Đánh Giá Chung Về Thực Trạng Chất Lượng Thể Chế Việt Nam


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


Chương 2 đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về thể chế, chất lượng thể chế và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thể chế. Theo đó có nhiều định nghĩa khác nhau về thể chế và thể chế là một phạm trù rất rộng lớn. Đồng thời, phân loại thể chế cũng có nhiều cách tiếp cận khác nhau: Phân loại theo tính chính thức, phân loại theo lĩnh vực, phân loại theo mức độ gắn kết xã hội. Bên cạnh đó, nội hàm của chất lượng thể chế được thể hiện qua ba đặc tính đó là tính hiệu quả, khả năng thích ứng và tính ổn định.

Chương 2 cũng đã xem xét mối quan hệ giữa thể chế và quản trị. Ở cấp độ thứ ba, phân loại theo mức độ gắn kết thì thể chế được coi làm quản trị. Tổng quan các khái niệm và quan điểm cho thấy thể chế và quản trị là hai khái niệm gần gũi và hiếm khi được xem xét tách biệt khi nghiên cứu mối quan hệ giữa thể chế, quản trị với tăng trưởng. Trong nghiên cứu này, tác giả đồng nhất khái niệm thể chế và quản trị.

Bên cạnh đó, nội dung chương 2 đã tổng hợp được các tiêu chí đo lường chất lượng thể chế, và các bộ chỉ số quốc tế đo lường và đánh giá chất lượng thể chế và quản trị ở cấp độ quốc gia, và toàn cầu. Theo đó, có thể kết luận rằng có rất nhiều các bộ chỉ số khác nhau được xây dựng để đánh giá chất lượng thể chế/quản trị do tính phức tạp, sự đa dạng và bao trùm của định nghĩa về thể chế. Mặc dù vậy, các nghiên cứu về chất lượng thể chế luôn phải đối mặt với vấn đề về tính tin cậy của các chỉ số đánh giá chất lượng thể chế (Arndt and Oman, 2006). Sự thiếu độ tin cậy của các chỉ số đòi hỏi sự thận trọng trong việc giải thích kết quả thu được từ các nghiên cứu. Bộ chỉ số quản trị nhà nước của World Bank (the World Bank Governance Indicators- WGI) là chỉ số tốt nhất để thay thế cho chất lượng thể chế bởi tính chính xác và sự toàn diện về mặt địa lý của chỉ số.

Nội dung của chương 2 cũng trình bày khung đo lường chất lượng thể chế địa phương mà luận án sử dụng trên cơ sở các nội dung tổng quan các tài liệu, nghiên cứu của các học giả và tổ chức trong và ngoài nước.


CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THỂ CHẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.


Việt Nam đã trải qua 35 năm triển khai thực hiện chương trình đổi mới, cải cách thể chế kinh tế đã mang lại kết quả đáng khích lệ, góp phần củng cố thêm các nền tảng của kinh tế thị trường và thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Những cải cách thể chế gần đây đã đạt được những kết quả nổi bật như sau:

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thể chế địa phương tại Việt Nam - 9

Thứ nhất, đã ngày càng xác định rõ hơn vị trí và vai trò của các tác nhân tham gia hoạt động trong nền kinh tế thị trường.

Về chế độ sử hữu, từ chỗ không thừa nhận sở hữu tư nhân (trước đại hội VII) đến chỗ thừa nhận sở hữu tư nhân nhưng lại coi là thành phần thứ yếu. Sau đó đã coi sở hữu tư nhân là một trong 3 hình thức sở hữu cơ bản "từ các hình thức sở hữu cơ sở: toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân hình thảnh nhiều thành phần kinh tế với những hình thức tổ chức kinh doanh đa dạng, đan xem, hỗn hợp" (Văn kiện đại hộ Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX". Và cuối cùng là bảo hộ sở hữu tư nhân "Bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu tài sản thuộc các loại hình sở hữu, các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế (Văn kiện đại hộ Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX). Về vai trò của các thành phần kinh tế, đã loại bỏ quan điểm trước đó: "kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân" và chuyển sang quan điểm cho rằng "kinh tế tư nhân ngày càng có vai trò quan trọng, và là một trong những động lực của nền kinh tế" trong đại hội XII. Thể chế kinh tế thị trường ngày cang hoàn thiện và trở thành động lực đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Thứ hai, hệ thống pháp luật ngày càng đồng bộ và phù hợp với các quy luật kinh tế thị trường. Qua đó đã tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp được tự do kinh doanh và mức độ tự do kinh doanh ngày càng được mở rộng. Từ chỗ cấm đoán và không thừa nhận tự do kinh doanh hiện nay người dân và doanh nghiệp được kinh doanh tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm. Với mục tiêu hướng đến thực hiện vai trò kiến tạo phát triển, các điều kiện ra nhập thị trường và môi trường kinh doanh ngày càng được hoàn thiện. Ngành nghề kinh doanh có điều kiện đã giảm đáng kể, từ khoảng 398 ngành xuống còn 267 ngành, và đến 22/11/2016 theo luật Đầu Tư danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện lại tiếp tục giảm xuống còn 243 ngành, nghề nhằm xóa bỏ những ngành nghề kinh doanh có điều kiện không phù hợp với thực tế thị trường. Với hệ thống pháp luật ngày càng hoàn chỉnh đã góp phần tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động của các tác nhân tham gia trong nền kinh tế.


Thứ ba, đã có nhiều nỗ lực cải cách hành chính công và nâng cao năng lực quản trị, hiệu quả quản lý kinh tế của nhà nước.

Với những cải cách này đã giúp giảm bớt chi phí tuân thủ pháp luật cho doanh nghiệp. Các cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực như thành lập doanh nghiệp; quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản; đầu tư các công trình xây dựng; xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ; thuế; làm giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu; công tác thanh kiếm tra các doanh nghiệp…đã được thực hiện cả về thể chế và tổ chức thực hiện; loại bỏ những phiền hà, ngăn chặn tệ cửa quyền, tham nhũng, hối lộ, vi phạm pháp luật. Trong 4 năm liền (2014-2017), Chính phủ đã ban hành bốn nghị quyết số 19/NQ-CP về một số nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh nâng cao năng lực cạnh tranh. Các nghị quyết này đã đặt ra mục tiêu khá cụ thể về chỉ số năng lực cạnh tranh của môi trường kinh doanh Việt Nam phải đạt từng năm nhằm rút ngắn khoảng cách với nhóm các nước ASEAN-6 và ASEAN-4.

Các thủ tục hành chính có liên quan đến hoạt động kinh tế đã được cập nhật và tiến hành công khai để các doanh nghiệp va người dân dễ dàng tiếp cận. Mặt khác, các cơ quan có trách nhiệm của nhà nước cũng đã tiến hành rà soát, điều chỉnh hoặc loại bỏ các thủ tục hành chính không còn phù hợp. Tính đến 6/2013 đã có 146.621 thủ tục hành chính và 10.784 văn bản có liên quan đã được cập nhật để người dân dễ dàng tiếp cận. Các phương thức quản lý tiên tiến như: một cửa liên thông, làm các thủ tục khai báo hành chính qua mạng…, các công cụ quản lý hiện đại như: công nghệ thông tin, công nghệ điện tử…đã được các cơ quan quản lý quan tâm sử dụng nhằm nâng cao năng suất và chất lượng công việc. Nếu như trước năm 2014, thời gian thực hiện thủ tục hành chính về thuế cho doanh nghiệp là 537 giờ, thì từ năm 2014 chỉ còn 247 giờ, rồi xuống 11 giờ. Thời gian thông quan cho một lô hàng xuất khẩu trước đây là 21 ngày, giờ chỉ còn 14 ngày, đối với hàng nhập khẩu chỉ còn 13 ngày.

Bên cạnh đó việc chú trọng vào cải thiện chất lượng quản trị nhà nước, kỷ luật ngân sách, trách nhiệm giải trình và phân bổ vốn đầu tư được thể hiện qua Luật Đầu tư công và Luật đấu thầu sửa đổi.

Mặt khác, Chính phủ cũng đã tăng cường thực hiện kỷ luật đối với doanh nghiệp nhà nước (DNNN), nâng cao chất lượng quản trị và cải cách DNNN thông qua việc yêu cầu đẩy mạnh tái cơ cấu toàn diện các DNNN, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế, đổi mới quản trị, cổ phần hóa và thoái vốn đầu tư ngoài ngành. Chính phủ đã xác định cụ thể hơn ngành, nghề kinh doanh của DNN, đã ban hành được hệ thống văn bản điều chỉnh hoạt động của DNNN, phục vụ tái cơ cấu DNNN, đặc biệt là cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.


Nhìn chung, những đổi mới của bộ máy quản lý nhà nước đã góp phần làm cho thể chế kinh tế ngày càng phù hợp hơn với thực tiễn của nền kinh tế của Việt Nam và với thông lệ quốc tế, tạo ra động lực thúc đẩy kinh tế-xã hội của đất nước phát triển. Quá trình hơn 35 năm đổi mới của Việt Nam gắn liền với quá trình xây dựng và hoàn thiện thể chế. Các thể chế lạc hậu, được thay thế dần bởi các thể chế mới. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là chất lượng thể chế của Việt Nam hiện đang ở đâu? Và so với chất lượng thể chế các quốc gia khác (trong khu vực, hoặc đang phát triển). Trong phần này tác giả dựa trên các bộ chỉ số khác nhau nhằm đánh giá chung về chất lượng thể chế của Việt Nam những năm gần đây.

3.1. Đánh giá chung về thực trạng chất lượng thể chế Việt Nam

3.1.1. Đánh giá chất lượng thể chế Việt Nam dựa trên bộ chỉ số quản trị toàn cầu của WB (Worldwide Governance Indicator)

Chỉ số WGI đo lường chất lượng thể chế thông qua kết quả đo lường các chỉ số quản trị được đưa ra bởi một số các nhà khoa học Kaufmanm, Kraay, Lobaton (1999). Nhóm tác giả đã đưa ra một bộ chỉ số để đánh giá chất lượng thể chế của một số nước, đặc biệt là so sánh giữa các quốc gia châu Âu, Nam Á và các nước châu Phi. Đây là một trong những bộ chỉ số được cho rằng khá tin cậy và toàn diện để đánh giá chất lượng thể chế và quản trị các nước. Chỉ số được công bố từ năm 1996 và được bổ sung và hoàn thiện liên tục cho đến nay, gồm 300 các chỉ tiêu và chia làm 6 nhóm (xem mục

2.3.2 chương 2). Các chỉ số thành phần được báo cáo theo hai dạng, theo dạng đơn vị phân phối chuẩn (từ 2 đến -2) hoặc theo xếp hạng phân vị từ 0 đến 100.

Hình 3.1 dưới đây trình bày từng thành phần của chỉ số chất lượng thể chế của Việt Nam thể hiện những thành tựu cải cách nổi bật mà Việt Nam đã đạt được trong giai đoạn từ 1996-2019. Số liệu cho thấy, chất lượng thể chế kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn này đã có những cải thiện rõ rệt (đại diện bởi các chỉ số: chỉ số hiệu lực của chính phủ, chất lượng quy định, nhà nước pháp quyền và kiểm soát tham nhũng). Tuy nhiên, chất lượng về thể chế chính trị lại có xu hướng giảm (đại diện bởi hai chỉ số: ổn định chính trị và không có bạo lực; tiếng nói và trách nhiệm giải trình).

Trong giai đoạn này, chỉ số về ổn định chính trị và không có bạo lực luôn ở trên mức trung bình của thế giới, trừ năm 2014 với những ảnh hưởng từ các cuộc biểu tình bạo loạn của sự kiện giàn khoan HD981. Nếu tính trong suốt giai đoạn 1996-2016 thì chỉ số này có xu hướng giảm xuống. Từ mức 0.53 điểm năm 1996 xuống còn 0.13 điểm năm 2019.

Chỉ số tiếng nói và trách nhiệm giải trình (Voice and accountability) là chỉ số có mức thấp nhất và không được cải thiện qua các năm, thậm chí tình hình còn xấu đi. Theo đó chỉ số ở mức -1.08 năm 1996 và giảm xuống -1.38 năm 2019. Điều này cho thấy “mức


độ tham gia của người dân vào việc lựa chọn chính phủ, mức độ tự do bày tỏ quan điểm của người dân và các phương tiện truyền thông đại chúng” còn rất thấp và ở dưới mức trung bình của thế giới và dường như chưa được cải thiện trong hơn 20 năm qua ở Việt Nam.

Chỉ số hiệu lực chính phủ đã tăng từ mức -0.58 năm 1996 lên con số dương là

0.04 năm 2019. Chỉ số này cho thấy “chất lượng dịch vụ công, chất lượng hoạt động của cơ quan chính phủ, chất lượng chính sách và thực thi chính sách, độ tin cậy của các cam kết” của Chính phủ trong giai đoạn 1996-2019 đang ngày và đã vượt lên trên điểm trung bình của thế giới kể từ năm 2015.

Tương tự chỉ số chất lượng quy định (regulatory quality) cũng có sự tiến triển trong cùng thời gian từ mức -0.5 điểm năm 1996 lên -0.26 điểm năm 2019. Chỉ số này cho thấy “năng lực xây dựng và thực thi chính sách hỗ trợ phát triển khu vực tư nhân” có tốt hơn. Tuy nhiên có thể thấy chỉ số vẫn ở mức dưới trung bình thế giới và sự thay đổi cũng khá chậm chạp và có sự dao động. Đối với các nước mới nổi và đang phát triển như Việt Nam, các công ty nhà nước hoặc thuộc chính phủ thường hoạt động ít hiệu quả. Trong trường hợp của Việt Nam cũng ở một tình huống tương tự khi các tổng công ty nhà nước, tập đoàn nhà nước lại là những điển hình cho họat động kém hiệu quả so với nguồn vốn mà họ nắm giữ của nhà nước.

1


1


0

Nhà nước pháp quyền

Kiểm soát tham nhũng

-1

Chất lượng của quy

định

Hiệu lực của chính phủ

-1


-2

Tiếng nói và trách

nhiệm giải trình

Ổn định chính trị và không có bạo lực

-2

1996

1998

2000

2002

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

Chỉ số kiểm soát tham nhũng và nhà nước pháp quyền có sự cải thiện khá rõ. Tuy nhiên chỉ số kiểm soát tham nhũng vẫn nằm dưới mức trung bình và ở nhóm thấp nhất của thế giới với mức -0.4. Chỉ số nhà nước pháp quyền đã có sự tiến bộ vượt bậc, khi mà năm 1996 chỉ số này chỉ ở mức -0.5 thì đến năm 2016 đã tăng lên mức trên mức trung bình của thế giới với mức điểm là 0.04 và giảm nhẹ còn -0.02 điểm năm 2019.


Hình 3.1: Chỉ số chất lượng thể chế của Việt Nam giai đoạn 1996-2019

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ World Bank


0,6


0,4


0,2


0


-0,2


-0,4


-0,6

Indonesia

Malaysia Philippines Thái Lan

Việt Nam

-0,8


-1


-1,2

1996

1998

2000

2002

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

Hình 3.2 trình bày giá trị trung bình của 6 chỉ số của bộ chỉ số Quản trị Toàn cầu của các nước khu vực Đông Nam Á. So sánh chỉ số chất lượng thể chế tổng hợp của Việt Nam với một số nền kinh tế trong khu vực Đông Nam Á, chất lượng thể chế của Việt Nam cũng đã có sự cải thiện, tuy nhiên vẫn thấp hơn các nước Indonesia, Malaysia, Thailand và ngang với Philippines trong mấy năm gần đây. Theo đó, chất lượng thể của Việt Nam chỉ cao hơn Indonesia trong giai đoạn 1996-2007, sau đó từ 2008 đến nay dù Việt Nam có sự tiến bộ, nhưng vẫn bị Indonesia bỏ lại phía sau, chỉ số của Philipines do có xu hưởng giảm từ 2014 đến nay, nên đến năm 2016 chỉ số trung bình của Việt Nam (-0.33) đã nhỉnh hơn Philipines (-0.35). Tuy nhiên, từ 2016 đến 2019 thì chỉ số chất lượng thể chế trung bình của hai quốc gia không chênh lệch đáng kể.


Hình 3.2: Chỉ số chất lượng thể chế trung bình của một số nước khu vực Đông Nam Á (1996-2019)

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ World Bank

Tuy nhiên điểm nổi bật là các chỉ số thành phần tác động trực tiếp vào các hoạt động kinh tế như “tính hữu hiệu của chính quyền”, “chất lượng các quy định” của Việt Nam hầu như vẫn thấp hơn so với Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Phillipines. Trong khi chỉ số “ổn định chính trị và không có bạo lực” các nước này lại kém khá xa so với Việt Nam (Hình 3.3). Như vậy trung bình các chỉ số của Việt Nam được đẩy lên nhờ chỉ số ổn định chính trị. Từ năm 2015 chỉ số hiệu quả chính phủ mặc dù có sự cải thiện nhưng vẫn có mức điểm thấp hơn (Malaysia, Thái Lan, Indonesia) hoặc tương đương so với các quốc gia (Indonesia, Philipines). Đối với chỉ số chất lượng các quy định, Việt Nam đang ở mức điểm thấp nhất so với các quốc gia còn lại từ năm 2005-2019. Chỉ số này trong năm 2019 của Malaysia là 0.67 điểm, của Thái Lan là 0.12 điểm, của


Hiệu lực của chính phủ

1,50

1,00

0,50

0,00

-0,50

-1,00

Indonesia

Thái Lan

Malaysia

Việt Nam

Philippines

Hiệu lực của chính phủ

1,50

1,00

0,50

0,00

-0,50

-1,00

Indonesia

Thái Lan

Malaysia

Việt Nam

Philippines

1996

2000

2004

2006

2008

2010

2012

2014

2016

2018

Phillipnes là 0.01 điểm, Indonesia là -0.09, trong khi đó Việt Nam chỉ có -0.26 điểm. Điều này cho thấy Việt Nam chưa có một chất lượng thể chế tốt mà biểu hiện ở đây là quá trình ban hành, sửa đổi, thực thi các chính sách và pháp luật hỗ trợ khu vực tư nhân.

Chất lượng của các quy định

1,00


0,50


0,00


-0,50


-1,00

Indonesia Malaysia

Philippines Thái Lan Việt Nam


Pháp quyền

1,00


0,50


0,00


-0,50


-1,00


Indonesia

Thái Lan

Malaysia

Việt Nam

Philippines


Tiếng nói và trách nhiệm giải trình

1,00


0,00


-1,00


-2,00

Indonesia

Philippines Việt Nam

Malaysia

Thái Lan

Ổn định chính trị và không bạo lực

1,00

0,00

-1,00

-2,00

-3,00


Indonesia

Thái Lan

Malaysia

Philippines

Việt Nam

1996

2000

2004

2006

2008

2010

2012

2014

2016

2018

Hình 3.3: Các chỉ số chất lượng thể chế của một số nước Đông Nam Á, 1996-2019

Nguồn: World Bank và tính toán của tác giả


Chỉ số nhà nước pháp quyền và kiểm soát tham nhũng Việt Nam đứng sau Malaysia và Thái Lan từ 1996-2014. Tuy nhiên, sau năm 2014 chỉ số nhà nước pháp quyền của Việt Nam đã gần tương đương với Thái Lan, và vượt qua Indonesia, Philipines. Điều này cho thấy đã có sự cải thiện trong chất lượng của luật pháp về thực thi hợp đồng, quyền sở hữu (vấn đề trọng tâm của kinh tế học thể chế mới).

Đối với chỉ số “Tiếng nói và trách nhiệm giải trình”, Việt Nam cũng có mức điểm thấp hơn nhiều so với các nước khác trong khu vực là -1.4 năm 2016, trong khi Indonesia và Philippines có mức điểm cao là 0.143, Thái Lan là -1.1, và Malaysia là -

0.46. Nhìn chung, chỉ số “Tiếng nói và trách nhiệm giải trình” thấp và ít cải thiện bởi từ trước đến nay vấn đề tự do ngôn luận của Việt Nam không được đánh giá cao. Đối với chỉ số về “ổn định chính trị và không bạo lực”, Việt Nam và Malaysia thay nhau ở vị trí dẫn đầu trong nhóm các nước đang xem xét.

3.1.2. Đánh giá môi trường thể chế Việt Nam dựa trên Chỉ số cạnh tranh toàn cầu (GCI)

Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu do Diễn đàn kinh tế thế giới (World Economic Forum - WEF) thực hiện thường niên, bắt đầu từ năm 1979. Từ năm 2005 tổ chức này sử dụng Chỉ số Năng lực cạnh tranh toàn cầu (Global Competitiveness Index - GCI) dựa trên ý tưởng ban đầu của Klaus Schwab như một công cụ để đo lường các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh quốc gia; những điểm mạnh, điểm yếu của nền kinh tế các nước, cũng như nhận diện các yếu tố ảnh hưởng tới môi trường kinh doanh của một nước và các yếu tố quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế bền vững.

Năng lực cạnh tranh (Competitiveness) được WEF định nghĩa là tập hợp các thể chế, chính sách và các nhân tố khác quyết định đến năng suất của một nền kinh tế. Để phù hợp với bối cảnh đang thay đổi về công nghệ, phân cực chính trị và tình hình kinh tế thế giới, Diễn đàn kinh tế thế giới đã thay đổi cách xếp hạng và đánh giá năng lực cạnh tranh toàn cầu, trong đó quan tâm nhiều hơn tới các yếu tố giúp nâng cao thu nhập của người dân và các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng dài hạn. Chỉ số mới này có tên gọi là “Năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0 (GCI 4.0)”. Chỉ số này được bổ sung với vai trò là chỉ số tham khảo vào năm 2017 và được chính thức áp dụng vào công bố của Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2018. Vì vậy, xếp hạng Năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0 không so sánh được với xếp hạng Năng lực cạnh tranh toàn cầu trước đây (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2019). Do vậy, trong các phân tích dưới đây các số liệu chỉ được lấy từ năm 2017 trở lại.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/09/2022