Kết quả sơ bộ cho thấy, các lãnh đạo chi nhánh cũng có sự đồng tình cao với việc sử dụng các chỉ tiêu đo lường đặc điểm khách hàng và mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng. Vì thế, thang đo sau khi đã kháo sát sơ bộ sẽ được sử dụng để khảo sát chính thức.
4.1.1.5. Điều chỉnh thang đo
Thang đo khảo sát chính thức gồm hai nhóm chính: Nhóm thứ nhất là các câu hỏi nhằm xác định đặc điểm của đối tượng khảo sát bao gồm 24 đặc điểm khác nhau của khách hàng, nhóm thứ hai, gồm 07 câu hỏi đánh giá về mức độ quan hệ của khách hàng với ngân hàng. Bảng khảo sát được trình bày tại phụ lục 8 đính kèm. Các chỉ tiêu được mã hóa và nêu cụ thể trong Thang đo nghiên cứu chính thức tại Phụ lục 9 đính kèm.
Hệ thống thang đo sẽ được tác giả sử dụng trong khảo sát chính thức đối với khách hàng cá nhân của Agribank để thu thập dữ liệu phục vụ việc phân tích.
4.1.2. Nghiên cứu định lượng về mô hình các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân
4.1.2.1. Tổng thể đối tượng khảo sát chính thức
Khảo sát chính thức được thực hiện với cỡ mẫu khảo sát: Số phiếu phát ra là 1470 phiếu = 7 (chi nhánh)*30 (khách hàng) * 07 (vùng).
Danh sách khách hàng cá nhân tại các vùng được khảo sát dựa trên việc lựa chọn ngẫu nhiên từ danh sách khách hàng của các chi nhánh trên địa bàn 07 vùng. Kết quả khảo sát thu về có 1400 phiếu và có 1123 phiếu khảo sát là hợp lệ. Dữ liệu từ các phiếu khảo sát hợp lệ được tiến hành mã hóa và sử dụng để phân tích được trình bày theo bảng dưới đây:
Bảng 4.2.: Mô tả các biến trong mô hình
STT | Tên biến | Nhãn biến | Mã hóa | |
Nhóm Thông tin về thân nhân (Nhóm biến độc lập tác động trực tiêp lên 07 biến thuộc nhóm biến Quan hệ với ngân hàng, tác động gián tiếp đến biến Khả năng trả nợ của khách hàng) | 1 | Gioitinh | Giới tính | Nam=1, Nữ=0 |
2 | Tuoi | Tuổi | Nhóm tuổi: 1= Dưới 25, 2= 25-34, 3=35-44, 4=45-54, 5=55 | |
3 | GĐ | Tình trạng hôn nhân | Đã kết hôn=1, Chưa kết hôn =0 | |
4 | TTNT | Thành thị/Nông thôn | Thành thị =1, Nông thôn=0 | |
5 | v04 | Loại hình sản xuất KD | Nông nghiệp =1, Phi nông nghiệp=0 | |
6 | v05 | Vay vốn: | 0= Không vay; 1= Có vay | |
v05.1 | Vay vốn SXKD | Đúng=1, Không đúng=0 | ||
v05.2 | Vay vốn mua sắm tài sản | Đúng=1, Không đúng=0 | ||
v05.3 | Vay vốn Đi học | Đúng=1, Không đúng=0 | ||
V05.4 | Khác | Đúng=1, Không đúng=0 | ||
7 | v06 | Chuyên môn kỹ thuật | Trên ĐH=1, ĐH=2, CĐ=3, TC=4, Dưới TC=5 | |
8 | v07 | Học vấn | Không đi học =1, Học từ: 1-5 năm=2, 5-9 năm =3, 9 năm trở lên=4 | |
9 | v08 | Chủ hộ | Chủ hộ=1, không CH=0 | |
10 | v09 | Tình trạng chỗ ở | Nhà riêng =1, Nhà thuê =2, Ở cùng cha, mẹ=3, Ở nhờ người khác =4 | |
11 | v10 | Phân loại nhà | Biệt thự=1, Mái bằng=2, Mái ngói=3, Nhà tạm=4 | |
12 | v11 | Số người ăn theo trực tiếp | 0=1, 1=2, 2=3,3=4, 4 trở lên=5 | |
13 | v12 | Số lao động có thu nhập | 1=1, 2=2, 3=3, 4 trở lên =4 | |
14 | v13 | Số người trong độ tuổi đi học | 0=0, 1=1, 2=2, 3=3, 4 trở lên =4 | |
15 | v14 | Số năm làm việc | Làm việc từ 1 đến 2 năm =1;2-4 năm=2; 4-7 năm = 3; Từ 7 năm trở lên =4 | |
16 | v15 | Nghề nghiệp hiện nay | 1= Công chức, 2= Làm thuê ngoài, 3= Tự kinh doanh, 4= Công nhân nông dân, 5= Khác | |
17 | v16 | Cơ sở chọn nghề | 1= Tập quán nơi sinh sống 2= Truyền thống gia đình 3= Sở thích của bản thân 4= Mức thu nhập 5= Không có | |
18 | v17 | Vị trí công việc | 1= Chủ DN, 2= Quản lý, 3= Chuyên viên, 4= Lao động nghề, 5= Khác | |
19 | v18 | Tham gia BH | 1= Có, 0= Không | |
v18.1 | BHXH | Đúng=1, Không đúng=0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Công Tác Xếp Hạng Tín Dụng Nội Bộ Theo Phân Khúc Thị Trường Tại Agribank
- Bảng Chấm Điểm Phi Tài Chính Trường Hợp Khách Hàng
- Kết Quả Xhtn Tại Chi Nhánh A Theo Tình Trạng Cơ Cấu Của Khoản Vay Năm 2014
- Thống Kê Mô Tả Các Chỉ Tiêu Thuộc Nhóm Quan Hệ Với Ngân Hàng
- Kết Quả Xử Lý Mô Hình Logistic Về Xếp Hạng Tín Dụng Nội Bộ Theo Phân Khúc Thị Trường
- So Sánh Tác Động Của Yếu Tố Chủ Hộ Tới Các Chỉ Tiêu Quan Hệ Ngân Hàng Theo Từng Vùng
Xem toàn bộ 303 trang tài liệu này.
STT | Tên biến | Nhãn biến | Mã hóa | |
v18.2 | BHYT | Đúng=1, Không đúng=0 | ||
v18.3 | BHTS | Đúng=1, Không đúng=0 | ||
v18.4 | BH thân thể | Đúng=1, Không đúng=0 | ||
v18.5 | BH khác | Đúng=1, Không đúng=0 | ||
20 | v19 | Mức đóng BH | 0= Không, 1= >30, 2= 30-20, 3= 20- 10, 4=10-5, 5= <5 | |
21 | v20 | Thu nhập cá nhân/năm | trên 120tr=1, 80-120=2, 40-80=3, 10- 40=4, dưới 10=5 | |
22 | v21 | Thu nhập gia đình/năm | 240tr +=1, 160-240=2, 80-140=3, 20- 80=4, 20_=5 | |
23 | v22 | Đánh giá mức sống | Giàu=1, Khá=2, Trung bình=3, Nghèo=4, Quá nghèo=5 | |
24 | v23 | Tiết kiệm/năm | >240tr=1, 160 - 240=2, 80-140=3, 20- 80=4, 20_=5 | |
Nhóm Quan hệ | 1 | v24 | Số lần vay vốn | Không vay =0, Vay từ 5 lần trở lên=1, Vay từ 3-4 lần=2, Vay từ 1-2 lần =3 |
với ngân hàng | ||||
2 | v25 | Số lần sử dụng DV | Không SD =0, từ 5 lần trở lên=1, từ 3- 4 lần=2, từ 1-2 lần =3 | |
(Nhóm biến phụ | ||||
thuộc chịu sự tác | ||||
3 | v26 | Trả nợ gốc | Chưa bao giờ quá hạn=1, Quá hạn <30 ngày=2, Quá hạn<90 ngày=3, Quá hạn >90 ngày=4, Khách hàng mới =5 | |
động của 24 biến | ||||
Thông tin thân | ||||
4 | v27 | Trả lãi | Chưa bao giờ trả chậm=1, Trả chậm trong 3 năm=2, Trả chậm trong 2 năm=3, Trả chậm trong 1 năm=4, Khách hàng mới =5 | |
nhân. Đồng thời | ||||
là nhóm biến độc | ||||
lập tác động lên | 5 | v28 | Tổng nợ | >250 tr=1, 160-250tr=2, 80-160tr=3, 20-80tr=4, <20tr=5 |
biến Khả năng trả | 6 | v29 | Số loại DV sử dụng | |
nợ của khách | V291 | Gửi tiết kiệm | Có=1, không =0 | |
V292 | Dịch vụ thẻ | Có=1, không =0 | ||
hàng sau tác động | ||||
V293 | Dịch vụ thanh toán | Có=1, không =0 | ||
ảnh hưởng của 24 | ||||
V294 | Dịch vụ khác | Có=1, không =0 | ||
biến Thông tin | ||||
7 | v30 | Tổng tiết kiệm | >250 tr=1, 160-250tr=2, 80-160tr=3, 20-80tr=4, <20tr=5 | |
thân nhân) | ||||
Biến Khả năng | Trả nợ đúng hạn =1, Quá hạn<90 | |||
trả nợ của khách hàng | K | Khả năng trả nợ của khách hàng | ngày=2, Quá hạn <180 ngày<90 ngày=3, Quá hạn<360 ngày>180 | |
(biến phụ thuộc) | ngày=4, Quá hạn >360 ngày=5 |
Nguồn: Tác giả thực hiện
4.1.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
Mô hình xếp hạng tín dụng của ngân hàng thể hiện mối quan hệ giữa các biến Thông tin về thân nhân và các biến Quan hệ với ngân hàng với biến Khả năng trả nợ của khách hàng. Mô hình được đề xuất là hồi qui logistic với hai dấu hiệu.
Mô hình này thuận tiện cho việc tính toán các khả năng khách hàng rơi vào các tính trạng của biến mục tiêu và đo lường được tác động của các nhân tố (với tư cách là các biến độc lập).
Giới tính
V24
Tuổi
KHẢ NĂNG TRẢ NỢ
V25
V01 ....
.........
…..V04 …..
V30
….
V23
Mô hình 4.1. Tác động của các nhân tố đến khả năng trả nợ của khách hàng
Nguồn: Tác giả thực hiện
Mỗi biến mục tiêu Y tương ứng với 1 mô hình. Trong đó các biến độc lập được lựa chọn nếu nhân tố tương ứng có tác động đến thay đổi khả năng (xác suất) của các trạng thái. Mô hình có dạng:
e1 2X2 2X2 ... k Xk
P Y 1 1 e1 2X2 2X2 ... k Xk
(1)
Trong đó: j là các tham số cần tìm, Xj là các biến độc lập (các nhân tố, biến giải thích ); Y: là các biến phụ thuộc; e là hằng số là cơ số của logarit tự nhiên; p là mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc
Các mô hình này ước lượng được các tham số j và tính được giá trị ước
lượng xác suất cho từng cá thể ( pˆi ). Đồng thời, tính được tác động của các nhân tố
đến việc thay đổi các xác suất (cá thể ở tình trạng này chuyển sang tình trạng khác). Với các nhân tố thể hiện bằng các biến định tính chúng ta có thể chỉ ra sự khác nhau của các biến định lượng chúng ta sử dụng công thức:
P(Yi 1) pˆ (1 pˆ )ˆ
(2)
X j
i i j
Trong nghiên cứu này, tác giả lựa chọn hệ số P value (sig) <0.1 là đảm bảo
độ tin cậy cho các kiểm định thống kê.
4.2. Kết quả phân tích dữ liệu về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân
4.2.1 Thống kê đặc điểm nhóm đối tượng khảo sát
Kết quả thống kê dữ liệu được thể hiện chi tiết tại Phụ lục 10: Thống kê đặc điểm nhóm đối tượng khảo sát đính kèm
4.2.1.1. Về các nhân tố: Vùng, giới tính, tuổi, tình trạng hôn nhân, khu vực, loại hình sản xuất kinh doanh
Kết quả thống kê cho thấy trong số 1123 khách hàng:
Tỷ lệ khách hàng tại khu vực Đông Nam Bộ chiếm tỷ lệ cao nhất là 17.4%, tiếp theo là vùng Trung du miền núi phía Bắc, vởi tỷ lệ 17%, thấp nhất là vùng Đồng bằng Sông Cửu Long với tỷ lệ 9.9%.
Về giới tính, nhóm Nam giới có tỷ lệ cao hơn là 54.1%, Nữ giới là 45.9%. Điều này cho thấy sự cân bằng về giới tính trong các nhóm khảo sát, với việc đưa chỉ tiêu giới tính thành chỉ tiêu có ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của ngân hàng, thì sự cân đối về hai nhóm giới tính sẽ giúp cho việc xác định sự ảnh hưởng của yếu tố này có được sự cân đối và chính xác.
Về độ tuổi, nhóm tuổi từ 35-44 chiếm tỷ lệ khá cao là 36.1%, tiếp theo là từ 45-50 tuổi với tỷ lệ 26%, tiếp theo là nhóm tuổi 25-34 với tỷ lệ 23.2%. Nhóm tuổi có tỷ lệ thấp nhất là dưới 25 với tỷ lệ 4.1%. Thống kê này cho thấy, nhóm khách hàng có độ tuổi trung niên có khả năng phát sinh các khoản vay với ngân hàng là nhiều nhất. Đây là nhóm tuổi có nhiều nhu cầu về vay tiêu dung, hoặc vay phục vụ hoạt động kinh doanh, và chiếm đa số trong số các khách hàng của ngân hàng.
Về tình trạng hôn nhân, tỷ lệ người có gia đình là 89%, và 11% là khách hàng còn độc thân. Nhóm độc thân chủ yếu ở nhóm có độ tuổi trẻ, chưa lập gia đình.
Về khu vực sinh sống, có 714 khách hàng tương ứng với 63.6% là ở khu vực Thành thị, và 36.4% là khách hàng ở nông thôn. Điều này phản ánh thực tế về nhu cầu vay vốn của người dân thành thị là cao hơn nhiều so với các khách hàng ở khu vực nông thôn, tuy nhiên, với vai trò là ngân hàng phát triển nông thôn, tỷ lệ khách hàng ở nông thôn của ngân hàng cũng có tỷ lệ khá, với gần 40%.
Về loại hình sản xuất của khách hàng, tỷ lệ khách hàng làm nông nghiệp là 30.7%, phi nông nghiệp là 69.3%. Tỷ lệ này cũng phản ánh tỷ lệ khách hàng liên quan đến nông nghiệp của ngân hàng chiếm tỷ lệ khá cao là 30% khách hàng, trong khi đó, các ngành nghề khác rất đa dạng, nhưng chiếm tỷ lệ 70% khách hàng của ngân hàng.
4.2.1.2. Về các nhân tố: Vay vốn, chuyên môn kỹ thuật, học vấn, vị trí trong gia đình
Về nhu cầu vay vốn, trong số 1123 khách hàng chỉ có 09 khách hàng không sử dụng dịch vụ vay vốn của ngân hàng và 1114 người đã sử dụng cho thấy khách hàng thường có nhu cầu sử dụng dịch vụ cùng với nhu cầu vay vốn ngân hàng.
Về trình độ chuyên môn kỹ thuật dưới trung cấp có 344 người, đại học là 376 người, cao đẳng là 173 người, trung cấp là 153 người và 77 người có trình độ trên đại học. Tỷ lệ này cho thấy trình độ của các khách hàng vay vốn của ngân hàng là khá cao, với nhóm được đào tạo qua các trường lớp chuyên môn chiếm 70% khách hàng. 30% còn lại hầu như là lao động nông nghiệp do đó trình độ chuyên môn là khá thấp.
Về học vấn, hầu hết khách hàng đều hoàn thành từ 9-12 năm học với tỷ lệ 86%, có 1.1% không đi học, 6.2% hoàn thành bậc tiểu học và 6.7% hoàn thành bậc trung học cơ sở. Điều này cho thấy về học vấn, các khách hàng nói chung đều được học tập một cách cơ bản, có những hiểu biết về việc vay vốn và tính toán lãi suất đơn giản.
Về vị trí trong gia đình, qua số liệu thống kê cho thấy 822 khách hàng hiện
đang là chủ hộ và 301 người không phải chủ hộ. Với truyền thống ở Việt Nam,
người quyết định những việc quan trọng trong gia đình thường là chủ hộ, nhóm khách hàng không phải là chủ hộ sẽ thường phát sinh nhu cầu vay vốn cho mục đích cá nhân là chủ yếu.
4.2.1.3. Về các nhân tố: Tình trạng chỗ ở, loại nhà, số người ăn theo trực tiếp, số lao động có thu nhập, số người trong độ tuổi đi học, số năm làm việc.
Về tình trạng chỗ ở, loại nhà trong số 1123 khách hàng được khảo sát, có 906 người đã có sở hữu nhà riêng, 161 người hiện đang ở chung với bố mẹ, 50 người đi thuê và 6 người ở nhờ. Khách hàng chủ yếu đã có nhà kiên cố, với tỷ lệ 58.8% có nhà mái bằng, 31.6% có nhà cấp 4. Chỉ có 2.4% đang ở nhà tạm. Có 6.1% có sở hữu nhà biệt thự. Tỷ lệ khách hàng không có nhà là 1.1%. Kết quả này cho thấy, những người đi vay vốn, đại đa số là người được sở hữu nhà cửa, đất đai. Đây cũng là một trong những điều kiện quan trọng để ngân hàng xem xét ra quyết định cho vay hay từ chối cho vay. Tỷ lệ khách hàng không có nhà và đang ở nhà tạm là rất thấp. Tuy nhiên, việc khách hàng ở nhà tạm và không có nhà tại một số vùng như Đồng bằng sông Cửu Long, hoặc Đông Nam Bộ, nhà tạm là nét văn hóa của vùng không ảnh hưởng nhiều tới rủi ro cho vay.
Về số người ăn theo trực tiếp, tập trung trong nhóm 1 hoặc 2 người trực tiếp ăn theo trong gia đình. Tỷ lệ tổng cộng của hai nhóm này là 73.6%, nhóm không có người ăn theo là 12.3%, nhóm có 3 người ăn theo là 9.7%, có trên 4 người là 4.5%. Tỷ lệ số người ăn theo trực tiếp từ 2-3 người chiếm đa số, phản ánh khá sát thực tế các gia đình, nếu như tính toán thông thường, một gia đình có ba thế hệ, thì tỷ lệ người ăn theo sẽ thường là từ 2-3 người. Với tỷ lệ người ăn theo trực tiếp như vậy, sẽ không phải là gánh nặng quá lớn cho người lao động chính trong gia đình và hạn chế rủi ro trong quá trình vay vốn của ngân hàng.
Về số người trong hộ đang ở độ tuổi đi học, có sự tập trung trong nhóm từ 1 đến 2 người, vởi tỷ lệ 87.1%, có 7.9% không có người đi học, 3 người là 4% và trên 4 người là 1%. Với tỷ lệ chiếm gần 90% khách hàng có 1-2 người đang đi học, cũng tương đồng với tỷ lệ số người ăn theo, số lượng người ở độ tuổi đi học không nhiều, giúp cho gánh nặng với các lao động chính trong gia đình giảm đi đáng kể.
Về số lao động có thu nhập trong gia đình, có sự tập trung ở nhóm 2 lao động với tỷ lệ 63.3%, nhóm có 1 lao động có thu nhập là 23.8%, 3 lao động là 9.9%, trên 4 người là 2.9%, chỉ có 1 khách hàng là không có thu nhập của khác ngoài bản thân. Tỷ lệ người có thu nhập trong gia đình chiếm đa số ở nhóm có 2 lao động, thường gồm hai vợ chồng của gia đình.
Đối với những gia đình có nguồn thu nhập đủ chi trả những khoản thanh toán trong gia đình và có một phần dôi dư là một trong những điều kiện cần nhằm đảm bảo giảm rủi ro tín dụng khi ngân hàng xét cho vay.
Về số năm làm việc công việc chính hiện nay có tỷ lệ cao nhất trong nhóm 4- 7 năm với tỷ lệ 32.2%, từ 1-2 năm là 28.8%, từ 2-4 năm là 21.3%, trên 7 năm là 17.7%. Việc tỷ lệ khách hàng có số năm với công việc chính từ 1-2 năm chiếm tỷ lệ khá cao gần 30%. Như vậy, việc làm không ổn định và khả năng thay đổi việc làm hoặc thất nghiệp sẽ khá cao là một trong những yếu tố tiềm ẩn khá nhiều rủi ro, dẫn đến những hệ lụy trong việc trả nợ ngân hàng.
4.2.1.4. Về các nhân tố: Công việc hiện tại, cơ sở lựa chọn nghề nghiệp, vị trí công việc
Về công việc hiện tại, trong số 1123 khách hàng được khảo sát, về công việc hiện tại, có 15.9% đang làm công chức, viên chức nhà nước, 28% làm thuê ngoài, 33.5% tự kinh doanh, 14.8% là công nhân, nông dân, 12.7% có nghề nghiệp khác. Qua số liệu khảo sát cho thấy, những người vay vốn đa số là những người có công ăn việc làm. Chiếm tỷ lệ lớn nhất trong số khách hàng vay vốn ngân hàng là khách hàng tự doanh.
Về cơ sở lựa chọn nghề nghiệp, chủ yếu là bởi mức thu nhập, với tỷ lệ 60.1%, sở thích bản thân là 16.9%, truyền thống gia đình là 15.3%, tập quán sinh sống là 7.7%. Như vậy, việc tìm kiếm một công việc ưa thích và phù hợp với bản thân rất hạn chế. Đối với những khách hàng mà bản thân không đáp ứng được mong muốn và kỳ vọng trong công việc rất dễ dàng dẫn đến việc thay đổi, mất việc. Đây là một trong những rủi ro trong quá trình cho vay của ngân hàng.
Về vị trí công việc, nhóm chủ doanh nghiệp là 14.5%, người quản lý là 25.2%, chuyên viên là 21%, lao động có tay nghề là 10.1%, nghề khác là 29.2%.