Các giả thuyết về mối tương quan giữa các nhân tố và khả năng trả nợ
của khách hàng cá nhân tại VSB Đồng Nai:
Chỉ tiêu | Ký hiệu | Giả thuyết | |
1 | Tuổi | Tuoi | +/- |
2 | Trình độ học vấn | Hocvan | + |
3 | Nghề nghiệp | Nghenghiep | + |
4 | Thời gian công tác | Thoigianct | + |
5 | Thời gian là công việc hiện tại | Tglamcv | + |
6 | Tình trạng nhà ở | Nha_o | +/- |
7 | Cơ cấu gia đình | Giadinh | +/- |
8 | Số người ăn theo | Nguoiantheo | - |
9 | Thu nhập cá nhân hàng năm | TNcanhan | + |
10 | TN của gia đình/năm | TNgiadinh | + |
11 | Tình hình trả nợ với VSB | Tra_no | +/- |
12 | Tình hình chậm trả lãi | Tra_lai | - |
13 | Tổng dư nợ hiện tại VND (quy đổi) | Du_no | - |
14 | Sử dụng các DV khác của VSB | DV | + |
15 | Số dư tiền gởi tiết kiệm bình quân VNĐ (quy đổi) tại VSB | Tiengui | + |
Có thể bạn quan tâm!
- Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng liên doanh Việt Thái – Chi nhánh Đồng Nai - 2
- Thang Điểm Các Thông Tin Cá Nhân Cơ Bản
- Các Đặc Trưng Thống Kê Mô Tả Về Mẫu Nghiên Cứu Thực Nghiệm:
- Tổng Hợp Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vsb Đồng Nai Từ Mô Hình Thực Nghiệm
- Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng liên doanh Việt Thái – Chi nhánh Đồng Nai - 7
- Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng liên doanh Việt Thái – Chi nhánh Đồng Nai - 8
Xem toàn bộ 71 trang tài liệu này.
Bảng 4.2: Tổng hợp mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc
4.3. Mô hình hồi quy logistic các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của các khách hàng cá nhân tại VSB Đồng Nai
4.3.1. Ma trận tương quan và kiểm tra đa cộng tuyến giữa các biến
Một phương pháp chung để đánh giá giá trị phân biệt là kiểm nghiệm ma trận tương quan cho các biến độc lập và biến phụ thuộc. Kết quả hệ số tương quan nhỏ hơn 0,85 chỉ ra rằng giá trị phân biệt có khả năng tồn tại giữa 2 biến (John và Benet-Martinez, 2000). Bảng ma trận tương quan tóm tắt mối tương quan thống kê Spearman’s Rho giữa các biến được giải thích. Tất cả hệ số tương quan tuyệt đối giữa các biến tối đa là 0,600 nghĩa là không vượt quá hệ số điều kiện 0,85. Điều đó chứng minh rằng giá trị phân biệt đã đạt được. Hay nói cách khác, các thang đo trong nghiên cứu này đã đo lường được các khái niệm nghiên cứu khác nhau.
(Xem phụ lục 1, mục 1: Ma trận tương quan)
Ma trận tương quan cho thấy các yếu tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng có tương quan với nhau.
+ Biến Tuổi tương quan cùng chiều với biến thời gian làm công việc (r = 0.273; p<0,05), vì vậy nếu tuổi của khách hàng càng tăng thì thời gian làm công việc càng tăng theo và ngược lại.
+ Biến học vấn có tương quan cùng chiều đáng kể với biến nghề nghiệp (r = 0.469; p<0,05) nghĩa là một khách hàng có học vấn càng cao thì có nghề nghiệp được đánh giá điểm càng cao và ngược lại.
+ Biến thời gian công tác có liên quan đáng kể đến biến nhà ở (r = 0.418; p<0,05) nghĩa là khách hàng có thời gian công tác tăng thì khả năng có nhà ở cũng càng tăng và ngược lại.
+ Biến thời gian làm công việc hiện tại có liên quan thuận đáng kể đến biến thu nhập cá nhân (r = 0.310; p<0,05) nghĩa là khách hàng có thời gian làm công việc tăng thì thu nhập của khách hàng đó cũng càng tăng và ngược lại.
+ Biến gia đình có liên quan nghịch đáng kể đến biến dư nợ tại ngân hàng (r = -0.216; p<0,05) nghĩa là khách hàng có gia đình thì khả năng dư nợ của khách hàng đó cũng càng giảm và ngược lại.
+ Biến thu nhập cá nhân có liên quan đáng kể đến biến tiền gửi (r = 0.235; p<0,05) nghĩa là khách hàng có thu nhập cá nhân càng tăng thì lượng tiền gửi vào ngân hàng cũng càng tăng và ngược lại.
4.3.2. Mô hình hồi quy logistic các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả
nợ của các khách hàng cá nhân tại VSB Đồng Nai
Tiến hành hồi quy logistic 15 biến độc lập với biến phụ thuộc là khả năng trả nợ theo 2 cách sau:
4.3.2.1. Mô hình tổng thể (Mô hình 1)
* Ước lượng các tham số của mô hình
Sử dụng phần mềm thống kê SPSS với phương pháp đưa biến trực tiếp vào mô hình (Enter), ta đưa tất cả 15 biến vào mô hình.
B | S.E. | Wald | df | Sig. | Exp(B) | ||
Step 1a | Tuoi | .227 | .162 | 1.962 | 1 | .017 | 1.255 |
Hocvan | .026 | .180 | .021 | 1 | .431 | 1.027 | |
Nghenghiep | .850 | 76.675 | .000 | 1 | .023 | 2.339 | |
Thoigianct | .444 | .340 | 1.703 | 1 | .000 | 1.559 | |
Tglamcv | .256 | .284 | .809 | 1 | .001 | 1.291 | |
Nha_o | .854 | 291.215 | .000 | 1 | .000 | 2.348 | |
Giadinh | -.033 | .128 | .068 | 1 | .524 | .967 | |
Nguoiantheo | -.350 | .279 | 1.577 | 1 | .348 | .705 | |
TNcanhan | 1.874 | 481.750 | .000 | 1 | .000 | 6.511 | |
TNgiadinh | -3.357 | 1665.480 | .000 | 1 | .175 | .035 | |
Tra_no | -.019 | .054 | .125 | 1 | .192 | .981 | |
Tra_lai | .099 | .053 | 3.498 | 1 | .368 | 1.104 | |
Du_no | -.143 | .135 | 1.124 | 1 | .049 | .867 | |
DV | .827 | 569.301 | .000 | 1 | .015 | 2.287 | |
Tiengui | 1.555 | 270.966 | .000 | 1 | .000 | 4.737 | |
Constant | 20.917 | 64536.264 | .000 | 1 | 1.000 | 124982.377 | |
a. Variable(s) entered on step 1: Tuoi, Hocvan, Nghenghiep, Thoigianct, Tglamcv, Nha_o, Giadinh, Nguoiantheo, TNcanhan, TNgiadinh, Tra_no, Tra_lai, Du_no, DV, Tiengui. |
Ở Bảng 4.3, kiểm định Wald về ý nghĩa của các hệ số hồi quy tổng thể của các biến độc lập đều có mức ý nghĩa sig. nhỏ hơn 0.05 ngoại trừ biến Học vấn (Sig. = 0.431), biến Gia đình (Sig. = 0.524), biến Số người ăn theo (Sig. = 0.348), biến Thu nhập gia đình (Sig. = 0.175), biến Tình hình trả nợ (Sig. = 0.192) và biến Tình hình chậm trả lãi (Sig. = 0.368). Như vậy các hệ số hồi quy tìm được có ý nghĩa và mô hình sử dụng tốt.
Từ các hệ số hồi quy này, ta viết được phương trình:
Loge[
] = 20.917+0.227tuoi + 0.026hocvan + 0.850nghenghiep + 0.444thoigianct
+0.256tglamcv + 0.854Nha_o - 0.033Giadinh – 0.350Nguoiantheo + 1.874Tncanhan –
3.357Tngiadinh - 0.019Tra_no +0.099Tra_lai – 0.143Du_no + 0.827DV +1.555Tiengui
* Kiểm định về độ phù hợp của mô hình:
Chi-square | df | Sig. | ||
Step 1 | Step | 100.724 | 15 | .000 |
Block | 100.724 | 15 | .000 | |
Model | 100.724 | 15 | .000 |
Bảng 4.4 có mức ý nghĩa quan sát Sig. = 0.000 nên ta hoàn toàn có thể nói mô hình có ý nghĩa thống kê, nghĩa là kết quả kiểm định giả thuyết về độ phù hợp tổng quát cao.
Step | -2 Log likelihood | Cox & Snell R Square | Nagelkerke R Square |
1 | 25.418a | .669 | .893 |
Bảng 4.5 cho thấy giá trị của -2 Log likelihood (-2LL = 25.418) không cao lắm, như vậy nó thể hiện một độ phù hợp khá tốt của mô hình tổng thể. Giá trị Cox & Snell R Square của mô hình hồi quy tổng thể logistic bằng 0.669 nghĩa là mô hình giải thích được 66.9% sự biến động xác suất trả được nợ cho ngân hàng.
Observed | Predicted | ||||
Tinhhinhtrano | Percentage Correct | ||||
Khong tra | tra duoc | ||||
Step 1 | Tinhhinhtrano | khong tra | 42 | 3 | 93.3 |
tra duoc | 3 | 43 | 93.5 | ||
Overall Percentage | 93.4 | ||||
a. The cut value is .500 |
Mức độ chính xác của dự báo cũng thể hiện qua Bảng 4.6 Classification Table, bảng này cho thấy trong 45 trường hợp được dự đoán là không trả nợ được, mô hình đã dự đoán trúng 42 trường hợp, vậy tỷ lệ chính xác là 93.3%. Còn với 46 trường hợp thực tế có trả được nợ thì mô hình lại dự đoán sai 3 trường hợp (tức cho rằng họ không trả), tỷ lệ trúng giờ là 93.5%. Từ đó ta tính được tỷ lệ dự đoán đúng của toàn bộ mô hình là 93.4%.
4.3.2.2. Mô hình giới hạn: (Mô hình 2)
* Ước lượng các tham số của mô hình:
Mô hình hồi quy logistic dự báo rủi ro tín dụng giới hạn được ước lượng bằng cách loại bỏ những biến có mức ý nghĩa Sig. > 0.05 (mức ý nghĩa dành cho mô hình dự báo) từ mô hình tổng thể.
B | S.E. | Wald | df | Sig. | Exp(B) | ||
Step 1a | Tuoi | .169 | .096 | 3.112 | 1 | .017 | 1.184 |
Nghenghiep | .954 | .385 | .000 | 1 | .023 | 2.596 | |
Thoigianct | .386 | .241 | 2.567 | 1 | .000 | 1.472 | |
Tglamcv | .116 | .240 | .232 | 1 | .001 | 1.122 | |
Nha_o | 1.197 | .084 | .000 | 1 | .000 | 3.310 | |
TNcanhan | .335 | .089 | 2.295 | 1 | .000 | 1.144 | |
Du_no | -.088 | .106 | .687 | 1 | .049 | .916 | |
DV | .803 | 32.761 | .000 | 1 | .223 | 2.232 | |
Tiengui | 1.640 | .282 | .000 | 1 | .000 | 5.153 | |
Constant | - 52.333 | 80.306 | .000 | 1 | .696 | .000 | |
a. Variable(s) entered on step 1: Tuoi, Nghenghiep, Thoigianct, Tglamcv, Nha_o, TNcanhan, Du_no, DV, Tiengui. |
Ở Bảng 4.7, kiểm định Wald về ý nghĩa của các hệ số hồi quy tổng thể của các biến độc lập đều có mức ý nghĩa sig. nhỏ hơn 0.05 ngoại trừ biến Sử dụng các dịch vụ khác của ngân hàng VSB (Sig. = 0.223). Như vậy các hệ số hồi quy tìm được có ý nghĩa và mô hình sử dụng tốt.
Từ các hệ số hồi quy này, ta viết được phương trình hồi quy logistic:
Loge[
] = - 52.333 + 0.169tuoi + 0.954nghenghiep + 0.386thoigianct
+0.116tglamcv + 1.197Nha_o + 0.135Tncanhan– 0.088Du_no + 0.803DV
+1.640Tiengui
* Kiểm định về độ phù hợp của mô hình:
Chi-square | df | Sig. | ||
Step 1 | Step | 86.453 | 9 | .000 |
Block | 86.453 | 9 | .000 | |
Model | 86.453 | 9 | .000 |
Bảng 4.8 có mức ý nghĩa quan sát Sig. = 0.000 nên ta hoàn toàn có thể nói mô hình có ý nghĩa thống kê, nghĩa là kết quả kiểm định giả thuyết về độ phù hợp tổng quát cao.
Step | -2 Log likelihood | Cox & Snell R Square | Nagelkerke R Square |
1 | 39.689a | .713 | .818 |
Bảng 4.9 cho thấy giá trị của -2 Log likelihood (-2LL = 39.689) không cao lắm, như vậy nó thể hiện một độ phù hợp khá tốt của mô hình tổng thể. Giá trị Cox & Snell R Square của mô hình hồi quy giới hạn Logistic bằng 0.713 nghĩa là mô hình giải thích được 71.3% sự biến động xác suất trả được nợ cho ngân hàng.
Observed | Predicted | ||||
Tinhhinhtrano | Percentage Correct | ||||
khong tra | tra duoc | ||||
Step 1 | Tinhhinhtrano | khong tra | 41 | 4 | 91.1 |
tra no | 3 | 43 | 93.5 | ||
Overall Percentage | 92.3 | ||||
a. The cut value is .500 |