Chỉ Số Nội Dung "công Khai, Minh Bạch" Của Bộ Dữ Liệu Papi, 2011-2018


thấy, cả 3 chỉ tiêu thành phần có tăng nhẹ nếu so sánh năm 2018 với 2011. Vấn đề công khai hộ nghèo có sự cải thiện không đáng kể trong năm 2018 với điểm số 2.29 so với năm 2011 là 2.26.

Tương tự, chỉ số công khai ngân sách cũng không có nhiều sự thay đổi với điểm số từ 1.79 năm 2006 và tăng lên 1.8 năm 2018. Chỉ tiêu công khai kế hoạch sử dụng đất có sự cải thiện hơn so với hai chỉ tiêu trên tăng từ 1.5 điểm lên 1.79 điểm. Trong giai đoạn 2011-2018, các chỉ tiêu cũng có sự lên xuống. Chẳng hạn, các chỉ tiêu tăng trong các năm từ 2011-2013 và giảm từ 2014-2016, sau đó tăng trở lại 2017-2018. Do đó, không thấy sự cải thiện nhiều của các chỉ tiêu trong 8 năm này. Mặt khác, điểm số các chỉ tiêu cũng chưa cao, đặc biệt là chỉ tiêu minh bạch đất đai liên tục ở mức thấp. Theo thông tin từ báo cáo PCI năm 2018 thì “Chưa đến 25% số người trả lời cho biết họ có thể truy cập thông tin về quy hoạch/kế hoạch sử dụng đất của địa phương, và chỉ khoảng một phần ba có cơ hội đóng góp ý kiến cho các bản quy hoạch/kế hoạch sử dụng đất ở địa phương”. Do vậy, các địa phương cần đẩy mạnh minh bạch các thông tin liên quan đến quản lý và sử dụng đất.


2,5


2


1,5


1


0,5


0

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

Công khai minh bạch danh sách hộ nghèo

Công khai, minh bạch thu, chi ngân sách xã/phường

Công khai, minh bạch kế hoạch sử dụng đất/khung giá bồi thường

Hình 3.14: Chỉ số nội dung "công khai, minh bạch" của bộ dữ liệu PAPI, 2011-2018

Nguồn: Báo cáo PAPI 2018 và tổng hợp của tác giả

Từ việc phân tích dữ liệu của PCI và PAPI với các chỉ tiêu thành phần minh bạch và công khai thông tin, có thể thấy rằng cả người dân và các doanh nghiệp đều đánh giá rằng vấn đề công khai và minh bạch thông tin ở các địa phương còn yếu, và ít có sự cải thiện trong hơn 10 năm trở lại đây.


Nhìn chung, chất lượng thể chế và quản trị của các tỉnh thành phố trong những năm qua đã có sự cải thiện trên nhiều khía cạnh, mặc dù mức độ cải thiện khác nhau ở từng chỉ tiêu, khía cạnh. Chẳng hạn ở môi trường địa phương, đối với doanh nghiệp các thủ tục cấp phép thành lập doanh nghiệp đã đơn giản hơn rất nhiều, tình hình tham nhũng và kiểm soát tham nhũng cũng có sự lạc quan tin tưởng hơn từ phía người dân, thể chế đã tạo ra sân chơi bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp và đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân, v.v. Tuy nhiên, chất lượng thể chế nói chung còn chưa cao, đòi hỏi sự nỗ lực lớn của chính quyền trung ương và sự phối hợp của chính quyền địa phương để nâng cao chất lượng thể chế như:

- Giải quyết các vấn đề về minh bạch hóa thông tin, nâng cao khả năng dễ đoán định của các quy định và việc thực thi chính sách giảm rủi ro cho doanh nghiệp

- Tăng cường phòng chống tham nhũng tạo niềm tin cho người dân và doanh nghiệp.

- Tăng cường chất lượng hiệu quả của các quy định và thực thi các chính sách

3.3. Thực trang phát triển của các địa phương

3.3.1. Thu nhập bình quân

Hình 3.15 cho thấy thu nhập bình quân của người dân ở các tỉnh có sự chuyển biến theo các năm. Thu nhập bình quân đầu người theo tháng tại tỉnh trung vị tăng từ

1.06 triệu năm 2010 lên 3.084 triệu năm 2018. Tương tự, thu nhập trung bình của tỉnh thấp nhất và tỉnh có thu nhập lớn nhất cũng gia tăng. Như vậy, mức độ phát triển kinh tế của các địa phương đều có sự gia tăng theo các năm.


8000

7000

6000

5000

4000

3000

2000

1000

0

Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị Trung vị

2010

12

2737

1068

2012

13

3653

1666

2014

12

4113

2154

2016

182

5109

2548

2018

345

6823

3084

Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị Trung vị

Hình 3.15: Thực trạng thu nhập bình quân theo tháng của các địa phương (Nghìn đồng)

Nguồn: Tổng cục Thống kê, truy cập tại:


3.3.2. Giáo dục

Cùng với sự phát triển của thu nhập, các địa phương cũng đã có những nỗ lực trong phát triển giáo dục. Hình 3.16 trình bày tỷ lệ dân số có trình độ từ phổ thông trung học trở lên tại các tỉnh trung vị, tỉnh thấp nhất, và tỉnh có tỷ lệ dân số có trình độ từ phổ thông trung học trở lên lớn nhất. Theo đó tỷ lệ dân số có trình độ tốt nghiệp từ phổ thông trở lên tăng dần qua các năm, từ 21% năm 2010 lên 23% năm 2018. Như vậy theo thời gian trình độ lực lương lao động ở các địa phương ngày càng được cải thiện.

Nhìn chung, hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam hiện nay tương đối hoàn chỉnh nên chất lượng và hiệu quả được nâng lên, góp phần phục vụ cho phát triển xã hội.

50

45

40

35

30

25

20

15

10

5

0

Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung vị

2010

8,06142

46,2039

21,14943

2012

5,765408

43,90244

21,16564

2014

10,04464

43,45307

21,36445

2016

9,174312

42,53012

22,04007

2018

9,330144

44,62151

23,4127

Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung vị

Tuy nhiên, quy hoạch quy hoạch mạng lưới giáo dục tại nhiều địa phương còn chưa hợp lý và thiếu đồng bộ, chất lượng giáo dục cũng chưa đồng đều giữa các địa phương. Việc khắc phục khoảng cách về sư phát triển giáo dục giữa các vùng miền còn chậm. Ngoài ra còn tồn tại một số hạn chế như: cơ chế phân cấp quản lý giáo dục chưa thực chất; trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục chưa được coi trọng; năng lực đội ngũ quản lý giáo dục còn hạn chế; cơ chế gắn đào tạo với sử dụng vẫn chưa thực sự hình thành;Chính vì vây, trong giai đoạn tới các địa phương ở Việt Nam nên chú trọng phát triển giáo dục theo mục tiêu chất lượng và hiệu quả thay vì theo đuổi mục tiêu quy mô và số lượng như hiện nay.





Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thể chế địa phương tại Việt Nam - 12


Hình 3.16: Tỷ lệ dân số có trình độ giáo dục từ trung học phổ thông trở lên tại các địa phương

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên bộ số liệu VHLSS


3.3.3. Thu hút FDI

7000

40000

6000

35000

30000

5000

25000

4000

20000

3000

15000

2000

10000

1000

5000

0

0

Tổng vốn FDI

19886,1

16191

21819,9

26859 36368,7

31045,6

Giá trị lớn nhất

Giá trị trung vị

Tổng vốn FDI

Sau 30 năm đổi mới và mở cửa dòng vốn đầu tư FDI vào Việt Nam không ngừng gia tăng. FDI là động lực chính cho phát triển kinh tế Việt Nam trong nhiều thập kỷ qua. Bằng chính sách mở cửa, ưu đãi và môi trường kinh doanh hấp dẫn các địa phương của Việt Nam đã liên tục thu hút được dòng vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài các tập đoàn xuyên quốc gia. Hình mô tả tổng vốn FDI của các địa phương từ năm 2010-2019, và vốn FDI tại tỉnh trung vị, và tỉnh có thu hút nhiều FDI nhất trong các năm. Vốn FDI thu hút được các năm đều giữ mức trên mức 16 tỷ USD. Năm 2018 các địa phương thu hút được FDI ở mức cao nhất trên 36 tỷ USD. Tỉnh thu hút được nhiều nhất là hơn 6 tỷ USD. Nhìn chung, trong một thập kỷ thu hút vốn FDI ở Việt Nam giữ ổn định và có xu hướng tăng lên, đây là kết quả của các chính sách ưu đãi, tạo lập môi trường thể chế hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.



2010

2012

2014

2016

2018

2020

Giá trị lớn nhất

4177,1

2798,4

3355,1

3896,9

6237,6

5221,2

Giá trị trung vị

69,25

57,5

76,4

103,5

161,25

115,7


Hình 3.17: Vốn đầu tư FDI tại các địa phương giai đoạn 2010-2020 (Triệu USD)

Nguồn: Tổng cục Thống kê, truy cập ngày 10/11 tại:

https://www.gso.gov.vn/px-web-2/?pxid=V0417&theme=%C4%90%E1%BA%A7u%20t%C6%B0


3.3.4. Chênh lệch thu nhập (bất bình đẳng)

Về vấn đề bất bình đẳng thu nhập, nghiên cứu sử dụng chênh lệch thu nhập giữ các nhóm thu nhập cao nhất và nhóm thu nhập thấp nhất (ngũ phân vị) làm thước đo. Hình 3.18 trình bày chênh lệch thu nhập của tỉnh có hệ số nhỏ nhất, lớn nhất và tỉnh trung vị. Theo đó các giá trị trung vị, lớn nhất, nhỏ nhất đều có xu hướng gia tăng giữa các năm. Năm 2010, chênh lệch thu nhập ở tỉnh trung vị là 6.95 lần thì năm 2019 là

7.85 lần. Như vậy, bất bình đẳng có xu hướng tăng nhẹ ở tỉnh trung vị. Tương tự, chênh lệch thu nhập cũng gia tăng qua các năm ở phạm vi cả nước tăng từ 9.2 lần năm 2010 lên 10.2 lần năm 2019.

12

10,4


10,2

10

10

8

9,8


9,6

6

9,4

4

9,2


9

2

8,8

0

8,6

2010 2012 2014 2016 2018 2019

Giá trị lớn nhất

Giá trị nhỏ nhất

Trung vị

Cả nước

Hình 3.18: Chênh lệch thu nhập giữa nhóm thu nhập thấp nhất và nhóm thu nhập cao nhất ở các địa phương, 2010-2019 (lần)

Nguồn: Tổng cục Thống kê


3.3.5. Tỷ lệ bao phủ Internet

Tỷ lệ hộ dân số sử dụng internet ở các địa phương gia tăng mạnh mẽ theo các năm. Hình 3.19 cho thấy tại tỉnh trung vị tỷ lệ hộ dùng internet đã tăng từ 5% năm 2010 lên 75% năm 2018. Internet đóng vai trò ngày càng quan trọng trong cuộc sống, mặc dù còn nhiều hạn chế, nhưng không thể phủ nhận vai trò của internet, mạng xã hội đối với việc nâng cao chất lượng thể chế, đặc biệt là tính minh bạch và sự tham gia của người dân. Việc gia tăng tỷ lệ người dân được tiếp cận internet được kỳ vọng sẽ tiếp tục có ảnh hưởng tốt đến việc nâng cao chất lượng thể chế.



2010

2012

2014

2016

2018











0%

0%

4%

7%

35%











32%

38%

43%

66%

98%














120%

100%

80%

60%

40%

20%

0%


Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất Giá trị trung vị

5%

6%

10%

19%

75%

Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung vị

Hình 3.19: Tỷ lệ hộ dân sử dụng Internet ở các địa phương

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên bộ số liệu VHLSS


3.4. Phân tích mối quan hệ giữa một số chỉ số phát triển địa phương với chỉ số chất lượng thể chế.

Phần này sử dụng số liệu về chất lượng thể chế dựa trên hai bộ số liệu PCI và PAPI, và các phân tích thống kê mô tả để xem xét mối quan hệ giữa các chỉ số phát triển địa phương được lựa chọn trong mô hình đề xuất ở chương 1 với chỉ số chất lượng thể chế. Trong đó, các chỉ số chất lượng thể chế được lấy trong bộ chỉ số PCI gồm các chỉ số thành phần sau: “Chi phí không chính thức”, “thiết chế pháp lý”, “chi phí thời gian”, “sự năng động và tiên phong của chính quyền tỉnh”. Các chỉ số thành phần đo lường chất lượng thể chế được lấy từ bộ PAPI bao gồm: “kiểm soát tham nhũng” và “thủ tục thành chính công”. Kết quả của những phân tích này sẽ mở ra những gợi ý cho việc xây dựng mô hình đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thể chế được thực hiện trong chương 4.

Các biến số như trình độ phát triển, trình độ giáo dục, chênh lệch thu nhập..vv được thu thập từ số liệu của Tổng cục Thống kê, và tính toán của tác giả dựa trên bộ dữ liệu VHLSS nên các số liệu mới được cập nhật đến 2018. Do đó, các phân tích sau đây sử dụng số liệu mảng, với dữ liệu về chất lượng thể chế và các chỉ số phát triển của các tỉnh từ 2010-2018.


3.4.1. Phân tích phương sai

3.4.1.1. Phân tích phương sai các chỉ số chất lượng thể chế theo vùng

Để phân tích sự khác biệt chất lượng thể chế theo khu vực địa lý, tác giả thực hiện phân tích phương sai các chỉ số chất lượng thể chế theo 6 vùng địa lý của Việt Nam (bảng 3.2): Vùng 1 - Trung du và miền núi phía Bắc, Vùng 2 - Đồng bằng sông Hồng, Vùng 3 - Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Vùng 4 - Tây Nguyên, Vùng 5 - Đông Nam Bộ, Vùng 6 - Đồng bằng sông Cửu Long.

Đối với chỉ số “chi phí không chính thức”, vùng Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long có điểm số cao nhất với mức trung bình 6.08 và 6.54. Tây Nguyên và vùng Trung du và miền núi phía Bắc có điểm số thấp nhất với mức trung bình 5.54 và

5.32. Đồng bằng sông Cửu long vẫn là vùng có chỉ số “thiết chế pháp lý” cao nhất với

5.75 điểm, vùng Đồng Bằng Sông Hồng lại có chỉ số này thấp nhất với 4.97 điểm. Chỉ số “tính năng động và tiên phong của chính quyền tỉnh” có kết quả cao nhất ở Đồng bằng sông Cửu long với 5.68 điểm. Chỉ số “chi phí thời gian” đạt điểm cao nhất ở vùng “Đồng bằng sông Cửu Long” với 6.382 điểm, vùng Tây Nguyên có mức kiểm soát tham nhũng thấp nhất đạt 5.7 điểm. Nhìn chung, không có sự thống nhất về điểm số của các vùng giữa các nhóm chỉ số.

Bảng 3.2: Trung bình các chỉ số chất lượng thể chế theo vùng



Vùng

Đồng bằng sông Hồng

Trung du và miền núi phía Bắc

Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

Tây Nguyên

Đông Nam Bộ

Đồng bằng sông Cửu Long

Chi phí không chính thức

5.84

5.32

5.71

5.54

6.08

6.54

Thiết chế pháp lý

4.97

4.94

5.16

5.15

5.13

5.75

Chi phí thời gian

6.41

5.81

6.47

5.98

6.49

7.05

Sự năng động tiên phong của chính quyền tỉnh

4.94

4.83

4.97

4.44

5.08

5.68

PCI

59.49

56.74

59.64

56.82

60.11

61.03

Kiểm soát tham nhũng

5.90

5.92

6.21

5.81

6.07

6.49

Thủ tục hành chính công

7.09

7.09

7.11

7.08

7.05

7.09

PAPI

38.50

37.49

38.68

37.55

37.92

37.11

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên bộ chỉ số PAPI năm 2010, 2012, 2014, 2016, 2018

Bảng 3.3 trình bày kết quả phân tích phương sai ANOVA để kiểm định giả thiết có hay không sự khác biệt các chỉ số chất lượng thể chế giữa các vùng. Hệ số P value nhỏ hơn 0.05 ở tất cả các nhóm chỉ số xem xét. Do đó, sự khác biệt giữa các vùng đối với nhóm chỉ số này có ý nghĩa thông kê.


Bảng 3.3: Phân tích phương sai chỉ số chất lượng thể chế theo vùng



Sum of

squares (SS)


df

Mean

squares (MS)


F


p-value

Chi phí không chính thức

Model

56.27

5.00

11.25

14.73

0.00

Region

56.27

5.00

11.25

14.73

0.00

Residual

236.12

309.00

0.76



Thiết chế pháp lý

Model

27.77

5.00

5.55

3.96

0.00

Region

27.77

5.00

5.55

3.96

0.00

Residual

433.89

309.00

1.40



Chi phí thời gian

Model

57.61

5.00

11.52

17.59

0.00

Region

57.61

5.00

11.52

17.59

0.00

Residual

202.39

309.00

0.65



Sự năng động và tiên phong của chính quyền tỉnh

Model

39.81

5.00

7.96

7.84

0.00

Region

39.81

5.00

7.96

7.84

0.00

Residual

313.97

309.00

1.02



PCI

Model

822.05

5.00

164.41

10.66

0.00

Region

822.05

5.00

164.41

10.66

0.00

Residual

4766.28

309.00

15.42



Kiểm soát tham nhũng

Model

13.20

5.00

2.64

8.22

0.00

Region

13.20

5.00

2.64

8.22

0.00

Residual

77.76

242.00

0.32



Thủ tục hành chính công

Model

0.06

5.00

0.01

0.11

0.99

Region

0.06

5.00

0.01

0.11

0.99

Residual

24.56

244.00

0.10



PAPI

Model

93.00

5.00

18.60

0.72

0.61

Region

93.00

5.00

18.60

0.72

0.61

Residual

6284.13

244.00

25.75



Nguồn: Tính toán của tác giả

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/09/2022