Nhóm Giải Pháp Gia Tăng Ảnh Hưởng Tích Cực Của Các Nhân Tố Nội Tại Của Ngân Hàng


ban hành mức lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất phát hành tín phiếu phù hợp để điều hòa vốn trên thị trường liên ngân hàng.

NHNN cần có chiến lược đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ


Nhân lực của NHNN cần được đào tạo với trình độ chuyên môn cao, nắm vững các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại và những nghiệp vụ của tổ chức tài chính quốc tế như IMF, World Bank, ADB…

Về lâu dài, NHNN nên từng bước xây dựng các bộ tiêu chuẩn nghề nghiệp ứng với mỗi chức danh, vị trí công việc làm cơ sở cho việc hướng đến việc tiêu chuẩn hóa cán bộ theo các cấp độ đào tạo khác nhau.

4.2.2 Nhóm giải pháp gia tăng ảnh hưởng tích cực của các nhân tố nội tại của ngân hàng

Dựa trên kết quả nghiên cứu ở trên, tác giả có một số kiến nghị đối với các nhà quản lý của ngân hàng như sau:

Thực hiện các biện pháp gia tăng quy mô tài sản của ngân hàng


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Theo kết quả nghiên cứu, quy mô tài sản của ngân hàng có mối tương quan thuận với khả năng sinh lợi. Danh mục tài sản của ngân hàng bao gồm các tài sản có sinh lời và tài sản không sinh lời. Các NHTMCP cần phải có chiến lược quản lý chặt chẽ, hợp lý nhằm đảm bảo cho ngân hàng hoạt động an toàn và hiệu quả.

Các NHTMCP cần phải quan tâm đến chiến lược mở rộng mạng lưới hoạt động, đầu tư vào việc thành lập chi nhánh, phòng giao dịch, đồng thời cần đầu tư vào hệ thống công nghệ ngân hàng hiện đại để nâng cao chất lượng dịch vụ của ngân hàng. Sự đa dạng trong cơ cấu tài sản sẽ giúp ngân hàng phân tán rủi ro và đảm bảo an toàn trong hoạt động.

Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 11


Thực hiện mục tiêu khác biệt hóa trong chiến lược phát triển sản phẩm


Sự nhanh nhạy về đầu tư công nghệ, xác định và phát triển sản phẩm, dịch vụ đúng đối tượng có thể giúp các ngân hàng đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, giành được ưu thế, tín nhiệm với khách hàng.

Hiện nay, hệ thống ngân hàng không có sự khác biệt nhiều trong chiến lược phát triển và sản phẩm của các ngân hàng. Do đó, các ngân hàng cần liên tục phát triển, cải tiến sản phẩm, dịch vụ, đưa những ý tưởng mới vào những sản phẩm nhằm tạo sự khác biệt mà vẫn đảm bảo được sự thuận tiện, tin tưởng từ khách hàng.

Thực hiện các giải pháp tăng vốn chủ sở hữu của ngân hàng


Ngành tài chính ngân hàng là một lĩnh vực hết sức nhạy cảm và phải mở cửa gần như hoàn toàn theo các cam kết gia nhập WTO. Năng lực tài chính của một NHTMCP đóng vai trò vô cùng quan trọng. Hiện nay, phần lớn các NHTMCP có quy mô vốn nhỏ, đồng thời các ngân hàng còn phải đối diện với nhiều loại rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro kỳ hạn, rủi ro tỷ giá… Các NHTMCP cần phải có chiến lược tăng vốn chủ sở hữu nhằm tăng cường năng lực tài chính. Năng lực tài chính của ngân hàng càng được đảm bảo thì mức độ rủi ro trong hoạt động ngân hàng càng thấp và năng lực cạnh tranh trên thị trường càng cao, từ đó gia tăng khả năng sinh lợi của ngân hàng.

Theo kết quả nghiên cứu, quy mô vốn chủ sở hữu có mối tương quan thuận với khả năng sinh lợi của ngân hàng. Có nhiều biện pháp để ngân hàng tăng vốn chủ sở hữu như: phát hành thêm cổ phiếu ra thị trường, phát hành trái phiếu, bán cổ phần cho các đối tác chiến lược là các ngân hàng trong nước, các ngân hàng nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước, các nhà đầu tư nước ngoài. Tùy theo tình hình cụ thể trong từng thời kỳ mà các ngân hàng sẽ lựa chọn các phương thức tăng vốn khác nhau nhằm đảm bảo nguồn vốn bền vững.


Nâng cao chất lượng quản lý và sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả


Để có thể tăng trưởng vốn chủ sở hữu, tăng tài sản, tăng số lượng và chất lượng sản phẩm, dịch vụ một cách hiệu quả, các ngân hàng cần nâng cao năng lực quản trị điều hành của ban lãnh đạo. Đây là yêu cầu cần thiết khi các ngân hàng muốn mở rộng quy mô hoạt động.

Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên cũng cần phải được nâng cao chất lượng để phù hợp với xu hướng phát triển của ngân hàng. Đội ngũ nhân viên của ngân hàng cần được nâng cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp; nâng cao trình độ quản lý; hoàn thiện các kỹ năng xã hội; đào tạo, giáo dục nâng cao đạo đức, phẩm chất của cán bộ. Các NHTMCP cần phân bổ nguồn nhân lực hợp lý, tạo điều kiện để nhân viên phát huy năng lực, nâng cao hiệu quả công việc.

Tăng cường nghiên cứu và dự báo các chỉ số kinh tế vĩ mô của quốc gia


Kết quả nghiên cứu cho thấy tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội thực tế có mối tương quan thuận với khả năng sinh lợi của ngân hàng. Điều này cho thấy ngân hàng đã làm tốt công tác dự báo tỷ lệ lạm phát trong tương lai. Việc dự báo tốt các chỉ số kinh tế vĩ mô góp phần mang lại nhiều đóng góp cho quốc gia cũng như góp phần nâng cao khả năng sinh lợi của ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4


Từ kết quả của mô hình và thực trạng khả năng sinh lợi của hệ thống NHTMCP Việt Nam trong thời gian qua, tác giả đã đề xuất một số kiến nghị và giải pháp góp phần nâng cao khả năng sinh lợi cho ngân hàng.


KẾT LUẬN


Khả năng sinh lợi là mục tiêu cần đạt được của các NHTMCP trong suốt quá trình hoạt động. Đề tài đã trình bày khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của các NHTMCP trong thời gian qua, giới thiệu được những kết quả nghiên cứu trên thế giới về khả năng sinh lợi của ngân hàng. Bằng các mô hình ước lượng hồi quy và các kiểm định thích hợp, đề tài đã chọn được mô hình phù hợp để đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng. Qua kết quả của mô hình nghiên cứu, các nhân tố có mối tương quan dương với khả năng sinh lợi của NHTMCP giai đoạn 2007 – 2013 bao gồm quy mô ngân hàng, vốn chủ sở hữu, tiền gửi khách hàng, cho vay khách hàng, tính thanh khoản, lạm phát, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội thực tế hàng năm và giá trị vốn hóa thị trường. Những nhân tố có mối tương quan âm với khả năng sinh lợi bao gồm nợ xấu và rủi ro tín dụng. Dựa vào kết quả mô hình, tác giả cũng đã đề xuất một số giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh hay khả năng sinh lợi tại các NHTMCP Việt Nam.

Nghiên cứu lấy dữ liệu dựa trên các BCTN, BCTC của các NHTMCP chứ chưa có điều kiện để tìm hiểu tình hình thực tế của các NHTMCP nên sự không minh bạch trong các thông tin mà các ngân hàng công bố cũng làm cho cũng làm cho kết quả phân tích chưa phản ánh chính xác hiện trạng của ngân hàng.

Trên cơ sở hạn chế nêu trên, hướng nghiên cứu tiếp theo có thể thực hiện theo hướng sử dụng mẫu nghiên cứu trong khoảng thời gian dài hơn và cỡ mẫu rộng hơn để đánh giá đúng hơn về thực trạng khả năng sinh lợi của ngân hàng trong quá khứ, qua đó có những đề xuất phù hợp cho tương lai.

Do thời gian nghiên cứu và trình độ chuyên môn còn hạn chế nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và bạn đọc để luận văn có chất lượng hơn.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


A. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT


Cao Ngọc Thủy, 2013. Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Luận văn thạc sĩ. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Nhà xuất bản Thống kê.

Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Thống kê ứng dụng trong kinh tế xã hội. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

Ngô Phương Khanh, 2013. Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Luận vă thạc sĩ. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

NHNN Việt Nam, 2007 – 2012. Báo cáo thường niên.


Nhóm nghiên cứu kinh tế, Học viện chính sách và phát triển, 2013. Tăng trưởng kinh tế và lạm phát ở Việt Nam. <http://www.tapchitaichinh.vn/Trao-doi- Binh-luan/Tang-truong-kinh-te-va-lam-phat-o-Viet-Nam/30018.tctc>. [Ngày truy cập: 22 tháng 05 năm 2014].

Phạm Hữu Hồng Thái, 2014. Tác động của nợ xấu đến khả năng sinh lợi của ngân hàng. <http://tapchi.hvnh.edu.vn/5744/news-detail/1350419/so-142/tac-dong- cua-no-xau-den-kha-nang-sinh-loi-cua-ngan-hang.html>. [Ngày truy cập: 20 tháng 06 năm 2014].

Quách Mạnh Hào, 2012. Những điểm yếu của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, 28, 23-28.

Trần Huy Hoàng, 2012. Giáo trình quản trị ngân hàng. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.


Trịnh Minh Giang, 2004. Khả năng thanh toán và khả năng sinh lợi.

<https://gmtvn.wordpress.com/2007/10/13/kh%E1%BA%A3-nang-thanh-toan-va- kh%E1%BA%A3-nang-sinh-l%E1%BB%A3i/>. [Ngày truy cập: 25 tháng 07 năm 2015].

B. TÀI LIỆU TIẾNG ANH


Abreu M. and V. Mendes, 2002. Commercial bank interest margins and profitability: Evidence from E.U countries’. Porto Working paper series.

Acaravci and Calim, 2013. Turkish Banking Sector’s Profitability Factors.

International Journal of Economics and Financial Issues, 1, 27-41.


Alper and Anbar, 2011. Bank Specific and Macroeconomic Determinants of Commercial Bank Profitability: Empirical Evidence from Turkey. Business and Economics Research Journal, 2, 135-152.

Amico, Vita and Pappalardo, 2011. The profitability of business in the European Union. Free University of Bozen-Bolzano.

Ayadi and Boujelbene, 2012. The Determinants of the Profitability of the Tunisian Deposit Banks. IBIMA Business Review, 1-21.

Bashir A., 2000. Assessing the Performance of Islamic Banks: Some Evidence from the Middle East. Paper presented at the ERF 8th meeting in Jordan.

Ben Naceur, S., & Goaied, M., 2008. The determinants of commercial bank interest margin and profitability: Evidence from Tunisia. Frontiers in Finance and Economics, 106-130.

Burki, A.A, Niazi, G.S.K., 2006. The Effects of Privatization, Competition and Regulation on Banking Efficiency in Pakistan. Regulatory Impact Assessment:


Strengthening Regulation Policy and Practice, Chancellors Conference Centre, University of Manchester, Manchester, UK.

Demirguc-Kunt, A., & Huizinga, H., 1999. Determinants of commercial bank interest margins and profitability: Some international evidence. World Bank Economic Review 13, 379-408.

Don Hofstrand, 2009. Understanding Profitability [pdf]. Available at:

<http://www.extension.iastate.edu/agdm/wholefarm/html/c3-24.html>. [Accessed 15 January 2015].

Fadzlan Sufian and Royfaizal Razali Chong, 2008. Determinants of Bank profitability in a developing economy: Empirical evidence from the Philippines. Asian Academy of Management Journal of Accounting and Financial, 4, 91-112.

Fogelberg, L and Griffith, J. M., 2000. Conytrol and Bank Pefromanc.

Journal of Financial and Strategic Decisions, Vol.13, 63-69.


Fraker, G.T., 2006. Using Economic Value Added (EVE) to Measure and Improve Bank Performance. Available at:

<http://www.maaz.org/pictures/measuringbankperformance.pdf>. [Accessed 20

January 2015].


Goddard, J., Molyneux, P., & Wilson, J., 2004. Dynamic of growth and profitability in banking. Journal of Money, Credit and Banking 36, 1069-1090.

Gul, Faiza and Zaman, 2011. Factors Affecting Bank Profitability in Pakistan. The Romanian Economic Journal, 39, 61-87.

Harward and Upton, 1961. Introduction to Business Finance. Mc Graw Hill, New York, 147-148.

Kosmidou, K., 2008. The determinants of banks' profits in Greece during the period of EU financial integration. Managerial Finance 34, 146-159.


Liu and Wilson, 2011, The profitability of banks in Japan: The road to recovery?

Muhammad Bilal, Asif Saeed, Ammar Ali Gull, Toquer Akram, 2013. Influence of Bank Specific and Macroeconomic Factors on Profitability of Commercial Banks: A Case Study of Pakistan. Research Journal of Finance and Accounting, 2, 117-126.

Panayiotis Athanasoglou, Sophocles Brissimis, Matthaios Delis, 2005. Bank- specific, industry-specific and macroeconomic determinants of bank profitability. Economic Research Department, 25, 5-35.

Samy Ben Naceur, 2003. The determinants of the Tunisian banking industry profitability- panel evidence. ERF Research Fellow.

C. WEBSITE http://cafef.vn http://vietstock.vn/ http://www.sbv.gov.vn http://www.worldbank.org/ http://www.vnba.org.vn/

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/01/2023