liệu về báo cáo bền vững phản ánh sự không nhất quán về mặt thuật ngữ này. Điều này có thể xảy ra bởi vì các hướng dẫn báo cáo bền vững có xu hướng tạo ra sự phân chia giữa các khía cạnh của tính bền vững trong khi vẫn xem xét các mối liên kết giữa các bên (Lozano và Huisingh, 2011; Lozano, 2013). Ở đây, một lần nữa, sự liên quan của các hướng dẫn GRI với tư cách là một tiêu chuẩn thực tế hướng dẫn thiết kế các báo cáo bền vững được đề cao. Các hướng dẫn này bao gồm tất cả các nội dung được đề cập cho các báo cáo tương ứng và đưa ra một tiêu chuẩn đơn phương cho báo cáo phi tài chính mà người phát hành báo cáo tương ứng có thể tự nguyện sử dụng để đạt được một số tiêu chuẩn nhất định trong lĩnh vực này. Do đó, GRI với tư cách là một mạng lưới các chuyên gia từ các nhóm bên liên quan khác nhau nhằm mục đích cung cấp “khuôn khổ các khái niệm, ngôn ngữ và số liệu nhất quán được chia sẻ trên toàn cầu” để “trao đổi rò ràng và cởi mở về tính bền vững” (GRI, 2011b: 3). Tuy nhiên, GRI tập trung vào các vấn đề môi trường và xã hội trong khi chỉ bao gồm một số chỉ tiêu kinh tế tổng quát và khá ít, để lại các quy tắc chi tiết và rò ràng hơn để báo cáo các vấn đề kinh tế theo các khuôn khổ quy định hiện hành về báo cáo tài chính (US GAAP, IFRS).
Qua đây, tác giả nhận thấy mặc dù tên gọi báo cáo PTBV và báo cáo TNXH là khác nhau nhưng mục tiêu chung vẫn là đưa ra mục tiêu cung cấp các thông tin trên ba phương diện chính là môi trường, xã hội và kinh tế.
2.3 LÝ THUYẾT NỀN
2.3.1 Lý thuyết đại diện (Agency theory)
Lý thuyết đại diện có thể giải thích lý do tại sao các nhà quản lý tự nguyện tiết lộ thông tin (Chow & Wong-Boren, 1987; Cooke 1989a; Firth, 1980). Các nhà quản lý khi biết rằng các cổ đông sẽ tìm cách kiểm soát hành vi của họ thông qua các hoạt động liên kết và giám sát, có thể có động cơ để cố gắng thuyết phục cổ đông rằng họ đang hành động một cách tối ưu và công bố thông tin là một phương tiện để đạt được điều này. Lý thuyết đại diện dự đoán rằng chi phí sẽ thay đổi theo các đặc điểm khác nhau của công ty, chẳng hạn như quy mô doanh nghiệp, đòn bẩy kinh doanh và tình trạng niêm yết Ball & Foster (1982). Ví dụ, lý thuyết đại diện sẽ gợi ý rằng các công ty có đòn bẩy tài chính cao sẽ tiết lộ nhiều thông tin hơn để đáp
ứng nhu cầu của chủ nợ và người được ủy thác các khoản đầu tư vào công ty. Thông qua việc tiết lộ nhiều hơn, các công ty cố gắng giảm chi phí vốn. Lập luận này cũng có thể liên quan đến quy mô công ty nếu các công ty lớn hơn sử dụng nhiều nguồn nợ vay, vì nó mang lại lợi thế về thuế Ahmed & Courtis (1999). Lý thuyết đại diện cho rằng các đặc điểm khác nhau của công ty như quy mô công ty, tài sản so với tổng đầu tư và số dự nợ, có tương quan thuận với công bố thông tin tự nguyện. Đó là một lý thuyết có thể giải thích tại sao chúng ta sử dụng các biến số này để giải thích công bố thông tin trên báo cáo TNXH, cho thấy rằng một công ty sẽ chỉ tiết lộ loại thông tin này khi cho rằng lợi ích của việc công bố thông tin lớn hơn chi phí của nó.
2.3.2 Lý thuyết báo hiệu (Signaling Theory)
Lý thuyết báo hiệu cho phép công ty liên kết với các bên liên quan hiệu quả hơn và giải thích từ sự ưu ái của nhà quản lý để đạt được tất cả năm khía cạnh EGSEE về hoạt động bền vững và phản ứng của nhà đầu tư đối với việc tiết lộ thông tin về hiệu suất bền vững (Grinblatt và Hwang, 1989). Lý thuyết báo hiệu cho thấy rằng các doanh nghiệp có thể cố gắng báo hiệu "tin tốt" thông qua việc sử dụng các báo cáo tài chính bắt buộc và báo cáo tự nguyện về hoạt động không bền vững của CSR/ESG. Tuy nhiên, sự kết hợp theo như mong đợi giữa báo cáo về hoạt động bền vững về CSR/ESG phi tài chính của công ty và việc sử dụng những tín hiệu này thông qua các báo cáo tài chính bắt buộc là không thật sự khả thi. Healy và Palepu (2001) lập luận rằng báo cáo tự nguyện của các công ty có thể đóng vai trò bổ sung cho các thông tin mang tính chất có tín hiệu tốt về mặt tài chính dự kiến trong tương lai. Ngoài ra, các cơ chế báo hiệu này có thể là sự thay thế, cho thấy một mối quan hệ tiêu cực giữa xác suất tiết lộ tự nguyện và việc sử dụng các thông tin này (Grinblatt và Hwang, 1989). Tuy nhiên, các doanh nghiệp có kết quả hoạt động bền vững tốt được thúc đẩy để báo hiệu hoạt động bền vững cao của họ thông qua công bố thông tin CSR/ESG bền vững theo thuyết tự nguyện (Lys, Naughton and Wang 2015). Lý thuyết báo hiệu thông tin cho thấy các DN có hoạt động tài chính và phi tài chính có tính bền vững cao có khuynh hướng tiết lộ hiệu quả cao hơn và đưa ra các báo cáo về sự bền vững của CSR/ESG bên cạnh báo cáo tài chính bắt buộc. Lý
Có thể bạn quan tâm!
- Khoảng Trống Nghiên Cứu Và Hướng Phát Triển Cho Nghiên Cứu
- Mối Liên Hệ Giữa Kế Toán Và Vấn Đề Phát Triển Bền Vững Trong Doanh Nghiệp
- Nội Dung Kế Toán Hướng Đến Phát Triển Bền Vững Trong Doanh Nghiệp
- Ảnh Hưởng Trực Tiếp Của Các Nhân Tố Đến Khả Năng Sinh Lời
- Các nhân tố ảnh hưởng đến công bố báo cáo phát triển bền vững tại các công ty kinh doanh xăng dầu thuộc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam - 13
- Kế Hoạch, Địa Điểm Và Thời Gian Cho Các Buổi Phỏng Vấn
Xem toàn bộ 255 trang tài liệu này.
thuyết báo hiệu đề cập đến khả năng liên kết với tất cả các bên liên quan để đạt được tất cả năm khía cạnh EGSEE về hoạt động bền vững (Connelly và cộng sự, 2011 a, b; Dainelli, 2013). Vì vậy, phù hợp với lý thuyết báo hiệu, các công ty tốt (những doanh nghiệp hoạt động mang tính bền vững cao) phân biệt mình với các công ty xấu (những doanh nghiệp có hoạt động bền vững thấp) và báo hiệu sự bền vững của họ như những công ty tốt. Lý thuyết báo hiệu giúp giải thích các khuyến khích quản lý để đạt được cả thông tin về sự bền vững của CSR/ESG về tài chính và phi tài chính và do đó phù hợp nhất với việc tiết lộ tính bền vững hơn là hoạt động phát triển hướng đến sự PTBV.
Lý thuyết báo hiệu cho rằng thông tin không cân xứng giữa doanh nghiệp và nhà đầu tư dẫn đến lựa chọn bất lợi của nhà đầu tư. Để tránh tình trạng này, các doanh nghiệp tự nguyện công bố thông tin và đưa ra những tín hiệu tích cực cho thị trường. Theo lý thuyết này, doanh nghiệp càng lớn thì sự mất cân bằng thông tin càng lớn (Guthrie & Parker, 1989). Ngoài ra, các doanh nghiệp có lợi nhuận cao hơn sẽ có xu hướng công bố nhiều thông tin hơn để cung cấp tín hiệu tích cực cho nhà đầu tư về triển vọng tăng trưởng, điều này sẽ tác động tích cực đến giá cổ phiếu của doanh nghiệp.
2.3.3 Lý thuyết hợp pháp hóa (Legitimacy Theory)
Lý thuyết tiếp theo được sử dụng để giải thích việc các DN tự nguyện CBTT liên quan đến báo cáo PTBV là lý thuyết hợp pháp hóa. Các quan điểm nghiên cứu về KTMT cho rằng kế toán môi trường được đánh giá trên hai khía cạnh là kế toán và quản lý môi trường. Ngoài việc hỗ trợ ra quyết định nội bộ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm cải thiện hoạt động tài chính và môi trường, kế toán môi trường còn cung cấp thông tin bên ngoài doanh nghiệp cho các bên liên quan như ngân hàng, tổ chức tài chính, cơ quan quản lý môi trường, cộng đồng, ... Qua đó nó giúp các doanh nghiệp (i) Nâng cao lợi thế cạnh tranh do việc hướng đến xu hướng tiêu dùng xanh các sản phẩm sạch, (ii) Thay đổi và nâng cao mức độ nhận thức và hành động của các tổ chức và các bên liên quan về các vấn đề môi trường trong mỗi công ty và nền kinh tế nói chung. Theo nội dung lý thuyết này, tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh tại DN mình phải nằm trong phạm vi quy định của
pháp luật mà nó đang hoạt động. Những quy định pháp luật này luôn thay đổi theo thời gian chứ không tồn tại mãi (sẽ có những luật, quy định được cập nhật phù hợp hơn với xu thế phát triển). Chính vì điều này nên bắt buộc các DN cũng phải luôn thay đổi, cập nhật những quy phạm pháp luật liên quan hướng đến việc đáp ứng những hoạt đông của DN mình phù hợp với quy định pháp luật hiện tại. Những quy định pháp luật này, dựa trên quan niệm thỏa ước xã hội, thỏa ước xã hội chỉ ra những kỳ vọng trong mối quan hệ giữa các bên liên quan, yêu cầu DN cần thực hiện các hoạt động của hướng tới việc thỏa mãn những kỳ vọng này. Có thể dễ thấy rằng, một số kỳ vọng của xã hội hướng đến được thể hiện rất rò thông qua hệ thống pháp luật, nhưng ngược lại sẽ có những kỳ vọng là ngầm định, không được luật pháp hóa. Xét theo quan điểm truyền thống thì những kỳ vọng của xã hội trước đây chủ yếu tập trung vào việc tối đa hóa lợi nhuận của DN trong khuôn khổ mà pháp luật cho phép. Tuy nhiên, dần dần đã có những thay đổi, sự dịch chuyển những kỳ vọng đó hướng sang các vấn đề liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của con người, đảm bảo môi trường trong sạch và sự công bằng trong xã hội. Như đã bàn luận ở trên, căn cứ đưa ra những chuẩn mực pháp luật là từ các thỏa ước xã hội, thỏa ước xã hội cho phép các DN sở hữu và sử dụng nguồn lực bao gồm con người và như tài nguyên thiên nhiên. Thông qua việc DN sử dụng các nguồn lực này, sản phẩm của họ có thể là các sản phẩm có chất lượng tốt, có thể mang lại lợi ích cho chính DN và người tiêu dùng; đồng thời kết quả của quá trình sử dụng các nguồn lực là cả những phế thải ra ngoài gây ảnh hưởng đến môi trường. DN chỉ được phép hoạt động và tồn tại được khi mà mức kỳ vọng về lợi ích tạo ra cho xã hội cao hơn so với mức chi phí mà nó phải gánh chịu (Mathews, 1993). DN đó sẽ gặp khó khăn trong việc sử dụng những nguồn lực đó để tiếp tục hoạt động nếu DN vi phạm những thỏa ước xã hội. DN bắt buộc phải tạm ngừng hoạt động trên cơ sở tuân thủ luật pháp, hoặc bị hạn chế cung cấp những nguồn lực lao động; hoặc đơn giản hơn là người tiêu dùng sẽ giảm nhu cầu sử dụng sản phẩm và dịch vụ của DN đó cung cấp một khi DN vi phạm kỳ vọng của xã hội đặt ra, điều này dẫn đến DN sẽ gặp bất lợi. Điều này nói lên sự thật là việc tồn tại và phát triển của DN chỉ được đảm bảo khi và chỉ khi hoạt động của nó phù hợp với kỳ vọng của xã hội, đáp ứng được những quy định pháp
luật đề ra, không vi phạm thỏa ước xã hội. Nhưng việc hoạt động trong khuôn khổ pháp lý của một DN vẫn có thể bị đe dọa, ngay cả khi những hoạt động của DN đó đi đúng hướng như kỳ vọng của xã hội, nguyên nhân là do DN không CBTT về những hoạt động, chỉ số của DN ra bên ngoài một cách minh bạch, kịp thời hoặc DN không cung cấp đủ các minh chứng cho thấy hoạt động của DN là phù hợp với kỳ vọng của xã hội. Thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau như báo cáo tài chính, báo cáo PTBV hoặc thông qua Internet, website, DN có thể chứng minh mọi hoạt động của họ là phù hợp với pháp luật, cũng như đáp ứng được kỳ vọng của xã hội. Nhưng cũng cần phải nhìn nhận, những thông tin mà DN thực hiện công bố có thể là “thực chất” hoặc mang tính “lừa dối”. Lý thuyết hợp pháp hóa đã được dùng để giải thích cho một số nghiên cứu thực nghiệm tiêu biểu đã được công bố. Ví dụ, Patton (1992) đã chỉ ra rằng, những DN hoạt động trong lĩnh vực dầu khí, khí đốt, xăng dầu tại Mỹ đã mở rộng phạm vi, quy mô CBTT về môi trường sau sự cố tràn dầu của tập đoàn Exxon Vaidez vào năm 1989 tại bờ biển Alaskan. Thông qua một số kết quả của các nghiên cứu nổi bật trước đây, có thể nhận xét rằng lý thuyết hợp pháp hóa cũng là cơ sở tiền đề để giải thích cho CBTT liên quan đến môi trường và xã hội của các DN hoạt động trong ngành dầu khí. Theo Deegan và Rankin (1996), các DN sẽ CBTT về sự ảnh hưởng của hoạt động tại DN đó đối với môi trường, xã hội nhiều hơn trong những năm mà DN đó bị khởi kiện về các vấn đề này so với những thời điểm khác; những DN đang bị khởi kiện sẽ cố gắng minh bạch thông tin về hoạt động của họ tác động đến môi trường nhiều hơn. Bên cạnh đó, Lý thuyết về hợp pháp hóa do Dowling & Pfeffer (1975) định nghĩa rằng một công ty có thể tồn tại khi hệ thống giá trị của nó phù hợp với hệ thống giá trị của hệ thống xã hội lớn hơn mà nó đang ở đó. Kế thừa và phát triển lý thuyết hợp pháp hóa, Guthrie và Parker (1989) cho rằng lý thuyết hợp pháp hóa có liên quan đến quyền lực của xã hội. Họ tin rằng các doanh nghiệp kinh doanh trong xã hội phải ký một hợp đồng xã hội mà các nhà quản lý đồng ý thực hiện. Các điều khoản của hợp đồng này có thể được cụ thể hóa trong điều khoản pháp luật hoặc không cụ thể hóa tùy theo nguyện vọng của cộng đồng xã hội. Lý thuyết hợp pháp hóa giải thích trách nhiệm thực hiện hạch toán môi trường của doanh nghiệp như sau: (i) Sự cần thiết phải thực hiện
hạch toán môi trường xuất phát từ xã hội, sự không hài lòng của chính phủ và áp lực từ nhu cầu của người lao động, người tiêu dùng và các bên liên quan (ii) Công bố thông tin về môi trường là động lực để doanh nghiệp hợp thức hóa hoạt động của mình, từ đó quảng bá hình ảnh có lợi cho mình. Như vậy, công bố thông tin môi trường công khai trong báo cáo thường niên là một đại diện chiến lược của doanh nghiệp. Chiến lược này ngụ ý rằng doanh nghiệp đang hoạt động hợp pháp và có trách nhiệm xã hội.
2.3.4 Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder Theory)
Lý thuyết các bên liên quan phần nào có thể dùng để giải thích trường hợp DN tự nguyện CBTT liên quan đến báo cáo PTBV. Các bên liên quan ở đây được cho là một cá nhân hay nhóm người, có ảnh hưởng đến mục tiêu hoạt động kinh doanh của DN hoặc bị mục tiêu đó của DN chi phối. Có 02 trường phái khác nhau trong lý thuyết này: (1) Lý thuyết các bên liên quan chuẩn mực và (2) Lý thuyết các bên liên quan quyền lực. Theo thuyết các bên liên quan chuẩn mực (ethical stakeholders), các bên liên quan trong một DN đều được đối xử công bằng với nhau khi công bố và tiếp nhận thông tin. Mọi hoạt động của DN đều hướng đến mục tiêu chung là hòa hợp, đảm bảo công bằng các lợi ích của tất cả các bên liên quan. Nhà quản trị DN phải có nhiệm vụ cân bằng các lợi ích kinh tế khi xảy ra sự xung đột lợi ích giữa các bên, theo phương pháp tối ưu nhất. Ngược lại, thuyết các bên liên quan quyền lực (powerful stakeholders) cho rằng, nhà quản trị DN cần phải quan tâm, chú ý nhiều hớn đến kỳ vọng của các đối tượng nắm quyền lực, có tầm ảnh hưởng lớn đến hoạt động của DN. Các bên liên quan được chia thành nhiều nhóm khác nhau phụ thuộc mức độ ảnh hưởng của họ đến sự thành công hay thất bại của DN. Tiêu chí phân loại các bên liên quan dựa theo mức độ ảnh hưởng của các bên này đến sự kiểm soát toàn bộ hay một phần những nguồn lực cần thiết cho hoạt động của DN như: con người, tài chính, tài nguyên...Quan trọng nhất là nhà quản trị DN phải nhận thức rò thứ tự ưu tiên của các bên liên quan và quản trị DN nhằm đạt được những kỳ vọng của các bên trong cùng một tổ chức, DN. Theo thời gian thì kỳ vọng của các bên liên quan luôn biến đổi không ngừng, chính vì vậy CBTT của DN phải thường xuyên được điều chỉnh cho phù hợp với kỳ vọng của các bên đó. Những thông tin kinh tế, tài chính và thông tin phi tài chính liên quan đến yếu tố
môi trường, xã hội được các DN công bố thông qua các báo cáo. Đây là một căn cứ quan trọng, để các bên liên quan đánh giá hoạt động của DN, từ đó đưa ra phán quyết đồng ý tiếp tục hay tạm dừng hoạt động của DN. Neu, Warsame và Pedwell (1998) đã chỉ ra rằng, các DN tuân thủ CBTT đầy đủ và minh bách về ảnh hưởng của hoạt động DN đến môi trường, xã hội theo yêu cầu của các cổ đông (những người nắm giữ doanh nghiệp) và cơ quan pháp luật hơn là vì áp lực từ những nhà hoạt động bảo vệ môi trường. Cũng theo nghiên cứu của Islam và Deegan (2008), các DN hoạt động trong lĩnh vực ngành may mặc của Bangladesh đã phải tuân thủ CBTT về mặt xã hội theo yêu cầu của các khách hàng châu Âu nếu muốn khách hàng tiếp tục sử dụng sản phẩm của họ, cụ thể là phải thay đổi điều kiện làm việc cho công nhân sản xuất tại nhà máy, không được sử dụng lao động trẻ em trong hoạt động sản xuất may mặc,…Đây chính là những ví dụ điển hình khi DN muốn tồn tại và phát triển thì phải tuân thủ những nguyên tắc do các bên liên quan đặt ra. Tất cả các lý thuyết được trình bày ở trên có liên quan đến CBTT trên báo cáo PTBV của DN, và các DN kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu thuộc nên sử dụng một hoặc nhiều lý thuyết có thể phù hợp với sứ mệnh, chiến lược, mô hình kinh doanh và các quy trình báo cáo. Tóm lại, lý thuyết các bên liên quan đã được và tiếp tục trình bày về sự bền vững kinh doanh từ năm 1984 khi Freeman xuất bản cuốn sách của mình, quản lý chiến lược: Cách tiếp cận các bên liên quan (Freeman, 1984). Trong bối cảnh kinh doanh bền vững, các bên liên quan là những người có quyền lợi trong một công ty thông qua các khoản đầu tư dưới hình thức vốn tài chính (cổ đông), nhân lực (nhân viên), vốn danh tiếng (khách hàng và nhà cung cấp), vốn xã hội (xã hội), vốn môi trường (môi trường), và vốn pháp định (chính phủ). Bất kể lý thuyết nào có liên quan nhiều hơn đến kinh doanh quốc tế cụ thể, phải có một bộ các tiêu chuẩn toàn cầu được chấp nhận để hướng dẫn các tổ chức kinh doanh trên toàn thế giới đẩy mạnh các sáng kiến bền vững của họ và trong giao dịch với các đối tác quốc tế cùng chia sẻ hoạt động bền vững của EGSEE. Lý thuyết về các bên liên quan có liên quan và trách nhiệm công bố thông tin kế toán môi trường. Lý thuyết các bên liên quan được nhà kinh tế học Freeman (Hitt và cộng sự, 2017) bắt nguồn từ quan điểm lợi ích kinh tế trong mọi hành động. Theo Freeman, tất cả các bên liên quan đều bị ảnh hưởng bởi tất cả các hành vi kinh
doanh, bao gồm cổ đông, nhà cung cấp, khách hàng, nhân viên, đối thủ cạnh tranh, nhân viên xã hội, nhà lập pháp, học giả, người bản địa, tổ chức lao động, quản lý địa phương và chính phủ. Dựa trên lý thuyết các bên liên quan, Ullmann (1985) giải thích rằng nếu một bên liên quan kiểm soát một nguồn kinh doanh quan trọng, thì doanh nghiệp sẽ tìm ra cách để thỏa mãn nhu cầu của họ. Công bố thông tin môi trường được coi là một chiến lược quản trị hiệu quả nhằm giải quyết các mối quan hệ và đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan. Mặt khác, nghiên cứu của Chiu và Wang (2014) cho thấy tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) là dương và tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu có mối quan hệ ngược chiều với công bố thông tin về môi trường.
2.4 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
2.4.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Nghiên cứu này là một cơ sở hệ thống lý luận đầy đủ, giải thích vì sao lại chọn các biến độc lập trên; cụ thể tác giả đã dựa vào các lý thuyết nền và kết quả từ các nghiên cứu thực nghiệm trước đó. Thông qua việc hệ thống hóa các tài liệu nghiên cứu về lý thuyết và tham khảo các mô hình nghiên cứu thực nghiệm tại các quốc gia trên thế giới và đặc biệt là các DN kinh doanh trong lĩnh vực xăng dầu. Tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như sau:
Quy mô doanh
nghiệp
H1a
Cơ hội tăng trưởng
H1b
H1c
Khả năng sinh
lời
Quan điểm của
nhà quản lý
H1d
H1e
H3
H2a
Quy định pháp lý
H2b
H2c
Công bố báo cáo
PTBV
H2d
H2e
Đặc điểm ngành
nghề kinh doanh
Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất
(Nguồn: tác giả đề xuất)