Kết Quả Tương Quan Giữa Các Biến Độc Lập Và Biến Phụ Thuộc


Theo kết quả kiểm định ở Phụ lục 8, Phụ lục 9, Phụ lục 10 và Phụ lục 11 hệ số Durbin – Watson của bốn mô hình lần lượt là 1,649; 1,375; 1,375 và 1,684 đều nằm trong khoảng từ 1 đến 3 nên không có hiện tượng tự tương quan trong mô hình 1, mô hình 2, mô hình 3 và mô hình 4.

3.2.5 Kiểm định đa cộng tuyến


Khi phân tích tương quan, hệ số tương quan giữa các biến cao là dấu hiệu của đa cộng tuyến. Để phát hiện trường hợp một biến có tương quan tuyến tính mạnh với các biến còn lại của mô hình, ta sử dụng hệ số phóng đại phương sai (VIF

– Variance Inflation Factor). Theo quy tắc kinh nghiệm khi VIFj > 10 thì mức độ cộng tuyến được xem là cao và khi đó, các hệ số hồi quy được ước lượng với độ chính xác không cao.

Dựa vào kết quả kiểm định hồi quy tuyến tính và hệ số VIF, các biến có hệ số VIF lớn hơn 10 sẽ bị loại ra khỏi mô hình và tiếp tục phân tích hồi quy cho đến khi không còn biến nào có giá trị VIF lớn hơn 10, tức là không còn hiện tượng đa cộng tuyến.

Theo kết quả hồi quy ở Phụ lục 8, Phụ lục 9, Phụ lục 10 và Phụ lục 11, hệ số phóng đại phương sai của biến INF và RI lần lượt là 14,619 15,854 đều lớn hơn

10. Điều này có nghĩa là hiện tượng đa cộng tuyến đã tồn tại trong dữ liệu nghiên cứu. Để xử lý hiện tượng đa cộng tuyến, tác giả đã loại bỏ biến RI (có hệ số VIF lớn nhất) và phân tích lại Mô hình hồi quy 1, Mô hình hồi quy 2, Mô hình hồi quy 3 và Mô hình hồi quy 4. Kết quả phân tích của bốn mô hình điều chỉnh như sau:

Phương trình hồi quy điều chỉnh 1:


ROA = - 4,163 + 0,356*SIZE + 6,135*CA + 1,025*DP + 0,338*LOAN + 0,233*LQD – 10,560*NPL – 11,052*LLP + 0,010*INF + 0,172*RGDP +

0,015*MC


Phương trình hồi quy điều chỉnh 2:


ROE = - 53,201 + 6,026*SIZE + 1,586*CA + 2,565*DP + 4,556*LOAN + 10,764*LQD – 72,810*NPL – 27,406*LLP + 0,148*INF + 1,351*RGDP +

0,196*MC


Phương trình hồi quy điều chỉnh 3:


ROCE = - 25,084 + 6,026*SIZE + 1,586*CA + 2,565*DP + 4,556*LOAN + 10,763*LQD – 72,812*NPL – 27,405*LLP + 0,148*INF + 1,351*RGDP +

0,196*MC


Phương trình hồi quy điều chỉnh 4:


NIM = - 3,155 + 0,356*SIZE + 6,136*CA + 1,025*DP + 0,337*LOAN + 0,232*LQD – 10,561*NPL – 11,055*LLP + 0,010*INF + 0,172*RGDP +

0,015*MC


Kết quả kiểm định ANOVA cho thấy bốn mô hình điều chỉnh vẫn phù hợp (hệ số Sig. nhỏ hơn 0,05). Kết quả kiểm định Durbin – Watson cho biết hệ số d của bốn mô hình điều chỉnh đều nằm trong khoảng từ 1 đến 3 nên không có hiện tượng tự tương quan trong các mô hình. Ngoài ra, hệ số VIF trong kết quả hồi quy của bốn mô hình điều chỉnh đều nhỏ hơn 10, tức là hiện tượng đa cộng tuyến đã không còn.

3.3 Kết quả nghiên cứu


Kết quả ước lượng của mô hình cho thấy tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn sử dụng và tỷ lệ thu nhập lãi thuần của NHTM không chỉ phụ thuộc và các nhân tố bên trong ngân hàng mà còn phụ thuộc vào các yếu tố kinh tế vĩ mô bên ngoài ngân hàng. Các hệ số tương quan giữa biến độc lập và phụ thuộc trong mô hình đã chỉ ra những tác động tích cực cũng như tiêu cực của từng nhân tố đến khả năng sinh lợi của ngân hàng. Mô hình hồi quy với các nhân tố trên đã giải thích được 26,7% sự thay đổi của biến ROA; 44,5% sự thay đổi của biến ROE; 44,5% sự thay đổi của biến ROCE; 26,7% sự thay đổi của biến NIM.


Bảng 3.1: Kết quả tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc




Biến nghiên cứu


Công thức tính

Tương quan kỳ vọng của đề

tài1

Tương quan của đề tài

SIZE

Log (Tổng Tài sản)

+/-

+


CA

Vốn chủ sở hữu


Tổng Tài sản


+


+


DP

Tổng tiền gửi khách hàng


Tổng Tài sản


+


+


LOAN

Dư nợ tín dụng


Tổng Tài sản


+/-


+


LQD

Tổng tài sản lưu động


Tổng Tài sản


+


+


NPL

Tổng nợ xấu


Tổng dư nợ tín dụng


-


-


LLP

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng


Tổng dư nợ tín dụng


-


-

INF


+/-

+

RGDP

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội – Lạm phát

+/-

+


MC

Giá trị vốn hóa thị trường


%GDP


+


+

RI

Lãi suất danh nghĩa – Lạm phát

+/-

+

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 10


1 Dấu “+/-“ thể hiện mối tương quan thuận/nghịch giữa biến độc lập và biến phụ thuộc.


Từ các phân tích trên bằng mô hình hồi quy tuyến tính, ta thấy kết quả của các mô hình phù hợp với lý thuyết và kết quả nghiên cứu trên thế giới đã công bố. Đồng thời phù hợp với kết quả nghiên cứu của Việt Nam về mối quan hệ giữa khả năng sinh lợi và các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi ở các giai đoạn trước.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Chương 3 sử dụng dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ BCTC của các NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2013 để tiến hành ước lượng mô hình hồi quy. Phương pháp nghiên cứu được tiến hành là phân tích thống kê mô tả, phân tích tương quan tuyến tính, phân tích hồi quy, kiểm định ANOVA về sự phù hợp của mô hình, kiểm định Durbin-Watson về hiện tượng tự tương quan và kiểm định đa cộng tuyến. Từ 11 nhân tố được xác định có mức độ ảnh hưởng khác nhau đến khả năng sinh lợi, bài nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp nhằm gia tăng khả năng sinh lợi tại các NHTMCP Việt Nam. Đồng thời, chương 3 cũng nêu lên những hạn chế và các hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài. Đây cũng là chương khép lại kết quả nghiên cứu về tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng.


CHƯƠNG 4


GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG SINH LỢI TẠI CÁC NHTMCP

VIỆT NAM


4.1 Định hướng hoạt động của các NHTMCP Việt Nam đến năm 2020:


Trong bối cảnh toàn cầu hóa và tự do hóa ngày càng gia tăng, những bất ổn khó lường của thị trường toàn cầu ngày càng mạnh mẽ hơn, hệ thống NHTMCP cần sự năng động và cải tiến công nghệ.

Thêm vào đó, tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng và chuyển đổi môi trường đã tạo ra nhu cầu mới cũng như cơ hội cho các doanh nghiệp, khả năng thu được những lợi ích trong môi trường cạnh tranh mới phụ thuộc rất nhiều vào khả năng và năng lực của các NHTMCP trong việc nhanh chóng thích nghi với môi trường mới và nắm bắt kịp thời những cơ hội mới.

Như vậy, có thể nói, nhìn về tương lai, định hướng hoạt động của các NHTMCP Việt Nam như sau:

- Tín dụng: Đa dạng hóa cơ cấu tín dụng theo ngành nghề, lĩnh vực và đối tượng khách hàng.

- Huy động vốn: Đa dạng hóa cơ cấu nguồn vốn về kỳ hạn và khách hàng theo hướng bền vững và hiệu quả thông qua gia tăng nguồn vốn trung dài hạn.

- Phát triển công nghệ, tăng cường nguồn lực về tài chính, nhân lực, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp.

- Thu nhập, hiệu quả: Đa dạng hóa nguồn thu nhập, đảm bảo các chỉ số phản ánh khả năng sinh lợi như ROA, ROE, ROCE, NIM.

(Nguồn: Định hướng chiến lược của các NHTMCP)


4.2 Giải pháp‌


4.2.1 Nhóm giải pháp gia tăng ảnh hưởng tích cực của các nhân tố bên ngoài ngân hàng

4.2.1.1 Đối với Chính phủ


Đối với Chính phủ, một số kiến nghị được tác giả đề xuất như sau:


Thực hiện đồng bộ các giải pháp để kiềm chế lạm phát và phát triển kinh tế xã hội

Trong khi ngân hàng có thể tự điều chỉnh lãi suất cho vay để tránh ảnh hưởng của lạm phát thì để tác động đến các yếu tố kinh tế vĩ mô khác cần có sự can thiệp của Chính phủ. Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang chứng kiến lạm phát cao và giảm tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội so với các năm trước. Điều này đồng nghĩa với khả năng sinh lợi của ngân hàng đang và sẽ tiếp tục giảm nếu các chỉ số này không được cải thiện (giảm lạm phát và tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế). Mặc dù việc giảm lạm phát và đồng thời tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế là mục tiêu khó đạt được, tuy nhiên Chính phủ cần quán triệt chủ trương và chỉ đạo mạnh mẽ các Bộ, Ban, Ngành cùng phối hợp thực hiện các chính sách để đạt được kết quả tốt nhất. Cụ thể, Chính phủ cần thực hiện đồng bộ, có hiệu quả Nghị quyết 02/NQ- CP quy định một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu và Nghị quyết 11/NQ-CP quy định giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.

Tăng cường chính sách khuyến khích đầu tư trong nước, thu hút đầu tư nước ngoài

Các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả là nền tảng để các ngân hàng huy động vốn được nhiều hơn, nâng cao khả năng sinh lợi cho các NHTMCP. Chính phủ cần có những chính sách khuyến khích, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho tất cả các thành phần kinh tế. Trong đó, Chính phủ


cải thiện môi trường thu hút đầu tư, bao gồm cả đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế nói chung và khu vực ngân hàng nói riêng sao cho phát triển phù hợp với cơ sở hạ tầng tài chính trong nước, tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh phát triển và có lãi. Cụ thể, Chính phủ cần thực hiện các biện pháp như sau:


- Mở rộng quyền tự chủ trong hoạt động đầu tư, kinh doanh của các nhà đầu

tư.


- Loại bỏ tối đa ngành, nghề cấm kinh doanh và ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, giảm thiểu các thủ tục hành chính.

- Tạo lập môi trường đầu tư hấp dẫn.


- Đảm bảo các quyền cơ bản của nhà đầu tư.


- Miễn giảm thuế.


Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo môi trường pháp lý đồng

bộ


Đối với việc quản lý doanh nghiệp, Chính phủ cần ban hành chế độ kiểm toán bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp và cơ quan kiểm toán phải chịu trách nhiệm về độ chính xác, tính minh bạch của việc kiểm toán, nhằm phản ánh trung thực tình hình tài chính của doanh nghiệp. Từ đó giúp ngân hàng có cơ sở đánh giá đúng về khả năng tài chính của doanh nghiệp để có những quyết định cho vay đúng đắn, hạn chế rủi ro, nâng cao khả năng sinh lợi.

Hoàn thiện hơn nữa các quy định pháp lý liên quan đến đảm bảo tiền vay, làm thế nào để trong trường hợp ngân hàng đã thực hiện đúng các quy định về thế chấp, cầm cố tài sản khi cho vay thì khi xử lý nợ, ngân hàng được toàn quyền trong việc thanh lý tài sản nhận làm đảm bảo đó để thu hồi vốn nhằm khắc phục khó khăn về quy trình, thủ tục và thời gian xử lý đảm bảo thu hồi vốn vay như hiện nay.


4.2.1.2 Đối với NHNN


Cơ cấu lại tổ chức và chức năng nhiệm vụ của NHNN, đổi mới điều hành chính sách tiền tệ

NHNN cần nâng cao năng lực quản lý, điều hành, năng lực xây dựng chính sách, năng lực dự báo. Cơ cấu lại tổ chức và chức năng nhiệm vụ của NHNN nhằm nâng cao hiệu quả điều hành vĩ mô theo hướng xây dựng một ngân hàng trung ương hiện đại, phù hợp với thông lệ chung của thế giới, cần chủ động và linh hoạt trong việc điều hành chính sách tiền tệ, giảm thiểu những tác động dư luận, diễn biến tâm lý khác lên việc điều hành, tiến tới bảo đảm trung lập thực sự trong điều hành chính sách tiền tệ.

Xây dựng hệ thống thông tin quản lý, cơ sở dữ liệu hiện đại, tập trung, thống nhất

NHNN cần nâng cao chất lượng thanh tra, giám sát bằng cách triển khai các đề án ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thanh tra, giám sát, quản trị, điều hành, thông tin, báo cáo nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của NHNN và minh bạch thông tin.

Thanh tra ngân hàng thông qua nghiệp vụ giám sát nếu phát hiện những sai phạm hay nguy cơ rủi ro cần cảnh báo kịp thời đến các NHTMCP để có biện pháp ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh nhằm tạo niềm tin đối với công chúng vào hệ thống ngân hàng.

Điều chỉnh các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ phù hợp


NHNN cần có những giải pháp điều hành chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát, giảm bớt các công cụ hành chính, sử dụng linh hoạt các công cụ điều hành mang tính thị trường để đảm bảo sự can thiệp của NHNN phù hợp với quy luật thị trường. NHNN nên can thiệp vào hoạt động của NHTM thông qua các công cụ như

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 30/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí