Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 8


CHƯƠNG 3


NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM

3.1 Giới thiệu mô hình nghiên cứu


3.1.1 Mẫu nghiên cứu


Mẫu nghiên cứu gồm 30 NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2007 đến

2013.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.


3.1.2 Dữ liệu nghiên cứu

Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 8


Dữ liệu nghiên cứu là số liệu được thu thập từ báo cáo tài chính hợp nhất vào thời điểm cuối năm của các NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn năm 2007 đến 2013. Báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại được thu thập từ website các ngân hàng. Đây là dữ liệu bảng không cân đối vì trong giai đoạn này có những ngân hàng mới thành lập, có những ngân hàng được sáp nhập và có những ngân hàng không công bố báo cáo tài chính đầy đủ. Ngoài ra, các thông tin về yếu tố kinh tế vĩ mô được thu thập từ website của Ngân hàng Thế giới.

3.1.3 Các biến trong mô hình hồi quy‌


3.1.3.1 Biến phụ thuộc


Trong bài nghiên cứu này, để đo lường khả năng sinh lợi của ngân hàng, các biến phụ thuộc được tác giả sử dụng bao gồm tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ lệ lợi nhuận trên vốn sử dụng (ROCE) và tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM). ROA đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của ngân hàng. ROE đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của cổ đông thường. ROCE đo lường khả năng thu lợi nhuận của ngân hàng dựa trên lượng vốn đã sử dụng. NIM được sử dụng để đo lường mức chênh lệch giữa


thu từ lãi và chi phí trả lãi mà ngân hàng có thể đạt được thông qua việc kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và theo đuổi các nguồn vốn có chi phí thấp nhất.

3.1.3.2 Các biến độc lập


a. Nhóm biến độc lập bên trong ngân hàng Quy mô tài sản ngân hàng (SIZE)

Đây là biến có nhiều cách đo lường. Quy mô có thể là giá trị thị trường của ngân hàng, là logarit của tổng dư nợ cho vay của ngân hàng. Tham khảo nghiên cứu của Sufian và Razali (2008); Gul, Irshad và Zaman (2011), đề tài chọn cách đo lường quy mô ngân hàng bằng logarit cơ số 10 của tổng tài sản có của ngân hàng. Việc điều chỉnh này sẽ làm biến có giá trị rất lớn về giá trị tương đồng với các biến khác trong mô hình.

Biến đại diện cho quy mô ngân hàng được tính như sau :


SIZE = Log (Tổng Tài sản)


Vốn chủ sở hữu (CA)


Vốn chủ sở hữu hay vốn tự có của ngân hàng là nguồn vốn riêng của ngân hàng do chủ sở hữu đóng góp ban đầu và được bổ sung trong quá trình kinh doanh. Vốn chủ sở hữu là tấm đệm chống lại rủi ro phá sản, tạo niềm tin cho công chúng và đảm bảo với chủ nợ về sức mạnh tài chính của ngân hàng. Ngân hàng có vốn chủ sở hữu càng lớn, nhu cầu vay vốn bên ngoài ít hơn thì càng có thể giảm được chi phí vốn, từ đó có thể tăng được khả năng sinh lợi.

Biến đại diện cho vốn chủ sở hữu được sử dụng là tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản và được tính như sau:


CA =

Vốn chủ sở hữu Tổng Tài sản


Tiền gửi của khách hàng (DP)


Tiền gửi của khách hàng là nguồn vốn chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn huy động nói riêng và trong nguồn vốn kinh doanh của các NHTMCP nói chung. Quy mô tiền gửi càng lớn thì khả năng sử dụng vốn của ngân hàng càng tăng. Tỷ lệ tiền gửi so với tài sản càng lớn, ngân hàng càng có nhiều vốn để tài trợ cho các hoạt động tín dụng, góp phần mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Vì vậy, tác giả kỳ vọng có mối tương quan dương giữa tiền gửi của khách hàng và khả năng sinh lợi của ngân hàng.

Công thức xác định tiền gửi của khách hàng như sau :



DP =

Tổng tiền gửi khách hàng Tổng Tài sản


Cho vay khách hàng (LOAN)


Cho vay là hoạt động mang lại lợi nhuận trực tiếp cho ngân hàng, đồng thời cũng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro. Nếu cho vay một cách có hiệu quả sẽ bù đắp được chi phí huy động vốn và thu được lợi nhuận. Ngược lại, sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản và tính chất an toàn của hệ thống ngân hàng. Chỉ tiêu này được đo lường thông qua tỷ lệ dư nợ cho vay khách hàng so với tổng tài sản.

Công thức xác định biến cho vay khách hàng như sau:



LOAN =

Dư nợ tín dụng Tổng Tài sản


Tính thanh khoản (LQD)


Tính thanh khoản của ngân hàng là khả năng của ngân hàng trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng, được tạo lập bởi tính thanh khoản của tài sản và tính thanh khoản của nguồn. Một ngân hàng có tính thanh khoản cao khi có


nhiều tài sản thanh khoản hoặc có khả năng mở rộng nguồn nhanh với chi phí thấp hoặc cả hai phù hợp với nhu cầu thanh khoản. Trong hoạt động của ngân hàng thì việc duy trì thanh khoản - đáp ứng khả năng chi trả , thanh toán là mục tiêu vô cùng quan trọng. Nếu để rủi ro thanh khoản xảy ra thì ở mức nhẹ là làm ngân hàng suy giảm lợi nhuận, còn nặng có thể dẫn đến phá sản. Nhưng để duy trì khả năng thanh khoản của ngân hàng thì ngân hàng phải chấp nhận một khoản chí phí. Để tăng an toàn thanh khoản thì chi phí cũng gia tăng và có thể làm suy giảm lợi nhuận. Tính thanh khoản được đo lường bằng tỷ lệ tài sản lưu động trên tổng tài sản.

Biến đại diện cho tính thanh khoản của ngân hàng được xác định như sau :



LQD =

Tổng tài sản lưu động Tổng Tài sản

Trong đó, tài sản lưu động bao gồm tiền và các khoản tương đương tiền, cụ

thể:


- Tiền mặt, vàng bạc, đá quý


- Tiền gửi tại NHNN


- Tiền gửi và cho vay tại các tổ chức tín dụng khác


- Chứng khoán kinh doanh


Nợ xấu (NPL)


Nợ xấu có tác động trực tiếp đến hoạt động của ngân hàng, gây ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ngân hạng và nền kinh tế. Khi ngân hàng không thu được vốn tín dụng đã cấp và lãi cho vay, nhưng phải trả vốn và lãi cho khoản tiền huy động khi đến hạn dẫn đến một bộ phận tài sản của ngân hàng bị đóng băng, mất cân đối trong thu chi. Mặt khác, chi phí phát sinh nợ xấu là rất lớn, chi phí tăng cao ngoài dự kiến và những chi phí này làm giảm khả năng sinh lợi đáng kể, thậm chí gây lỗ cho các ngân hàng khi hạch toán kết quả kinh doanh.


Tỷ lệ nợ xấu được xác định theo công thức sau:



NPL =

Tổng nợ xấu Tổng dư nợ tín dụng

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (LLP)


Rủi ro tín dụng phát sinh trong trường hợp ngân hàng không thu được đầy đủ cả gốc và lãi của khoản vay. Rủi ro tín dụng là loại rủi ro lớn nhất và thường xuyên xảy ra trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Rủi ro tín dụng được đo lường bằng tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ tín dụng. Dự phòng rủi ro tín dụng thể hiện mức độ rủi ro tín dụng, vì vậy mức độ rủi ro tín dụng tác động tiêu cực đến khả năng sinh lợi của ngân hàng. Tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ tín dụng càng lớn thì mức độ rủi ro tín dụng càng cao. Trong nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng mối tương quan âm giữa giữa rủi ro tín dụng và khả năng sinh lợi của ngân hàng.

Rủi ro tín dụng được đo lường theo công thức sau đây:



LLP =

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng Tổng dư nợ tín dụng


b. Nhóm biến độc lập bên ngoài ngân hàng Lạm phát (INF)

Tỷ lệ lạm phát là thước đo tỷ lệ giảm xuống của sức mua của đồng tiền. Đây là một chỉ số kinh tế vĩ mô quan trọng để đo lường rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Khi lạm phát tăng, NHNN thường sử dụng chính sách tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát, các ngân hàng có xu hướng tăng lãi suất cấp tín dụng cao hơn mức tăng lãi suất tiền gửi và xu hướng này làm tăng khả năng sinh lợi của ngân hàng. Tuy nhiên, khi tỷ lệ lạm phát quá cao, khách hàng có thể xem xét đến việc gửi tiết kiệm nhiều hơn là vay ngân hàng. Kết quả là chi phí huy động tăng trong khi thu


nhập lãi giảm xuống, dẫn đến sự sụt giảm trong khả năng sinh lợi. Trong bài nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng biến INF có thể tác động ngược chiều hoặc cùng chiều đến khả năng sinh lợi của ngân hàng.

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội thực tế hàng năm (RGDP)


Tăng trưởng kinh tế là sự tăng về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Kinh tế tăng trưởng cao phản ánh triển vọng kinh tế tốt cho các doanh nghiệp, trong đó có cả lĩnh vực ngân hàng. Nhu cầu về tín dụng và các dịch vụ khác của ngân hàng gia tăng, từ đó làm gia tăng khả năng sinh lợi của ngân hàng. Tăng trưởng kinh tế được đo lường bằng tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội thực tế hàng năm.

Công thức xác định RGDP như sau:


RGDP = Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội – Lạm phát


Giá trị vốn hóa thị trường (MC)


Giá trị vốn hóa thị trường tương đương với giá trị thị trường của cổ phiếu nhân với số cổ phiếu phổ thông đang lưu hành. Chỉ tiêu này thường được đo lường theo phần trăm GDP; do đó, chúng ta có thể đánh giá được quy mô của thị trường chứng khoán so với quy mô của nền kinh tế. (Ngân hàng thế giới)

Trong thị trường chứng khoán phát triển, đòi hỏi thông tin của khách hàng minh bạch hơn, giúp ngân hàng có thể giám sát người đi vay dễ dàng hơn cũng như đánh giá tốt hơn rủi ro tín dụng. Vì vậy, quy mô thị trường chứng khoán phát triển tạo điều kiện tăng khả năng sinh lợi của ngân hàng. Trong đề tài này, tác giả kỳ vọng mối tương quan dương giữa giá trị vốn hóa thị trường và khả năng sinh lợi của ngân hàng.

Giá trị vốn hóa thị trường trên tài sản được xác định theo công thức:

Giá trị vốn hóa thị trường

Giá trị vốn hóa thị trường theo %GDP =

%GDP


Trong đó:


Giá trị vốn hóa thị trường = Giá thị trường của x

cổ phiếu ngân hàng

Số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành


Lãi suất thực (RI)


Lãi suất thực là một yếu tố vĩ mô quan trọng quyết định hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Khi lãi suất thực thay đổi sẽ tác động đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thông qua điều chỉnh doanh thu. Lãi suất thực được tính xấp xỉ bằng lãi suất danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát. Đây là lãi suất mà người gửi tiền hy vọng nhận được hay người đi vay phải trả sau khi trừ đi tỷ lệ lạm phát. Do đó, lãi suất thực ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tiền gửi và cho vay, từ đó tác động đến khả năng sinh lợi của ngân hàng.

Lãi suất thực được xác định theo công thức:


RI = Lãi suất danh nghĩa – Lạm phát


3.1.4 Mô hình nghiên cứu


Tác giả sử dụng các mô hình hồi quy tuyến tính đa biến để xem xét ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc. Các mô hình nghiên cứu bao gồm:

Mô hình 1: ROA và các nhân tố ảnh hưởng


ROAit = β1 + β2(SIZE)it + β3(CA)it + β4(DP)it + β5(LOAN)it + β6(LQD)it + β7(NPL)it + β8(LLP)it + β9(INF)it + β10(RGDP)it + β11(MC)it + β12(RI)it + eit

Mô hình 2: ROE và các nhân tố ảnh hưởng


ROEit = β1 + β2(SIZE)it + β3(CA)it + β4(DP)it + β5(LOAN)it + β6(LQD)it + β7(NPL)it + β8(LLP)it + β9(INF)it + β10(RGDP)it + β11(MC)it + β12(RI)it + eit


Mô hình 3: ROCE và các nhân tố ảnh hưởng


ROCEit = β1 + β2(SIZE)it + β3(CA)it + β4(DP)it + β5(LOAN)it + β6(LQD)it + β7(NPL)it + β8(LLP)it + β9(INF)it + β10(RGDP)it + β11(MC)it + β12(RI)it + eit

Mô hình 4: NIM và các nhân tố ảnh hưởng


NIMit = β1 + β2(SIZE)it + β3(CA)it + β4(DP)it + β5(LOAN)it + β6(LQD)it + β7(NPL)it + β8(LLP)it + β9(INF)it + β10(RGDP)it + β11(MC)it + β12(RI)it + eit

Trong đó:


β1: hằng số của mô hình β2, …, β12: hệ số hồi quy

e: phần dư của phương trình hồi quy ( đại diện cho sai số và các biến không xuất hiện trong mô hình)

i: ngân hàng nghiên cứu t: năm nghiên cứu

3.1.5 Phương pháp nghiên cứu


3.1.5.1 Phân tích thống kê mô tả


Phương pháp này được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm nhằm có cái nhìn tổng quát nhất về mẫu nghiên cứu. Thông qua mô tả, tóm tắt thống kê các biến độc lập và biến phụ thuộc của các NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn năm 2007 đến 2013 cho thấy được giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của từng biến nghiên cứu.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/01/2023