Các hình thức khai thác và chế biến hải sản trong cộng đồng ngư dân ven biển Cửa Lò, Nghệ An - 4

thời Lê, khi Thái uý Nguyễn Sư Hồi tuyển thợ đóng thuyền giỏi ở ngoài bắc vào đóng mới và sửa chữa tàu thuyền để phục vụ cho quốc phòng an ninh và phát triển kinh tế. Ngoài ra, nhiều nơi còn có nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa, nghề làm nón, nghề chế biến nước mắm, nghề bện đay, đan lưới và đan lát đồ dùng bằng tre. Ngày nay, tỷ lệ số dân làm các nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ - thương mại ngày càng tăng lên.

Ở Nghi Thuỷ, ngư dân làng Mai Bảng thường đánh cá bằng câu te, dạ, lưới rút, câu vàng, câu mực, đan lồng đánh mực, vào lộng ra khơi. Dân làng Yên Lương thường đánh cá bãi ngang, rùng, lưới rợ, lưới chân; xóm Nại có nghề làm muối. Khoảng thời gian từ 1945 đến 1958, có thêm một số ngư dân từ Cửa Sót (Hà Tĩnh), từ huyện Hưng Nguyên và một số nơi khác đến đánh cá ở Cửa Lò rồi định cư trên đất Nghi Thuỷ (số đông ở Mai Giang - Hợp tác xã Phương Đông – Nghi Thuỷ và Vạn Giang – Nghi Tân).

Từ xa xưa, ngư dân ở đây có nghề làm muối và nghề đan lưới, đánh cá, chế biến (thô chế) hải sản, làm nước mắm, ruốc, phơi cá khô. Khoảng từ năm 1960 trở đi có thêm nghề làm chiếu, đan đồ mỹ nghệ, nghề nề, mộc. Lao động nam có 80% làm nghề đánh cá, số còn lại làm nghề thủ công và dịch vụ. Lao động nữ phần đông làm nghề buôn bán dịch vụ, chủ yếu là buôn bán hải sản.

Những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã có tác động không nhỏ đối với xã hội Việt Nam, làm thay đổi kết cấu cộng đồng cư dân ở một số vùng, trong đó có vùng Bắc miền Trung. Người Pháp vốn có truyền thống và kinh nghiệm phát hiện lựa chọn và xây dựng các khu du lịch, điểm du lịch. Với đất nước có khi hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa như Việt Nam, nhu cầu nghỉ mát, nghỉ dưỡng được người Pháp đặt ra khá bức thiết. Vì vậy, ngay sau khi cuộc xâm lược kết thúc và chính sách khai thác thuộc địa lần 1 đang dần ổn định và thu được kết quả bước đầu, cuộc tìm kiếm và tiến hành xây dựng các khu du lịch đã diễn ra ở nhiều nơi trên đất nước Việt Nam. Vào đầu thế kỷ XX, một loạt địa điểm được người Pháp lựa chọn bắt đầu việc xây dựng hệ thống khách sạn, nhà nghỉ và xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng như đường giao thông, điện, nước, trung thâm thương mại,... kèm theo. Cũng từ đó các điểm du lịch đã ra đời, như Sapa (1903), Tam Đảo (1904), Mẫu Sơn (1906), Ba Vì (1906), Sầm Sơn (1097),... và người Pháp cũng bắt đầu cho khảo sát và xây dựng khu du lịch biển Cửa Lò vào năm 1907. Toàn quyền Paul Dume cho xây dựng thêm đường Vinh đi Cửa Hội,

Cửa Lò. Đường Quán Bánh (tiếp giáp đường 1) đi Cửa Lò. Họ còn lập đồn binh: đồn thương chánh thượng xá ở Cửa Lò, đồn trấn thủ ở Cửa Hội (cạnh

trạm Xy Nhan), kho Hải Đạo (chỉ huy đường biển) do một quan vò làm nhiệm vụ kiểm soát thu thuế tàu thuyền ra vào lạch. Ngoài ra còn có đồn lính khố xanh (của chính phủ Nam triều). Người Pháp còn trồng rừng phi lao từ Cửa Lò đến Cửa Hội, do Sở kiểm lâm Pháp đưa giống về bắt dân trồng và họ quản lý thu lợi.

Cùng với việc hoàn chỉnh hệ thống giao thông vận tải là việc công nghiệp hoá thành phố Vinh - Bến Thuỷ với việc xây dựng nhiều nhà máy (rượu, điện, diêm,...). Mỗi chủ nhà máy đều xây dựng một khách sạn ở Vinh và một khách sạn ở Cửa Lò để nghỉ ngơi vào mùa hè. Khách sạn của người Pháp xây dựng thuộc phường Nghi Thuỷ hiện tại, từ bãi biển Lan Châu tiến lên phía bắc 1km, tại đây có khoảng hơn 10 nhà nghỉ, khách sạn. Khu vực Cửa Lò những năm 1925 – 1927 còn có trạm điện ở vùng đảo Lan Châu – cung cấp điện cho các khách sạn của người Pháp.

Như vậy, với khởi điểm là những nhà nghỉ của thực dân Pháp, sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, việc phát triển du lịch ở bãi biển Cửa Lò ngày càng được mở rộng. Điều đó đồng nghĩa với những biến chuyển trong cơ cấu nghề nghiệp của cộng đồng ngư dân trong những làng chài nhỏ bé ven biển ban đầu.

Hiện tại, Nghi Thủy là một trong 5 phường thuần ngư của thị xã Cửa Lò, trong đó, lao động ngư nghiệp chiếm đa phần.


Chỉ tiêu

Số lượng

Nam

Nữ

I. Tổng dân số

8.132

4.030

4.102

II. Nhân khẩu trong độ tuổi lao động (nữ 15 – 54; nam 15 – 59)

4.486

2.298

2.188

1. Lao động có khả năng phân bổ




a. Lao động có việc làm thường

xuyên

3.397

1.727

1.660

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Các hình thức khai thác và chế biến hải sản trong cộng đồng ngư dân ven biển Cửa Lò, Nghệ An - 4

Bảng1: Thống kê về lao động việc làm của UBND phường Nghi Thủy (tính đến 6 tháng đầu năm năm 2008)

thường xuyên

789

402

369

c. Lao động chưa có việc làm

319

162

157

2. Lao động có việc làm (a+b) được chia ra




Lao động nông nghiệp

0

0

0

Lao động ngư nghiệp

2.270

-

-

Lao động du lịch – Dịch vụ

1.434

-

-

Lao động công nghiệp, xây dựng (bao gồm cả lao động ngành chế biến hải sản)

472

-

-

b. Lao động có việc làm không

(Nguồn: Phòng Thống kê UNBD phường Nghi Thủy)


Bảng2: Thống kê chi tiết về các ngành nghề năm 2007 của phường Nghi Thủy


Khối

Số hộ

Tổng nhân khẩu

Lao động tron g độ tuổi

Lao động có

việc làm

Lao động có việc làm chia ra

Kha i thác hải sản

Buô n bán hải sản

Chế biế n hải sản

Mộ c

N

C

ơ kh í

Má y đá

Làm bánh

, bún

Ma y mặc

Chụ p ảnh

Xe lai

Bò lố p

Bán hàn g ăn

Thươn g mại

Dịc h vụ khác

1

145

713

427

330

101

54

27

0

2

1

3

2

1

15

28

4

7

87

4

2

169

845

405

322

83

110

0

3

2

0

0

0

2

7

18

0

5

41

51

3

150

714

351

236

65

49

1

1

3

4

2

0

2

8

10

2

1

47

43

4

146

626

359

281

58

77

4

0

9

7

8

2

0

3

9

0

0

65

41

5

236

1.05

1

628

521

91

113

12

2

1

4

0

2

1

1

32

11

2

240

22

6

180

863

527

416

109

75

6

1

8

8

0

0

2

4

17

8

0

169

17

7

150

793

430

253

58

31

9

2

1

0

0

0

1

1

22

0

7

103

18

8

187

889

429

311

87

101

10

4

6

10

0

2

0

1

6

3

2

64

20

9

176

844

487

341

107

94

20

1

3

3

0

1

3

6

23

0

4

63

14

10

162

771

443

367

65

67

18

2

5

9

6

0

5

2

7

1

15

129

37

Tổn g

cộng

1.70

1

8.10

9

4.48

6

3.37

8

824

771

107

16

40

46

19

9

17

48

17

2

29

43

1.008

267


(Nguồn: Phòng Thống kê UNBD phường Nghi Thủy)

Qua hai bảng thống kê trên, ta có thể thấy tỷ lệ giữa lao động nam và lao động nữ ở phường Nghi Thủy là tương đương. Trong đó, hoàn toàn không có lao động nông nghiệp, lao động ngư nghiệp chiếm 54,3%, lao động trong ngành du lịch – dịch vụ chiếm 34,3% và lao động trong ngành công nghiệp, xây dựng chỉ chiếm 11,6% trong tổng số lao động có việc làm. Như vậy, ngư nghiệp chiếm tới trên một nửa tỷ trọng lao động trong tổng số lao động của cộng đồng dân cư ở đây.

Gắn với ba nhóm ngành là các nhóm dân cư làm các nghề thuộc các lĩnh vực khác nhau, trong đó trọng tâm là ngư nghiệp. Chính vì thuần ngư, cuộc sống bấp bênh phụ thuộc vào biển cả, nên ngư dân ở đây còn làm thêm rất nhiều nghề khác nhau. Đặc biệt, kể từ năm 1995, cùng với sự ra đời của thị xã và sự phát triển của du lịch biển, nhiều người chuyển sang làm nghề dịch vụ phục vụ du lịch.‌


2.2. Về văn hóa


2.2.1. Đời sống vật chất

Nhà cửa

Cư dân Nghi Thủy cư trú trên địa bàn chật hẹp, mật độ dân số đông, bao quanh ba mặt là nước nên nhà cửa cũng nhỏ bé. Nhà thường thấp, có ba gian (gian giữa để bàn thờ gia tiên và bộ bàn ghế ngồi tiếp khách, hai gian hai bên dùng để nghỉ ngơi, một bên thường được ngăn lại thành cái buồng cho kín đáo). Bên cạnh đó còn có nhà bếp xây vuông góc sát với nhà chính. Phía trước nhà có một khoảng sân chật hẹp, giếng nước, nhà tắm; khu nhà vệ sinh thì nằm phía sau. Tỷ lệ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh không ngừng tăng lên, năm 2002 có 465 hộ, năm 2003 lên 791 hộ, đạt 49% tổng số hộ toàn phường.

Ở phía đông sát với biển, các ngôi nhà chỉ là nhà một tầng, nhỏ bé, nằm chen chúc nhau, chỉ có một khoảng đất nhỏ làm sân, không có vườn. Nơi đây hầu hết tập trung những gia đình chuyên làm nghề khai thác hải sản. Lùi dần về phía tây, các ngôi nhà đã có diện tích thoáng hơn, có thêm khoảng đất vườn. Nơi đây tập trung nhiều hộ làm nghề chế biến sản xuất nước mắm bởi có không gian rộng hơn để đặt các thùng và bể chứa.

Dọc con đường liên thị, là ranh giới giữa phường Nghi Thủy và Thu Thủy, cạnh chợ Hôm, có nhiều nhà hai và ba tầng kiên cố. Những nhà này ở

vị trí khuất gió, không trực tiếp hứng gió từ biển, đồng thời cũng là nhà của những hộ gia đình kinh doanh buôn bán các mặt hàng điện tử, điện lạnh, xe đạp,... và một số dịch vụ phục vụ khách du lịch.

Nhìn chung, nhà cửa của ngư dân nơi đây đa phần là nhà mái ngói một tầng kiên cố. Mặc dù diện tích nhỏ hẹp nhưng nhà thoáng, mát. Những con đường trong phường, liên khối xóm đều là đường lát gạch hoặc đã được bêtông hóa, sạch sẽ.

Ăn, mặc

Bữa ăn của những ngư dân đơn sơ, đạm bạc. Chất đạm thường xuyên vẫn là đồ biển (các loại cá, tôm, mực trong đó chủ yếu là các loại cá: ve, nục, lượng,...). Do diện tích cư trú chật hẹp và không canh tác nông nghiệp, nên toàn bộ lượng thực, rau xanh và thịt các loại đều do trao đổi với cư dân xung quanh. Người dân ở đây bán cá, và các loại sản phẩm chế biến để lấy tiền, mua các lương thực, thực phẩm như: gạo, rau xanh các loại, thịt gia cầm gia súc,...

Trước đây, cư dân có lò đốt muối, nên không phải mua muối, nhưng nghề này đã bị bỏ từ lâu, đa phần muối ăn và muối để dùng trong chế biến hải sản, đều mua của dân làm muối ở Diễn Châu. Mắm ăn các loại thì không phải đi mua ở đâu xa mà mua ngay tại địa bàn hoặc do nhà chế biến sẵn có.

Các phương tiện đi lại, vận chuyển

Do vị trí ba mặt là nước, cư dân sống bằng nghề chính là đánh bắt hải sản, chế biến và buôn bán hải sản nên các phương tiện đi lại phụ thuộc vào điều kiện sống và đặc trưng nghề nghiệp.

Đối với ngư dân đi biển, phương tiện đi lại chủ yếu là thuyền, mà ngư dân nơi đây thường gọi là nôốc, các loại thuyền công suất vừa và nhỏ, chủ yếu dùng để khai thác gần bờ. Thuyền này do dân làng Trung Kiên (xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc) đóng. Đây là một làng có truyền thống đóng thuyền từ hơn 600 năm. Ngoài ra còn có rất nhiều thuyền mủng (thuyền thúng).

Đối với những người chế biến và buôn bán hải sản, những người ở gần bến cá thường đi bộ và quang gánh ra mua hải sản về chế biến, còn những người chuyên đi buôn bán gần xa, làm hàng đông lạnh thì dùng xe máy, xe ôtô tải nhỏ để vận chuyển. Trước đây, sản phẩm của nghề chế biến thường được chuyên chở trên những con thuyền đi khắp mọi nơi trong nam, ngoài bắc. Thuyền buôn nước mắm Cửa Lò, Cửa Hội đã từng dong buồm vào nam ra bắc, nổi tiếng trong lịch sử.


2.2.2. Tín ngưỡng, lễ hội

Tôn giáo tín ngưỡng là hình thức xã hội ra đời và phát triển cùng với xã hội loài người. Nó là nhu cầu của con người, của xã hội, là niềm an ủi, sự nâng đỡ về tinh thần và tâm lý,... cho con người để đối mặt với những thử thách trong cuộc sống. Con người trong những điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội, hoàn cảnh lịch sử khác nhau sẽ làm nảy sinh ra những tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Trong cộng đồng ngư dân ven biển Cửa Lò, đời sống tín ngưỡng tôn giáo cũng là một phần không thể thiếu. Sinh sống ở môi trường sinh thái ven biển, sinh kế chính phụ thuộc và biển cả, ngoài thờ cúng tổ tiên như là một phần tất yếu trong truyền thống đời sống tâm linh của người Việt, ngư dân nơi đây còn có các hình thức tín ngưỡng khác đặc trưng của vùng sông biển đó là thờ cúng các vị thần biển, được quan niệm là phù hộ cho những người đi biển gặp sóng yên biển lặng, đánh bắt được nhiều, mùa màng bội thu. Ngoài ra, tại vùng Cửa Lò, còn có nhiều dân cư đi theo đạo Phật, đạo Thiên chúa. Tuy nhiên, ở Nghi Thủy, không có gia đình nào theo đạo Thiên chúa, mà chủ yếu thờ cúng tổ tiên và các vị thần liên quan tới tín ngưỡng của người dân chuyên đi biển cùng các vị tiên hiền khai sáng làng mạc.

Thờ cúng tổ tiên

Thờ cúng tổ tiên là một trong những truyền thống, đạo làm người của người Việt “cây có cội, nước có nguồn”. Điều này thể hiện mối liên kết của cộng đồng về mặt huyết thống. “Tổ tiên được coi như thần bản mệnh của dòng họ, tông tộc, gia đình. Với quan niệm ông bà tổ tiên can thiệp đến vận mệnh con cháu, nên con cháu vừa chịu ơn sinh dưỡng, vừa sợ bị quở phạt. Do đó, tổ tiên được con cháu còn sống tưởng niệm, tôn thờ, có trách nhiệm lo lắng, chăm sóc theo tục lệ để được yên vui bên kia thế giới, được về quây quần sum họp, “ăn uống” cùng con cháu và che chở cho con cháu được nên người, nhằm bảo vệ và duy trì danh dự của dòng họ và gia đình”[Đặng Nghiêm Vạn, Tr313].

Tại Nghi Thủy, trong mỗi gia đình đều có bàn thờ gia tiên ở gian chính của ngôi nhà. Vào ngày giỗ của những người đã mất, gia đình làm mâm cơm, hoa quả, rượu bánh dâng cúng, sau đó con cháu trong gia đình quây quần tụ họp hưởng lộc. Ngoài ra, vào những ngày rằm và mồng một hàng tháng, các gia đình đều làm lễ thắp hương, hoa quả. Còn vào các dịp lễ lớn hơn như Tết nguyên đán, rằm nguyên tiêu, tết Đoan ngọ,... và các dịp lễ cầu ngư, bàn thờ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/06/2022