Về Điều Kiện Tự Nhiên Và Nguồn Lợi Biển

CHƯƠNG I. CỬA LÒ – THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI


Vùng biển Cửa Lò là vùng biển ăn sâu vào đất liền, là eo lòm sâu trên bản đồ đất nước cong cong hình chữ S, đây cũng là vùng chuyển tiếp giữa biển Bắc Bộ và biển Trung Bộ, vùng đất được thiên nhiên ban cho nhiều ưu đãi nhưng cũng không kém phần khắc nghiệt. Gắn bó với mảnh đất này là những con người có gốc gác từ những nơi khác nhau với truyền thống hàng trăm năm gây dựng xóm làng, đã tạo nên những nét văn hóa của cộng đồng ngư dân ven biển.‌


1. Về điều kiện tự nhiên và nguồn lợi biển

1.1. Điều kiện địa hình, khí hậu

Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An là vùng đất ven biển, nằm ở toạ độ từ 18045’ đến 18050’ vĩ độ bắc và từ 105042’ đến 105045’ độ kinh đông, cách thành phố Vinh 20km về phía đông bắc, phía bắc và phía tây giáp huyện Nghi Lộc, phía nam giáp huyện Nghi Xuân (tỉnh Hà Tĩnh) và phía đông giáp biển Đông.

Thị xã được chắn bởi hai con sông ở hai đầu bắc nam đổ ra hai cửa biển lớn. Sông Cấm ở phía bắc đổ ra Cửa Lò; sông Lam ở phía nam đổ ra Cửa Hội. Hai cửa biển này đều có vị trí chiến lược quan trọng cả về quân sự và kinh tế của quốc gia.

Thị xã Cửa Lò có bờ biển dài 10,2km, bãi biển rộng, cát trắng mịn, bằng phẳng, lộng gió; nước biển có độ mặn vừa phải, trung bình 3,4-3,5%. Quanh Cửa Lò có nhiều núi đá nhỏ, mỗi hòn núi có dáng vẻ riêng, gắn với những truyền thuyết và chiến công hiển hách đã đi vào lịch sử dân tộc. Từ lâu, nhân dân địa phương đã đặt tên cho các hòn núi đó theo hình dáng của chúng như: núi Voi, núi Rồng, núi Gươm, núi Trống, núi Mão, núi Cờ, đảo Lan Châu... Cách bờ biển Cửa Lò khoảng 4km có đảo Ngư với độ cao 125m, ở vùng nước sâu 12m, là chỗ dựa cho tàu viễn dương trước khi vào cảng Cửa Lò. Cách Cửa Hội khoảng 30km có đảo Mắt (Quỳnh Nhai) nằm gần kinh tuyến đông 1060 với độ cao 218m, dài 1,5km, biển sâu 24m, có nguồn nước ngọt, là chỗ dựa cho ngư dân khi gặp sóng to gió lớn. Các hòn đảo này có vị trí chiến lược về

quốc phòng an ninh và cũng là điểm du lịch rất hấp dẫn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Địa hình Cửa Lò có nhiều cồn cát cao, rộng, cách nhau khoảng 500m và song song với bờ biển (do đất bồi biển lùi); xen giữa các cồn cát là lòng chảo đầm bàu.

Khí hậu Cửa Lò nằm trong vùng tiểu khí hậu Bắc Trung Bộ. Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 8 có gió tây nam nóng nực; mùa thu từ tháng 9 đến tháng 11 thường mưa nhiều kéo theo lụt bão; mùa đông và đầu mùa xuân có gió mùa đông bắc rét buốt kéo dài từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Tuy nhiên, khí hậu nơi đây ấm hơn các huyện phía tây về mùa đông và mát mẻ trong lành hơn về mùa hè, do vị trí nằm sát biển.

Các hình thức khai thác và chế biến hải sản trong cộng đồng ngư dân ven biển Cửa Lò, Nghệ An - 3

Thị xã Cửa Lò có diện tích tự nhiên 2812,18ha. Trừ diện tích sông suối 260,33ha, quỹ đất còn lại là 2551,85ha. Thổ nhưỡng gồm hai loại đất chính: Đất phù sa gồm: cồn cát, đụn cát; đất cát biển; đất phù sa không được bồi, chua, không glây hoặc glây yếu; đất phù sa cũ có nhiều sản phẩm pheralit. Đất mặn gồm: đất lầy hoang; đất mặn nhiều; đất mặn trung bình; đất mặn ít; đất chua mặn và mặn chua.

Nghi Thủy nằm sát với cảng Cửa Lò, ở khoảng tọa độ từ 18049’10’’ đến

18050’00’’ vĩ độ bắc và từ 102042’45’’ đến 105043’23’’ độ kinh đông, phía bắc giáp xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc, phía nam giáp phường Thu Thủy (thuộc thị xã Cửa Lò) và xã Nghi Khánh huyện Nghi Lộc, phía đông giáp biển đông, phía tây giáp lạch Lò và phường Nghi Tân.

Vùng đất Nghi Thủy được bao bọc bởi sông biển cả 3 phía: bắc, đông và tây. Ở phía bắc, sông Cấm đổ ra cửa lạch Lò rồi ra biển Đông, gần cửa lạch Lò có một nhánh sông chảy dọc phía tây phường Nghi Thủy, chảy lên xã Nghi Khánh (Nghi Lộc) – gọi là sông Cửa Lò. Dọc bờ phía đông con sông này có cầu cảng Cửa Lò. Dọc bờ phía bắc lạch Lò thuộc xã Nghi Thiết (Nghi Lộc) có dãy núi chạy theo hướng tây – đông, vươn ra biển, điểm cuối gọi là mũi rồng. Dãy núi này có chỗ thấp trũng tạo thành eo, ngay gần cảng Cửa Lò, biển ăn lòm và đất liền, tạo nên cảng cá Nghi Thủy, là nơi thuyền đánh bắt đi về neo đậu và vận chuyển cá lên bờ. Bến cá hình vòng cung, dài khoảng 0,5km. Hiện tại, bến cảng đã được bê tông hóa, có bậc tam cấp để lên xuống sát mép nước.

Bờ biển thuộc địa phận phường Nghi Thủy dài 1km từ cửa biển Cửa Lò tới đảo Lan Châu. Nước biển có độ mặn thích hợp, trung bình 3,4 – 3,5%, bãi biển rộng. Biển rất giàu hải sản với nhiều loại như tôm, mực, cua, ghẹ, ốc hương, cá thu, cá lưỡng, cá song, cá ngừ,...

Nghi Thủy có bến cảng nên tàu các nơi có thể ra vào thuận lợi, từ Nghi Thủy có thể đi thuyền theo sông Cấm để lên các xã phía tây huyện Nghi Lộc. Nhờ có nhánh sông phía tây và biển phía đông nên vùng này không bao giờ bị úng lụt, chỉ thỉnh thoảng, khi thủy triều dâng cao có thể bị ngập trong vòng nửa giờ.

Khí hậu nơi đây cũng như khí hậu của thị xã, nhưng do có ba mặt là nước bao bọc nên thường mát hơn các vùng khác về mùa hè và ấm hơn về mùa đông.

Tổng diện tích tự nhiên của phường gồm 192ha. Đất đai các loại có 189ha (trong đó đất ở 20ha, đất đô thị 20ha, đất nông nghiệp 18ha, vườn tạp 18ha, đất chuyên dùng 44ha, đất chưa sử dụng 107ha)3.

Nhìn chung, điều kiện địa hình và khí hậu của nơi đây thuận lợi cho việc phát triển nền kinh tế dựa vào các nguồn lợi từ biển, đặc biệt là khai thác hải sản.


1.2. Nguồn lợi biển

Do điều kiện vị trí địa lý và địa hình, yếu tố biển nổi bật lên với tư cách là một nguồn lợi tự nhiên đặc biệt quan trọng đối với ngư dân ven biển Cửa Lò. Trước tiên, phải nói đến là nguồn lợi hải sản dồi dào và đa dạng ở vùng biển Cửa Lò nói riêng, ở vùng biển Nghệ An nói chung.

Theo thống kê của Sở Thủy sản Nghệ An, tài nguyên hải sản nói chung của tỉnh gồm có trên 267 loài cá thuộc 91 họ, trong đó có 62 loài có giá trị kinh tế cao, có thể chia thành 2 nhóm sau: nhóm gần bờ có 121 loài chiếm 45,32% (trong đó cá nổi có 20 loài bằng 7,5%, cá đáy và gần đáy 101 loài, tương ứng 37,82%); xa bờ 146 loài chiếm 54,68% (trong đó cá nổi 39 loài bằng 14,61%, cá đáy và gần đáy 107 loài bằng 40,07%). Trữ lượng cá biển trên 80.000 tấn, trong đó cá xa bờ khoảng 50.000 tấn chiếm gần 62%, cho phép khai thác từ 30.000-35.000 tấn, có nhiều loại cá có giá trị kinh tế cao như: cá chim; cá thu; cá hồng, nục,... Có 20 loài tôm thuộc 8 giống và 6 họ trong đó có tôm he, tôm rảo, tôm bộp, tôm vàng, tôm sắt, tôm đất, tôm sú và tôm hùm; trữ lượng 610 - 680 tấn. Tôm hùm là loại tôm có giá trị xuất khẩu cao, có trữ lượng từ 20-25 tấn, tập trung tại các vùng rạn đá ven các đảo và các vùng có đá ngầm trong vùng biển. Tài nguyên hải sản ở Nghệ An còn có một số loại hải sản quý khác, đó là mực. Mực phân bố khắp vùng biển và có nhiều loài, nhưng qua thực tế khai thác một số loài có sản lượng cao là mực cơm, mực ống và mực nang. Ngoài ra, còn phải kể đến các loại hải sản khác như: khuyết, ghẹ, cua, ngao, sò, ốc,...

Sự phong phú về hải sản với các hệ nổi, hệ đáy ở gần bờ và xa bờ trong vùng biển này đã giúp cho ngư dân bám biển sản xuất, tìm kế mưu sinh từ hàng trăm năm trước. Họ đã biết khai thác nguồn lợi hải sản để phục vụ cho


3 Số liệu theo Niên giám thống kê, Phòng Thống kê, UBND Thị xã Cửa Lò, tháng 9 – 1999, tr23

cuộc sống của mình và tạo ra những phương thức khai thác phù hợp với đặc trưng sinh sống của các loại hải sản để đạt hiệu quả tối ưu.

Đồng thời, cũng không thể không nói tới lợi thế của một vùng biển nên thơ với nhiều nét đẹp văn hóa, là thuận lợi to lớn để phát triển du lịch.

Những năm đầu thế kỷ XX, cùng với việc phát hiện và xây dựng các khu nghỉ dưỡng ở khu vực miền núi phía Bắc, đáp ứng nhu cầu của các nhà tư bản Pháp, thực dân Pháp đã bắt đầu đầu tư xây dựng những nhà nghỉ ở khu vực ven biển Cửa Lò cho các nhà tư bản Pháp ở thành phố Vinh. Tuy nhiên, yếu tố biển được khai thác trên góc độ du lịch chỉ thực sự được chú ý và tập trung đầu tư phát triển là kể từ khi thị xã Cửa Lò chính thức thành lập, tách khỏi huyện Nghi Lộc vào năm 1995. Từ đó đến nay, du lịch biển là một trong những thế mạnh phát triển kinh tế thị xã.

Nguồn lợi thứ ba từ biển và vị trí địa lý mang lại đó chính là hệ thống cửa sông và cảng biển. Thị xã Cửa Lò được giới hạn ở hai phía nam bắc bởi hai cửa sông Lam và sông Cấm. Đó là những con đường thủy từ biển vào sâu trong đất liền trong lịch sử. Cảng Hội Thống từ xưa đã là nơi ra vào của nhiều con thuyền trong nam ngoài bắc. Cho đến khi đất nước hoàn toàn thống nhất, ngày 05/12/1979 Thủ tướng chính phủ cho phép xây dựng Cảng Cửa Lò (Cảng quốc tế). Sau 5 năm xây dựng (1979-1984) cảng quốc tế Cửa Lò được hình thành với kết cấu hạ tầng bao gồm 2 bến dài 320 m, diện tích bãi cảng rộng 36000 m2, 3 kho có diện tích 22.000 m2, độ sâu luồng -5.0 m đảm bảo cho tàu

<10.000 tấn ra vào thuận lợi. Thxã Ca Lò là ca ngò ra bin Đông, không chca NghAn mà còn ca vùng kinh tế bc min Trung qua hai cng bin Ca Lò và Ca Hi.

Ngoài ra, vùng biển Cửa Lò còn có đảo Ngư, đảo Lan Châu và đảo Mắt. Riêng đảo Ngư cách bờ biển 4 Km có diện tích trên 100 ha, mớm nước quanh đảo có độ sâu 8-12 m, có điều kiện xây dựng thành cảng nước sâu trong tương lai, rất thuận lợi cho việc giao lưu hàng hoá giữa nước ta và các nước trong khu vực.

Vi nhng đ iu kin thun li ca yế u tbin như thế , Ca Lò có đầ y đủ tim nă ng để phát trin kinh tế hà ng hi, du lch, dch v, khai thác và chế biế n hi sn


1.3. Địa lý hành chính

Huyện Nghi Lộc thời xưa có 5 tổng (tổng là cấp trung gian giữa huyện và xã). Vùng thị xã Cửa Lò hiện nay nằm trong tổng Thượng Xá với các làng

Tân Lộc, Vạn Lộc (Nghi Tân), Yên Lương, Mai Bảng, Mai Lĩnh, Yên Trạch (Nghi Thuỷ), Thu Lũng (Nghi Thu), Văn Trung, Đồng Quan, Kim Ổ, Thiêm Lộc (Nghi Hương) và một phần tổng Đặng Xá (làng Song Lộc, nay là Nghi Hải, Nghi Hoà).

Sau Cách mạng tháng Tám – 1945, Chính phủ ra quyết định bãi bỏ cấp tổng, các đơn vị hành chính là cấp phủ được đổi thành huyện. Từ tháng 2 – 1946, vùng thị xã Cửa Lò ngày nay nằm trong các xã Long Châu, Hiểu Hạp, Thuận Hợp, Ngư Phong. Từ tháng 4 – 1947, vùng đất này nằm trong hai xã Hợp Châu, Ngư Hải. Tháng 4 năm 1954, xã Hợp Châu được chia thành 5 xã: Nghi Tân, Nghi Thu, Nghi Hương, Nghi Khánh, Nghi Thạch. Xã Ngư Hải được chia thành 4 xã: Nghi Hải, Nghi Hoà, Nghi Phong, Nghi Xuân. Đến tháng 9 – 1955, xã Nghi Thuỷ được thành lập (gồm hai thôn Yên Lương, Mai Bảng của xã Nghi Tân được tách ra và hai thôn Yên Trạch, Mai Lĩnh của xã Nghi Thu được tách ra).

Ngày 4 – 4 – 1986, Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định số 37 HĐBT thành lập thị trấn Cửa Lò (thị trấn cảng và du lịch), trên cơ sở diện tích, dân số của hai xã Nghi Tân và Nghi Thuỷ cùng 82ha diện tích tự nhiên của xã Nghi Thu và 15ha diện tích tự nhiên của xã Nghi Hợp.

Ngày 29 – 8 – 1994, Chính phủ ra Nghị định số 113 – CP thành lậo thị xã Cửa Lò trên cơ sở thị trấn Cửa Lò và các xã Nghi Thu, Nghi Hương, Nghi Hoà, Nghi Hải; 50ha diện tích tự nhiên, 1.991 nhân khẩu của xã Nghi Quang huyện Nghi Lộc.

Thời Pháp thuộc, vùng đất Nghi Thủy hiện nay là các làng Yên Lương, Mai Bảng thuộc tổng Thượng Xá, huyện Nghi Lộc. Từ tháng 2 – 1946, làng Mai Bảng nằm trong xã Long Châu, làng Yên Lương nằm trong xã Hiểu Hạp. Đến tháng 4 – 1947, cả hai làng thuộc xã Hợp Châu. Tháng 4 – 1954, xã Hợp Châu được chia thành 5 xã là Nghi Tân, Nghi Hương, Nghi Thu, Nghi Khánh và Nghi Thạch. Đến tháng 9 – 1955, xã Nghi Thủy được thành lập (bao gồm làng Yên Lương, Mai Bảng của xã Nghi Tân được tách ra và 2 làng Yên Trạch, Mai Lĩnh của xã Nghi Thu được tách ra). Đến tháng 4 – 1986, xã Nghi Thủy cùng với xã Nghi Tân, một phần xã Nghi Thu và Nghi Hợp trở thành Thị trấn Cửa Lò, đến tháng 8 – 1994, thuộc thị xã Cửa Lò.‌


2. Dân cư

2.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Theo ý kiến của các nhà khảo cổ học và lịch sử, vùng đất Cửa Lò hiện

tại được tạo nên bởi hiện tượng biển lùi nên đây không phải là vùng đất cổ từ thời khai thiên lập địa. Các làng xóm trên vùng cát bồi đều được xây dựng song song với nhau trên các giồng cát chạy dài trên bờ biển, các cồn cát này đều được phân cách nhau bởi các vùng ao trũng kéo dài, có một dòng nước rất trong chảy vào, và chỉ tại các nơi này mới có ruộng đồng chuyên trồng các loại cây trên cạn. Căn cứ vào các hoá thạch tìm được tại các đồi cát này, có thể khẳng định rằng mỗi giồng cát đánh dấu một giai đoạn quá trình biển lùi, quá trình này bắt đầu từ cuối Đệ tứ kỷ. Sự cổ kính, tính xa xưa của các làng trong vùng cứ bớt dần độ cao khi đi từ quốc lộ 1 ngày nay ra phía bờ biển. Còn sự bồi đắp vào thời kỳ sau này (từ thời kỳ cận đại) thì có thể căn cứ vào gia phả các dòng họ lớn trong vùng như họ Nguyễn ở Thượng Xá (Cửa Lò) hay họ Nguyễn ở Tiên Điền (Nghi Xuân – Hà Tĩnh) để biết được rằng vào hồi thế kỷ XIV, bờ biển còn ở lùi sâu vào phía trong, cách bờ biển hiện nay 2km về phía tây - một hiện tượng biển lùi, kết quả của quá trình bồi đắp phù sa của các con sông Lam, sông Cấm.

Theo ý kiến của một học giả người Pháp là Le Breton4, tại khu vực Bắc

Trung kỳ, sau những lớp người của thời tiền sử, có lẽ những cư dân đầu tiên trên đất này thuộc dòng giống người Chăm. “Những người tù binh Champa, từ thế kỷ XI đến đầu thế kỷ VV, và những tù binh Trung Quốc, đầu thế kỷ XV đã được đưa đến lập nghiệp ở vùng An – Tĩnh. Song những làng mới mà họ lập ra, đều đã được xây dựng trên những mảnh đất bồi của biển mới nổi lên hay trên những đất phù sa do sông Lam mới bồi đắp. Thành ra, lịch sử của những cư dân ấy đều gắn liền với lịch sử của sự hình thành địa chất mới đây của một vài miền trong xứ An – Tĩnh” [Le Breton, 2005, tr12].


4 Le Breton là một nhà giáo nhiều năm dạy ở trường Quốc học Vinh hồi đầu thế kỷ XX, có tình cảm gắn bó với vùng đất An – Tĩnh, ông đã biên soạn cuốn địa chí của vùng này với tên gọi Le vieux An

– Tĩnh, đã được nhà xuất bản Nghệ An và Trung tâm văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây dịch ra tiếng Việt với tiêu đề An – Tĩnh cổ lục. Cuốn địa chí ra đời trên cơ sở tìm hiểu kỹ lưỡng của tác giả dựa trên sự kết hợp các tri thức của nhiều bộ môn khoa học như khảo cổ học, địa chất học, lịch sử và đặc biệt là văn hóa dân gian của chính vùng đất này. Cuốn sách mang lại nhiều thông tin bổ ích về sự hình thành địa chất và lịch sử của một số vùng trong xứ An Tĩnh. Một điểm đáng lưu ý là ông đã đặc biệt chú trọng đến các gia phả, rồi các sự tích, các di chỉ, các tác phẩm của dòng họ, vùng miền để dựng lên một diện mạo sinh động của xứ Nghệ. Cũng trong công trình này, ông có nhắc tới một tập san có nhan đề “Sự hình thành của những đồng bằng duyên hải An – Tĩnh” sẽ được trình bày trước “Hội đồng nghiên cứu khoa học Đông Dương”, lấy tên là “Khái luận về việc nghiên cứu những bờ biển thuộc thời kỳ thứ tư ở xứ Nghệ và ba xứ Quảng miền bắc Đông Dương” – Đây chắc chắn sẽ là một tài liệu vô cùng bổ ích và thú vị để tìm hiểu rò hơn về lịch sử vùng đất ven biển Cửa Lò nói riêng, vùng đất ven biển xứ Nghệ nói chung. Tuy nhiên, do nhiều lý do, tác giả luận văn chưa thể tìm hiểu rò hơn về sự tồn tại và nội dung của cuốn tập san này. Chắc chắn khi có điều kiện, tác giả sẽ không bỏ qua việc tìm hiểu cuốn tập san trên để nghiên cứu kỹ hơn về lịch sử hình thành của cộng đồng ngư dân vùng biển xứ Nghệ.

Cũng theo khảo cứu của tác giả này thì “Vào đầu thế kỷ XV, Cửa Lò chưa có, ngọn núi nằm từ đường cái quan đến Cửa Lò hồi đó là một hòn đảo mà hai dòng chảy của sông Cấm lượn quanh bắt đầu từ làng Đò Cấm ngày nay (gần ga Đò Cấm). Nhánh bắc của sông vẫn giữ nguyên cho đến ngày nay. Nhánh nam hình thành Cửa xá, ngày nay hầu như đã bị cát bồi lấp hoàn toàn. Ngay từ hồi đó, ở Cửa Xá đã có những đầm phá do Lê Lợi ban cho Nguyễn Hội và trên các vùng này, Nguyễn Hội lập làng Thái xá, ngày nay là Thượng Xá. Trên đất đai của mình, Nguyễn Hội lập nhiều nại muối và trở nên giàu có. Các nại muối, ngày nay không còn nữa, do đất phù sa bồi lấp dần vào, cho nên nại muối nay lại cách hai cây số về phía đông. Nguyễn Xí được cấp lãnh địa cả miền duyên hải nằm giữa Cửa Lò và Cửa Hội (Hội Thống) ngày nay. Trong số các đầm phá này có Bàu Ó, cái bàu mà theo các sách Dư địa chí thì gọi là Hồ Nước Biển. Dọc theo bờ Bàu Ó, Nguyễn Xí lập nên làng Bàu Ó mà đất đai thì do một đám tù binh người Tàu mà Nguyễn Xí bắt được trong các cuộc chiến tranh ở An – Tĩnh (1418 – 1428) khai khẩn. Trên những đầm phá khác, Nguyễn Xí lập ra rất nhiều làng. Đất đai mới nổi lên đều do những người Champa khai khẩn. Những người này do Nguyễn Xí bắt được trong cuộc đánh nhau với nước Champa năm Thái Hòa thứ 3, đời Nhân Tông, tức là năm Ất Sửu (1445). Các thủ lĩnh Champa bị bắt làm tù binh là Chế Hiệp, Chế Lâu và Chế Đa. Nguyễn Xí bèn cử họ làm thủ chỉ “Hội đồng kỳ hào” của những làng mới lập. Con trai của Nguyễn Xí là Nguyễn Sư Hồi được ban cấp đầm phá Cây Bằng, trên miền đất đai mới bồi đắp này, các làng Vạn Lộc và Tân Lộc được hình thành. Theo chiếu chỉ của nhà vua, tất cả các làng được thiết lập vào thế kỷ XV bởi họ Nguyễn Thượng Xá đều được miễn thuế và mọi đảm phụ hành chính hoặc quân sự (phu phen, tạp dịch,...). Những người thuộc họ Nguyễn này đều là lãnh chúa tuyệt đối trên thái ấp của họ.... Việc nghiên cứu gia phả của họ Nguyễn Thượng Xá và các sự tích của những làng xã ven biển của Nghi Lộc cho chúng ta biết rằng đường bờ biển ngày nay cách đường bờ biển ở thế kỷ XV gần hai cây số về phía đông”[Le Braton, 2005, tr98,99,102].

Hiện nay, chưa có một công trình khoa học nào sưu tầm, nghiên cứu về sự hình thành các dòng họ, các thôn làng ở vùng đất này. Tuy nhiên, qua một số tư liệu đã có như trên, chúng ta biết được ít nhiều về lai lịch một số làng xã và một số dòng họ. Chẳng hạn, làng Vạn Lộc được hình thành vào năm 1493 với cái tên đầu tiên là xã Hải Ngung. Người có công lớn trong việc khai phá đất đai, lập nên xã mới là Thái uý Nguyễn Sư Hồi (con trai cả của Thái sư Cương quốc công Nguyễn Xí). Tại làng Vạn Lộc (Nghi Tân) hiện nay vẫn còn

đền thờ Nguyễn Sư Hồi (khánh thành năm 1508, đã được Bộ Văn hoá – Thông tin ra Quyết định số 1057 – QĐ ngày 14 – 6 – 1991, công nhận là di tích lịch sử văn hoá quốc gia). Và lớp cư dân khi vùng đất này mới hình thành có nguồn gốc từ người Champa, người Trung Quốc.

Cũng như các phường, xã ven biển khác trong thị xã, do đặc điểm địa lý, vùng đất Nghi Thủy hiện nay được tạo nên bởi hiện tượng biển lùi. Do đó, dân cư sống trên địa bàn này là từ các nơi khác chuyển đến, cùng nhau xây làng và định cư lại nơi này. Trên cái gốc ban đầu các làng do Nguyễn Xí lập ra, dần dần dân cư từ các nơi chuyển tới sinh sống ở vùng ven biển này. Chẳng hạn, làng Mai Bảng (thuộc phường Nghi Thuỷ), cách đây khoảng 230 năm (cuối thời Trịnh Nguyễn phân tranh) tại Cồn Mui có 6 gia đình từ vùng Cửa Sót (Thạch Hà, Hà Tĩnh) ra cư trú và phát triển thành làng. Sáu gia đình đó gồm các họ Vò, Trần, Nguyễn, Lê, Hoàng, Đặng. Cái tên Mai Bảng có xuất xứ từ làng Mai Lâm ở huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh – quê hương của 6 gia đình ngụ cư đầu tiên ở Mai Bảng. Hiện nay, làng Mai Bảng vẫn có ngôi đền thờ vọng Lê

Khôi5. Làng Yên Lương lúc đầu có tên là làng Hoa Duệ, rồi đổi thành Yên

Ngoại. Những họ đầu tiên đến cư trú trên đất làng Hoa Duệ gồm có họ Vũ, họ Phùng, họ Hoàng, họ Trịnh, họ Dương, họ Nguyễn. Đền làng này có từ năm 1630 thờ Mẫu Đại Càn Tứ vị Thánh nương, rước từ cửa Cờn (Quỳnh Lưu) về đây thờ vọng. Theo thống kê sơ bộ, Nghi Thủy có 45 dòng họ, có họ đông nhân khẩu như họ Nguyễn Cảnh, họ Phùng; có họ ít người như họ Phạm.

Một đặc điểm của cư dân thị xã Cửa Lò là tỷ lệ giáo dân khá cao. 3/7 phường xã có giáo dân với 1.001 hộ, 4.976 tín đồ Thiên chúa giáo, chiếm 11% tổng số dân toàn thị xã6.

Về nghề nghiệp, ngoài nghề đánh cá là chính, dân ở đây còn làm ruộng, từ xưa, tại vùng Cửa Lò còn có nghề nấu muối (đốt lò đun nước biển cho đến khô để thành muối). Tuy nhiên, từ khi diêm dân biết làm nại muối thì nghề nấu muối cũng không còn nữa. Tại làng Thu Lũng (Nghi Thu) có nghề thợ mộc, chuyên làm nhà và đình chùa. Nhiều thợ giỏi từng đi khắp nơi để hành nghề. Tại làng Vạn Lộc có nghề thủ công đóng thuyền rất nổi tiếng. Nghề này có từ


5 Lê Khôi người làng Lam Sơn (nay thuộc xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa. Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn từ đầu và lập được rất nhiều công lao. Năm 1443, ông được làm Nhập Nội Thiếu Úy, trấn thủ Nghệ An. Năm 1446 phụng mệnh vua Nhân Tông, cầm quân đi đánh Chiêm Thành, trên đường trở về ông bị bệnh nặng, đoàn chiến thuyền đến Cửa Sót ( Hà Tĩnh) dưới chân núi Nam Giới thì ông mất. Triều đình làm quốc tang thi hài ông an táng tại chóp núi Long Ngâm và cho lập đền thờ tại đó hàng năm quốc tế truy phong. Năm 1487 được vua Lê Thánh Tông tặng phong “ Chiêu Trưng đại vương”.

6 Theo số liệu khảo sát của UBND Thị xã Cửa Lò ngày 30 – 5 – 1996.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/06/2022