Tổng Kết Nghiên Cứu Thực Nghiệm Các Biến Và Mối Tương Quan Theo Lý Thuyết Giữa Các Biến Độc Lập Và Các Biến Phụ Thuộc


sản (ROA) và tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM).

Các biến độc lập đại diện cho đặc điểm nội tại của ngân hàng bao gồm: quy mô ngân hàng, quy mô vốn chủ sở hữu, quy mô tiền gửi của khách hàng, hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng, mức độ đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh, chi phí hoạt động ngân hàng, chính sách lãi suất của ngân hàng, rủi ro thanh khoản, công nghệ thông tin ứng dụng trong ngân hàng, năng suất lao động. Các biến đại diện cho yếu tố kinh tế vĩ mô bao gồm: tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, tốc độ cung tiền, sự phát triển của thị trường chứng khoán, sự tự do hóa thị trường ngoại hối.

Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô ngân hàng, tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản, quy mô vốn chủ sở hữu, mức độ đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh có mối tương quan thuận với khả năng sinh lời của ngân hàng. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, chi phí hoạt động có mối tương quan nghịch với khả năng sinh lời của ngân hàng. Trong khi đó các biến đại diện cho yếu tố kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng trưởng kinh tế có mối tương quan nghịch với khả năng sinh lời của ngân hàng. Lạm phát có mối tương quan thuận với khả năng sinh lời của ngân hàng.

Tóm lại, các nghiên cứu thực nghiệm phần lớn sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của các NHTMCP, trong đó biến đại diện cho khả năng sinh lợi được sử dụng chủ yếu là ROA và ROE.

Bảng 1.1: Tổng kết nghiên cứu thực nghiệm các biến và mối tương quan theo lý thuyết giữa các biến độc lập và các biến phụ thuộc



Yếu tố

Biến nghiên cứu


Mô tả

Tương quan theo lý

thuyết


Các nghiên cứu trước đây có sử dụng

Biến phụ thuộc


ROA

Tỷ lệ lợi nhuận trên

tổng tài sản


Athanasoglou et al. (2005), Kosmidou et

al. (2007), Ben Naceur (2003), Ali et al.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 5



Yếu tố

Biến nghiên cứu


Mô tả

Tương quan theo lý

thuyết


Các nghiên cứu trước đây có sử dụng





(2011), Anber và Anbar (2011), Javaid et al. (2011), Gul et al. (2011), Ayadi và

Boujelbene (2012), Atif et al. (2012), Bilal et al. (2013)



ROE


Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu


Laevn và Majnoni (2003), Athanasoglou et al. (2005), Goddard et al. (2004), Ali et al. (2011), Atif et al. (2012), Gul et al.

(2011), Alper và Anbar (2011), Bilal et al. (2013)


ROCE

Tỷ lệ lợi nhuận trên

vốn sử dụng


Fogelberg và Griffith (2000), Gul et al.

(2011)


NIM

Tỷ lệ thu nhập lãi

thuần


Ben Naceur (2003), Kosmidou et al.

(2007), Gul et al. (2011)

Biến độc lập


Các nhân tố bên trong ngân hàng


SIZE


Quy mô ngân hàng


+/-

Ben Naceur (2003), Hassan và Bashir (2003), Athanasoglou et al. (2005), Kosmidou et al. (2007), Sufian và Razali (2008), Ali et al. (2011), Saona (2011),

Gul et al. (2011), Ayadi và Boujelbene

(2012), Anum và Qudous (2012), Bilal et al. (2013)


CA


Vốn chủ sở hữu


+

Brock và Suarez (2000), Abruand (2002), Ben Naceur (2003), Athanasoglou et al. (2005), Kosmidou et al. (2007), Valverde và Fernandez (2007), Javaid et al. (2011), Gul et al. (2011), Ayadi và Boujelbene

(2012), Bilal et al. (2013)


DP

Tiền gửi của khách hàng


+

Dietrich và Wanzenried (2009), Gul et al. (2011), Javaid et al. (2011), Bilal et al.

(2013)


LOAN


Cho vay


+/-

Ben Naceur (2003), Athanasoglou et al. (2005), Alper và Anbar (2011), Javaid et

al. (2011), Gul et al. (2011), Ayadi và Boujelbene (2012)

LQD

Tính thanh khoản

+

Bourke (1989), Qin và Pastory (2012),

Ayadi và Boujelbene (2012),

NPL

Nợ xấu

-

Vong và hoi (2009), Ali et al. (2009), Qin

và Pastory (2012), Bilal et al. (2013)

LLP

Rủi ro tín dụng

-

Miller và Noulas (1997), Cooper et al.



Yếu tố

Biến nghiên cứu


Mô tả

Tương quan theo lý

thuyết


Các nghiên cứu trước đây có sử dụng





(2003), Athanasoglou et al. (2005), Kosmidou et al. (2007), Valverde và

Fernandez (2007), Sufian và Razali (2008)


Các nhân tố bên ngoài ngân hàng


INF


Lạm phát


+/-

Ben Naceur (2003), Hassan và Bashir (2003), Haron và Azmi (2004), Athanasoglou et al. (2005), Sufian và Razali (2008), Ali et al. (2010), Gul et al. (2011), Safarli và Gumush (2012), Azam

và Siddiqui (2012), Ayadi và Boujelbene (2012), Bilal et al. (2013)


RGDP


Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội thực tế hàng năm


+/-

Bikker và Hu (2002), Ben Naceur (2003), Uhomobhi (2008), Ali et al. (2011), Gul et al. (2011), Azam và Siddiqui (2012),

Ayadi và Boujelbene (2012), Bilal et al. (2013)


MC


Giá trị vốn hóa thị trường


+

Demirguc-Kunt và Huizinga (2001), Ben Naceur (2003), Sufian và Razali (2008), Gul et al. (2011), Ayadi và Boujelbene

(2012)

RI

Lãi suất thực

+/-

Samuelson (1945), Alper và Anbar (2011)

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các bài nghiên cứu trước)


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Chương 1 đã sơ lược về mô hình nghiên cứu và kết quả của các nghiên cứu trước đây của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới cũng như Việt Nam về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng. Các nghiên cứu trước đây chia các nhân tố ảnh hưởng khả năng sinh lợi thành hai nhóm là nhóm các nhân tố bên trong và nhóm các nhân tố bên ngoài.

Các nhân tố bên trong bao gồm: quy mô ngân hàng, vốn chủ sở hữu, tiền gửi của khách hàng, cho vay khách hàng, tính thanh khoản, nợ xấu, rủi ro tín dụng. Các nhân tố bên ngoài bao gồm: Lạm phát, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội thực tế hàng năm, giá trị thị trường trên tài sản, lãi suất thực.


CHƯƠNG 2


THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM

2.1 Thực trạng hoạt động kinh doanh tại các NHTMCP Việt Nam


Hệ thống các NHTMCP Việt Nam tăng trưởng nhanh về số lượng và quy mô tài sản trong giai đoạn 2007 – 2013. Tính đến cuối năm 2013, thị trường Việt Nam có khoảng 34 NHTMCP.

Nhìn chung, trong giai đoạn từ năm 2007 – 2013, hoạt động huy động vốn của các NHTMCP Việt Nam luôn có sự tăng trưởng khá cao đối với tiền gửi khách hàng, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm xuống trong năm 2013. Các ngân hàng có quy mô nhỏ thường có tỷ lệ tăng trưởng tiền gửi cao hơn các ngân hàng có quy mô lớn, do các ngân hàng nhỏ hơn dễ rơi vào tình trạng khan hiếm vốn hơn nên thường duy trì mức lãi suất ưu đãi hơn và đi kèm vào các gói khuyến mại hấp dẫn người gửi tiền.

Năm 2007, huy động tiền gửi của toàn hệ thống NHTMCP tăng trưởng mạnh, đạt mức 34,97% góp phần mở rộng hoạt động đầu tư và cho vay. Trước áp lực cạnh tranh với các kênh huy động vốn khác như thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản,…, các NHTMCP đã có nhiều giải pháp tăng cường huy động tiền gửi như đa dạng hóa các hình thức huy động thông qua việc tăng lãi suất, khuyến mãi hấp dẫn,… Ngoài ra, việc mở rộng mạng lưới, chi nhánh, phòng giao dịch của các NHTMCP trong năm 2007 đã góp phần thu hút được khá lớn lượng tiền gửi trong dân cư.

Trong những tháng đầu năm 2008, để đối phó với tình hình lạm phát tăng cao, NHNN thực hiện các biện pháp thắt chặt tiền tệ như tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, phát hành tín phiếu bắt buộc. Mặt bằng lãi suất tiền gửi khách hàng biến động tăng làm cho hoạt động huy động vốn


của các NHTMCP gặp khó khăn. Để đảm bảo khả năng thanh toán, các NHTMCP liên tục điều chỉnh tăng lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm cao nhất lên tới 13,8%/năm. Bên cạnh việc điều chỉnh tăng lãi suất huy động tiền gửi ở tất cả các kỳ hạn, các NHTMCP còn áp dụng các chương trình tiết kiệm siêu lãi suất với mức lãi suất huy động cao nhất lên tới 13-14,4%/năm. Cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng diễn biến theo chiều hướng phức tạp làm cho việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn. Tốc độ tăng trưởng tiền gửi khách hàng trung bình năm 2008 đạt 11,93%. Do có sự di chuyển từ ngân hàng có lãi suất tiền gửi thấp sang ngân hàng có lãi suất tiền gửi cao nên bên cạnh các ngân hàng có lượng vốn huy động giảm, có tốc độ tăng trưởng tiền gửi khách hàng đạt số âm như ABB, Navibank, PNB và Seabank thì một số ngân hàng khác lại có tốc độ tăng khá nhanh như MDB (tăng 294,75%); SHB (tăng 238,99%); Oceanbank (165%).

Bảng 2.1 : Tổng tiền gửi khách hàng bình quân tại các NHTMCP Việt Nam



Chỉ tiêu

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

Số dư tiền gửi bình quân (tỷ đồng)

25.516

28.56

35.646

48.629

54.439

69.128

85.829

Tốc độ tăng trưởng (%)

34,97

11,93

24,81

36,42

11,95

26,98

24,16

(Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTMCP Việt Nam)


Năm 2009 và 2010, các NHTMCP duy trì được tốc độ tăng tiền gửi ổn định. Lãi suất huy động trong giai đoạn này vẫn ở mức cao do NHNN tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. Mức tăng trưởng tiền gửi đạt 24,81% trong năm 2009 và 36,42% trong năn 2010. Ngược lại với tình hình tăng trưởng chung, một số ngân hàng vẫn gặp nhiều hạn chế trong hoạt động huy động vốn như MDB (47,81%).


Đơn vị tính: %

2007

2008

2009 2010

2011

2012

2013

Đồ thị 2.1: Tốc độ tăng trưởng tiền gửi khách hàng bình quân tại các

NHTMCP Việt Nam


(Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTMCP Việt Nam)


Để góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế cũng như chấm dứt tình trạng các ngân hàng chạy đua tăng lãi suất, ngày 03/03/2011, NHNN ban hành Thông tư số 02/2011/TT-NHNN quy định lãi suất huy động vốn tối đa bằng đồng Việt Nam áp dụng cho các NHTMCP là 14%/năm. Mức lãi suất mới được quy định thấp hơn lãi suất huy động trên thị trường trước đó dẫn đến những khó khăn cho các NHTMCP trong việc duy trì các khoản tiền gửi của khách hàng. Tốc độ tăng trưởng tiền gửi giảm xuống chỉ còn 11,95% trong năm 2011. Đến năm 2012, huy động tiền gửi tăng 26,98%; cao hơn đáng kể so với mức tăng trưởng năm 2011 cho thấy kênh đầu tư gửi tiền tại hệ thống ngân hàng là khá hấp dẫn trong năm 2012. Trong đó có

4 ngân hàng đạt mức tăng trưởng trên 100% (BacAbank, SHB, VietAbank, VPBank) và 5 ngân hàng chỉ đạt mức tăng trưởng âm.

Tình hình hoạt động tín dụng của các NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2013 có nhiều biến động.


Năm 2007, thị trường ngân hàng chứng kiến sự bùng nổ về tăng trưởng tín dụng, trong đó hệ thống NHTMCP đạt mức tăng trưởng tín dụng là 57,44%. Năm 2008, hoạt động tín dụng của khối ngân hàng đều bị ảnh hưởng do thực hiện chủ trương thắt chặt tiền tệ của Chính phủ và sự điều chỉnh lãi suất của NHNN, lãi suất huy động vốn tăng nhanh đã khiến cho lãi suất cấp tín dụng bị đẩy lên mức quá cao, các doanh nghiệp khó khăn hơn trong việc vay vốn ngân hàng. Tăng trưởng tín dụng trung bình của các NHTMCP Việt Nam trong năm 2008 chỉ đạt 9,27%. Một số ngân hàng tăng trưởng âm như Seabank (-31,29%); HDbank (-30,71%); ABB (- 4,65%); VPB (-2,89%); Saconbank (-1,04%).

Bảng 2.2: Tình hình hoạt động tín dụng của các NHTMCP Việt Nam



Chỉ tiêu

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

Dư nợ tín dụng bình quân (tỷ đồng)

21.989

24.028

33.476

45.526

53.492

61.513

73.103

Tốc độ tăng trưởng tín dụng (%)

57,44

9,27

39,32

36

17,5

15

18,84

(Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTMCP Việt Nam)


Từ tháng 02/2009, Chính phủ bắt đầu triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng tiếp cận khách hàng và tăng trưởng tín dụng tốt hơn (lãi suất thấp, khả năng trả nợ của doanh nghiệp tốt hơn). Tăng trưởng tín dụng đạt 39,32% trong năm 2009. Có đến 5 NHTMCP đạt mức tăng trưởng tín dụng trên 100%, cụ thể là Pgbank (164,96%); LPB (124,59%); KienLongbank (122,03%); PNB (107,4%); SHB (105,17%). Tăng trưởng tín dụng cao năm 2009 buộc NHNN phải đưa ra nhiều biện pháp thắt chặt tiền tệ vào thời điểm cuối năm 2009.


Đơn vị tính: %

2007

2008 2009

2010

2011

2012

2013

Đồ thị 2.2: Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng bình quân tại các NHTMCP Việt Nam

(Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTMCP Việt Nam)


Bước sang năm 2010, tăng trưởng tín dụng có xu hướng giảm dần qua các năm. Tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống năm 2010 đạt 36%. Trong sự tăng trưởng này có phần đóng góp rất lớn từ dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ. NHNN đã hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng USD, mở rộng đối tượng được vay vốn bằng đồng ngoại tệ và đặc biệt là sự chênh lệch khá lớn giữa lãi suất cho vay bằng tiền đồng Việt Nam và USD đã tạo sự bùng nổ tín dụng bằng ngoại tệ. Năm 2011, tăng trưởng tín dụng trung bình đạt 17,5%, thấp hơn năm 2010 18,5%. Để thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2011 ở mức 7%, ngày 24/2, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP, theo đó NHNN đưa ra các quy định để hạn chế tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng vào lĩnh vực bất động sản và chứng khoán trong Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 01/03/2011. Ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tín dụng nổi bật trong năm 2011 là Oceanbank (151,44%) nhưng tốc độ tăng trưởng tiền gửi khách hàng của ngân hàng này lại âm (-8,85%). Tỷ lệ cho vay so với huy động của nhiều NHTMCP đạt trên 100% như MDB (254%), BacAbank (180,5%), VietAbank (159,77%), OCB (141,39%),… Điều này cho thấy các NHTMCP sẽ đối diện với rủi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/01/2023