Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 2


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


BCTC : Báo cáo tài chính BCTN : Báo cáo thường niên CPI : Chỉ số giá tiêu dùng

GDP : Tổng sản phẩm quốc nội NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại

NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần NIM : Tỷ lệ thu nhập lãi thuần

ROA : Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản ROCE : Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn sử dụng ROE : Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu WTO : Tổ chức Thương mại thế giới


DANH MỤC BẢNG BIỂU


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Bảng 1.1 : Tổng kết nghiên cứu thực nghiệm các biến và mối tương quan theo lý thuyết giữa các biến độc lập và các biến phụ thuộc

Bảng 2.1 : Tổng tiền gửi khách hàng bình quân tại các NHTMCP Việt Nam Bảng 2.2 : Tình hình hoạt động tín dụng tại các NHTMCP Việt Nam

Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 2

Bảng 2.3 : ROA trung bình của các NHTMCP Việt Nam Bảng 2.4 : ROE trung bình của các NHTMCP Việt Nam

Bảng 2.5 : Tổng tài sản bình quân của các NHTMCP Việt Nam


Bảng 2.6 : Tổng vốn chủ sở hữu bình quân của các NHTMCP Việt Nam Bảng 2.7 : Tình hình tài sản lưu động của các NHTMCP Việt Nam Bảng 2.8 : Tình hình nợ xấu của các NHTMCP Việt Nam

Bảng 2.9 : Tình hình chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của các NHTMCP Việt Nam

Bảng 2.10 : Tình hình cơ cấu thu nhập tại các NHTMCP Việt Nam Bảng 3.1 : Kết quả tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc


DANH MỤC ĐỒ THỊ


Đồ thị 2.1 : Tốc độ tăng trưởng tiền gửi khách hàng bình quân tại các NHTMCP Việt Nam

Đồ thị 2.2 : Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng bình quân tại các NHTMCP Việt Nam

Đồ thị 2.3 : Tốc độ tăng trưởng thu nhập lãi và thu nhập ngoài lãi trung bình tại các NHTMCP Việt Nam

Đồ thị 2.4 : ROA và ROE trung bình của các NHTMCP Việt Nam


LỜI MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài


Ngành công nghiệp ngân hàng là một phần thiết yếu của nền kinh tế, đóng vai trò trung gian tài chính quan trọng. Khả năng sinh lợi của ngành ngân hàng có ảnh hưởng đáng kể đến tăng trưởng của nền kinh tế. Hiện nay, các ngân hàng đang phải đối mặt với sự thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh và sự cạnh tranh ngày càng tăng ở thị trường trong nước cũng như quốc tế (Gull et al., 2013).

Một hệ thống ngân hàng ổn định và hoạt động hiệu quả sẽ có khả năng đối phó với các cú sốc mang tính tiêu cực và đóng góp tích cực vào sự ổn định của hệ thống tài chính quốc gia. Do đó, kiến thức về khả năng sinh lợi cũng như kiến thức về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi ngân hàng rất hữu ích cho không chỉ các nhà quản lý ngân hàng mà còn cho rất nhiều các bên liên quan như Ngân hàng trung ương, các hiệp hội ngân hàng, chính phủ và các cơ quan tài chính khác.

Trên thế giới, nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã được thực hiện để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi ngân hàng, trong đó khả năng sinh lợi được đo lường thông qua các chỉ tiêu như tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA), tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ lệ thu nhập trên vốn sử dụng (ROCE) và tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) (Gul et al., 2011). Nhìn chung, các nghiên cứu trước đây đều cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng bao gồm các nhân tố bên trong ngân hàng được thể hiện thông qua các chỉ số tài chính và các nhân tố bên ngoài ngân hàng được thể hiện thông qua các yếu tố kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội thực tế hàng năm, lạm phát,… Tại Việt Nam, các nghiên cứu thực nghiệm phân tích về khả năng sinh lợi và các nhân tố ảnh hưởng thường thực hiện tại các doanh nghiệp. Trong khi đó, các nghiên cứu về khả năng sinh lợi của ngân hàng rất ít và vẫn còn nhiều hạn chế.

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi tại các NHTMCP Việt Nam” để nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ.


2. Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận về khả năng sinh lợi và các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của các NHTM.

Phân tích thực trạng khả năng sinh lợi tại các NHTMCP Việt Nam.


Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi tại các NHTMCP Việt

Nam.


Đề xuất giải pháp nâng cao khả năng sinh lợi tại các NHTMCP Việt Nam.


3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi tại các NHTMCP Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu là 30 NHTMCP Việt Nam hàng đầu về quy mô tài sản trong giai đoạn 2007 – 2013.

Dữ liệu phân tích được lấy từ các báo cáo tài chính được kiểm toán tại thời điểm cuối năm của 30 NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2013. Các biến độc lập về nhân tố bên ngoài ngân hàng là các số liệu liên quan đến yếu tố kinh tế vĩ mô được thu thập từ website của Ngân hàng Thế giới.

4. Phương pháp nghiên cứu


Tác giả sử dụng phương pháp định tính và định lượng:


- Phương pháp định tính: bằng bảng số liệu, đồ thị tác giả phân tích tình hình khả năng sinh lợi và những nhân tố ảnh hưởng được đúc kết từ các tài liệu nghiên cứu trước đây.

- Phương pháp định lượng: sử dụng phương pháp ước lượng hồi quy với dữ liệu bảng để phân tích các yếu tố bên trong cũng như các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi tại các NHTMCP Việt Nam. Cụ thể:


Phân tích thống kê mô tả, tính toán giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất và bé nhất của từng biến nghiên cứu, để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm nhằm cung cấp những thông tin tổng quát nhất về mẫu nghiên cứu.

Phân tích tương quan để kiểm tra mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.

Phân tích hồi quy để đo lường mức độ tác động đáng kể hoặc không đáng kể của biến độc lập lên biến phụ thuộc, qua đó biết được chiều tác động của từng biến độc lập đến biến phụ thuộc.

Kết quả của mô hình được kiểm định và so sánh để tìm ra mô hình phù hợp nhất trong việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến khả năng sinh lợi tại các NHTMCP Việt Nam.

5. Ý nghĩa của đề tài

Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp nhiều thông tin giá trị cho các cổ đông hiện hữu và các nhà đầu tư tiềm năng, cung cấp sự hiểu biết sâu hơn về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng và là căn cứ để các nhà đầu tư ra quyết định đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng.

Kết quả nghiên cứu còn là nguồn thông tin cung cấp đến các nhà quản trị của các NHTMCP, hỗ trợ các nhà quản trị đưa ra các quyết định, các biện pháp phòng ngừa rủi ro, chính sách phát triển hợp lý dựa trên các ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi.

Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để Chính phủ và NHNN xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi tại các NHTMCP Việt Nam, có thể đưa ra được những chính sách vĩ mô kịp thời, hợp lý nhằm xây dựng một hệ thống ngân hàng phát triển bền vững, hoạt động lành mạnh và hiệu quả, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.


6. Cấu trúc của luận văn

Luận văn bao gồm 4 chương:


- Chương 1: Tổng quan về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi tại các NHTM.

- Chương 2: Thực trạng khả năng sinh lợi tại các NHTMCP Việt Nam.


- Chương 3: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi tại các NHTMCP Việt Nam.


- Chương 4: Giải pháp nâng cao khả năng sinh lợi tại các NHTMCP Việt

Nam.


CHƯƠNG 1


TỔNG QUAN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Tổng quan về khả năng sinh lợi tại các NHTM


1.1.1 Khái niệm:


Harward và Upton (1961, trang 147) phát biểu rằng “khả năng sinh lợi là khả năng của một sự đầu tư nhất định có thể tạo ra lợi nhuận”. Khả năng sinh lợi cho thấy tính hiệu quả của việc quản lý các nguồn lực sẵn có trên thị trường để có thể tạo ra lợi nhuận (Amico et al., 2011). Tuy nhiên, một ngân hàng có khả năng sinh lợi cao chưa hẳn là tốt, để có mức khả năng sinh lợi như vậy có thể ngân hàng này đã chấp nhận một cơ cấu tài sản có độ rủi ro cao.

“Khả năng sinh lợi là mục tiêu chính của tất cả các hoạt động kinh doanh. Nếu không có khả năng sinh lợi, các hoạt động kinh doanh không thể tồn tại trong thời gian dài. Vì vậy, việc đo lường khả năng sinh lợi trong quá khứ, hiện tại và dự đoán khả năng sinh lợi trong tương lai đóng vai trò rất quan trọng” (Don Hofstrand, 2009).

Theo Luật các Tổ chức Tín dụng ban hành ngày 16/06/2010, ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận. Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả kinh doanh cũng như để đánh giá sự phát triển bền vững của một ngân hàng. Hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời của ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ với khả năng thanh toán và chỉ ra triển vọng phát triển trong tương lai của ngân hàng đó. Những ngân hàng hoạt động không hiệu quả sẽ gây ra những thua lỗ và nắm giữ những tài sản không thanh khoản, cuối cùng sẽ trở nên mất khả năng thanh toán. Trong môi trường cạnh tranh

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 30/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí