• Sự tham gia của người nước ngoài: tỷ lệ phần trăm của giám đốc và cổ đông nước ngoài, việc tách các vị trí giám đốc điều hành và chủ tịch HĐQT, và sự hiện diện của giám đốc bên ngoài.
• Cổ đông lớn: mức độ sở hữu và mức độ kiểm soát trong công ty của các cổ đông lớn.
• Sức mạnh gia đình trong HĐQT: tỷ lệ phần trăm của các cổ đông và nhà quản lý là người đại diện cho gia đình và cổ phần của họ.
• Sức mạnh của các tổ chức đầu tư Nhà nước: tỷ lệ phần trăm của các cổ đông là người đại diện cho Nhà nước và các tô chức tài chính và cổ phần của họ.
Và các biến kiểm soát bao gồm:
• Quy mô DN: là logarit tự nhiên của tổng tài sản.
• Đòn bẩy tài chính của DN: được đo bằng tỷ lệ giữa tổng số nợ trên tổng tài sản.
• MTB (Cơ hội tăng trưởng); được xác định bằng tỷ lệ giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu chia cho giá trị sổ sách.
Chalaki và các cộng sự (2012) đã thực hiện nghiên cứu về ảnh hưởng của các thuộc tính quản trị DN lên chất lượng BCTC tại các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Tehran. Nhóm tác giả đã kiểm định các giả thuyết bằng cách sử dụng mô hình hồi quy bao gồm các biến độc lập:
• Kích thước HĐQT: số lượng thành viên hội đồng quản trị của công ty i trong năm t.
• Mức độ độc lập của HĐQT: số lượng thành viên bên ngoài hội đồng quản trị công ty i trong năm t chia cho tổng số thành viên hội đồng quản trị của công ty i trong năm t.
• Quyền sở hữu của các tổ chức: tổng số cổ phần của công ty i trong năm t thuộc về ngân hàng, bảo hiếm, tổ chức tài chính, các công ty tổ chức và tổ chức chính phủ.
• Sự tập trung quyền sở hữu: Tổng tỷ lệ phần trăm của các cổ đông có tối thiểu 5 % cổ phần của công ty i trong năm t.
+ Và các biến kiểm soát bao gồm:
• Kích thước DN: logarit tự nhiên của công ty i trong năm t.
• Tuổi của DN: khoảng cách giữa thời điểm thành lập công ty đến giai đoạn nghiên cứu.
• Quy mô kiểm toán: nếu một công ty được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán của Iran, nhận kết quả là 1, nếu không là 0.
Đồng thời, biến phụ thuộc là chất lượng BCTC được đo bằng sự kết hợp hai mô hình của McNichols (2002) và Collins và Kothari (1989). Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả cho thấy không có mối quan hệ giữa các thuộc tính quản trị DN bao gồm kích thước HĐQT, mức độ độc lập của HĐQT, tập trung quyền sở hữu, quyền sở hữu của các tổ chức với biến phụ thuộc là chất lượng BCTC. Điều này có nghĩa là, chất lượng BCTC của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Tehran không chịu ảnh hưởng bởi các thuộc tính quản trị DN. Nguyên nhân của kết quả trên được nhóm tác giả giải thích là do khi xem xét trên nền kinh tế các nước kém phát triển, lợi ích ích mang lại khi cải thiện quản trị DN nhỏ hơn chi phí mà DN phải bỏ ra.
Đặc biệt, nghiên cứu Albert và Serban (2012) cho thấy tầm quan trọng của kiểm toán độc lập đối với độ tin cậy của thông tin BCTC. Đây cũng là khẳng định trong nghiên cứu của Maines and Wahlen (2006), nhóm tác giả cho rằng một báo cáo kiểm toán có ý kiến chấp nhận toàn phần là điều kiện cần thiết để nhận biết thông tin kế toán tài chính đáng tin cậy hoặc được trình bày trung thực.
Nhìn chung, việc nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến BCTC đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm thực hiện đặc biệt là các nhân tố bên trong công ty. Tùy thuộc vào đặc thù của từng mục tiêu nghiên cứu mà các nhân tố được cân nhắc để đưa vào mô hình nghiên cứu.
Bảng 1.1: Tổng hợp các nghiên cứu trên thế giới
Tên và Mẫu Nghiên Cứu | Phương Pháp | Các nhân tố ảnh hưởng | |
Surendra S. | An Empirical | Mô hình | Kích thước tài sản |
Có thể bạn quan tâm!
- Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của báo cáo tài chính của các công ty hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm đồ uống niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 1
- Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của báo cáo tài chính của các công ty hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm đồ uống niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 2
- Nhận Xét Các Nghiên Cứu Và Xác Định Khe Hổng Nghiên Cứu
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Bctc
- Lý Thuyết Thông Tin Bất Cân Xứng (Asymmetric Information)
Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.
Tên và Mẫu Nghiên Cứu | Phương Pháp | Các nhân tố ảnh hưởng | |
Singhvi và Harsha B. Desai (1971) | Analysis of the Quality of Corporate Financial Disclosure Nghiên cứu ở 100 công ty đã niêm yết và 55 công ty chưa niêm yết tại Mĩ giai đoạn từ 1965-1966. | hồi quy tuyến tính | Số lượng cổ đông, tình trạng niêm yết |
Tỷ suất lợi nhuận | |||
Và lợi nhuận biên | |||
The determinants of the quality of | Cơ cấu sở hữu | ||
Céline Michailesco (2000) | accounting information disclosed by French listed companies Nghiên cứu 100 | Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến | Đòn bẩy tài chính |
Niêm yết cổ phiếu trong nước và nước ngoài | |||
Lợi nhuận | |||
công ty tại Pháp giai | |||
đoạn 1991-1995 | |||
Laureen A. Maines và | Factors affecting the audit of revalued | Nghiên | Các chuẩn mực báo cáo tài chính |
James M. | non‐ current assets: | cứu định | |
Kiểm toán viên | |||
Wahlen | Initial public | tính | |
(2006) | offerings and source | ||
reliability | |||
Klai và cộng sự (2011) | Corporate goverance and financial reporting quality: the case of Tunisian | Mô hình hồi quy dữ liệu bảng | Sự tham gia của người nước ngoài |
Cổ đông lớn | |||
Sức mạnh gia đình trong HĐQT |
Tên và Mẫu Nghiên Cứu | Phương Pháp | Các nhân tố ảnh hưởng | |
firms | Sức mạnh của các tổ chức đầu tư | ||
22 công ty niêm yết | Nhà nước | ||
tại Tunisia trong giai | Quy mô DN | ||
đoạn 1997-2007 | Đòn bẩy tài chính | ||
Cơ hội tăng trưởng | |||
Corporate | Kích thước HĐQT | ||
governance | |||
Mức độ độc lập của HĐQT | |||
attributes and | |||
Chalaki và các cộng sự (2012) | financial reporting quality – empirical evidence from Iran Các công ty niêm | Hồi quy tuyến tính bội | |
Quyền sở hữu của các tổ chức | |||
Sự tập trung quyền sở hữu | |||
Kích thước DN | |||
yết trên sàn chứng | |||
khoán Tehran giai | Tuổi của DN | ||
đoạn 2003-2011 | |||
Quy mô kiểm toán | |||
1.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam
Tại Việt Nam những năm trước đây, các nghiên cứu về BCTC chủ yếu tập trung vào hoàn thiện hệ thống BCTC, phân tích đánh giá tình hình tài chính thông qua BCTC của các DN. Tuy nhiên, khi giá trị của thông tin BCTC ngày càng gia tăng, gây ảnh hưởng không những đến nội bộ công ty mà còn là cơ sở quan trọng để các đối tượng sử dụng bên ngoài trong các quyết định tài chính và đầu tư. Nhận thấy được tầm quan trọng đó, những năm gần đây các nhà nghiên cứu đã chú trọng hơn trong nội dung nghiên cứu về BCTC và đặt biệt là các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng và tính kịp thời của BCTC. Độ tin cậy cũng được các tác giả đề cập đến nhưng chưa có nhiều nghiên cứu đi sâu cụ thể.
Khi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá các nhân tố bên trong doanh nghiệp tác động đến chất lượng TTKT trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết ở sở giao giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh”, Cao Nguyễn Lệ Thư (2014) đã kết luận ràng, có 3 nhân tố bên trong DN tác động đến chất lượng TTKT trên BCTC. Đó là, quy mô công ty, kết cấu vốn nhà nước, tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT. Kết quả này còn là bằng chứng củng cố thêm cho các mô hình nghiên cứu trước đây trên thế giới về tác động của quản trị công ty đến chất lượng BCTC.
Tác giả Trương Thị Kim Thủy (2016) đã thực hiện đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của quản trị công ty đến chất lượng TTKT trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán TP Hồ Chí Minh”. Tác giả đã sử dụng mô hình chất lượng dồn tích của Kothari và cộng sự (2005) nhằm đo lượng chất lượng TTKT trên BCTC. Nghiên cứu đã chỉ ra được mối tương quan thuận giữa tỷ lệ sở hữu cổ phần của ban giám đốc và độ tin cậy của BCTC; mối tương quan nghịch giữa việc kiêm nhiệm đồng thời 2 chức danh chủ tịch HĐQT - tổng giám đốc điều hành, tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập, tỷ lệ nợ trên tổng tài sản, suất sinh lời trên tổng tải sản với độ tin cậy của BCTC.
Phạm Thanh Trung (2016) đã thực hiện đề tài: “Đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến chất lượng thông tin trình bày trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở TP Hồ Chí Minh”. Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã sử dụng 9 thang đo dựa trên đặc tính chất lượng của FASB (2010), IFASB (2010) và VAS để đo lường chất lượng thông tin BCTC. Qua phân tích đề tài cho thấy có 7 nhân tố chính tác động đến độ tin cậy của BCTC bao gồm: bộ máy kế toán, mục tiêu lập BCTC, nhà quản lý, thuế, hệ thống tài khoản kế toán, và hệ thống chứng từ kế toán. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chất lượng BCTC tại các DNNVV trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, ngoài việc chịu ảnh những nhân tố thuộc nhóm quản trị công ty đã được đề cập ở các nghiên cứu trước đây, còn chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố liên quan đến hệ thống kế toán tại mỗi doanh nhiệp.
Đặng Thị Kiều Hoa (2016), đã thực hiện đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của doanh nghiệp nhỏ và vừa bằng chứng thực nghiệm tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”, tác giả thông qua phương pháp đánh giá độ tin cậy Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA để kiểm định các nhân tố. Mô hình và các giả thuyết được phân tích bằng phương pháp hồi quy bội, tác giả đã đánh giá sự tác động của các nhân tố đến chất lượng BCTC bao gồm: quy định về thuế, quy mô công ty, người lập BCTC, tổ chức kiểm toán, quyết định của nhà quản trị, các quy định pháp lý về kế toán Kết quả cho thấy có 4 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC bao gồm: quy định về thuế, quy mô công ty, người lập BCTC, các quy định pháp lý về kế toán.
Huỳnh Thị Minh Phương (2017) Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của các doanh nghiệp niêm yết nhóm ngành Bất động sản giai đoạn 2011- 2015. Thông qua dữ liệu thu thập và các công cụ hỗ trợ, kết quả phân tích hồi quy của tác giả cho thấy chất lượng BCTC đo lường theo QTLN của các công ty thuộc mẫu nghiên cứu trong giai đoạn nghiên cứu có mức trung bình là 10.35%. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy sự biến động của các nhân tố quyền sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài, quyền sở hữu vốn của Nhà nước, quyền sở hữu vốn của tổ chức, sự kiêm nhiệm chức danh TGĐ và chủ tịch HĐQT, tính độc lập của HĐQT, loại công ty kiểm toán (thuộc BIG4 hay không thuộc BIG4) có ảnh hưởng đến chất lượng BCTC đo lường theo quản trị lợi nhuận của các công ty này.
Đỗ Hoàng Anh Thư (2018) Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của báo cáo tài chính: thực nghiệm tại các công ty niêm yết có vốn đầu tư nước ngoài trên Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả dựa vào 332 quan sát từ 166 công ty có vốn đầu từ nước ngoài niếm yết trên Sở GDCK tại Tp.HCM với tỷ lệ sở sữu từ 5% trở lên trong thời gian năm 2016-2017, tác giả đã thu được bằng chứng thực nghiệm về tác động của các nhân tố đến độ tin cậy của BCTC bao gồm: quy mô của công ty, doanh thu, lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu, tỷ lệ sở hữu cổ phần của nước ngoài và chất lượng công ty Kiểm toán theo phương pháp
hồi quy và mô hình hồi quy dự báo khả năng chính xác là 95,78% Dựa vào kết quả hồi quy thu được, tác giả nhận thấy rằng mô hình đã sử dụng giải thích được 79,39% sự biến thiên của biến phụ thuộc, còn lại 20,61% là do sai số ngẫu nhiên hoặc các nhân tố khác ngoài mô hình. Ngoài ra, sự phù hợp của mô hình đối với tổng thể nghiên cứu đã được kiểm định với độ tin cậy 95%. Thêm vào đó, tác giả nhận thấy rằng dấu của các biến độc lập X đều thống nhất với giả thuyết ban đầu mà tác giả dự đoán và các nhân tố quy mô của công ty, doanh thu, lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu, tỷ lệ sở hữu cổ phần của nước ngoài và chất lượng công ty Kiểm toán có tác động đến độ tin cậy của BCTC của các công ty có vốn đầu từ nước ngoài niếm yết trên Sở GDCK tại Tp.HCM với tỷ lệ sở sữu từ 5% trở lên. Trong đó, các biến quy mô công ty và tỷ lệ sở hữu cổ phiếu nắm giữ bởi nhà đầu tư nước ngoài có tác động ngược chiều đến độ tin cậy của BCTC.
Bảng 1.2: Tổng hợp các nghiên cứu trong nước
Tên, Mẫu Nghiên Cứu | Phương Pháp | Các nhân tố ảnh hưởng | |
Trương Thị Kim Thủy (2016) | Ảnh hưởng của quản trị công ty đến chất lượng TTKT trên báo cáo tài chính của các doanh yết trên sàn chứng khoán tp Hồ Chí Minh oán TP nghiệp niêm | Hồi quy bội | Bộ máy kế toán |
Nhà quản lý | |||
Mục tiêu lập BCTC | |||
Thuế | |||
Hệ thống tài khoản kế toán | |||
Hệ thống chứng từ kế toán | |||
Phạm Thanh Trung | Đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến chất | Hồi quy bội | Bộ máy kế toán |
Mục tiêu lập BCTC |
Tên, Mẫu Nghiên Cứu | Phương Pháp | Các nhân tố ảnh hưởng | |
(2016) | lượng thông tin trình bày trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở TP Hồ Chí Minh | Nhà quản lý | |
Thuế | |||
Hệ thống tài khoản kế toán | |||
Hệ thống chứng từ kế toán | |||
Võ Thị Như Lệ (2016) | Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam giai đoạn 2010 - 2014 | Hồi quy bội | Nhà quản trị công ty |
Lợi ích chi phí nhằm tăng giá trị công ty | |||
Trách nhiệm của nhân viên kế toán | |||
Thuế | |||
Gia tăng giá trị công ty | |||
Rủi ro trong việc kiểm toán BCTC của công ty kiểm toán đối với công ty niêm yết | |||
Đặng Thị Kiều Hoa (2016) | Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của doanh nghiệp nhỏ và vừa bằng chứng thực nghiệm tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí | Hồi quy bội | Quy định về thuế |
Quy mô công ty | |||
Người lập BCTC | |||
Các quy định pháp lý về kế toán |