Kế Hoạch, Địa Điểm Và Thời Gian Cho Các Buổi Phỏng Vấn


- Có kinh nghiệm trong các cơ quan quản lý, có kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán, báo cáo PTBV, được kỳ vọng giúp xác định các nhân tố ảnh hưởng đến CBTT trên BCPTBV.

Kế thừa kinh nghiệm từ các nghiên cứu trước về CBTT BCPTBV như Lang and Lundholm (1993); Craswell, A. T. & Taylor, S. L. (1992); José V. Frias- Aceituno và cộng sự (2012); De Villiers (1999, 2003); Tauringana (2020) về việc chọn các chuyên gia từ các trường Đại học, cơ quan quản lý, các kế toán trưởng và nhà quản trị cấp cao trong DN. Về tiêu chí có kiến thức: Tiêu chí này thể hiện qua trình độ chuyên môn của chuyên gia tham gia thảo luận được đào tạo (trong nghiên cứu này là chuyên môn được đào tạo tính từ bậc đại học trở lên). Còn tiêu chí có kinh nghiệm, thể hiện số năm công tác trong lĩnh vực kế toán, công bố báo cáo PTBV (trong nghiên cứu này công tác trong lĩnh vực kế toán từ 10 năm trở lên được xem là có kinh nghiệm). Căn cứ vào các tiêu chí trên, tác giả lựa chọn các nhóm đối tượng tham gia phỏng vấn gồm ba nhóm chính (xem phụ lục 3): (1) Chuyên gia từ nhà quản lý cấp cao trong DN, các kế toán trưởng; (2) chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng hệ thống pháp quy liên quan đến vấn đề PTBV và công bố BCPTBV và (3) chuyên gia từ các trường đại học, viện nghiên cứu. Mục đích của tác giả khi lựa chọn đa dạng thành phần trong kết cấu chuyên gia vì về cơ bản vấn đề PTBV và công bố BCPTBV tại Việt Nam là vấn đề khá mới mẻ.

Tác giả muốn thu thập được những ý kiến của các chuyên gia từ các trường đại học, viện nghiên cứu đã có những công bố khoa học uy tín liên quan đến luận án của tác giả đang thực hiện. Những chuyên gia này về cơ bản nắm bắt khá rò về vấn đề lý thuyết nền liên quan đến luận án, đây là một đối tượng nghiên cứu giúp cho tác giả có thể hoàn thiện hơn về phương pháp xây dựng thang đo cũng như hình thành các nhân tố phù hợp ban đầu.

Đối với đối tượng chuyên gia các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng hệ thống pháp quy liên quan đến vấn đề PTBV và công bố báo cáo PTBV. Tác giả khai thác được khá nhiều thông tin liên quan đến các chỉ tiêu, thông tin mang tính định lượng liên quan đến các vấn đề doanh nghiệp cần phải thực hiện để hướng đến mục tiêu PTBV và công bố BCPTBV. Bên cạnh đó, nhóm chuyên gia này sẽ giúp


tác giả kiểm chứng lại một lần nữa các nhân tố trong mô hình nghiên cứu có phù hợp không. Mối quan hệ của các nhân tố đó trong mô hình nên xây dựng theo hướng nào. Cuối cùng, tác giả khai thác thông tin sâu nhất đối với nhóm chuyên gia Chuyên gia từ Nhà quản lý cấp cao trong DN, đối tượng chuyên gia này chính là những cá nhân có cái nhìn sát thực nhất về vấn đề có nên công bố BCPTBV tại doanh nghiệp của mình đang quản lý hay không. Tác giả đi sâu vào việc khai thác thông tin đối với nhóm chuyên gia này hướng đến mục tiêu hoàn thiện thang đo nghiên cứu của các nhân tố, xây dựng và điều chỉnh lại mối quan hệ của các nhân tố trong mô hình nghiên cứu của mình (xem phụ lục 4)

3.2.2 Phác thảo dàn ý thảo luận

Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua hình thức phỏng vấn sâu với các nhóm chuyên gia, để đảm bảo tính tập trung vào chủ đề nghiên cứu, việc phác thảo dàn ý nghiên cứu có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Theo trình bày ở phụ lục 2, nội dung chính của dàn ý thảo luận bao gồm các nội dung chính là giới thiệu về đề tài; các nhân tố ảnh hưởng đến công bố báo cáo PTBV mà tác giả đã xây dựng và mối quan hệ của các nhân tố; thang đo của các nhân tố và khám phá việc điều chỉnh một số thang đo dựa vào dữ liệu thứ cấp sang thang đo dạng Likert 5 cấp độ và sẽ được thu thập bằng dữ liệu sơ cấp.

3.2.3 Kế hoạch, địa điểm và thời gian cho các buổi phỏng vấn

Trong nghiên cứu này, đối với phương pháp tình huống tác giả lựa chọn công cụ đó chính là quan sát và khảo sát nhằm mục đích thu thập được dữ liệu nghiên cứu. Tiếp đến, tác giả phân tích dữ liệu định tính; tìm ý nghĩa của dữ liệu nghiên cứu. Cụ thể, tác giả tiến hành các buổi tiếp cận với các đối tượng này nhằm thu thập dữ liệu nghiên cứu định tính. Ngoài phương pháp chính như nêu ở trên, nghiên cứu còn sử dụng các phương pháp khác như phương pháp tổng hợp; phương pháp điều tra, phỏng vấn sâu. Để có thể tìm hiểu các chuyên gia phù hợp cho cuộc phỏng vấn sâu, tác giả đã có những cuộc tiếp xúc không chính thức vào tháng 9 đến tháng 12 năm 2017. Việc liên hệ này giúp cho tác giả có thể có những thông tin cơ bản về chuyên gia, mức độ quan tâm của các chuyên gia về vấn đề mà tác giả đang nghiên cứu, thời gian dành cho phỏng vấn và trao đổi để hỗ trợ cho nghiên cứu.


Những cuộc tiếp xúc này thông qua nhiều phương thức như gọi điện thoại, gặp mặt ở các hội nghị, hội thảo. Thông qua cách thức liên hệ không chính thức này, tác giả đã đạt được thỏa thuận sơ bộ với những chuyên gia này về các cuộc phỏng vấn chính thức sau này.

Sau đó, tác giả thực hiện theo từng nhóm chuyên gia với việc mời 3 chuyên gia trong lĩnh vực học thuật tham gia phỏng vấn nhóm từ 8h-10h30 ngày 16/03/2018 tại phòng họp văn phòng khoa Kế toán, trường đại học Duy Tân; nhóm thứ hai sẽ được thực hiện lúc 14h-17h ngày 20/03/2018 tại phòng họp của công ty xăng dầu Quảng Bình. Riêng nhóm chuyên gia về các cơ quan quản lý nhà nước về vấn đề công bố báo cáo PTBV, tác giả đã mời tham gia cùng với hai nhóm chuyên gia trên. Khi nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu và thảo luận với chuyên gia thì nhà nghiên cứu sẽ dừng công việc này cho đến thời điểm thông tin thu thập được không có gì khác biệt so với các cuộc phỏng vấn trước đó. Số lượng mẫu nghiên cứu lúc này được gọi là điểm tới hạn (bão hòa). (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Sau đó, nhà nghiên cứu sẽ lựa chọn thêm một đối tượng phỏng vấn để tái khẳng định điểm bão hòa, nếu không phát hiện thêm thông tin gì mới thì sẽ ngừng lại và xác định được kích cỡ nghiên cứu lý thuyết. Trong nghiên cứu này, tác giả nhận thấy tình huống phỏng vấn thứ 8 xác định là điểm bão hòa. Tiếp tục phỏng vấn với đối tượng thứ 9 và không phát hiện được thông tin mới, tác giả nhận thấy kích cỡ mẫu cho nghiên cứu định tính là 8. (xem phụ lục 4)

3.2.4 Kết quả khảo sát nhóm chuyên gia

Kết quả thảo luận nhóm chuyên gia đưa ra phát hiện là hầu hết các chuyên gia nhận định các nhân tố tác động đến công bố báo cáo PTBV tại các công ty kinh doanh xăng dầu trực thuộc tập đoàn xăng dầu Việt Nam đó là: quy mô doanh nghiệp, cơ hội tăng trưởng, quan điểm của nhà quản lý, quy định pháp lý, đặc điểm ngành nghề kinh doanh và khả năng sinh lời. Ngoài ra, có 1 chuyên gia cho rằng nhân tố tuổi của công ty và 01 chuyên gia đề xuất nhân tố công ty kiểm toán cũng ảnh hưởng đến việc công bố báo cáo PTBV (xem phụ lục 5). Tác giả nhận thấy các nhân tố được đề nghị của các chuyên gia là phù hợp với cơ sở lý thuyết nhưng khi đem các nhân tố này thảo luận theo nhóm thì các chuyên gia và nhóm chuyên gia


khác không đồng tình. Bên cạnh đó, hầu hết các chuyên gia đều đồng tình với bên cạnh mối quan hệ giữa các nhân tố quy mô doanh nghiệp, cơ hội tăng trưởng, quan điểm của nhà quản lý, quy định pháp lý, đặc điểm ngành nghề kinh doanh ảnh hưởng đến khả năng sinh lời và từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến công bố báo cáo PTBV.(xem phụ lục 5).

3.2.5 Điều chỉnh mô hình khái niệm nghiên cứu

Bảng 3.1 Tổng hợp các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu chính thức


Giả thuyết

Phát biểu của giả thuyết

H1a

Quy mô doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến khả năng sinh lời của DN

H1b

Cơ hội tăng trưởng có ảnh hưởng tích cực đến khả năng sinh lời của DN

H1c

Quan điểm của nhà quản lý có ảnh hưởng tích cực đến khả năng sinh lời của DN

H1d

Quy định pháp lý có ảnh hưởng tích cực đến khả năng sinh lời của DN

H1e

Đặc điểm ngành nghề kinh doanh có ảnh hưởng tích cực đến khả năng sinh lời của DN

H2a

Quy mô doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến công bố báo cáo PTBV

H2b

Cơ hội tăng trưởng có ảnh hưởng tích cực đến công bố báo cáo PTBV

H2c

Quan điểm của nhà quản lý có ảnh hưởng tích cực đến công bố báo cáo PTBV

H2d

Quy định pháp lý có ảnh hưởng tích cực đến công bố báo cáo PTBV

H2e

Đặc điểm ngành nghề kinh doanh có ảnh hưởng tích cực đến công bố báo cáo PTBV

H3

Khả năng sinh lời có ảnh hưởng tích cực đến công bố báo cáo PTBV

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 255 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến công bố báo cáo phát triển bền vững tại các công ty kinh doanh xăng dầu thuộc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam - 14

(Nguồn: Xem xét của tác giả dựa vào dữ liệu nghiên cứu) Thông qua việc xem xét các lý thuyết nền về vấn đề công bố báo cáo PTBV, có 07 khái niệm nghiên cứu được đề cập đến: quy mô doanh nghiệp; cơ hội tăng trưởng, quan điểm của nhà quản lý, quy định pháp lý, đặc điểm ngành nghề kinh doanh, khả


năng sinh lời và công bố báo cáo PTBV. Theo đó mô được điều chỉnh và phát triển theo 11 giả thuyết được đặt ra trong bảng 3.1


Quy mô doanh

nghiệp

H1a

Cơ hội tăng trưởng

H1b


H1c

Khả năng sinh

lời

Quan điểm của

nhà quản lý

H1d

H1e

H3

H2a

Quy định pháp lý

H2b

H2c

Công bố báo cáo

PTBV

H2d

H2e

Đặc điểm ngành

nghề kinh doanh

Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu chính thức

(Nguồn: Xem xét của tác giả dựa vào dữ liệu nghiên cứu) Các giả thuyết biểu hiện mối quan hệ tác động giữa các khái niệm nghiên cứu (nhân tố) và được mô hình hóa tại Hình 3.2 (mô hình nghiên cứu chính thức).

3.2.6 Phát triển thang đo lường các khái niệm nghiên cứu

Thang đo lường được sử dụng cho luận án bao gồm thang đo tương ứng với 7 nhân tố được xác định trong mô hình nghiên cứu chính thức bao gồn: quy mô doanh nghiệp, cơ hội tăng trưởng, quan điểm của nhà quản lý, quy định pháp lý, đặc điểm ngành nghề kinh doanh, khả năng sinh lời và công bố báo cáo PTBV. Các thang đo lường các nhân tố được phát triển dựa vào việc xem xét lý thuyết nền, các tài liệu cũng như ghi nhận những ý kiến đóng góp của các chuyên gia đã phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm (xem kết quả tại phụ lục 5), ngoài ra có một số điều chỉnh về cách thu thập dữ liệu cũng như điều chỉnh nhở để làm rò hơn mặt ý nghĩa của thang đo cũng như tạo sự phù hợp với bối cảnh nghiên cứu là các công ty kinh doanh xăng dầu trực thuộc tập đoàn xăng dầu Việt Nam.


3.2.6.1 Quy mô doanh nghiệp

Dựa vào các nghiên cứu thực nghiệm trước đây, tác giả nhận thậy có rất nhiều cách thức đo lường nhân tố quy mô doanh nghiệp thông qua dữ liệu thứ cấp được công khai trên báo cáo tài chính hàng năm. Như đã đề cập ở tổng quan nghiên cứu, các nghiên cứu thực nghiệm về công bố báo cáo PTBV của các quốc gia khác hoặc Việt Nam thì khái niệm quy mô doanh nghiệp được thể hiện qua các chỉ tiêu như: tổng tài sản, số lượng công nhân, vốn hóa thị trường, thị phần và địa bàn hoạt động, tổng vốn chủ sở hữu,…Từ đây, có thể thấy không có sự đồng nhất trong việc lựa chọn thang đo cho nhân tố này. Thực tế thì chưa có lý thuyết nào quy ước việc đo lường quy mô doanh nghiệp (Shalit và Sankar (1977)). Quay trở lại với đối tượng nghiên cứu của luận án là các công ty kinh doanh xăng dầu Việt Nam. Việc khó tiếp cận với dữ liệu nghiên cứu vì các công ty này không bị bắt buộc công bố thông tin BCTC công khai. Hơn nữa, để đo lường những đặc điểm của khái niệm quy mô doanh nghiệp trong phạm vi nghiên cứu, tác giả đề xuất cách thức đo lường theo các thuộc tính của khái niệm này liên quan đến công bố báo cáo PTBV. Cùng với đó, các chuyên gia là nhà quản lý tại doanh nghiệp cũng hoàn toàn đồng ý với thang đo này do đặc thù những doanh nghiệp này thuộc 100% vốn chủ sở hữu của Tập đoàn. Gần như, mọi hoạt động kinh doanh của công ty phải lệ thuộc vào chủ sở hữu là Tập đoàn xăng dầu Việt Nam

Bảng 3.2 Thang đo lường quy mô doanh nghiệp


TT

Mã hóa

Thang đo

1

QMDN1

Số lượng lao động tại công ty lớn cần phải công bố báo cáo PTBV

2

QMDN2

Thị trường hoạt động của công ty lớn, dàn trải rộng trên nhiều địa bàn cần phải tăng cường công bố báo cáo PTBV

3

QMDN3

Doanh thu tại công ty cao cần quan tấm đến việc công bố báo cáo

PTBV

4

QMDN4

Tổng tài sản tại công ty lớn cần phải công bố báo cáo PTBV

(Nguồn: tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu)

Thang đo lường của quy mô doanh nghiệp bao gồm 4 biến quan sát được mã hóa từ QMDN1 đến QMDN4, được sử dụng để khảo sát và được đo lường theo thang đo Likert từ 1 đến 5 điểm (với 1 được qui ước là rất không đồng ý, và 5 được qui ước là rất đồng ý).


3.2.6.2 Cơ hội tăng trưởng

Thang đo lường khái niệm cơ hội tăng trưởng được phát triển thông qua các nghiên cứu của Shamil và cộng sự (2014) và Dilling (2010). Xem xét tài liệu của Shamil và cộng sự (2014) và Dilling (2010), tác giả nhận thấy tương tự như khái niệm quy mô doanh nghiệp, không có bất cứ lý thuyết nào dùng để đo lường thống nhất cho khái niệm này. Tác giả dựa vào các câu hỏi được thực hiện dưới dạng nghiên cứu định tính của Shamil và cộng sự (2014) và Dilling (2010). Ưu điểm chính của các nghiên cứu định tính chủ yếu tập trung vào nhận thức của nhà quản lý (De Villiers 1999; Mitchell và Hill, 2009; Belal và Cooper, 2011; Ismaeel và Zakaria, 2020) là chúng cung cấp những giải thích trực tiếp về động lực cho việc công bố báo cáo PTBV. De Villiers (1999) gợi ý rằng phương pháp tốt nhất để xác định động cơ của ai đó là hỏi xem đây là gì, như bất kỳ phương pháp thay thế cần thiết nào, bao gồm phỏng đoán. Mặc dù de Villiers (1999) thừa nhận rằng việc hỏi ai đó có thể không phải lúc nào cũng mang lại câu trả lời trung thực và có một yếu tố rủi ro là động cơ thực sự không được đưa ra, ông tin rằng hỏi người đương nhiệm vẫn là cách tiếp cận trực tiếp nhất, vì không có sự độc lập. nguồn để xác định động cơ thực sự. Dựa vào lý thuyết nền và kết quả từ phương pháp khảo sát chuyên gia, tác giả xây dựng thang đo lường của cơ hội tăng trưởng. Cơ hội tăng trưởng bao gồm 4 biến quan sát được mã hóa từ CHTT1 đến CHTT4, được sử dụng để khảo sát và được đo lường theo thang đo Likert từ 1 đến 5 điểm (với 1 được qui ước là rất không đồng ý, và 5 được qui ước là rất đồng ý).

Bảng 3.3 Thang đo lường cơ hội tăng trưởng


TT

hóa

Thang đo

1

CHTT1

Thông tin được công bố càng minh bạch càng dễ thu hút vốn từ các nhà

đầu tư

2

CHTT2

Doanh nghiệp có cơ hội gia tăng doanh thu khi minh bạch thông tin trên

báo cáo PTBV

3

CHTT3

Cơ hội doanh nghiệp giảm chi phí liên quan đến tính minh bạch của hoạt

động sản xuất kinh doanh

4

CHTT4

Doanh nghiệp có cơ hội mở rộng thị trường kinh doanh, đa dạng hóa lĩnh

vực hoạt động

(Nguồn: tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu)


3.2.6.3 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh

Thông qua các nghiên cứu của De Villiers (1998, 2003) và nghiên cứu của Clarke & Gibson (1999). Tác giả đã xây dựng thang đo lường cho khái niệm đặc điểm ngành nghề kinh doanh. Với nội dung chính thể hiện tác động không tốt của ngành nghề kinh doanh đến môi trường, cũng như ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và an toàn của người lao động. Ngoài ra việc công bố thông tin trên báo cáo PTBV sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu chi phí để giải thích các hoạt động của công ty hoạt động động trong lĩnh vực này không gây tổn hại nhiều cho các bên liên quan. Ngoài ra, tác giả đã nhận được sự đồng tình của các chuyên gia khi cho rằng nghành nghề kinh doanh của công ty đem lại lợi ích kinh tế, thu nhập lớn cho nền kinh tế. Ngành nghề kinh doanh bao gồm 4 biến quan sát được mã hóa từ DDKD1 đến DDKD4, được sử dụng để khảo sát và được đo lường theo thang đo Likert từ 1 đến 5 điểm (với 1 được qui ước là rất không đồng ý, và 5 được qui ước là rất đồng ý).

Bảng 3.4 Thang đo lường đặc điểm ngành nghề kinh doanh


TT

Mã hóa

Thang đo

1

DDKD1

Ngành nghề kinh doanh của công ty đóng góp giá trị thu nhập lớn cho

nền kinh tế.

2

DDKD2

Ngành nghề kinh doanh của công ty ảnh hưởng tác động đến môi trường

(không khí, nước,..)

3

DDKD3

Ngành nghề kinh doanh của công ty ảnh hưởng đến nhiều mặt đối với

người lao động

4

DDKD4

Ngành nghề kinh doanh của công ty sẽ mang lại lợi ích nhiều hơn chi phí

khi công bố báo cáo PTBV

(Nguồn: tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu)

3.2.6.4 Quan điểm của nhà quản lý

Dựa vào nghiên cứu của Shamil và cộng sự (2014); De Villiers (2003). Tác giả đã xây dựng thang đo cho nhân tố quan điểm của nhà quản lý theo các đặc tính giảm thiểu xung đột lợi ích giữa nhà quản lý và chủ sở hữu thông qua việc công bố báo cáo PTBV Shamil và cộng sự (2014). Hai đặc điểm của khái niệm này là nhà quản lý sẽ cung cấp thông tin dựa lên số liệu có sẵn và nhà quản lý mặc dù nhận thấy bất lợi cạnh tranh nhưng vẫn tiết lộ thông tin trên báo cáo PTBV được thừa kế từ nghiên cứu của De Villiers (2003). Ngoài ra, tác giả đã thông qua ý kiến chuyên

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2022