ro thanh khoản sau khi đã sử dụng tối đa nguồn vốn huy động vào việc cấp tín dụng. Tốc độ tăng trưởng tín dụng trung bình của khối NHTMCP Việt Nam tiếp tục giảm nhẹ trong năm 2012, đạt mức 15%. Sang năm 2013, các giải pháp tín dụng được điều hành linh hoạt hơn theo hướng mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn hoạt động của các NHTMCP, phù hợp với mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, đồng thời tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý. Nhờ đó, cuối năm 2013, tăng trưởng tín dụng toàn khối NHTMCP được cải thiện, đạt mức 18,84%.
2.2 Thực trạng khả năng sinh lợi tại các NHTMCP Việt Nam
2.2.1 Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản
Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) đo lường khả năng sinh lợi của ngân hàng, cho biết ngân hàng tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế từ một đồng tài sản.
Năm 2008, ngành ngân hàng Việt Nam một mặt phải đối phó với các tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, một mặt chịu sự chi phối từ các chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách điều hành lãi suất, tiền tệ của Chính phủ. ROA trung bình của các NHTMCP giảm xuống còn 1,22%. Trong đó, LPB có ROA cao nhất, đạt 5,95% và VietCapitalbank có ROA thấp nhất, đạt 0,15%, theo sau đó là NamAbank với ROA đạt 0,17%.
Bảng 2.3: ROA trung bình của các NHTMCP Việt Nam
2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | |
ROA trung bình (%) | 1,41 | 1,22 | 1,39 | 1,24 | 1,28 | 0,86 | 0,8 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tỷ Lệ Lợi Nhuận Trên Tổng Tài Sản (Return On Asset - Roa)
- Tốc Độ Tăng Trưởng Tổng Sản Phẩm Quốc Nội Thực Tế Hàng Năm (Real Gross Domestic Product - Rgdp)
- Tổng Kết Nghiên Cứu Thực Nghiệm Các Biến Và Mối Tương Quan Theo Lý Thuyết Giữa Các Biến Độc Lập Và Các Biến Phụ Thuộc
- Tình Hình Cơ Cấu Thu Nhập Tại Các Nhtmcp Việt Nam
- Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 8
- Kết Quả Của Mô Hình Và Thảo Luận Kết Quả
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
(Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTMCP Việt Nam)
Bước sang năm 2009, nền kinh tế chuyển biến theo chiều hướng tích cực, tình hình diễn biến khả quan hơn. Với những nỗ lực trong điều hành chính sách tiền
tệ của NHNN, chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất đã góp phần làm cho khả năng sinh lợi trung bình của toàn khối NHTMCP Việt Nam tăng nhẹ lên mức 1,39%. Trong đó, MDB có ROA cao nhất, đạt 3,95% và NamAbank có ROA thấp nhất với mức 0,51%.
Năm 2010 là một năm đầy khó khăn của thị trường tiền tệ trong nước và trên thế giới khi các nước đang nỗ lực phục hồi sau những biến động của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu năm 2008 – 2009. Thị trường bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoán giảm điểm, bên cạnh đó là những biến động bất thường về giá vàng, giá USD trong nước tại một số thời điểm đã tạo ra những khó khăn nhất định cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đồng thời, áp lực tăng vốn điều lệ theo hạn cuối quy định tại Nghị định 141 đã làm cho vốn chủ sở hữu của một số ngân hàng tăng quá nhanh, nhiều ngân hàng buộc phải tăng vốn tới gấp 3 lần làm cho hiệu quả sử dụng vốn chưa cao đã dẫn đến tốc độ tăng lợi nhuận có xu hướng giảm xuống. ROA trung bình của hệ thống NHTMCP trong năm 2010 giảm xuống mức 1,24%.
Giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013 là giai đoạn hệ thống NHTMCP đối mặt với tình trạng chất lượng của các khoản tín dụng đi xuống, hậu quả của tăng trưởng nóng tín dụng những năm trước đó. Thị trường bất động sản chậm phục hồi, thị trường tài chính trì trệ gây khó khăn cho việc bán, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ. Nợ xấu và nợ quá hạn tăng lên làm cho chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng, dẫn đến khả năng sinh lợi của ngân hàng sụt giảm. Năm 2013, ROA trung bình giảm đến mức 0,8%.
2.2.2 Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Tương tự với chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản, chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) cũng biến động theo tình hình kinh tế qua các năm.
Năm 2008, ROE giảm xuống mức 8,8%. Trong đó, ROE cao nhất trong năm 2008 thuộc về ACB (28,46%) và Techcombank (20,89%). Bước sang năm 2009,
nền kinh tế chuyển biến theo chiều hướng tích cực, ROE trung bình trong năm 2009 cũng tăng nhẹ so với năm 2008, đạt 11,97% và năm 2010 đạt 12,26%.
Bảng 2.4: ROE trung bình của các NHTMCP Việt Nam
(
2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | |
ROE trung bình (%) | 11,74 | 8,8 | 11,97 | 12,26 | 12,1 | 7,66 | 5,84 |
(Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTMCP Việt Nam)
ROE toàn hệ thống NHTMCP có xu hướng giảm từ năm 2011 đến năm 2013. Năm 2013, ROE giảm xuống mức 5,84%. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này, vốn điều lệ của các NHTMCP tăng trưởng khá tốt, trong khi đó, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận không theo kịp do tín dụng tăng trưởng thấp.
2.3 Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi tại các NHTMCP Việt Nam
2.3.1 Tình hình tổng tài sản
Tốc độ tăng trưởng tài sản của các ngân hàng năm 2007 diễn ra mạnh mẽ, đạt mức 44,19% khi nền kinh tế có những thuận lợi và thành tựu vượt bậc.
Năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của các ngân hàng đã giảm xuống nghiêm trọng. Tốc độ tăng trưởng năm 2009 và 2010 đã có sự phục hồi đáng kể, đạt mức 33,7% trong năm 2009 và 45,65% trong năm 2010.
Bảng 2.5: Tổng tài sản bình quân của các NHTMCP Việt Nam
2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | |
Tổng tài sản bình quân (tỷ đồng) | 40.892 | 44.617 | 59.655 | 86.885 | 105.454 | 110.653 | 126.925 |
44,19 | 9,11 | 33,70 | 45,65 | 21,37 | 4,93 | 14,71 |
(Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTMCP Việt Nam)
Mức tăng trưởng tích cực của tổng tài sản trong những năm 2009, 2010 đã không được giữ vững trong năm 2011 và sụt giảm đáng kể trong năm 2012. Tăng trưởng tài sản trong năm 2012 chỉ đạt 4,93% có thể là do tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp và nợ xấu tích lũy từ nhiều năm trước.
Năm 2013, tốc độ tăng trưởng tổng tài sản có dấu hiệu phục hồi, đạt mức 14,71%. Vào thời điểm này, VAMC mới thành lập, giúp các ngân hàng có thể cải thiện mức độ thanh khoản bằng cách chuyển các khoản nợ có vấn đề tới VAMC, từ đó, giúp cải thiện tổng tài sản của hệ thống NHTMCP Việt Nam.
2.3.2 Tình hình vốn chủ sở hữu
Tương tự như diễn biến của tình hình tổng tài sản, diễn biến của vốn chủ sở hữu cũng có xu hướng tăng trong giai đoạn từ năm 2010 trở về trước và giảm mạnh sau năm 2010. Năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, hoạt động kinh doanh ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu của toàn hệ thống NHTMCP trong năm 2008 đã giảm mạnh, chỉ đạt mức 20,59%.
Bảng 2.6: Tổng vốn chủ sở hữu bình quân của các NHTMCP Việt Nam
2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | |
Vốn chủ sở hữu bình quân (tỷ đồng) | 3.236 | 3.902 | 4.823 | 6.557 | 8.167 | 9.315 | 10.881 |
Tốc độ tăng trưởng (%) | 52,49 | 20,59 | 23,59 | 35,93 | 24,55 | 14,05 | 16,81 |
(Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTMCP Việt Nam)
Theo Nghị định số 141/2006/NĐ-CP Chính phủ ban hành ngày 22/11/2006, đến hết ngày 31/12/2010 các NHTMCP Việt Nam phải đạt được mức vốn điều lệ là
3.000 tỷ đồng. Năm 2009, vốn chủ sở hữu của các ngân hàng đã có sự tăng trưởng
trở lại để đảm bảo lộ trình tăng vốn pháp định. Đến năm 2010, thời gian của lộ trình tăng vốn không còn nhiều. Vì thế, tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu diễn ra nhanh hơn ở hầu hết các ngân hàng nhỏ, tốc độ tăng trưởng trung bình của toàn hệ thống NHTMCP đạt 35,93% trong năm 2010. Một số ngân hàng không đủ điều kiện tăng vốn, nhưng dưới áp lực tăng vốn quá nhanh trong khi chưa có phương án sử dụng vốn hiệu quả dẫn đến tình trạng thặng dư thanh khoản, làm cho khả năng sinh lợi của các ngân hàng giảm trong những năm tiếp theo sau đó.
Tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu trung bình của các ngân hàng sụt giảm trong giai đoạn 2011 – 2012, chỉ còn mức 24,55% vào năm 2011 và 14,05% vào năm 2012. Một số ngân hàng chưa đạt được mức vốn pháp định trong năm 2011. Các ngân hàng này không thể đạt được chỉ tiêu trong kế hoạch hoạt động kinh doanh, nợ xấu tăng cao, chi phí dự phòng lớn dẫn đến sự sụt giảm trong tăng trưởng vốn chủ sở hữu.
Đến năm 2013, các ngân hàng liên tục công bố kế hoạch tăng vốn điều lệ. Theo lý giải của lãnh đạo của các ngân hàng, mục đích của việc tăng vốn lần này là để nâng cao quy mô và chất lượng tài sản sinh lợi, tăng năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu trong năm 2013 tăng nhẹ lên mức 16,81%.
2.3.3 Tính thanh khoản
Tính thanh khoản của ngân hàng được phản ánh thông qua tổng tài sản lưu động. Nhìn chung giai đoạn 2008 – 2013, tình hình thanh khoản khó khăn. Lý giải cho tình hình này là do tình trạng dư thừa thanh khoản trước những năm 2007 và cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Khủng hoảng thanh khoản diễn ra tại các NHTMCP do chính sách tiền tệ thắt chặt nhanh và gấp của NHNN. Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản lưu động của hệ thống NHTMCP Việt Nam chỉ đạt mức 7%.
Bảng 2.7: Tình hình tài sản lưu động của các NHTMCP Việt Nam
2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | |
Tổng tài sản lưu động bình quân (tỷ động) | 11.370 | 15.061 | 22.191 | 29.148 | 23.851 | 23.320 |
Tốc độ tăng trưởng (%) | 7,00 | 32,46 | 47,34 | 31,35 | -18,17 | -2,23 |
(Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTMCP Việt Nam)
Tốc độ tăng trưởng tài sản lưu động của các NHTMCP đã được cải thiện trong năm 2009 và năm 2010, cụ thể đạt mức 32,46% vào năm 2010 và 47,34% vào năm 2011. Nghị định 141/2006/NĐ-CP quy định vốn điều lệ tối thiểu của các NHTMCP phải đạt 3.000 tỷ đồng là yêu cầu hợp lý của NHNN để đảm bảo tính an toàn cho hoạt động của NHTMCP. Tuy nhiên, đối với các ngân hàng đang trong giai đoạn thiếu vốn cho hoạt động kinh doanh thì đây là một vấn đề nan giải, chính vì thế áp lực thanh khoản lại càng cao hơn.
Trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013, tốc độ tăng trưởng tài sản lưu động của các ngân hàng có sự sụt giảm mạnh, nguyên nhân là do tình hình kinh tế khó khăn, hoạt động của các doanh nghiệp thua lỗ dẫn đến chậm trễ trả nợ vay ngân hàng, cộng với việc huy động vốn khó khăn, kết quả là tốc độ tăng trưởng tài sản lưu động trong năm 2013 đạt mức âm (-2,23%).
2.3.4 Nợ xấu
Năm 2008, nợ xấu có xu hướng tăng cao hơn do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới đã tác động tới thị trường xuất nhập khẩu, thị trường hàng hóa, bất động sản, chứng khoán… ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Đặc biệt, tỷ lệ nợ xấu năm 2008 tăng là do phát sinh nợ xấu từ tín dụng bất động sản.
Bảng 2.8: Tình hình nợ xấu của các NHTMCP Việt Nam
2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | |
Tỷ lệ nợ xấu | 1,02 | 2,38 | 1,72 | 1,66 | 2,01 | 3,32 | 2,89 |
(Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTMCP Việt Nam)
Đến năm 2009, hệ thống NHTMCP Việt Nam đã có những giải pháp nhằm hạn chế nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm dần qua các năm 2009 và năm 2010.
Sang năm 2011, đối mặt với những khoản nợ xấu liên quan đến bất động sản do thị trường này đang bị đóng băng, gây khó khăn cho hệ thống ngân hàng. Mặt khác, lạm phát tăng cao, thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, dẫn đến các ngân hàng hạn chế cho vay, các doanh nghiệp không có khả năng trả nợ khi đến hạn, làm nợ xấu tăng.
Đến năm 2013, sự ra đời của VAMC đã giúp các ngân hàng bước đầu thành công trong việc hạn chế nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu giảm xuống còn 2,89%.
2.3.5 Rủi ro tín dụng
Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng có xu hướng giảm trong năm 2009, tăng vọt trong giai đoạn 2010 – 2011 và giảm mạnh trong giai đoạn 2012
– 2013.
Bảng 2.9: Tình hình chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của các NHTMCP
Việt Nam
2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | |
Tổng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng bình quân (tỷ đồng) | 293 | 163 | 168 | 681 | 918 | 889 |
Tốc độ tăng trưởng (%) | -7,99 | -44,53 | 3,15 | 305,84 | 34,70 | -3,10 |
(Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTMCP Việt Nam)
Do hậu quả của việc tăng trưởng tín dụng cao trong thời kỳ trước, chất lượng của các khoản tín dụng giảm mạnh trong giai đoạn 2010 – 2011. Các ngân hàng theo đuổi mục tiêu tăng trưởng tín dụng nhưng chưa quan tâm đúng mức đến quản lý rủi ro, kết hợp với những biến động bất lợi của nền kinh tế đã làm cho tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu tăng lên đáng kể. Tốc độ tăng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng năm
2010 là 3,15%, năm 2011 là 305,84% thể hiện sự tăng đột ngột của rủi ro tín dụng, dẫn đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng sụt giảm đáng kể. Nợ xấu tăng tại nhiều ngân hàng phần lớn bắt nguồn từ dư nợ tín dụng bất động sản.
Năm 2012, tình hình nợ xấu được cải thiện, tốc độ tăng trưởng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng có sự sụt giảm mạnh, đạt 34,70%. Năm 2013, tổ chức VAMC thành lập mua lại nợ xấu của các tổ chức tín dụng, góp phần cải thiện chất lượng tín dụng, tốc độ tăng trưởng chi phí dự phọng rủi ro tín dụng giảm mạnh, chỉ đạt - 3,10%.
2.4 Đánh giá chung về khả năng sinh lợi tại các NHTMCP Việt Nam
2.4.1 Xu hướng khả năng sinh lợi
Hoạt động ngân hàng truyền thống là huy động vốn và cho vay. Hiện nay, các NHTMCP đang ngày càng hướng đến việc cung cấp các dịch vụ hoàn toàn mới hoặc cung cấp những dịch vụ truyền thống được nâng cấp, phát triển trên nền tảng công nghệ hiện đại như dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ thanh toán, dịch vụ tư vấn tài chính,… Bên cạnh đó, các ngân hàng còn tham gia vào các hoạt động kinh doanh khác như: kinh doanh chứng khoán, kinh doanh vàng và ngoại tệ, các hoạt động đầu tư. Việc đa dạng hóa nguồn thu nhập đã giúp các ngân hàng phân tán được những rủi ro trong kinh doanh, không phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động tín dụng. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, việc đa dạng và phát triển các hoạt động kinh doanh sẽ đem lại ưu thế vượt trội, nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng.