Đổi Mới Tư Duy Nhận Thức Về Kinh Doanh Xăng Dầu Ở Việt Nam Giai Đoạn 2011-2020


Đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng

Chuyển kinh doanh dầu sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước phải đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng (bao gồm các doanh nghiệp, các cơ quan, các hộ gia đình…). Đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng thể hiện ở việc đảm bảo nguồn cung ứng xăng dầu theo nhu cầu tiêu dùng với giá cả hợp lý.

Mặt khác các chính sách cần hướng sử dụng tiết kiệm xăng dầu, chống ô nhiễm môi trường. Các chính sách thuế, các khoản phí xăng dầu phải đảm bảo tính toán hợp lý, cân đối với các chính sách phát triển kinh tế xã hội.

Quan điểm 2: Quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu phải đảm bảo phù hợp với lộ trình mở cửa thị trường theo cam kết WTO.

Theo cam kết của Việt nam việc tháo bỏ các hàng rào thuế quan sẽ buộc phải thực hiện khi tham gia WTO, chính vì thế mà chính phủ phải từng bước chuẩn bị cho các doanh nghiệp trong nước tinh thần và điều kiện để kinh doanh trong điều kiện không còn các hàng rào bảo hộ tài chính cũng như phải đối đầu với các đối thủ kinh doanh từ quốc tế, chính vì thế các chính sách của nhà nước sẽ phải đảm bảo được các điều kiện cơ bản sau:

Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Trong giai đoạn còn có thể sử dụng sự hỗ trợ của nhà nước để xây dựng thị trường, các chính sách của Nhà nước cần phải tạo điều kiện, hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường, giúp các doanh nghiệp có đủ khả năng đứng vững khi các hàng rào tài chính (chủ yếu là thuế và phí) bị dỡ bỏ.

Thiết lập các rào cản phi thương mại hiệu quả

Các hàng rào cản phi thương mại tỏ ra rất hiệu quả trong điều tiết thị trường trong WTO, chính vì thế các chính sách và qui định trong thời gian tới nhất thiết phải đưa các rào cản này vào trong các chính sách và sử dụng các rào cản này một cách hiệu quả trong việc điều tiết thị trường kinh doanh xăng dầu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.


Quan điểm 3: Quản lý Nhà nước về kinh doanh xăng dầu phải đảm bảo an ninh năng lượng, quốc phòng, an ninh.

Đổi mới quản lý nhà nước hoạt động kinh doanh xăng dầu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - 20

Duy trì dự trữ quốc gia hợp lý

Hiện nay việc dự báo và dự trữ xăng dầu của Việt nam chưa được thực hiện một cách hiệu quả, chính vì thế, trong điều kiện giá xăng dầu trên thế giới biến động mạnh và bất thường như trong thời gian qua đòi hỏi các nhà hoạch định phải xây dựng và triển khai hệ thống theo dõi và dự báo thị trường, cung cấp thông tin cho việc đưa ra các chính sách và cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp trong hoạch định kế hoạch kinh doanh.

Dự trữ xăng dầu của Việt nam hiện tại còn rất thấp, trong tương lai việc dự trữ xăng dầu sẽ trở thành một hoạt động bắt buộc để có thể đảm bảo sự vận hành ổn định của nền kinh tế cũng như an ninh quốc phòng, chính vì thế mà việc dự trữ và các hoạt động liên quan cần được thực hiện với qui mô và tầm quan trọng lớn hơn.

Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học

Các nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực xăng dầu bên cạnh việc nghiên cứu về sử dụng hiệu quả xăng dầu còn có nghiên cứu cơ bản về năng lượng mới, sử dụng năng lượng mới và các nghiên cứu cơ bản liên quan để vận chuyển, tồn chứa, đảm bảo an toàn cũng như các vấn đề khác liên quan đến kinh doanh và sử dụng loại hàng hóa này.

Đẩy mạnh khai thác xăng dầu và phát triển công nghiệp lọc dầu

Để tránh bị phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu cũng như để đảm bảo an toàn năng lượng cho nền kinh tế thì việc khai thác nguồn xăng dầu trong nước là một yêu cầu cần thiết, các chính sách liên quan cần được đề cấp đến là các chính sách về khai thác, qui định về hoạt động của các nhà máy lọc dầu cũng như các chính sách ưu đãi khác. Nhà nước hỗ trợ và tạo điều kiện cho Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) hợp đồng, hợp tác khai thác dầu khí đối với các nước có nguồn dữ trữ dầu mỏ lớn như Nam Mỹ, Châu Phi...

Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã đi vào hoạt động và cung cấp sản phẩm phục vụ tiêu dùng nội địa, Nhà nước đã có kế hoạch xây dựng Nhà máy lọc dầu số 2 tại Nghi Sơn như vậy đã bước đầu hình thành được ngành công nghiệp lọc dầu. Nhà


nước cần có chính sách đầu tư, khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp phù trợ cho ngành công nghiệp này, nâng cao hiệu quả chung và tính cạnh tranh của sản phẩm xăng dầu trong nước so với nguồn nhập khẩu.

Quan điểm 4: Quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu phải tạo điều kiện phát triển các nguồn nhiên liệu thay thế.

Xăng dầu là nguồn năng lượng có giới hạn, do vậy quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu phải tạo điều kiện để phát triển các nguồn nhiên liệu thay thế. Để thực hiện được quan điểm này trong chính sách tiêu dùng xăng dầu phải chú ý khuyến khích, hỗ trợ tiêu dùng các dạng nhiên liệu, năng lượng mới. Nhà nước cần quan tâm đầu tư cho nghiên cứu khoa học.

Quan điểm 5: Quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu phải đảm bảo quyền tự chủ, tự quyết của các doanh nghiệp.

Trước hết cần phân biệt rõ giữa quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp với quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh. Nhà nước quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu qua việc xây dựng cơ chế, chính sách hợp lý phù hợp với lộ trình hội nhập quốc tế; xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp. Nhà nước không can thiệp vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

3.3. Các giải pháp đổi mới quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020

3.3.1 Đổi mới tư duy nhận thức về kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020

Đổi mới tư duy nhận thức về kinh doanh xăng đầu, chuyển hẳn kinh doanh xăng dầu sang kinh doanh theo cơ chế thị trường là giải pháp quan trọng nhất có ý nghĩa quyết định đổi mới quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020.

Đổi mới tư duy nhận thức đối với quản lý Nhà nước đối với kinh doanh xăng dầu cần thực hiện các giải pháp cụ thể:

Cắt giảm sự can thiệp của nhà nước đối với thị trường

Như đã phân tích, tại hầu hết các quốc gia các chính phủ thường can thiệp ít hay nhiều vào thị trường sản phẩm xăng dầu nhằm theo đuổi các mục tiêu khác


nhau. Mức độ can thiệp của Nhà nước vào thị trường xăng dầu tùy thuộc vào tình trạng của nền kinh tế và các mục tiêu mà Chính phủ theo đuổi. Đối với các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển hoặc ở các nước có nền kinh tế chuyển đổi, mức độ can thiệp của chính phủ vào thị trường xăng dầu sâu hơn. Sự điều tiết của Chính phủ thường vượt quá mức cần thiết nhằm bảo hộ doanh nghiệp trong nước và bảo vệ lợi ích người tiêu dùng. Chính phủ cũng có xu hướng dùng chính sách thuế và giá xăng dầu để kiểm soát tình hình kinh doanh xăng dầu trên thị trường.

Trong giai đoạn 2011- 2020, tác giả kiến nghị về cơ bản thị trường nói chung sẽ giảm sự can thiệp của Nhà nước và vận hành theo cơ chế thị trường, các chính sách của Nhà nước chỉ được thực hiện nhằm can thiệp một cách gián tiếp vào thị trường, các chính sách chỉ có nhiệm vụ là tạo dựng một môi trường kinh doanh với những định hướng chính, việc vận hành chủ yếu do thị trường quyết định

Mở cửa thị trường phân phối xăng dầu

Chính phủ không cam kết mở cửa thị trường bán lẻ xăng dầu, tuy nhiên trong thực tế, Chính phủ lại cho phép các doanh nghiệp nước ngoài mua cổ phần của các doanh nghiệp trong nước có kinh doanh xăng dầu, đồng thời có chính sách ưu đãi các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư xây dựng nhà máy lọc dầu thành lập liên doanh để phân phối các sản phẩm của nàh máy lọc dầu và trong thời gian chưa có sản phẩm thì được phép nhập khẩu để kinh doanh xăng dầu. Đây là mâu thuẫn giữa thực tế quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu và cam kết của chính phủ khi gia nhập WTO. Tác giả đề xuất, sớm xây dựng lộ trình mở cửa thị trường bán lẻ xăng dầu Việt Nam theo những nguyên tắc sau: (i) Phù hợp với ưu đãi của chính phủ đối với các nhà đầu tư nước ngoài vào nhà máy lọc dầu, trước mắt là nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn. Theo đó dự kiến năm 2011 sẽ có Liên doanh phân phối đầu tiên của Việt Nam giữa 3 đối tác PetroVietNam, Idemisu Kosan -Nhật Bản và Kuwait Petroleum International KPI -Kuwait. (ii) Tạo thời gian đủ để các doanh nghiệp Việt Nam nhận thức thực tế và chịu áp lực cạnh tranh thực tế khi có doanh nghiệp nước ngoài tham gia thị trường và đủ thời gian


để xây dựng, nâng cao năng lực cạnh tranh trước khi mở cửa hoàn toàn thị trường. Thời gian này khoảng từ 3 đến 5 năm. (iii) Trong thời gian đầu có thể hạn chế số lượng tối đa sản lượng bán của các doanh nghiệp nước ngoài được tham gia phân phối tại thị trường, hạn mức tối đa sẽ loại bỏ trong khoảng thời gian hợp lý để các doanh nghiệp Việt Nam đủ sức cạnh tranh.

Trao quyền định giá kinh doanh xăng dầu cho doanh nghiệp

Như đã nói ở trên, việc định giá do doanh nghiệp quyết định, giá trên thị trường điều chỉnh trước hết là do cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, sau đó là do những can thiệp của Chính phủ, tuy nhiên với mức độ và tần suất rất hạn chế.

Giải pháp cơ bản nhất trong định giá xăng dầu đó là để chính các doanh nghiệp tự xác định giá kinh doanh cho mình. Điều này đảm bảo cho các doanh nghiệp quyền chủ động trong kinh doanh, buộc các doanh nghiệp phải đầu tư đổi mới công nghệ và quản lý, giảm chi phí, đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Việc để các doanh nghiệp định giá sẽ đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp trên thị trường. Điều quan trọng là Chính phủ phải xây dựng được cơ chế định giá hợp lý và đặc biệt là xác định và kiểm soát được định mức chi phí kinh doanh bình quân của ngành làm cơ sở để giám sát giá.

Tạo dựng hành lang pháp lý, xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh.

Các chính sách của nhà nước cần tập trung nhiều hơn vào việc tạo dựng hành lang pháp lý, xây dựng thị trường kinh doanh minh bạch và lành mạnh cho kinh doanh xăng dầu, các chính sách cần được hình thành và vận hành một cách toàn diện đối với ngành kinh doanh xăng dầu và những yếu tố phái sinh, các chính sách cơ bản có thể sẽ là: (i) Các chính sách về kinh tế xã hội, (ii) Chính sách về môi trường, (iii) Chính sách về an ninh quốc phòng, (iv) Chính sách về an ninh năng lượng.

Tách biệt giữa các doanh nghiệp có vốn nhà nước và quản lý nhà nước

Hiện nay, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu chủ yếu là


các doanh nghiệp nhà nước, ngoài ra việc thực hiện một số chức năng điều tiết vĩ mô cũng do chính các doanh nghiệp này thực hiện(việc dự trữ chủ yếu do Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam thực hiện, tham gia khá sâu vào lập quy hoạch…) nên việc quản lý nhà nước và quản lý doanh nghiệp chưa có sự tách biệt, làm giảm hiệu quả hoạt động của thị trường, chính vì thế cần sớm có sự tách biệt tương đối giữa các đơn vị kinh doanh xăng dầu và các đơn vị quản lý nhà nước, các công ty kinh doanh xăng dầu có thể được đa dạng hóa về hình thức sở hữu, mô hình kinh doanh và vận hành hoàn toàn theo cơ chế thị trường, vai trò quản lý của nhà nước sẽ được thực hiện thông qua các chính sách điều tiết vĩ mô mà thôi.

Trong một phạm vi khác, chính phủ sẽ là một khách hàng đối với các công ty kinh doanh xăng dầu trong trường hợp cần nguồn dự trữ quốc gia, trong việc cung cấp xăng dầu cho một nhóm đối tượng ưu đãi, khi đó chính phủ hoàn toàn có thể thực hiện cạnh tranh công khai hay chỉ định một doanh nghiệp bất kỳ thực hiện mục tiêu đó.

Chính phủ cũng cần hỗ trợ các doanh nghiệp trong ngành hình thành và phát triển các hiệp hội doanh nghiệp cùng ngành để làm một đối tác trong quá trình hoạch định các chính sách để nâng cao tính khả thi của các chính sách cũng như để nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các doanh nghiệp trong ngành. Khi có các hiệp hội, việc hình thành các qui định, tiêu chuẩn…. trong kinh doanh sẽ nhanh hơn và khả thi hơn.

Đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh xăng dầu.

Đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh xăng dầu. Mở cửa thị trường xăng dầu cho các đối tác nước ngoài tham gia phân phối xăng dầu luôn là bài toán khó đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, trước khi mở cửa, một trong những câu hỏi hết sức quan trọng được đặt ra là các doanh nghiệp trong nước có cạnh tranh được không, ổn định thị trường xăng dầu như thế nào?. Ngoài những giải pháp về cơ chế chính sách liên quan đến chính sách đảm nguồn hàng và giá… đã trình bày, câu trả lời là phải có lộ trình để các doanh nghiệp trong nước cũng như nền kinh tế có thời gian chuẩn bị. Việc nhà nước từng bước


chuyển từ bao cấp giá, bù giá sang không bù giá, giá thực hiện theo cơ chế thị trường có quản lý của nhà nước đã cho thấy những kết quả khá tích cực cho cả nền kinh tế, doanh nghiệp và người tiêu dùng, và khẳng định sự chuyển đổi cơ chế chính sách là hết sức cần thiết. Như đã đề xuất, Việt Nam cần sớm mở của thị trường xăng dầu, song song với những vấn đề chuyển đổi cơ chế, chính sách quản lý, chính phủ cần thiết phải tổ chức lại các doanh nghiệp nhà nước mà tập trung vào các đầu mối nhập khẩu theo hướng cổ phần hóa. Trước mắt vốn nhà nước có thể giảm xuống còn 65%- 75% ở Petrolimex và giảm đến 51% với một số đầu mối khác như PV Oil, Petec, Thành Lễ…., thậm chí xuống dưới 51% đối với các đầu mối nhỏ. Cùng với việc thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào nhà máy lọc dầu thành lập liên doanh phân phối, việc cổ phần hóa cũng như liên doanh với các đối tác này sớm được quan tâm tổ chức thực hiện. Lộ trình giảm vốn nhà nước cần phù hợp với lộ trình mở cửa thị trường xăng dầu và tiến độ đầu tư và hoạt động của các nhà máy lọc dầu.

Hình thành các doanh nghiệp có cơ sở vật chất đủ mạnh do Nhà nước chi phối. Bên cạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp cần sớm có chính sách hỗ trợ để các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước đầu tư các trung tâm kho cảng lớn quốc gia và quốc tế ( National and International Oil Hub) các công ty theo hình thức này không chỉ phù hợp với xu hướng phát triển trên thế giới nhìn dưới góc độ kinh doanh mà còn là cơ sở, điều kiện quan trọng để đảm bảo mục tiêu kiểm soát và ổn định thị trường xăng dầu trong nước trong điều kiện mở của thị trường xăng dầu.

3.3.2 Hình thành Trung tâm nghiên cứu dự báo về xăng dầu

Bài học kinh nghiệm quốc tế chỉ rõ rằng quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu trong bối cảnh hội nhập quốc tế không phải là một khó khăn mới xuất hiện. Trên thực tế đã có nhiều nước đã phải đối mặt với thách thức này và đạt được những kết quả rất khác nhau, từ thành công rực rỡ đến thất bại. Giống như nhiều trường hợp khác, việc sao chép nguyên si chính sách của các nước khác vào một quốc gia sẽ không mang lại kết quả tốt đẹp vì tình hình ở các nước rất khác nhau. Việt Nam cần nghiên cứu những kinh nghiệm thực tiễn của nước ngoài vào điều kiện cụ thể của


Việt Nam, những kinh nghiệm đó sẽ giúp Việt Nam vượt qua thách thức dễ dàng hơn đồng thời rút ngắn được khoảng cách so với các nước đi trước.

Thực tế cho thấy, trong nhiều năm qua, việc nghiên cứu và dự báo về cung cầu xăng dầu, biến động giá xăng dầu trong nước và quốc tế chưa được quan tâm đúng mức, thiếu luận cứ khoa học cho xây dựng các cơ chế, chính sách quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu, thiếu thông tin hỗ trợ cần thiết cho các doanh nghiệp nhập khẩu và kinh doanh phân phối xăng dầu.

Xuất phát từ thực tế quản lý Nhà nước về kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam trong những năm qua, trên cơ sở kinh nghiệm của nước ngoài, tác giả đề xuất hình thành Trung tâm nghiên cứu dự báo về xăng dầu. Trung tâm là đơn vị trực thuộc Bộ Công thương.

Trung tâm nghiên cứu dự báo về xăng dầu có chức năng: (i) Nghiên cứu cung, cầu và biến động giá xăng dầu trong nước và quốc tế; (ii) Dự báo cung, cầu và biến động giá xăng dầu trong nước và quốc tế; (iii) Nghiên cứu về các cơ chế, chính sách quản lý Nhà nước về kinh doanh xăng dầu, (iv) Đào tạo nguồn nhân lực nghiên cứu, dự báo về xăng xăng dầu.

Trung tâm nghiên cứu dự báo về xăng dầu có các nhiệm vụ chính sau đây:

(i) Nghiên cứu, dự báo cung cầu và biến động giá xăng dầu trên thế giới;

(ii) Nghiên cứu, dự báo cung cầu và biến động giá xăng dầu trong nước;

(iii) Nghiên cứu đánh giá cơ chế, chính sách quản lý Nhà nước về kinh doanh xăng dầu.

(iv) Nghiên cứu đề xuất cơ chế chính sách quản lý Nhà nước về phát triển ngành xăng dầu và về kinh doanh xăng dầu;

(v) Hợp tác trong nước và quốc tế trong nghiên cứu, dự báo về xăng dầu và đào tạo nguồn nhân lực cho nghiên cứu dự báo về xăng dầu….vv.

3.3.3. Đổi mới cơ chế, chính sách quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu

Cơ chế, chính sách quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu của Việt Nam ngày càng có nguy cơ trở nên lỗi thời trong bối cảnh quá trình hội nhập quốc tế diễn ra nhanh chóng. Như đã phân tích, hiệ nay đã xuất hiện một khoảng cách

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/10/2022