Thang Đo Lường Đặc Điểm Quan Điểm Của Nhà Quản Lý


gia về đặc tính nhà quản lý doanh nghiệp không bị chi phối bởi các bên liên quan khi cung cấp thông tin, điều này phù hợp với lý thuyết đã trình bày ở trên. Quan điểm của nhà quản lý bao gồm 4 biến quan sát được mã hóa từ QDQL1 đến QDQL4, được sử dụng để khảo sát và được đo lường theo thang đo Likert từ 1 đến 5 điểm (với 1 được qui ước là rất không đồng ý, và 5 được qui ước là rất đồng ý).

Bảng 3.5 Thang đo lường đặc điểm quan điểm của nhà quản lý


TT

Mã hóa

Thang đo

1

QDQL1

Nhà quản lý doanh nghiệp muốn giảm thiểu xung đột lợi ích với chủ sở hữu thông qua việc công bố báo cáo PTBV

2

QDQL2

Nhà quản lý doanh nghiệp sẽ cung cấp thông tin chính xác dựa vào dữ liệu thực tế sẵn có

3

QDQL3

Nhà quản lý doanh nghiệp không bị chi phối bởi các bên liên quan khi cung cấp thông tin

4

QDQL4

Nhà quản lý nhận thấy bất lợi cạnh tranh cho doanh nghiệp khi cung cấp thông tin trên báo cáo PTBV

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 255 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến công bố báo cáo phát triển bền vững tại các công ty kinh doanh xăng dầu thuộc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam - 15

(Nguồn: tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu)

3.2.6.5 Quy định pháp lý

Đây là một khái niệm được đề cập ở nhiếu nghiên cứu khác nhau, với mỗi bối cảnh nghiên cứu khác nhau thì thang đo lường khái niệm này được sử dụng khác nhau. Trong luận án của mình, tác giả thừa kế các thang đo lường khái niệm quy định pháp lý từ nghiên cứu của De Villiers (2003) và Tauringana (2020). Các đặc điểm về việc doanh nghiệp sẽ công bố khi có quy định pháp lý bắt buộc; sợ trách nhiệm về tính chính xác của báo cáo PTBV khi công bố ra bên ngoài được thừa kế từ nghiên cứu của De Villiers (2003). Bên cạnh đó, đặc điểm cần được đào tạo, hỗ trợ cũng như hướng dẫn từ các cơ quan quản lý nhà nước cho việc công bố báo cáo PTBV được kế thừa từ nghiên cứu của Tauringana (2020). Một ý kiến nhận được từ chuyên gia bổ sung vào đặc điểm khái niệm này đó là cần phải tham khảo các tiêu chuẩn pháp lý khi tham gia vào các tổ chức, diễn đàn khu vực và thế giới về công bố báo cáo PTBV. Quy định pháp lý bao gồm 4 biến quan sát được mã hóa từ QDPL1 đến QDPL4, được sử dụng để khảo sát và được đo lường theo thang đo


Likert từ 1 đến 5 điểm (với 1 được qui ước là rất không đồng ý, và 5 được qui ước là rất đồng ý).

Bảng 3.6 Thang đo lường quy định pháp lý


TT

Mã hóa

Thang đo

1

QDQL1

Doanh nghiệp sẽ công bố báo cáo PTBV theo quy định bắt buộc của các cơ quan quản lý nhà nước.

2

QDQL2

Doanh nghiệp cần được đào tạo, hướng dẫn cụ thể từ cơ quan quản lý nhà nước cho việc trình bày công bố thông tin trên báo cáo PTBV.

3

QDQL3

Cần có cơ quan độc lập, chịu trách nhiệm về việc giám sát trình bày công bố thông tin trên báo cáo PTBV của doanh nghiệp

4

QDQL4

Cần tham khảo các tiêu chuẩn pháp lý khi tham gia vào các tổ chức, diễn đàn khu vực và thế giới về công bố báo cáo PTBV

(Nguồn: tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu)

3.2.6.6 Khả năng sinh lời

Cũng giống như khái niệm quy mô doanh nghiệp, việc đo lường khái niệm khả năng sinh lời dựa vào nhiều chỉ số khác nhau thông qua dữ liệu thứ cấp thu thập được. Một số tác giả lựa chọn các chỉ tiêu đo lường khác nhau phù hợp với dữ liệu nghiên cứu thu thập được cũng như bối cảnh nghiên cứu của mình. Ví dụ, tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA), lợi tức trên vốn đầu tư của sở hữu (ROIC). Với hạn chế là không đo lường được đầy đủ các đặc điểm khác nhau của khái niệm khả năng sinh lời khi chỉ sử dụng một chỉ số tài chính. Tất cả các chuyên gia khi được hỏi đều đồng ý với với chuyển đổi cách thức đo lường của khái niệm này theo thang đo Likert 5 cấp độ nhằm đảm bảo độ rộng và bao quát khái niệm này. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu của Trotman và Bradley (1981); Branco và Rodrigues (2008) cũng đã đề cập đến vấn đề này. Đặc điểm khả năng sinh lời trong dài hạn được kế thừa từ nghiên cứu của Trotman và Bradley (1981). Branco và Rodrigues (2008) có đề cập đến khả năng sinh lời từ thương hiệu thông qua truyền thông. Khả năng sinh lời bao gồm 4 biến quan sát được mã hóa từ KNSL1 đến KNSL4, được sử dụng để khảo sát và được đo lường theo thang đo Likert từ 1 đến 5 điểm (với 1 được qui ước là rất không đồng ý, và 5 được qui ước là rất đồng ý).


Bảng 3.7 Thang đo lường khả năng sinh lời


TT

Mã hóa

Thang đo

1

KNSL1

Khả năng sinh lời trên tổng tài sản của công ty lớn thúc đẩy việc công bố báo cáo PTBV

2

KNSL2

Khả năng sinh lời trong dài hạn của công ty sẽ cải thiện khi công ty công bố báo cáo PTBV

3

KNSL3

Khả năng sinh lời trên vốn đầu tư chủ sở hữu lớn sẽ thúc đẩy việc công bố báo cáo PTBV

4

KNSLL4

Khả năng sinh lời từ thương hiệu thông qua truyền thông sẽ gia tăng trong tương lai khi công bố báo cáo PTBV

(Nguồn: tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu)

3.2.6.7 Công bố báo cáo phát triển bền vững

Đây là biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu của luận án. Hầu hết các nghiên cứu trước đây khi đề cập đến khái niệm này thì chỉ có hai lựa chọn là có/sẵn sàng công bố hoặc là không/không sẵn sàng công bố báo cáo PTBV. Sau đó, một số nghiên cứu xem xét về độ dài của việc công bố, theo mức độ công bố thông tin liên quan đến khía cạnh môi trường và xã hội báo cáo PTBV. Chưa có nhiều nghiên cứu quan tâm đến các đặc điểm khác của khái niêm này một cách đầy đủ và khái quát nhất. Kế thừa nghiên cứu của De Villiers (1998, 2003), thông qua kỹ thuật phỏng vấn sâu và thảo luận với các nhóm chuyên gia. Tác giả nhận thấy để đảm bảo đo lường chính xác và đầy đủ các đặc tính của khái niệm công bố báo cáo PTBV thì phải tập trung vào các đặc điểm sau: thông tin trên báo cáo PTBV phải được công bố toàn diện kể cả những chi tiêu phi tài chính liên quan đến môi trường và xã hội; việc công bố báo cáo PTBV phải được thực hiện hàng năm để có sự đối sánh; thông tin lên quan đến vấn đề PTBV phải được thực hiện trên một báo cáo riêng biệt không công bố chung ở báo cáo tài chính; doanh nghiệp cần công bố tự nguyện các báo cáo này De Villers (2003). Ngoài ra, kế thừa thang đo trong nghiên cứu của De Villiers (1998) về đặc điểm chịu trách nhiệm về tính chính xác với các bên liên quan khi công bố báo cáo PTBV. Công bố báo cáo PTBV bao gồm 5 biến quan sát được mã hóa từ CBTT1 đến CBTT5, được sử dụng để khảo sát và được đo lường


theo thang đo Likert từ 1 đến 5 điểm (với 1 được qui ước là rất không đồng ý, và 5 được qui ước là rất đồng ý).

Bảng 3.8 Thang đo lường công bố báo cáo phát triển bền vững


TT

hóa

Thang đo

1

CBTT1

Trình bày và công bố toàn diện hơn về thông tin phi tài chính liên

quan đến môi trường, xã hội

2

CBTT2

Trình bày và công bố thông tin tbáo cáo PTBV định kỳ hằng năm

3

CBTT3

Công bố thông tin liên quan đến vấn đề PTBV ở một báo cáo riêng

biệt

4

CBTT4

Doanh nghiệp tự nguyện công bố báo cáo PTBV

5

CBTT5

Chịu trách nhiệm về tính chính xác với các bên liên quan khi công

bố thông tin

(Nguồn: tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu)

Vậy nghiên cứu này sử dụng bộ đo lường gồm 29 biến quan sát, trong đó quy mô doanh nghiệp có 4 biến quan sát, cơ hội tăng trưởng có 4 biến quan sát, quan điểm của nhà quản lý có 4 biến quan sát, quy định pháp lý có 4 biến quan sát, đặc điểm ngành nghề kinh doanh có 4 biến quan sát, khả năng sinh lời có 4 biến quan sát và công bố báo cáo PTBV có 5 biến quan sát. Thang đo này sẽ được dùng vào việc phác thảo câu hỏi khảo sát nhằm thu thập dữ liệu để xử lý kết quả trong các nội dung tiếp theo (xem phụ lục 6)

3.3 NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG

3.3.1 Nghiên cứu định lượng sơ bộ

Sau khi thực hiện xong phương pháp nghiên cứu định tính và có thang đo hoàn chỉnh, tác giả tiến hành phương pháp nghiên cứu định lượng sơ bộ với mục đích kiểm tra độ tin cậy của thang đo, giá trị hội tụ và phân biệt của thang đo. Đây là giai đoạn quan trọng để phát hiện sai sót khi thiết kế bảng câu hỏi phục vụ cho quá trình nghiên cứu định lượng chính thức. Đồng thời, quá trình nghiên cứu định lượng sơ bộ sẽ giúp tác giả điều chỉnh lại mục của câu hỏi để đảm bảo độ tin cậy của thang đo. Khi thực hiện nghiên cứu định lượng sơ bộ, quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu cho rằng số lượng, đối tượng nghiên cứu càng gần giống với nghiên cứu định lượng chính thức thì càng tốt và nên là đại diện của các mẫu nghiên cứu chính


thức. Mẫu nghiên cứu định lượng sơ bộ có thể lựa chọn theo phương pháp thuận tiện. Tuy nhiên, kích thước mẫu nghiên cứu đinh lượng sơ bộ tùy theo quan điểm khác nhau. Trong luận án của mình, tác giả lựa chọn mẫu nghiên cứu định lượng sơ bộ là 100 phiếu, thu lại 85 phiếu, sau khi loại bỏ những phiếu không đảm bảo thì kích cỡ mẫu nghiên cứu định lượng sơ bộ là 79. Kết quả phân tích tần số được trình bày ở phụ lục 8. Sở dĩ tác giả lựa chọn kích cỡ mẫu như vậy bởi vì có khoảng 60 doanh nghiệp thuộc tập đoàn xăng dầu Việt Nam. Việc lựa chọn mẫu nghiên cứu mang tính đại diện, có nghĩa là có ít nhất một cá nhân tại tất cả các công ty đều tham gia trả lời. Điều này giúp tác giả thu thập được thông tin mang tính đại diện, độ tin cậy cao hơn. Từ đó, giúp tác giả một lần nữa khẳng định các thang đo của các nhân tố trong mô hình nghiên cứu là hoàn toàn đảm bảo độ tin cậy. Nghiên cứu định lượng sơ bộ sử dụng thông qua hai kĩ thuật là phân tích độ tin cậy của thang đo và phân tích khám phá nhân tố nhằm loại bỏ các biến quan sát không đảm bảo yêu cầu.

+ Phân tích độ tin cậy thang đo: Tác giả tiến hành đánh giá độ tin cậy của thang đo dựa trên hai chỉ số là hệ số tương quan biến tổng và hệ số Cronbach’s Alpha, nếu biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng thấp hơn 0,3; hệ số Cronbach’s Alpha của tổng thể thấp hơn 0,6, biến đo lường này sẽ bị loại Nunnally (1978) và Peterson (1994).

+ Phân tích khám phá nhân tố: Thứ nhất, hệ số KMO của kiểm định Bartlett phải lớn hơn 0,5 và có giá trị Sig nhỏ hơn 0,05; Thứ hai, các nhân tố được rút trích lại giá trị Eigenvalue lớn hơn hoặc bằng 1 và tổng phương sai trích phải lớn hơn hoặc bằng 50%; Thứ ba, tất cả thang đo và biến quan sát thỏa mãn điều kiện kiểm định Conbach’s Alpha mới được tiếp đến là phân tích nhân tố khám phá để xác định giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008; Nguyễn Đình Thọ, 2012). Các biến có hệ số tải dưới 0,5 sẽ bị loại (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008; Nguyễn Đình Thọ, 2012)

3.3.1.1 Đánh giá thang đo thông qua phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha

a. Đánh giá thang đo quy mô doanh nghiệp

Độ tin cậy của thang đo của nhân tố Quy mô doanh nghiệp được kiểm định thông qua một lần phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha như thể hiện tại Bảng 3.9. Kết quả kiểm định cho thấy hệ số Cronbach’s Ạlpha của tổng thể là 0.739>0.6; hệ


số tương quan biến tổng của tất cả các biến quan sát đều lớn 0.3. Tác giả nhận định các biến quan sát đảm bảo độ tin cậy. Các biến quan sát này sẽ được dùng trong phân tích EFA ở bước tiếp theo.

Bảng 3.9 Kết quả Cronbach’s alpha đối với quy mô doanh nghiệp

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến


Tương quan biến-tổng

Cronbach's Alpha nếu loại biến

Kết quả phân tích lần 1: Cronbach’s Alpha=0.739

QMDN1

10.7089

4.568

0.567

0.659

QMDN2

10.5190

4.740

0.475

0.711

QMDN3

10.7089

4.799

0.509

0.692

QMDN4

10.4810

4.253

0.575

0.653

(Nguồn: tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ)

b. Đánh giá thang đo cơ hội tăng trưởng

Độ tin cậy của thang đo của nhân tố cơ hội tăng trường được kiểm định thông qua một lần phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha như thể hiện tại Bảng

3.10. Kết quả kiểm định cho thấy hệ số Cronbach’s Ạlpha của tổng thể là 0.911>0.6; hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến quan sát đều lớn 0.3. Tác giả nhận định các biến quan sát đảm bảo độ tin cậy. Các biến quan sát này sẽ được dùng trong phân tích EFA ở bước tiếp theo.

Bảng 3.10 Kết quả Cronbach’s alpha đối với cơ hội tăng trưởng

Biến quan sát

Trung bình

thang đo nếu loại biến

Phương sai

thang đo nếu loại biến


Tương quan biến-tổng

Cronbach's

Alpha nếu loại biến

Kết quả phân tích lần 1: Cronbach’s Alpha=0.911

CHTT1

11.8481

5.643

.860

.863

CHTT2

11.8987

5.784

.815

.879

CHTT3

12.0000

6.026

.681

.906

CHTT4

11.9114

5.595

.844

.868

(Nguồn: tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ)

c. Đánh giá thang đo đặc điểm ngành nghề kinh doanh

Độ tin cậy của thang đo của nhân tố đặc điểm ngành nghề kinh doanh được kiểm định thông qua một lần phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha như thể hiện tại


Bảng 3.11. Kết quả kiểm định cho thấy hệ số Cronbach’s Ạlpha của tổng thể là 0.707>0.6; hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến quan sát đều lớn 0.3. Tác giả nhận định các biến quan sát đảm bảo độ tin cậy. Các biến quan sát này sẽ được dùng trong phân tích EFA ở bước tiếp theo.

Bảng 3.11 Kết quả Cronbach’s alpha đối với đặc điểm ngành nghề kinh doanh

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại

biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến


Tương quan biến-tổng

Cronbach's Alpha nếu loại

biến

Kết quả phân tích lần 1: Cronbach’s Alpha=0.707

DDKD1

10.6582

4.561

.525

.623

DDKD2

10.5190

4.073

.569

.592

DDKD3

10.4684

4.483

.416

.700

DDKD4

10.3924

5.344

.503

.653

(Nguồn: tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ)

d. Đánh giá thang đo Quan điểm của nhà quản lý

Độ tin cậy của thang đo của nhân tố quan điểm của nhà quản lý được kiểm định thông qua một lần phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha như thể hiện tại Bảng 3.12. Kết quả kiểm định cho thấy hệ số Cronbach’s Ạlpha của tổng thể là 0.887>0.6; hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến quan sát đều lớn 0.3. Tác giả nhận định các biến quan sát đảm bảo độ tin cậy. Các biến quan sát này sẽ được dùng trong phân tích EFA ở bước tiếp theo.

Bảng 3.12 Kết quả Cronbach’s alpha đối với quan điểm của nhà quản lý

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại

biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến


Tương quan biến-tổng

Cronbach's Alpha nếu loại

biến

Kết quả phân tích lần 1: Cronbach’s Alpha=0.887

QDQL1

11.9114

4.364

.811

.831

QDQL2

11.9873

4.474

.737

.862

QDQL3

11.8354

4.652

.773

.847

QDQL4

11.9620

5.165

.701

.874

(Nguồn: tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ)


e. Đánh giá thang đo Quy định pháp lý

Độ tin cậy của thang đo của nhân tố quy định pháp lý được kiểm định thông qua một lần phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha như thể hiện tại Bảng 3.13. Kết quả kiểm định cho thấy hệ số Cronbach’s Ạlpha của tổng thể là 0.912>0.6; hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến quan sát đều lớn 0.3. Tác giả nhận định các biến quan sát đảm bảo độ tin cậy. Các biến quan sát này sẽ được dùng trong phân tích EFA ở bước tiếp theo.

Bảng 3.13 Kết quả Cronbach’s alpha đối với quy định pháp lý


Biến quan sát

Trung bình

thang đo nếu loại biến

Phương sai

thang đo nếu loại biến


Tương quan biến-tổng

Cronbach's

Alpha nếu loại biến

Kết quả phân tích lần 1: Cronbach’s Alpha=0.912

QDPL1

13.1392

3.916

.774

.895

QDPL2

13.2025

3.933

.686

.909

QDPL3

13.1013

3.784

.855

.868

QDPL4

13.0759

3.738

.905

.851

(Nguồn: tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ)

f. Đánh giá thang đo Khả năng sinh lời

Độ tin cậy của thang đo của nhân tố khả năng sinh lời được kiểm định thông qua một lần phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha như thể hiện tại Bảng 3.14. Kết quả kiểm định cho thấy hệ số Cronbach’s Ạlpha của tổng thể là 0.871>0.6; hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến quan sát đều lớn 0.3. Tác giả nhận định các biến quan sát đảm bảo độ tin cậy. Các biến quan sát này sẽ được dùng trong phân tích EFA ở bước tiếp theo.

Bảng 3.14 Kết quả Cronbach’s alpha đối với khả năng sinh lời

Biến quan sát

Trung bình

thang đo nếu loại biến

Phương sai

thang đo nếu loại biến


Tương quan biến-tổng

Cronbach's

Alpha nếu loại biến

Kết quả phân tích lần 1: Cronbach’s Alpha=0.871

KNSL1

11.7975

2.343

.679

.854

KNSL2

11.6456

2.283

.755

.824

KNSL3

11.7215

2.357

.676

.855

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2022