Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

******


LÊ ĐỨC HOÀNG


CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÁC

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM


Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Mã số: 60340201


Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 1

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ TẤN PHƯỚC


TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014


LỜI CAM ĐOAN‌


Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là kết quả của quá trình nghiên cứu khoa học độc lập và nghiêm túc của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS Lê Tấn Phước.

Các thông tin và dữ liệu trong luận văn được thu thập từ các website có uy tín và trích dẫn đầy đủ. Kết quả nghiên cứu của đề tài này cũng chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây.

Tác giả


Lê Đức Hoàng


MỤC LỤC‌


TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................................

MỤC LỤC ...............................................................................................................................

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ....................................................................................................

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................................

LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................................

CHƯƠNG 1 .............................................................................................................................

TỔNG QUAN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1

1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại 1

1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại 1

1.1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại 2

1.1.3. Vai trò của ngân hàng thương mại: 5

1.2. Tổng quan về lợi nhuận của ngân hàng thương mại 6

1.2.1. Khái niệm về lợi nhuận của ngân hàng thương mại 6

1.2.2. Sự cần thiết gia tăng lợi nhuận đối với ngân hàng thương mại: 6

1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận của ngân hàng thương mại 7

1.2.3.1. Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE) 7

1.2.3.2. Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA) 8

1.2.3.3. Tỷ lệ thu nhập cận biên 9

1.3. Các nhân tố ảnh hướng đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại 10

1.3.1. Các cuộc nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới 10

1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng 10

1.3.2.1. Các nhân tố bên trong 11

1.3.2.2. Các nhân tố bên ngoài 15

1.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất 16

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 18

CHƯƠNG 2 19

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 19

2.1. Tổng quan về hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 19

2.2. Tổng quan về các Ngân hàng thương mại nghiên cứu 20

2.2.1. Về lịch sử hình thành 21

2.2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại trong thời gian qua 23

2.2.2.1. Về quy mô tài sản 24

2.2.2.2. Về quy mô vốn chủ sở hữu 25

2.2.2.3. Về quy mô hoạt động 25

2.2.2.4. Về hiệu quả hoạt động 27

2.3. Đo lường sự ảnh hưởng của một số nhân tố đến lợi nhuận của 8 ngân hàng thương mại Việt Nam 31

2.3.1. Mô hình nghiên cứu 31

2.3.2. Các biến được sử dụng trong mô hình nghiên cứu 32

2.3.2.1. Các biến phụ thuộc 32

2.3.2.2. Các biến độc lập 32

2.3.3. Phân tích kết quả hồi quy 37

2.3.3.1. Thống kê mô tả các biến 37

2.3.3.2. Kiểm định mô hình hồi quy 40

2.3.3.3. Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc là ROA 42

2.3.3.4. Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc là ROE 44

2.3.3.5. Nhận xét về kết quả hồi quy 46

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 50

CHƯƠNG 3 51

GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 51

3.1. Định hướng phát triển của các Ngân hàng thương mại đến 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 51

3.2. Giải pháp nâng cao lợi nhuận của các Ngân hàng thương mại Việt Nam 52

3.2.1. Nhóm giải pháp do Ngân hàng thực hiện 52

3.2.1.1. Tăng thu nhập từ lãi 52

3.2.1.2. Tăng thu nhập ngoài lãi 52

3.2.1.3. Đẩy mạnh xử lý nợ xấu và tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng 55

3.2.1.4. Nâng cao công tác tổ chức cán bộ 58

3.2.1.5. Đẩy mạnh hiện đại hoá công nghệ ngân hàng 59

3.2.2. Nhóm giải pháp hỗ trợ từ Chính phủ và Ngân hành Nhà nước 60

3.2.2.1. Chính Phủ 60

3.2.2.2. Ngân hàng Nhà nước 61

3.3. Hạn chế của đề tài 62

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 64

KẾT LUẬN 65

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC


Bảng 2.1. Tổng tài sản của 8 Ngân hàng thương mại giai đoạn 2008-2013 Bảng 2.2. Vốn chủ sỡ hữu của 8 Ngân hàng thương mại giai đoạn 2008-2013 Bảng 2.3. Dư nợ cho vay của 8 Ngân hàng thương mại giai đoạn 2008-2013 Bảng 2.4. Số dư tiền gửi của 8 Ngân hàng thương mại giai đoạn 2008-2013‌

Bảng 2.5. Lợi nhuận sau thuế của 8 Ngân hàng thương mại giai đoạn 2008-2013 Bảng 2.6. Tỷ lệ ROA của 8 Ngân hàng thương mại giai đoạn 2008-2013

Bảng 2.7. Tỷ lệ ROE của 8 Ngân hàng thương mại giai đoạn 2008-2013 Bảng 2.8. Mô tả các biến được sử dụng trong mô hình nghiên cứu

Bảng 2.9. Thống kê mô tả các biến được sử dụng trong mô hình nghiên cứu Bảng 2.10. Ma trận tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình

Bảng 2.11. Kết quả ước lược các phương trình hồi quy phụ Bảng 2.12. Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc ROA

Bảng 2.13. Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc ROE


ACB: Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu‌

BIDV: Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam CAGR: Compounded Annual Growth rate – Tốc độ tăng trưởng kép hàng năm Eximbank: Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam

MB: Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội

Sacombank: Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Techcombank: Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam

Vietcombank: Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam Vietinbank: Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

WTO: Tổ chức thương mại thế giới


Lý do chọn đề tài

Ngân hàng thương mại là định chế tài chính trung gian đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Bằng các hoạt động của mình, ngân hàng thương mại đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy chu chuyển vốn trong nền kinh tế, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Tại Việt Nam, trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, đến nay hệ thống ngân hàng thương mại đã có những đóng góp tích cực trong công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, giúp mở rộng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Kể từ sau khi gia nhập WTO, các ngân hàng thương mại Việt Nam đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Sự cạnh tranh trong lĩnh vực Tài chính ngân hàng ngày càng gay gắt, không chỉ giữa các ngân hàng trong nước mà còn với các tập đoàn tài chính nước ngoài có tiềm lực hùng mạnh. Thế nên, các ngân hàng thương mại đã không ngừng tìm mọi cách để gia tăng hiệu quả hoạt động của mình. Trong đó, lợi nhuận đóng vai trò vô cùng quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng. Lợi nhuận không chỉ đơn thuần là kết quả kinh doanh mà còn là cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Vì vậy, mục tiêu cơ bản của các nhà quản trị ngân hàng là phải đạt được lợi nhuận trên nhiều mặt hoạt động. Nếu xét trên cấp độ vĩ mô, một ngân hàng tốt, làm ăn có hiệu quả và có khả năng chống chọi với những cú sốc tiêu cực sẽ đóng góp tích cực vào sự ổn định hệ thống tài chính quốc gia.

Trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại, tuy nhiên ở Việt Nam đa phần các nghiên cứu tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp, dường như chưa có nhiều nghiên cứu chính thức tập trung vào các ngân hàng thương mại – doanh nghiệp hoạt động trong một lĩnh vực đặc thù. Vì những lý do đó, tác giả chọn đề tài: "Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/06/2022