CHƯƠNG IV
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NHLD VIỆT THÁI-CHI NHÁNH ĐỒNG NAI
4.1 Các đặc trưng thống kê mô tả về mẫu nghiên cứu thực nghiệm:
4.1.1. Các đặc trưng về nhân thân khách hàng:
* Về độ tuổi và trình độ học vấn:
Đa số khách hàng cá nhân vay vốn tại VSB Đồng Nai có độ tuổi từ 40- 60 tuổi và trình độ học vấn là đại học/cao đẳng, chiếm tỷ lệ khá cao (tương ứng là 58,2% và 80,2%). Điều đó cho thấy các đối tượng này có nhu cầu vay vốn nhiều hơn các đối tượng khác.
Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện độ tuổi Hình 4.2 Biểu đồ thể hiện trình độ học vấn
* Về nghề nghiệp và thời gian công tác:
Số liệu cho thấy phần lớn các khách hàng cá nhân vay vốn tại VSB Đồng Nai làm kinh doanh và có thời gian công tác nhỏ hơn 6 tháng (lần lượt chiếm 38% và 62,6% trong tổng thể mẫu).
Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện nghề nghiệp Hình 4.4 Biểu đồ thể hiện thời gian công tác
* Về thời gian làm công việc hiện tại và thu nhập cá nhân hàng năm:
Số liệu cho thấy đa số khách hàng của VSB Đồng Nai có thời gian gắn bó với công việc hiện tại trên 5năm (chiếm 34%) và mức thu nhập trung bình từ 12 - 36 triệu đồng (chiếm 75,8%).
Hình 4.5 Hình 4.6
Biểu đồ thể hiện thời gian Biểu đồ thể hiện thu nhập làm công việc hiện tại cá nhân hàng năm
* Về cơ cấu gia đình và tình trạng nhà ở:
Số liệu cho thấy phần lớn khách hàng có gia đình riêng, không sống chung với các gia đình khác (chiếm 84,6%) và có nhà ở riêng (chiếm 75,8%).
Hình 4.7: Biểu đồ thể hiện Hình 4.8: Biểu đồ thể hiện cơ cấu gia đình tình trạng nhà ở
Qua phân tích số liệu trên cho thấy, khách hàng vay tại VSB Đồng Nai phần lớn có độ tuổi từ 40-60, chủ yếu làm kinh doanh và có thời gian công tác nhỏ hơn 6 tháng. Điều này hoàn toàn hợp lý vì các khách hàng khi mới bắt đầu kinh doanh, nhu cầu vốn cao, do vậy họ thường tìm đến ngân hàng để vay vốn.
4.1.2. Các đặc trưng về tài chính của khách hàng:
* Về tình hình trả nợ và tình hình trả lãi:
Trong tổng số 91 mẫu khảo sát, phần lớn khách hàng vay vốn chưa bao giờ quá hạn (chiếm 72,5%) và chưa bao giờ chậm trả lãi (chiếm 70,3%). Các khách hàng đã từng giao dịch với Ngân hàng và có thời gian quá hạn trên 30 ngày chiếm tỷ nhỏ) 11%. Còn lại là những khách hàng chưa bao giờ vay vốn chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chỉ 2,2%.
Hình 4.9: Biểu đồ thể hiện Hình 4.10: Biểu đồ thể hiện
tình hình trả nợ tình hình trả lãi
* Về tổng dư nợ hiện tại VNĐ:
Đối với số dư nợ hiện tại của khách hang thì trong số 91 người đã có tới 49 người có số dư nợ dưới 100 triệu đồng, tỷ lệ khách hàng dư nợ với khoản nợ khá lớn có 13 người chiếm 14%, còn khách hàng có số nợ lớn cũng không nhiều, chỉ có 7 người chiếm 8%. Chứng tỏ VSB Đồng Nai có chiến lược thu hồi nợ và cấp tín dụng cho các khoản vay khá hiệu quả, không mang nhiều rủi ro.
Hình 4.11: Biểu đồ thể hiện tổng dư nợ hiện tại
* Về sử dụng các dịch vụ khác của VSB và số dư tiền gửi tiết kiệm bình quân VNĐ (quy đổi) tại VSB:
Số liệu thể hiện các khách hàng sử dụng đồng thời cả hai dịch thẻ và tiết kiệm hay sử dụng một dịch vụ thẻ hay tiết kiệm tương đối đồng đều, không có sự chênh lệch nhiều. Tuy nhiên, số dư tiền gửi tiết kiệm bình quân lại không lớn, dưới 20 triệu đồng chiếm tỷ lệ lớn (chiếm 78%), còn lại các khách hàng có dư nợ 20-500 triệu đồng chiếm tỷ lệ rất nhỏ.
Hình 4.12: Biểu đồ thể hiện Hình 4.13: Biểu đồ thể hiện
tình hình sử dụng các DV khác số dư tiền gửi tiết kiệm bình quân
Qua phân tích số liệu trên cho thấy, các khách hàng cá nhân vay vốn tại VSB Đồng Nai đa số là các khách hàng khá uy tín, phần lớn chưa bao giờ quá hạn gốc và chậm trả lãi, tổng dư nợ thường nhỏ hơn 100 triệu đồng và họ có sử dụng các dịch vụ thẻ và tiền gửi tiết kiệm.
4.2. Giả thuyết về mối tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc
lập của mô hình:
4.2.1. Biến phụ thuộc: Khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân
Đối với mỗi khoản vay, câu hỏi đầu tiên của ngân hàng là liệu khách hàng có thiện chí và có khả năng thanh toán khi khoản vay đến hạn hay không? Điều này liên quan đến việc nghiên cứu chi tiết “6 khía cạnh – 6C” của khách hàng bao gồm:
- Tư cách người vay (Character): CBTD phải chắc chắn rằng người vay có mục đích tín dụng rò ràng và có thiện chí nghiêm chỉnh trả nợ khi đến hạn.
- Năng lực của người vay (Capacity): Người đi vay phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.
- Thu nhập của người vay (Cashflow): xác định nguồn trả nợ của khách hàng vay.
- Bảo đảm tiền vay (Collateral): là nguồn thu thứ hai có thể dùng để
trả nợ vay cho ngân hàng.
- Các điều kiện (Conditions): ngân hàng quy định các điều kiện tùy theo chính sách tín dụng từng thời kỳ.
- Kiểm soát (Control): đánh giá những ảnh hưởng do sự thay đổi của luật pháp, quy chế hoạt động, khả năng khách hàng đáp ứng các tiêu chuẩn của ngân hàng.
Ngoài ra, nhiều ngân hàng còn áp dụng cho điểm để xử lý đơn xin vay của người tiêu dùng như: mua xe hơi, trang thiết bị gia đình, bất động sản,…Các yếu tố quan trọng trong cho điểm tín dụng này bao gồm: hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số người phụ thuộc, sở hữu nhà, thu nhập, điện thoại cố định, tài khoản cá nhân, thời gian làm việc.
4.2.2. Các biến độc lập:
Từ các nghiên cứu lý thuyết trên thế giới, các mô hình chấm điểm tín dụng và nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam, có thể tổng kết các biến nhân tố ảnh hưởng đến khả năng (xác suất) trả nợ của khách hàng cá nhân như sau:
Theo Stefanie Kleimeier và Đinh Thị Huyền Thanh | Các nghiên cứu của thế giới | Lý thuyết điểm số tín dụng tiêu dùng | Lý thuyết 6C | ||
1 | Thời gian giao dịch với ngân hàng | Thu nhập(*) | Thu nhập(*) | Thu nhập(*) | |
2 | Giới tính | Tuổi(*) | Tuổi(*) | Uy tín của khách hàng | |
3 | Số lần vay nợ tín dụng | Cơ cấu gia đình(*) | Thời gian việc(*) | làm | Năng lực của khách hàng |
4 | Thời gian vay nợ | Dư nợ hiện tại(*) | Dư nợ hiện tại(*) | Tính trung thực của khách hàng | |
5 | Tài khoản tiền gửi(*) | Tài khoản tiền gửi(*) | Tài khoản gửi(*) | tiền | Yếu tố kinh tế- môi trường |
6 | Khu vực | Sự thay đổi chính sách pháp luật | |||
7 | Tình trạng nhà ở(*) | Tình trạng nhà ở(*) | Tình trạng nhà ở(*) | ||
8 | Tài khoản hiện tại | ||||
9 | Giá trị phụ thêm | ||||
10 | Số người phụ thuộc(*) | Số người thuộc(*) | phụ | ||
11 | Thời gian cư trú tại địa chỉ hiện tại | ||||
12 | Tình trạng hôn nhân | ||||
13 | Tài sản thế chấp | Tài sản thế chấp | Tài sản thế chấp | ||
14 | Điện thoại bàn | Điện thoại bàn | |||
15 | Trình độ học vấn(*) | ||||
16 | Mục đích vay |
Có thể bạn quan tâm!
- Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng liên doanh Việt Thái – Chi nhánh Đồng Nai - 1
- Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng liên doanh Việt Thái – Chi nhánh Đồng Nai - 2
- Thang Điểm Các Thông Tin Cá Nhân Cơ Bản
- Tổng Hợp Mối Quan Hệ Giữa Các Biến Độc Lập Và Biến Phụ Thuộc
- Tổng Hợp Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vsb Đồng Nai Từ Mô Hình Thực Nghiệm
- Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng liên doanh Việt Thái – Chi nhánh Đồng Nai - 7
Xem toàn bộ 71 trang tài liệu này.
Ghi chú:(*)Những nhân tố sử dụng trong mô hình thực nghiệm cho VSB Đồng
Nai
Bảng 4.1: Tổng hợp các biến độc lập theo nghiên cứu trước đây
4.2.3. Giả thuyết về mối tương quan giữa khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại VSB Đồng Nai và các nhân tố ảnh hưởng
Trên cơ sở lý thuyết của các nhà nghiên cứu trên thế giới về khả năng trả nợ của khách hàng, cơ sở thực nghiệm từ một ít nghiên cứu trong nước; các nhà quản trị VSB đã kết hợp với ý kiến chuyên gia để đúc kết thành 15
tiêu chí liên quan đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân. Từ đó, đây là 15 tiêu chí trong thực tế chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân tại VSB.
Để xác định mô hình thực nghiệm các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại VSB Đồng Nai, tác giả xây dựng các giả thuyết căn cứ trên cơ sở thực tiễn tại VSB.
Hình 4.14: Mô hình hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ
của khách hàng cá nhân tại VSB Đồng Nai.