Tốc Độ Tăng Trưởng Tổng Sản Phẩm Quốc Nội Thực Tế Hàng Năm (Real Gross Domestic Product - Rgdp)


1.2.2.2. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội thực tế hàng năm (Real Gross domestic product - RGDP)

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội thực tế hàng năm (RGDP) là công cụ đo lường tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và nó được điều chỉnh theo lạm phát. Tăng trưởng kinh tế phản ánh sự thay đổi về lượng của nền kinh tế - điều kiện để nâng cao mức sống vật chất của quốc gia và thực hiện mục tiêu khác của phát triển.

Một quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao sẽ thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài, môi trường đầu tư được cải thiện, từ đó làm gia tăng nhu cầu tín dụng.

Trong các nghiên cứu của Uhomobhi (2008), Ali et al. (2011) đã tìm thấy mối tương quan thuận giữa tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội thực tế hàng năm và khả năng sinh lợi của ngân hàng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao cho thấy mức sống vật chất của quốc gia được cải thiện, từ đó nâng cao chất lượng các khoản tín dụng, khả năng trả nợ của cá nhân cũng như doanh nghiệp sẽ cao hơn. Từ đó, ngân hàng sẽ giảm thiểu được rủi ro, khả năng sinh lợi được gia tăng.

Ngược lại, với nghiên cứu của Ayadi và Boujelbene (2012) lại cho kết quả tương quan âm giữa khả năng sinh lợi và tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội thực tế hàng năm.

1.2.2.3 Giá trị vốn hóa thị trường (Market Capitalization of listed companies - MC)

Giá trị vốn hóa thị trường (còn gọi là giá trị thị trường) là thước đo quy mô của thị trường chứng khoán trong nước. Giá trị vốn hóa thị trường tương đương với giá trị thị trường của cổ phiếu nhân với số lượng cổ phiếu phổ thông đang lưu hành. Chỉ tiêu này thường được đo lường theo phần trăm GDP; do đó, chúng ta có thể


đánh giá được quy mô của thị trường chứng khoán so với quy mô của nền kinh tế. (Ngân hàng thế giới)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Gul, Irshad và Zaman (2011); Ayadi và Boujelbene (2012) đã tìm thấy mối tương quan thuận giữa giá trị vốn hóa thị trường và khả năng sinh lợi của ngân hàng.

1.2.2.4 Lãi suất thực (Real interest - RI)

Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 4


Lãi suất thực là lãi suất trả cho số tiền vay được điều chỉnh bởi ảnh hưởng của lạm phát. Khi lãi suất thực cao, người ta sẽ chuyển từ tiêu dùng sang tiết kiệm. Ngược lại, khi lãi suất thực thấp, người ta sẽ chuyển từ tiết kiệm sang đầu tư và tiêu dùng. Do đó, lãi suất thực là chỉ tiêu ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng vì lãi suất thực tác động đến hoạt động tiền gửi và cho vay của ngân hàng.

Alper và Anbar (2011) đã tìm thấy mối tương quan nghịch giữa khả năng sinh lợi và lãi suất thực. Trong khi đó, Samuelson (1945) khẳng định mối quan hệ giữa lãi suất thực và khả năng sinh lợi ngân hàng là mối tương quan thuận. Điều này cho thấy rằng lãi suất thực và khả năng sinh lợi ngân hàng có mối tương quan thuận hay tương quan nghịch ở từng thị trường khác nhau.

1.3 Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm trước đây‌


1.3.1 Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới


Phần lớn các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới đều sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của các NHTMCP, cụ thể như:

Muhammad Bilal, Asif Saeed, Ammar Ali Gull và Toquer Akram (2013) đã nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố bên trong ngân hàng và các nhân tố vĩ mô đến khả năng sinh lợi của 25 NHTM tại Pakistan giai đoạn 2007 – 2011. Các tác giả sử dụng biến phụ thuộc để nghiên cứu là tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA) và tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE).


Các biến độc lập đại diện cho đặc điểm nội tại của ngân hàng được sử dụng bao gồm quy mô ngân hàng, vốn chủ sở hữu, nợ xấu, tiền gửi khách hàng, tỷ lệ thu nhập lãi thuần. Các biến độc lập đại diện cho yếu tố kinh tế vĩ mô là lạm phát, tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp và tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội thực tế.

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng quy mô ngân hàng có mối tương quan thuận với khả năng sinh lợi ngân hàng. Nợ xấu có mối tương quan nghịch không đáng kể đến ROA, nhưng có mối tương quan nghịch đáng kể đến ROE. Tiền gửi khách hàng có mối tương quan thuận nhưng không đáng kể với cả ROA và ROE. Vốn chủ sở hữu có mối quan hệ đáng kể với ROE nhưng có quan hệ không đáng kể với ROA. Tỷ lệ thu nhập lãi thuần có mối tương quan thuận đáng kể với khả năng sinh lợi của ngân hàng. Ngoài ra, yếu tố kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội thực tế có mối tương quan thuận đến khả năng sinh lợi ngân hàng. Lạm phát có mối tương quan thuận không đáng kể với ROE nhưng có mối tương quan nghịch mạnh mẽ với ROA.

Bên cạnh đó, Nesrine Ayadi và Younès Boujelbene (2012) cũng đã sử dụng mô hình hồi quy nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của các Ngân hàng tiền gửi Tunisian. Các tác giả đã sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận trên tài sản (ROA) làm biến đại diện cho khả năng sinh lợi của ngân hàng. Các biến độc lập đại diện cho đặc điểm nội tại của ngân hàng bao gồm: rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, vốn chủ sở hữu và quy mô ngân hàng. Các biến đại diện cho cấu trúc tài chính bao gồm: sự tập trung, tổng tài sản của ngân hàng trên GDP, giá trị vốn hóa thị trường trên tổng tài sản của ngân hàng và giá trị vốn hóa thị trường trên GDP. Các biến đại diện cho yếu tố kinh tế vĩ mô bao gồm: tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội thực tế và tỷ lệ lạm phát.

Dữ liệu nghiên cứu là 12 ngân hàng tiền gửi tại Tunisian trong giai đoạn 1995 – 2005.


Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng quy mô ngân hàng và vốn chủ sở hữu có mối tương quan thuận đến khả năng sinh lợi của ngân hàng. Rủi ro tín dụng có mối tương quan thuận, rủi ro thanh khoản có mối tương quan nghịch không đáng kể đến ROA. Bên cạnh đó, tổng tài sản của ngân hàng trên tổng sản phẩm quốc dân có mối tương quan nghịch trong khi sự tập trung có mối tương quan thuận với khả năng sinh lợi của ngân hàng. Giá trị vốn hóa thị trường trên tổng tài sản của ngân hàng và giá trị vốn hóa thị trường trên GDP có mối tương quan nghịch đáng kể với khả năng sinh lợi của ngân hàng. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội thực tế và tỷ lệ lạm phát có mối tương quan nghịch nhưng không đáng kể với khả năng sinh lợi của ngân hàng.

Mô hình hồi quy tuyến tính cũng được Fadzlan Sufian và Royfaizal Razali Chong (2008) đã sử dụng nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng trong nền kinh tế phát triển, điển hình là Philippines. Các tác giả đã sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận trên tài sản (ROA) và tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE) làm biến đại diện cho khả năng sinh lợi của ngân hàng. Các biến độc lập đại diện cho đặc điểm nội tại của ngân hàng bao gồm: quy mô ngân hàng (LNTA), nợ xấu (LLP/TL), giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu (EQASS), thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản (NII/TA), tổng chi phí quản lý trên tổng tài sản (NIE/TA). Các biến đại diện cho yếu tố kinh tế vĩ mô bao gồm: tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (LNGDP), tốc độ cung tiền (MSG), tỷ lệ lạm phát (INFL) và giá trị vốn hóa thị trường (MKTCAP).

Dữ liệu nghiên cứu gồm 24 ngân hàng thương mại Philippines trong giai đoạn 1990 – 2005.

Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô ngân hàng, nợ xấu, tổng chi phí quản lý trên tổng tài sản có mối tương quan nghịch với khả năng sinh lợi của ngân hàng. Thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản có mối tương quan thuận đáng kể với khả năng sinh lợi của ngân hàng. Ngoài ra, yếu tố kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội thực tế, tốc độ cung tiền và giá trị vốn hóa thị trường đều có mối


tương quan thuận đến khả năng sinh lợi ngân hàng. Ngoại trừ lạm phát có mối tương quan nghịch với khả năng sinh lợi ngân hàng.

Mặt khác, Sehrish Gul, Faiza Irshad và Khalid Zaman (2011) đã sử dụng mô hình hồi quy Pooled OLS để xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng tại Pakistan. Trong nghiên cứu này, các tác giả đã sử dụng bốn biến đại diện cho khả năng sinh lợi của ngân hàng là tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA) và tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM), tỷ lệ thu nhập trên vốn sử dụng (ROCE). Biến độc lập đại diện cho đặc điểm nội tại của ngân hàng được sử dụng là quy mô ngân hàng, vốn chủ sở hữu, cho vay khách hàng và tiền gửi khách hàng. Biến độc lập đại diện cho yếu tố kinh tế vĩ mô được sử dụng là tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội thực tế, lạm phát và giá trị vốn hóa thị trường.

Dữ liệu nghiên cứu là 15 ngân hàng thương mại hàng đầu tại Pakistan trong giai đoạn 2005 – 2009.

Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô ngân hàng, cho vay khách hàng và tiền gửi khách hàng có mối tương quan thuận với ROA, ROE nhưng có mối tương quan nghịch với ROCE, NIM. Vốn chủ sở hữu có mối tương quan nghịch với cả bốn chỉ tiêu ROA, ROE, ROCE, NIM. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội thực tế có mối tương quan thuận với ROA, ROE, ROCE nhưng có mối tương quan nghịch với NIM. Lạm phát có mối tương quan thuận với cả bốn chỉ tiêu ROA, ROE, ROCE, NIM. Giá trị vốn hóa thị trường có mối tương quan nghịch với ROA, ROE, ROCE nhưng có mối tương quan thuận với NIM.

Bên cạnh mô hình hồi quy, một số tác giả khác trên thế giới đã sử dụng mô hình Fixed Effects và Random Effects để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng như :

Panayiotis Athanasoglou, Sophocles Brissimis và Matthaios Delis (2005) đã sử dụng mô hình này để kiểm tra các yếu tố tài chính, chỉ số ngành và chỉ số kinh tế


vĩ mô tác động đến khả năng sinh lợi của ngân hàng Hy Lạp trong giai đoạn 1985 – 2001. Các tác giả đã sử dụng biến tỷ lệ thu nhập trên tài sản (ROA) và tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE) đại diện cho khả năng sinh lợi của ngân hàng. Các biến độc lập thì được chia thành 3 nhóm. Nhóm các chỉ số tài chính của từng ngân hàng như vốn ngân hàng (EA), rủi ro tín dụng (PL), năng suất lao động (PR), quản lý chi phí hoạt động (EXP) và quy mô ngân hàng (S). Nhóm chỉ số ngành ngân hàng gồm quyền sở hữu (ownership) và sự tập trung (concentration). Nhóm các chỉ số nền kinh tế vĩ mô gồm chỉ số lạm phát (IR) và chỉ số chu kỳ sản lượng (cyclical output).

Kết quả nghiên cứu cho thấy vốn ngân hàng và tăng trưởng năng suất có mối tương quan thuận với khả năng sinh lợi của ngân hàng, mối tương quan này có ý nghĩa thống kê. Tiếp theo rủi ro tín dụng và quản lý chi phí hoạt động có tương quan nghịch đối với khả năng sinh lợi. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô ngân hàng không có ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh lợi của ngân hàng. Nhóm chỉ số ngành công nghiệp như biến quyền sở hữu và sự tập trung ảnh hưởng không đáng kể đến khả năng sinh lợi của ngân hàng. Nhóm các chỉ số nền kinh tế vĩ mô gồm chỉ số lạm phát và chu kỳ sản lượng ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngành ngân hàng.

Samy Ben Naceur (2003) cũng đã sử dụng mô hình Fixed Effects và Random Effects để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng Tunisian giai đoạn 1980- 2000.

Dữ liệu nghiên cứu gồm 10 ngân hàng thương mại Tunisian trong giai đoạn 1980 - 2000. Tác giả sử dụng biến phụ thuộc để nghiên cứu là tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA) và tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM).

Các biến độc lập đại diện cho đặc điểm nội tại của ngân hàng bao gồm: quy mô ngân hàng (LNSIZE), vốn chủ sở hữu (CAP), cho vay khách hàng (BLOAN), tổng chi phí quản lý trên tổng tài sản (OVERHEAD). Các biến đại diện cho yếu tố


kinh tế vĩ mô bao gồm: tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GROWTH), lạm phát (INF), sự tập trung (CONC), giá trị vốn hóa thị trường trên GDP (MCAP) và giá trị vốn hóa thị trường trên tổng tài sản (RSIZE).

Kết quả nghiên cứu cho thấy vốn chủ sở hữu, cho vay khách hàng và tổng chi phí quản lý trên tổng tài sản có mối tương quan thuận với khả năng sinh lợi của ngân hàng, trong khi biến quy mô ngân hàng có mối tương quan nghịch với khả năng sinh lợi của ngân hàng. Nhóm biến đại diện cho yếu tố kinh tế vĩ mô như giá trị vốn hóa thị trường trên GDP và giá trị vốn hóa thị trường trên tổng tài sản có mối tương quan thuận với khả năng sinh lợi của ngân hàng. Sự tập trung có mối tương quan nghịch với NIM. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu cho thấy tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội và lạm phát không có ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh lợi của ngân hàng.

1.3.2 Các nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam


Ở Việt Nam, đa phần các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi đã sử dụng dữ liệu phân tích là các doanh nghiệp niêm yết, rất ít tác giả nghiên cứu về lĩnh vực ngân hàng.

Đối với các nghiên cứu về doanh nghiệp, nhiều tác giả tìm bằng chứng thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa ( Nguyễn Quốc Nghi và Mai Văn Nam, 2011; Phan Thị Minh Lý, 2011). Bên cạnh đó, nhiều tác giả cũng nghiên cứu về tác động của quản trị vốn lưu động đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Nguyễn Thị Việt Thủy, 2012; Trần Thị Bích Vân, 2012; Nguyễn Công Anh, 2012; Chu Thị Oanh, 2012). Một số tác giả khác nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hiệu quả của các doanh nghiệp nhỏ và vừa niêm yết trên thị trường chứng khoán (Nguyễn Thị Thu Ngân, 2012; Đặng Ngọc Tú, 2012).

Trong khi đó, đối với các nghiên cứu về lĩnh vực ngân hàng thì chỉ có một số ít tác giả nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động


của các NHTM Việt Nam như Nguyễn Việt Hùng (2008), Nguyễn Thị Ngân (2011) và Phan Thị Hằng Nga (2011). Hai tác giả khác nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của NHTMCP Việt Nam là Ngô Phương Khanh (2013) và Cao Ngọc Thủy (2013).

Trong luận văn thạc sĩ kinh tế của mình, Ngô Phương Khanh (2013) đã sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của NHTMCP Việt Nam.

Dữ liệu nghiên cứu gồm 17 NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2011. Biến phụ thuộc được nghiên cứu là tỷ lệ thu nhập trên tài sản (ROA) và tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE). Biến độc lập được sử dụng là quy mô ngân hàng, vốn chủ sở hữu, tính thanh khoản, cho vay khách hàng, tiền gửi của khách hàng, cấu trúc thu nhập – chi phí, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội thực tế hàng năm, lạm phát, lãi suất thực.

Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến tiền gửi của khách hàng, cấu trúc thu nhập – chi phí, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội thực tế hàng năm, lạm phát, lãi suất thực có mối tương quan thuận với lợi nhuận ngân hàng. Trong khi đó, quy mô ngân hàng có mối tương quan nghịch với ROA nhưng tương quan thuận với ROE. Biến độc lập cho vay khách hàng có mối tương quan nghịch với lợi nhuận ngân hàng. Vốn chủ sở hữu có mối tương quan thuận với ROA nhưng tương quan nghịch với ROE.

Mặt khác, luận văn thạc sĩ kinh tế của Cao Ngọc Thủy (2013) đã sử dụng mô hình mô hình Pooled Ordinary Least Square (Pooled OLS), mô hình Fixed Effects (FE) và Random Effects (RE) để phân tích các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của NHTMCP Việt Nam.

Dữ liệu nghiên cứu gồm 40 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2012. Biến phụ thuộc được nghiên cứu là tỷ lệ thu nhập trên tài

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 30/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí