Ảnh Hưởng Trực Tiếp Của Các Nhân Tố Đến Khả Năng Sinh Lời


2.4.2 Giả thuyết nghiên cứu

2.4.2.1 Ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố đến khả năng sinh lời

Đầu tiên tác giả xem xét đến mối quan hệ giữa các biến quy mô DN, cơ hội tăng trưởng, đặc điểm ngành nghề kinh doanh, quan điểm của nhà quản lý và quy định pháp lý ảnh hưởng đến Khả năng sinh lời (H1). Thực tế trong các nghiên cứu về CBTT trách nhiệm xã hội chưa đưa ra các giả thuyết về các mối quan hệ này. Tác giả đưa ra các giả thuyết này với mục đích kiểm định mối quan hệ giữa các biến trên với biến khả năng sinh lời, đồng thời giả thuyết này sẽ xem biến khả năng sinh lời như là một biến trung gian có ảnh hưởng đến CBTT trên báo cáo PTBV của các công ty được nghiên cứu.

Hầu hết các nghiên cứu đo lường ảnh hưởng của quy mô doanh nghiệp đến khả năng sinh lời đều cho kết quả có chiều hướng “tích cực” giữa quy mô doanh nghiệp và khả năng sinh lời (Vijayakumar và cộng sự., 2010; Serrasqueiro và cộng sự, 2008). Đồng thời, một số nghiên cứu đã kết luận rằng giữa quy mô doanh nghiệp và khả năng sinh lời là có quan hệ ngược chiều (Becker và cộng sự, 2010). Niresh và cộng sự (2014) đã nghiên cứu ảnh hưởng của quy mô doanh nghiệp đến khả năng sinh lời của các công ty sản xuất niêm yết ở Sri Lanka bằng cách sử dụng dữ liệu của các năm 2008 đến 2012 và kết quả của nghiên cứu cho thấy không có mối quan hệ nào giữa quy mô doanh nghiệp và khả năng sinh lời. Velnampy và cộng sự (2010) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp và khả năng sinh lời của tất cả các chi nhánh của Ngân hàng Ceylon và Ngân hàng Thương mại ở Sri Lanka trong khoảng thời gian 10 năm từ 1997 đến 2006, kết quả cho rằng quy mô doanh nghiệp và khả năng sinh lời trong Ngân hàng Thương mại, nhưng không có mối quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp và khả năng sinh lời trong Ngân hàng Ceylon. Theo các nghiên cứu trong lĩnh vực ngân hàng của Smirlock (1985) và Dietrich và Wanzenried (2011) đã cho thấy mối quan hệ giữa biến quy mô ngân hàng đến khả năng sinh lời của ngân hàng theo xu hướng tỷ lệ thuận với nhau.

Theo các tài liệu này, rò ràng là các nghiên cứu về tác động của quy mô doanh nghiệp đến khả năng sinh lời đã đưa ra các kết quả khác nhau và không có sự thống nhất chung nào về cách thức quy mô doanh nghiệp liên quan đến khả năng


sinh lời của doanh nghiệp. Các kết quả không có tính nhất quán và do đó cần phải thực nghiệm nhiều hơn. Vì vậy, giả thuyết này được đưa ra nhằm vào việc đánh giá tác động của quy mô doanh nghiệp đối với lợi nhuận của các công ty kinh doanh xăng dầu thuộc tập đoàn xăng dầu Việt Nam.

-> H1a: Quy mô doanh nghiệp có ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của DN (tác động thuận chiều +)

Cơ hội tăng trưởng doanh nghiệp và khả năng sinh lời là một vấn đề quan trọng đối với các đối tượng là chủ doanh nghiệp cũng như các nhà nghiên cứu học thuật (Ajami và cộng sự, 2006). Về mặt lý thuyết, nếu tốc độ tăng trưởng của công ty không liên quan đến quy mô công ty và tốc độ tăng trưởng trước đó, thì tăng trưởng của công ty tuân theo bước đi ngẫu nhiên và phương sai của quy mô công ty có thể tăng lên vô hạn. Điều này được gọi là Luật Hiệu ứng Tỷ lệ (LPE). Quá trình tăng trưởng ngẫu nhiên này ngụ ý rằng ngành tăng trưởng không giới hạn trong thời gian dài. Tuy nhiên, nếu tốc độ tăng trưởng tỷ lệ nghịch với quy mô doanh nghiệp, thì tăng trưởng doanh nghiệp sẽ hội tụ trong dài hạn. Mueller (1977) cho rằng lợi nhuận của công ty hội tụ ở một mức độ nhất định do cạnh tranh thị trường, được gọi là lợi nhuận bền vững (POP). Các nghiên cứu của POP cho rằng việc ra vào của công ty là hoàn toàn tự do, vì vậy bất kỳ khoản lợi nhuận bất thường nào cũng nhanh chóng biến mất và lợi nhuận của tất cả các công ty có xu hướng hội tụ về giá trị trung bình dài hạn. Tuy nhiên, Goddard và cộng sự (2004) tuyên bố rằng mặc dù người ta cho rằng tăng trưởng doanh nghiệp và lợi nhuận có ảnh hưởng lẫn nhau, nhưng chúng không nhất thiết phải có mối liên hệ với nhau. Nhìn chung, tác động và hướng của mối quan hệ này vẫn còn mơ hồ. Sự mơ hồ này có liên quan đến các vấn đề kinh tế lượng khác nhau. Thứ nhất, do tính đồng nhất nên rất khó để nắm bắt mối quan hệ nhân quả và hướng rò ràng giữa chúng. Hơn nữa, khi sự chậm trễ về thời gian tăng trưởng và khả năng sinh lời của công ty được đưa vào các mô hình, mối quan hệ nội sinh thậm chí còn trở nên phức tạp hơn do những ảnh hưởng chưa biết của các thời gian trễ khác nhau.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 255 trang tài liệu này.

Gần đây, một số nghiên cứu đã điều tra mối quan hệ giữa cơ hội tăng trưởng doanh nghiệp và khả năng sinh lời (Coad, 2007, 2009; Davidsson và cộng sự, 2009;


Các nhân tố ảnh hưởng đến công bố báo cáo phát triển bền vững tại các công ty kinh doanh xăng dầu thuộc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam - 12

Steffens và cộng sự, 2009). Mặc dù rất đáng để khám phá mối quan hệ, nhưng kết quả của các nghiên cứu lại không nhất quán. Theo nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời trong khu vực EU-15 của Pierpaolo Pattitoni, Barbara Petracci & Massimo Spisni (2014) và nghiên cứu của (Mueller, 2011) đã cho rằng cơ hội tăng trưởng về vốn, chi phí cơ hội có ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các DN. Đây cũng là một giả thuyết tác giả muốn kiểm chứng trong bối cảnh tại các công ty kinh doanh xăng dầu thuộc tập đoàn xăng dầu Việt Nam.

-> H1b: Cơ hội tăng trưởng có ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của DN (tác động thuận chiều +)

Các công ty tăng trưởng cao có thể có sự bất cân xứng thông tin nhiều hơn giữa các nhà quản lý và nhà đầu tư và do đó có động lực để thu hẹp khoảng cách thông tin này bằng cách tiết lộ tự nguyện hơn Shamil và cộng sự (2014). Có rất nhiều nghiên cứu đã chứng tỏ giả thuyết quan điểm của nhà quản lý có ảnh hưởng tích cự đến khả năng sinh lời là phù hợp. Điển hình như nghiên cứu của La Porta, Lopez-de-Silanes và Shleifer (1999); Claessens và cộng sự (2000) và đặc biệt là nghiên cứu của Joh (2003) đã chỉ ra rằng nếu quan điểm quản lý của doanh nghiệp không tốt, không đáp ứng được yêu cầu của việc quản trị doanh nghiệp sẽ làm cho khả năng sinh lời của doanh nghiệp bị suy giảm và ngược lại. Quan điểm của nhà quản lý ở đây họ chính là những người cung cấp những thông tin chính xác dựa vào dữ liệu sẵn có để gia tăng khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Mặc dù có thể, Nhà quản lý nhận thấy bất lợi cạnh tranh cho doanh nghiệp khi cung cấp những thông tin này trên báo cáo PTBV De Villiers (2003).

Đối với trường hợp các công ty kinh doanh xăng dầu trực thuộc tập đoàn xăng dầu Việt Nam với đặc thù có tỷ lệ vốn góp của Nhà nước khá lớn, việc chịu tác động chi phối bởi các bên liên quan khi cung cấp thông tin liên quan đến môi trường, xã hội là một vấn đề cần nghiên cứu. Chính vì vậy nhân tố quan điểm của nhà quản lý ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các công ty này cũng cần được kiểm chứng.

-> H1c: Quan điểm của nhà quản lý có ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của DN (tác động thuận chiều +)


Onay và cộng sự (2008) cho rằng quy định pháp lý ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng tại Thổ Nhĩ Kì; Agnew và cộng sự (2002) cũng chứng minh điều tương tự trong nghiên cứu của mình tại các doanh nghiệp kinh doanh mía đường. Tchakoute-Tchuigoua (2010) trong nghiên cứu tại các nước Mỹ La Tinh đã chỉ rả rằng quy định pháp lý quyết định đến khả năng sinh lời trong các DN không phân biệt nó thuộc sở hữu tư nhân hay nhà nước. Các doanh nghiệp muốn gia tăng lợi nhuận và minh bạch thông tin trên thị trường thì nên gia tăng việc công bố thông tin mặc dù không bị bắt buộc bởi luật pháp De Villiers (2003).

-> H1d: Quy định pháp lý có ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của DN (tác động thuận chiều +)

Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của đối tượng là các DN kinh doanh xăng dầu, một trong những ngành nghề kinh doanh có thể nói là quan trọng nhất tại Việt Nam, kéo theo sự biến động của các ngành nghề kinh doanh khác trong nền kinh tế. Chính vì vậy giả thuyết đặc điểm ngành nghề kinh doanh có tác động đến khả năng sinh lời từ đó tác động đến công bố báo cáo PTBV của các doanh nghiệp này. Tác giả muốn kiểm chứng xem có mối quan hệ giữa hai biến này trong nghiên cứu.

-> H1e: Đặc điểm ngành nghề kinh doanh có ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của DN (tác động thuận chiều +)

2.4.2.2 Ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố đến công bố báo cáo PTBV

Nội dung chính của mô hình này là kiểm định các nhân tố trên tác động trực tiếp đến công bố BCPTBV bên cạnh các giả thuyết H1 trình bày ở trên. Chính vì vậy, nội dung chính của đề tài sẽ đi trả lời các giả thuyết H2, H3

Thông qua kết quả của các nghiên cứu của Craswell. & Taylor (1992) về việc tiết lộ thông tin dầu mỏ của các công ty ở Australia; Hackston D, Milne MJ (1996) khi nghiên cứu 50 doanh nghiệp lớn trên thị trường chứng khoản New Zealand tính đến cuối năm 1992, Ndukwe O. Dibia và cộng sự (2015) về việc tiết lộ thông tin tại các công ty kinh doanh dầu khí tại Nigeria; José V. Frias-Aceituno và cộng sự (2012) dựa trên việc phân tích dữ liệu của 1590 công ty đa quốc gia tại 20 nước khác nhau đi đến kết luận quy mô DN đều ảnh hưởng đến CBTT. Bên cạnh đó là các nghiên cứu trong nước của Nguyễn Thị Mai Hương, Nguyễn Thị Kim Tuyến (2017); Ánh và cộng sự (2020); Linh và cộng sự (2019) cũng cùng xu hướng trên.


Theo Kolk, A. (2004) dựa vào nội dung lý thuyết bất cân xứng thông tin, có thể thấy rằng với quy mô công ty ngày càng tăng, nhu cầu vốn cho hoạt động ngày càng lớn và do đó tăng khả năng xung đột lợi ích giữa các cổ đông, các chủ nợ và các nhà quản lý. Do đó, chi phí doanh nghiệp tăng lên, việc tiết lộ thông tin tự nguyện có thể được sử dụng làm phương tiện để giảm các chi phí này. Nó sẽ được cấu hình như là một biện pháp để giảm bớt thông tin không đối xứng, do đó cho phép công ty cạnh tranh hơn để tiếp cận thị trường vốn.

Said và Haron (2009); Tauringana (2020); Dilling (2010); Tagesson và cộng sự (2009) sử dụng những thang đo khác nhau nhưng đã cùng quan điểm cho rằng quy mô doanh nghiệp ảnh hưởng đến việc công bố báo cáo PTBV

->H2a: Quy mô doanh nghiệp có ảnh hưởng đến CBTT BCPTBV (tác động thuận chiều +)

Kết quả nghiên cứu của các tác giả (Lang và Lundholm (1993); Craswell, A.

T. & Taylor, S. L. (1992); José V. Frias-Aceituno và cộng sự (2012); Shamil và cộng sự (2014)) đều chỉ ra rằng cơ hội tăng trưởng về vốn chủ sở hữu, mở rộng thị trường đều ảnh hưởng đến CBTT trên báo cáo PTBV của các DN được nghiên cứu. Nghiên cứu trước đã chỉ ra rằng chính sách tiết lộ thông tin của công ty là một đặc điểm của những đặc điểm cụ thể ảnh hưởng đến lợi ích và chi phí liên quan đến chính sách công bố thông tin rộng rãi hơn (Lang và Lundholm (1993); Dilling (2010); Shamil và cộng sự (2014)). Trong các doanh nghiệp tăng trưởng cao thì có liên quan đến việc nhấn mạnh đến lợi ích của chính sách công bố thông tin, có tính đến sự bất đối xứng thông tin làm ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh lời của công ty. Do sự thiếu tự tin giữa các nhà đầu tư, những người sợ rằng các nhà quản lý có thể lợi dụng quyền hạn quản lý để nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của nhà đầu tư (Bushman và Smith, 2001); Shamil và cộng sự (2014). Những yếu tố này có nghĩa là các doanh nghiệp chỉ có thể nhận được quỹ bên ngoài bằng cách trả giá cao hơn sử dụng công khai thông tin để giảm chi phí. Bên cạnh đó cơ hội tăng trưởng tiềm tàng về thị phần khách hàng khi doanh nghiệp công bố minh bạch thông tin về kết quả kinh doanh và các thông tin về môi trường xã hội.


->H2b: Cơ hội tăng trưởng có ảnh hưởng đến CBTT BCPTBV (tác động thuận chiều +)

Craswell, A. T. & Taylor, S. L. (1992); Gray và cộng sự (1995; De Villiers (2003) đều chỉ ra rằng có sự xung đột lợi ích giữa những người chủ sở hữu và những người trực tiếp tham gia quản lý điều hành DN của mình. Đặc thù các công ty kinh doanh xăng dầu đều được nắm giữ phần lớn nguồn vốn của Nhà nước chính vì vậy đây là một giả thuyết cần được kiểm chứng.

Tác giả nhận thấy rằng báo cáo về các chỉ tiêu liên quan đến PTBV trong báo cáo KTQT tại các DN trên lãnh thổ Việt Nam là không bắt buộc, chủ yếu các doanh nghiệp này tự nguyện công bố thông tin. Chính vì vậy, dựa vào lý thuyết đại diện để tác giả đề xuất biến độc lập này. Theo Jensen and Meckling (1976) đã đề cấp đến mối quan hệ ủy thác trong lý thuyết đại diện, theo đó các cổ đông (những người chủ của DN) có quyền đề xuất, chỉ định, bổ nhiệm và bãi nhiệm các đối tượng là quản lý DN (người đại diện DN), nhằm mục đích thực hiện việc quản lý DN thay cho họ, bao gồm cả việc trao quyền cho những người đại diện này có thể ra quyết định định đoạt tài sản, nguồn vốn, nợ phải trả, và rất nhiều hoạt động khác của DN. Nội dung trong lý thuyết đại diện cũng đề cập đến vấn đề, nếu cả hai bên là cổ đông, (thực chất là người chủ DN) và người quản lý DN đều muốn tối đa hóa lợi ích cho bản thân họ; thì từ đó có cơ sở để tin rằng người quản lý DN sẽ có những quyết định không đem đến những lợi ích tốt nhất cho người chủ DN, tức các cổ đông. Ngoài ra, mối quan hệ trong lý thuyết đại diện này tương tự còn có thể thấy rò sự bất đồng về lợi ích trong mối quan hệ giữa nhà quản trị DN cấp cao với các nhà quản trị DN ở cấp thấp, giữa nhà quản trị DN với những nhân sự trực tiếp sử dụng các nguồn lực.

Lý thuyết này cũng cho rằng, sẽ phát sinh xung đột lợi ích giữa những người chủ DN và những người đại diện trong DN khi việc cung cấp thông tin không thật sự đầy đủ và bất cân xứng. Cả hai đối tượng bên trong DN (chủ sở hữu và người đại diện) đều hướng đến lợi ích khác nhau, chính vì vậy để giảm thiểu điều này, chúng ta có thể sử dụng các công cụ thích hợp để có thể có thể giảm thiểu sự phân biệt lợi ích giữa chủ sở hữu DN và người quản lý DN. Các nhà quản trị DN cần được hưởng những cơ chế đãi ngộ thích hợp từ những người chủ DN (lương, thưởng, phụ cấp


trách nhiệm, điều kiện ra quyết định,…) nhưng bên cạnh đó, những người chủ DN cần thiết lập những cơ chế giám sát để hạn chế những hành vi mang tính chất tư lợi riêng cho bản thân của những người quản trị DN một cách hiệu quả nhất.

Theo Healy và Palepu (2001); De Villiers (2003) để có mối quan hệ tối ưu nhất giữa nhà đầu tư, những người chủ DN và nhà quản trị DN, thì cần có một sự thỏa thuận chặt chẽ thù lao, tiền thưởng đối với nhà quản trị DN. Những ràng buộc về hợp đồng giữa hai bên này thường yêu cầu nhà quản trị DN phải cung cấp những thông tin KTQT một cách kịp thời, chính xác và minh bạch như: về doanh thu, chi phí; hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, nguồn lực trong DN... thông qua những kết quả mà nhà quản trị DN báo cáo đó, chủ DN có căn cứ đánh giá sự tuân thủ của nhà quản trị DN về việc thực hiện các điều khoản, cam kết trong hợp đồng. Hơn thế nữa, nhà đầu tư có thể đánh giá nhà quản trị DN có quản trị các nguồn lực của DN gắn với lợi ích của họ hay không.

Lý thuyết đại diện cũng phần nào phản ánh nguyên nhân mà các DN phải áp dụng hệ thống báo cáo kế toán TNXH, báo cáo PTBV trong DN. Nhà quản trị DN muốn đảm bảo lợi ích cho các nhà đầu tư và các cổ đông là những người chủ các DN cổ phần, DN niêm yết trên TTCK thì thông tin trên hệ thống báo cáo KTQT cần cung cấp những thông tin gì. Quan trọng hơn, trong điều kiện chưa có một thị trường chứng khoán hoàn thiện tại Việt Nam; thì việc các DN cung cấp những thông tin KTQT minh bạch, chính xác thực sự có ý nghĩa đối với các nhà đầu tư.

-> H2c: Quan điểm của nhà quản lý có ảnh hưởng đến CBTT BCPTBV (tác động thuận chiều +)

Công bố báo cáo PTBV tại Việt Nam thực sự chưa được quan tâm đúng mực. Theo TT195/TT-BTC thì chỉ những DN niêm yết trên thị trường chứng khoán bắt buộc phải công khai thông tin trên BCPTBV nhưng phần lớn các doanh nghiệp này cố tình không công bố, hoặc công bố nhưng không theo một khuôn mẫu nhất định. Các nghiên cứu của Ahmed Belkaoui, Philip G. Karpik, (1989); Craswell, A. T. & Taylor, S. L. (1992); Gray và cộng sự (1995); Hackston D, Milne MJ. (1996); José V. Frias-Aceituno và cộng sự (2012); De Villers (1999,2003); Tauringana (2020) đã chỉ ra rằng nhân tố quy định pháp lý ảnh hưởng đến công bố báo cáo


PTBV của DN. Trong mô hình trên thì các nhân tố biến độc lập về quy mô DN, khả năng sinh lời, cơ hội tăng trưởng và đặc điểm ngành nghề kinh doanh được tác giả thừa hưởng từ rất nhiều nghiên cứu. Riêng biến độc lập quy định pháp lý thì tác giả mạnh dạn bổ sung dựa vào các nghiên cứu vào mô hình nhằm cho thấy sự khác biệt không gian nghiên cứu tại Việt Nam nói chung và tập đoàn xăng dầu nói riêng so với các nghiên cứu thực nghiệm tại các doanh nghiệp thuộc quốc gia khác. Bên cạnh đó đây là nhân tố bên ngoài tác động vào việc thiết lập các chỉ tiêu liên quan đến phát triển bền vững. Chúng ta có thể nhận thấy hệ thống KTQT trong DN hiện nay tại Viêt Nam thông qua con mắt của lý thuyết xã hội học, KTQT không chỉ là vấn đề mang tính nội bộ DN mà nó chịu tác động ảnh hưởng bởi nhiều đối tượng bên ngoài, nó cũng liên quan và chịu sự chi phối của các chế độ, chính sách, quy định pháp luật hiện hành; KTQT cũng hướng đến mục tiêu sẽ phải giải quyết các mối quan hệ giữa DN với người lao động.

Chính vì vậy, DN nên đặt ra các mục tiêu, phù hợp với sự chấp nhận của luật pháp, xã hội hay nói cách khác phải nằm trong thỏa ước xã hội. Điều này phù hợp với xu hướng PTBV và lợi ích từ hoạt động của DN phải gắn với lợi ích chung của toàn xã hội hướng đến. Ví dụ, các định mức, phương pháp liên quan đến dự toán chi phí sản xuất của DN phải được xây dựng trên cơ sở định mức dự toán chi phí sản xuất chung của toàn ngành, hay phải dựa trên cơ sở mức lương tối thiểu do nhà nước quy định để lập các kế hoạch về dự toán chi phí tiền lương trong DN, các thông tin, chỉ số về hoạt động của DN tác động đến xã hội, môi trường được cung cấp cũng phải chịu sự tác động, chi phối bởi các hệ thống quy phạm pháp luật, quy định của các cơ quan thuế, tài chính, nhà nước. De Villers (1999,2003); Tauringana (2020)

-> H2d: Quy định pháp lý có ảnh hưởng đến CBTT BCPTBV (tác động thuận chiều +)

Các nghiên cứu trước đây của Gray và cộng sự (1995); Hackston D, Milne MJ. (1996); José V. Frias-Aceituno và cộng sự (2012); Clarke & Gibson (1999); De Villers (1999,2003) đều chỉ ra rằng đặc điểm ngành nghề kinh doanh của DN ảnh hưởng đến CBTT BCPTBV nhưng hầu hết là ở nhiều ngành nghề lĩnh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2022