đồng, Techcombank đã không ngừng phát triển mạnh mẽ với thành tích kinh doanh xuất sắc và được nhiều lần ghi nhận là một tổ chức tài chính uy tín với danh hiệu Ngân hàng tốt nhất Việt Nam.

2.2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại trong thời gian qua


2.2.2.1. Về quy mô tài sản‌‌

Bảng 2.1. Tổng tài sản của 8 Ngân hàng thương mại giai đoạn 2008-2013

Đơn vị tính : tỷ đồng


Ngân hàng

Tổng tài sản

Tỷ lệ

CAGR

2008

2009

2010

2011

2012

2013

ACB

105,306

167,881

205,103

281,019

176,308

166,599

9.6%

BIDV

246,494

296,432

366,268

405,755

484,785

548,386

17.3%

Vietinbank

193,590

243,785

367,712

460,604

503,530

576,368

24.4%

Eximbank

48,248

65,448

131,111

183,567

170,156

169,835

28.6%

MB

44,346

69,008

109,623

138,831

175,610

180,381

32.4%

Sacombank

68,439

104,019

141,799

140,137

152,119

161,378

18.7%

Techcombank

59,099

92,582

150,291

180,531

179,934

158,897

21.9%

Vietcombank

221,950

255,496

307,496

366,722

414,475

468,994

16.1%

Tổng cộng

989,480

1,296,660

1,781,413

2,159,177

2,258,929

2,432,851

19.7%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 5

Nguồn : Số liệu từ báo cáo tài chính của các ngân hàng

Bảng số liệu trên cho thấy tổng tài sản của các ngân hàng qua các năm. Xét về số tuyệt đối, tổng tài sản có xu hướng gia tăng mạnh trong giai đoạn 2008-2011 nhưng sang đến năm 2012-2013, tổng tài sản của một số ngân hàng có xu hướng giảm. Nguyên nhân chủ yếu là do trong giai đoạn 2008-2011, các ngân hàng chạy đua mở rộng mạng lưới cũng như đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, hệ thống công nghệ để đẩy mạnh phát triển sản phẩm và dịch vụ, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Sang đến năm 2012-2013, tài sản của một vài ngân hàng đã bốc hơi vài chục nghìn tỷ đồng như Eximbank và Techcombank, trong đó đáng chú ý hơn cả là ACB đã bị giảm đi khoảng 40% giá trị tài sản của mình chỉ trong 2 năm.

Tuy nhiên, nếu xét tỷ lệ CAGR, nhìn chung các ngân hàng đều có tăng trưởng giai đoạn 2008-2013. Nổi bật nhất là Vietinbank, Eximbank và MB là những ngân hàng có tốc độ tăng tổng tài sản tăng rất cao (>24%) lần lượt ở mức 24%, 29% và 32%. Tính đến cuối năm 2013, tổng tài sản của 8 ngân hàng này đạt 2.43 tỷ đồng chiếm 42% tổng tài sản của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng (5.76 triệu tỷ).


2.2.2.2. Về quy mô vốn chủ sở hữu‌

Nhìn chung, tốc độ tăng bình quân vốn chủ sở hữu của các ngân hàng trong giai đoạn 2008-2013 là 21% trong đó Vietinbank với tốc độ tăng bình quân 34%/ năm đã vươn lên dẫn đầu toàn hệ thống Ngân hàng thương mại về vốn chủ sở hữu, Eximbank với tỷ lệ CAGR chỉ đạt mức 2.7% cho thấy quy mô vốn chủ sở hữu tăng trưởng không đáng kể.

Bảng 2.2. Vốn chủ sỡ hữu của 8 Ngân hàng thương mại giai đoạn 2008-2013

Đơn vị tính : tỷ đồng


Ngân hàng

Quy mô vốn chủ sở hữu

Tỷ lệ

CAGR

2008

2009

2010

2011

2012

2013

ACB

7,766

10,106

11,377

11,959

12,624

12,504

10.0%

BIDV

13,466

17,639

24,220

24,390

26,494

32,040

18.9%

Vietinbank

12,336

12,572

18,170

28,491

33,625

54,074

34.4%

Eximbank

12,844

13,353

13,511

16,303

15,812

14,680

2.7%

MB

4,424

6,888

8,882

9,642

12,864

15,148

27.9%

Sacombank

7,759

10,547

13,633

14,224

13,699

17,064

17.1%

Techcombank

5,625

7,324

9,389

12,516

13,290

13,920

19.9%

Vietcombank

13,790

16,710

20,669

28,639

41,553

42,386

25.2%

Tổng cộng

78,011

95,140

119,852

146,164

169,961

201,817

20.9%

Nguồn : Số liệu từ báo cáo tài chính của các ngân hàng


2.2.2.3. Về quy mô hoạt động

Xét về quy mô hoạt động, 8 Ngân hàng thương mại đều là những ngân hàng lớn, có uy tín, chiếm lĩnh thị trường về thị phần cho vay và huy động vốn. Cụ thể :

Về dư nợ cho vay

Dư nợ cho vay của các ngân hàng liên tục tăng trưởng qua các năm với tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 23.4%/ năm trong giai đoạn 2008-2013. Mặc dù nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, tăng trưởng tín dụng chậm lại do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Trong đó dư nợ của nhóm các Ngân hàng thương mại có vốn sở hữu của Nhà Nước chiếm tỷ trọng trung bình 69% với tốc độ tăng trưởng 21.7%


trong khi dư nợ của nhón ngân hàng thương mại cổ phần có tốc độ tăng trưởng 28%. Dư nợ tập trung chủ yếu vào nhóm các Ngân hàng thương mại quốc doanh do các ngân hàng này có mối quan hệ lâu dài với các tổng công ty, tập đoàn lớn có nhu cầu vay vốn nhiều cũng như được chính phủ chỉ định giải ngân các gói tín dụng ưu đãi, các gói tín dụng phục vụ như cầu phát triển kinh tế xã hội.

Tính đến thời điểm 31/12/2013, tổng như nợ của 8 ngân hàng đạt 1.48 triệu tỷ đồng, chiếm 42.5% tổng dư nợ tín dụng của nền kinh tế (3.48 triệu tỷ), tăng 12.8% so với năm 2012, cao hơn mức tăng trưởng của toàn ngành (12.5%).

Bảng 2.3. Dư nợ cho vay của 8 Ngân hàng thương mại giai đoạn 2008-2013

Đơn vị tính : tỷ đồng


Ngân hàng

Dư nợ cho vay

Tỷ lệ

CAGR

2008

2009

2010

2011

2012

2013

ACB

34,604

61,856

86,478

101,823

101,313

105,642

25.0%

BIDV

156,870

200,999

248,898

288,080

334,009

384,890

19.7%

Vietinbank

118,602

161,619

231,435

290,398

329,683

372,989

25.8%

Eximbank

20,856

38,003

61,718

74,045

74,316

82,643

31.7%

MB

15,494

29,141

48,058

57,952

73,166

85,973

40.9%

Sacombank

34,757

59,141

76,617

77,669

94,888

109,214

25.7%

Techcombank

26,019

41,580

52,317

62,562

67,136

69,089

21.6%

Vietcombank

108,529

136,996

171,125

204,089

235,870

267,863

19.8%

Tổng cộng

515,730

729,337

976,646

1,156,618

1,310,381

1,478,303

23.4%

Nguồn : Số liệu từ báo cáo tài chính của các ngân hàng


Về huy động vốn

Tổng số dư huy động vốn của 8 ngân hàng năm 2013 chiếm 37.2% tổng số dư huy động toàn hệ thống Tố chức tín dụng (4.4 triệu tỷ), tăng trưởng 16.5% so với năm trước đó, hơi thấp hơn mức tăng trưởng bình quân chung của toàn ngành (18.5%). Trong đó, các Ngân hàng thương mại quốc doanh với lợi thế về thương hiệu, uy tín, mạng lưới hoạt động tiếp tục dẫn đầu thị trường về số dư huy động so với các ngân hàng còn lại, chiếm tỷ lệ 64% tổng số dư huy động của các Ngân


hàng. Một số ngân hàng có tỷ lệ CAGR rất cao như Vietinbank (25%), Techcombank (25%), MB (38%).

Nếu xét về số tuyệt đối, số dư huy động hầu hết đều tăng trong giai đoạn 2008- 2010 nhưng một số ngân hàng có dấu hiệu sụt giảm trong giai đoạn 2011-2013. Nổi bật nhất là ACB trong năm 2012 đã sụt giảm gần 17 nghìn tỷ đồng từ 142 nghìn tỷ (2011) xuống còn 125 nghìn tỷ (2013).

Bảng 2.4. Số dư tiền gửi của 8 Ngân hàng thương mại giai đoạn 2008-2013

Đơn vị tính : tỷ đồng


Ngân hàng

Số dư tiền gửi

Tỷ lệ

CAGR

2008

2009

2010

2011

2012

2013

ACB

64,217

86,919

106,937

142,218

125,234

138,111

16.6%

BIDV

163,397

187,280

244,701

240,508

303,060

338,902

15.7%

Vietinbank

121,634

148,530

205,919

257,274

289,105

364,497

24.5%

Eximbank

30,878

38,766

58,151

53,653

70,458

79,472

20.8%

MB

27,163

39,978

65,741

89,549

117,747

136,089

38.0%

Sacombank

46,129

60,516

78,858

74,800

107,459

131,645

23.3%

Techcombank

39,618

62,347

80,551

88,648

111,462

119,978

24.8%

Vietcombank

157,067

169,072

204,756

227,017

284,415

332,246

16.2%

Tổng cộng

650,103

793,410

1,045,612

1,173,665

1,408,940

1,640,939

20.3%

Nguồn : Số liệu từ báo cáo tài chính của các ngân hàng


2.2.2.4. Về hiệu quả hoạt động‌

Về lợi nhuận sau thuế

Bảng 2.5. Lợi nhuận sau thuế của 8 Ngân hàng thương mại giai đoạn 2008-2013

Đơn vị tính : tỷ đồng


Ngân hàng

Lợi nhuận sau thuế

Tỷ lệ

CAGR

2008

2009

2010

2011

2012

2013

ACB

2,211

2,201

2,335

3,208

784

826

-17.9%

BIDV

1,979

2,818

3,761

3,200

2,972

4,051

15.4%

Vietinbank

1,804

2,874

3,414

6,259

6,170

5,808

26.3%

Eximbank

711

1,132

1,815

3,039

2,139

659

-1.5%

MB

696

1,174

1,745

1,915

2,320

2,286

26.8%

Sacombank

955

1,671

1,799

2,033

1,002

2,229

18.5%

Techcombank

1,183

1,700

2,073

3,154

766

659

-11.0%

Vietcombank

2,537

3,945

4,236

4,217

4,427

4,378

11.5%

Tổng cộng

12,076

17,514

21,177

27,025

20,579

20,896

11.6%

Nguồn : Số liệu từ báo cáo tài chính của các ngân hàng

Qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy lợi nhuận của các ngân hàng tăng giảm không đều qua các năm. Trong đó lợi nhuận của khối các Ngân hàng quốc doanh đã cổ phần hóa vượt trội hẳn so với các ngân hàng còn lại. Nhìn chung thì tình hình kinh tế Việt Nam có những ảnh hưởng nhất định đến lợi nhuận của các Ngân hàng thương mại.

Năm 2007, nền kinh tế tăng trưởng 8.5% - cao nhất kể từ năm 1997, lợi nhuận của hầu hết các Ngân hàng thương mại đều tăng rất mạnh. Đến năm 2008, nền kinh tế Việt Nam chững lại do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính 2007-2010, tốc độ tăng trưởng GDP chỉ đạt 6.31%, thấp nhất kể từ năm 1999 thì các Ngân hàng thương mại vẫn có tiếp tục tăng trưởng lợi nhuận dù tỷ lệ gia tăng khá thấp (chưa tới 10%).

Năm 2009, Chính phủ tung ra gói kích cầu làm tình hình kinh tế vĩ mô được ổn định hơn, lạm phát được kiểm soát dưới 7%, lãi suất và tỷ giá hối đoái được điều chỉnh tương đối linh hoạt, phù hợp tình hình thị trường. Lợi nhuận của các ngân hàng duy trì ở mức tốt bởi tăng trưởng tín dụng cao và dự phòng rủi ro các khoản vay thấp ngoại trừ ACB có sụt giảm nhẹ.


Trong năm 2010 - 2011, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục gặp khó khăn do ảnh hưởng chung từ nền kinh tế thế giới, lạm phát tăng vọt, đầu tư công tràn lan kém hiệu quả thì Nghị quyết 11 của Chính phủ được đưa ra để tổng rà soát và tái cơ cấu lại hoạt động của nền kinh tế, ổn định vĩ mô. Với mức lạm phát cán mốc trên 18% nhưng những dấu hiệu cải thiện vĩ mô rò rệt vào thời điểm cuối năm cũng như các định hướng tái cấu trúc kinh tế, cắt giảm lãi suất, thoái vốn ngoài ngành, tăng hiệu quả đầu tư công... đã mở ra triển vọng sáng sủa hơn cho mục tiêu duy trì tăng trưởng trong năm tiếp theo. Tuy nhiên, sang năm 2012, ngoài những điểm sáng như lãi suất giảm mạnh, tỷ giá ổn định, thanh khoản của hệ thống được đảm bảo... thì tăng trưởng tín dụng thấp nhất trong 20 năm cùng với nợ xấu tăng vọt khiến lợi nhuận của hệ thống ngân hàng sụt giảm mạnh. Cụ thể, lợi nhuận của các ngân hàng giảm 23.9% so với mức thực hiện của năm 2011 nổi bật nhất là ACB (-75.6%), Techcombank (-75.7%), Sacombank (-50.7%). Riêng đối với ACB, lợi nhuận sụt giảm mạnh còn do ảnh hưởng của biến cố một loạt các nguyên lãnh đạo cấp cao bị bắt gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của ngân hàng này.

Đến năm 2013, nền kinh tế vẫn còn dấu hiệu trì trệ, tăng trưởng dưới mức tiềm năng. Hoạt động của ngành ngân hàng tuy có nhiều cải thiện so với năm 2012 nhưng vẫn còn rất nhiều khó khăn. Nợ xấu vẫn còn cao, chi phí trích lập dự phòng rủi ro lớn dẫn đến lợi nhuận tăng trưởng thấp, một số ngân hàng lợi nhuận tiếp tục suy giảm so với năm 2012 (như Eximbank, Techcombank).

Về tỷ lệ ROA – ROE

Bảng 2.6. Tỷ lệ ROA của 8 Ngân hàng thương mại giai đoạn 2008-2013

Đơn vị tính: %


Ngân hàng

Tỷ lệ ROA

2008

2009

2010

2011

2012

2013

ACB

2.10

1.31

1.14

1.14

0.44

0.50

BIDV

0.80

0.95

1.03

0.79

0.61

0.74

Vietinbank

0.93

1.18

0.93

1.36

1.23

1.01

Eximbank

1.47

1.73

1.38

1.66

1.26

0.39

MB

1.57

1.70

1.59

1.38

1.32

1.27

Sacombank

1.40

1.61

1.27

1.45

0.66

1.38

Techcombank

2.00

1.84

1.38

1.75

0.43

0.41

Vietcombank

1.14

1.54

1.38

1.15

1.07

0.93

Nguồn : Số liệu tính toán dựa trên báo cáo tài chính của các ngân hàng Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) của các ngân hàng có sự biến động mạnh trong thời gian từ 2008 đến 2013. Đối với hầu hết các ngân hàng trong mẫu xem xét

thì tỷ số ROA đều giảm khá mạnh trong hai năm 2012 và 2013, đăc biệt là đối với

ACB, Techcombank và Eximbank. Cụ thể, chỉ trong 2 năm 2012 - 2013, tỷ lệ ROA của ACB giảm từ 1.14% (2011) còn 0.50% (2013) (tương đương giảm 57%),

Eximbank từ 1.66% (2011) còn 0.39% (2013) (tương đương giảm 77%),

Techcombank từ 1.75% (2011) còn 0.41% (tương đương giảm 76%). Sự sụt giảm trong tỷ lệ ROA do nhiều nguyên nhân, nhưng đối với ACB thì một trong những nguyên nhân dễ thấy nhất là sự cố xảy ra đối với lãnh đạo cấp cao của ngân hàng làm tổng tài sản bốc hơi và lợi nhuận giảm mạnh. Còn về phía Techcombank, trong hai năm gần đây thì ngân hàng này đã trích lập dự phòng rủi ro với giá trị rất lớn so với giai đoạn trước, đây có thể là một lý do khiến ngân hàng sụt giảm lợi nhuận mạnh dẫn đến tỷ lệ ROA cũng giảm theo.

Bảng 2.7. Tỷ lệ ROE của 8 Ngân hàng thương mại giai đoạn 2008-2013

Đơn vị tính: %

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 03/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí