Các giải pháp thúc đẩy quá trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước để nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước ở tỉnh Quảng Bình hiện nay - 10


Bên cạnh đó, việc tuyển chọn giám đốc cũng là yêu cầu bức xúc hiện nay không chỉ ở Quảng Bình mà còn là vấn đề bức xúc đối với hầu hết các doanh nghiệp trên phạm vi cả nước. Cơ chế bổ nhiệm, đề bạt như hiện nay là không có hiệu quả, do đó cần có cơ chế tuyển chọn giám đốc theo hình thức thi tuyển; định kỳ sau 2-3 năm có đánh giá theo tiêu chuẩn và kết quả công việc thực tế, phân loại, biểu dương, nâng bậc lương, đối với giám đốc kinh doanh giỏi; những giám đốc không đáp ứng yêu cầu thì thay thế. Đồng thời cũng cần có chính sách khuyến khích vật chất và tinh thần cho những người có tay nghề cao, trình độ chuyên môn giỏi, đóng góp nhiều cho doanh nghiệp để họ gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

3.3.8. Tạo hành lang pháp lý và môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp sau khi sắp xếp, chuyển đổi hoạt động có hiệu quả

Các doanh nghiệp nhà nước sau khi thực hiện cổ phần hóa cũng như chuyển đổi sở hữu qua các hình thức giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp ở Quảng Bình nhìn chung có quy mô nhỏ, khả năng tài chính hạn hẹp, vì thế việc vay vốn đầu tư để đổi mới thiết bị, công nghệ gặp nhiều khó khăn (do không có tài sản để thế chấp khi vay vốn), mặc dù Chính phủ đã có quy định doanh nghiệp nhà nước chuyển thành công ty cổ phần được vay vốn không phải thế chấp song thủ tục để được vay vốn vẫn rất phiền hà, các tổ chức tín dụng cho vay vẫn yêu cầu phải thế chấp. Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp sau khi chuyển đổi cần thực hiện một số vấn đề sau:

- Về phía nhà nước phải hỗ trợ tạo điều kiện cho doanh nghiệp về hành lang pháp lý, môi trường đầu tư và ban hành đồng bộ các chính sách tài chính, tín dụng, thuế… theo hướng tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp sau chuyển đổi sở hữu nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ để phát triển sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

- Về phía tỉnh ngoài chế độ chung do Nhà nước ban hành thì bên cạnh việc tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp hoạt động, tỉnh cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư, chính sách đào tạo, thu hút lao động đối với các doanh nghiệp theo


các mục tiêu, các chương trình phù hợp với khả năng của ngân sách và tình hình cụ thể của tỉnh.


Kết luận

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.


Sắp xếp, đổi mới để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta; đồng thời cũng là một vấn đề có tính thời sự cấp bách, có ý nghĩa lý luận lâu dài đối với việc đổi mới, phát triển khu vực doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần và hội nhập hiện nay. Trong quá trình đó vừa phải nâng cao, giữ vững được vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước lại vừa tạo ra động lực để thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, góp phần tạo nên sự tăng trưởng cao và ổn định của nền kinh tế, thực hiện được các mục tiêu định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Đảng đề ra. Chính vì vậy, đề tài: "Các giải pháp thúc đẩy quá trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước để nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước ở tỉnh Quảng Bình hiện nay", đã tập trung nghiên cứu các nội dung sau:

Các giải pháp thúc đẩy quá trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước để nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước ở tỉnh Quảng Bình hiện nay - 10

1. Hệ thống hóa các lý luận cơ bản về doanh nghiệp nhà nước và các hình thức sắp xếp, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước; phân tích cả về mặt lý luận và thực tiễn về sự cần thiết phải sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần và hội nhập quốc tế hiện nay.

2. Từ thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như thực trạng sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước ở Quảng Bình trong thời gian qua, luận văn đã đi sâu phân tích những kết quả đạt được, chỉ ra những tồn tại, vướng mắc và các nguyên nhân dẫn đến tồn tại đó.

3. Trên cơ sở các định hướng, giải pháp lớn của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là các mục tiêu, nhiệm vụ sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước của tỉnh trong thời gian tới, luận văn đã tập trung đề xuất các phương án sắp xếp, đổi mới cho từng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, đồng thời đưa ra các giải pháp, kiến nghị có tính khả thi cho việc thực hiện.


Sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam là một vấn đề hoàn toàn mới đang trong quá trình vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, nguồn tài liệu và kinh nghiệm về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp không nhiều. Vì vậy, kết quả nghiên cứu của đề tài không tránh khỏi hạn chế và thiếu sót nhất định. Quá trình chỉ đạo và thực tiễn sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước sẽ phát sinh nhiều vấn đề mới cần nghiên cứu để giải quyết, tháo gỡ kịp thời. Do đó các giải pháp được nêu ra trong đề tài chỉ là những đề xuất ban đầu, cần được tiếp tục nghiên cứu, hoàn chỉnh nhằm đáp ứng tốt hơn các yêu cầu thực tế của việc đổi mới, phát triển để nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước trên phạm vi cả nước nói chung và ở Quảng Bình nói riêng trong giai đoạn tới.


Mục lục


Trang


Trang phô b×a


Lời cam đoan Mục lục

Danh mục các bảng

Mở đầu 1

Chương 1: Doanh nghiệp nhà nước và sự cần thiết phải sắp xếp, đổi mới 4

doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện nền kinh tế Nhiều thành phần và hội nhập Quốc tế

1.1. Lý luận chung về doanh nghiệp nhà nước 4

1.1.1. Quan niệm về doanh nghiệp nhà nước 4

1.1.2. Phân loại doanh nghiệp nhà nước 6

1.1.3. Vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường 8

1.1.4. Đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị 10

trường


1.2. Sự cần thiết phải sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước ở 11

Việt Nam


1.2.1. Những yếu kém, tồn tại của doanh nghiệp nhà nước cần được 11 khắc phục

1.2.2. Phương hướng và mục tiêu sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà 21 nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

1.3. Các hình thức sắp xếp, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà 22

nước


1.3.1. Sáp nhập, hợp nhất, giải thể hoặc phá sản doanh nghiệp nhà 23

nước

1.3.2. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước 24

1.3.3. Giao doanh nghiệp nhà nước 26

1.3.4. Bán doanh nghiệp nhà nước 26

1.3.5. Khoán kinh doanh doanh nghiệp nhà nước 27

1.3.6. Cho thuê doanh nghiệp nhà nước 27


Chương 2: Thực trạng sắp xếp, đổi mới Doanh nghiệp nhà nước ở 29

Quảng bình trong thời gian qua


2.1. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 29

nhà nước ở Quảng Bình trong những năm qua


2.1.1. Điều kiện về vị trí địa lý và tự nhiên ảnh hưởng đến quá trình 29 hình thành và phát triển doanh nghiệp nhà nước ở Quảng Bình

2.1.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà 31 nước ở Quảng Bình trong những năm qua

2.2. Cơ sở pháp lý cho việc thực hiện quá trình sắp xếp đổi mới 40

doanh nghiệp nhà nước


2.2.1. Đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước 40

2.2.2. Sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước 42


2.3. Thực trạng về quá trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà 43

nước ở Quảng bình trong thời gian qua


2.3.1. Tình hình và kết quả thực hiện sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp 43 nhà nước ở Quảng Bình trong những năm qua

2.3.2. Một số nhận xét, đánh giá từ kết quả thực hiện sắp xếp, đổi 49 mới doanh nghiệp nhà nước ở Quảng Bình trong thời gian qua

2.3.3. Những tồn tại, hạn chế trong thực hiện sắp xếp, đổi mới doanh 51 nghiệp nhà nước ở Quảng Bình

2.4. Kinh nghiệm cải cách, đổi mới doanh nghiệp nhà nước ở một 58

số nước trên thế giới


2.4.1. Kinh nghiệm đổi mới doanh nghiệp nhà nước ở Trung Quốc 58


2.4.2. Kinh nghiệm cải cách, đổi mới mới doanh nghiệp nhà nước ở 63 Liên bang Nga

2.4.3. Kinh nghiệm cải cách, đổi mới mới doanh nghiệp nhà nước ở 65 Hungari

2.4.4. Kinh nghiệm cải cách, đổi mới doanh nghiệp nhà nước ở 66 Malaysia


Chương 3: Phương hướng và giải pháp thúc đẩy quá trình sắp xếp, đổi 68 mới doanh nghiệp nhà nước để góp phần nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước ở quảng Bình trong thời gian tới

3.1. Các quan điểm cơ bản, mục tiêu và nhiệm vụ về sắp xếp, đổi 68

mới doanh nghiệp nhà nước ở tỉnh Quảng Bình thời gian tới


3.1.1. Các quan điểm cơ bản về quá trình sắp xếp, đổi mới doanh 68 nghiệp nhà nước ở Quảng Bình thời gian tới

3.1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước 69 của tỉnh thời gian tới

3.2. Định hướng cụ thể trong việc thực hiện sắp xếp, đổi mới doanh 71

nghiệp nhà nước để nâng cao hiệu quả các doanh nghiệp nhà nước ở Quảng Bình đến năm 2005

3.2.1. Định hướng sắp xếp, đổi mới đối với doanh nghiệp nhà nước 71 hoạt động kinh doanh

3.2.2. Định hướng sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước hoạt 78 động công ích

3.3. Các giải pháp thúc đẩy quá trình sắp xếp, đổi mới doanh 81

nghiệp nhà nước để góp phần nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước ở quảng Bình trong những năm tới

3.3.1. Cần chú trọng công tác tuyên truyền, vận động để các Sở, ban 81 ngành, các lãnh đạo cũng như người lao động trong doanh nghiệp có nhận

thức đúng đắn về chủ trương, chính sách sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước

3.3.2. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng và chính 82 quyền cấp tỉnh trong việc triển khai thực hiện sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh quản lý


3.3.3. Giải quyết tốt vấn đề lao động dôi dư nhằm tạo tiền đề cho việc 84 đẩy nhanh quá trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước

3.3.4. Giải quyết, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, hỗ trợ tài 86 chính cho doanh nghiệp nhà nước của tỉnh nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện

giao, bán, khoán kinh doanh và cho thuê doanh nghiệp nhà nước


3.3.5. Đẩy mạnh và thực hiện tốt việc chuyển đổi sở hữu theo hình 90 thức cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

3.3.6. Đổi mới kịp thời công tác quản lý đối với các doanh nghiệp mà 93 nhà nước cần nắm giữ 100% vốn nhà nước thuộc tỉnh quản lý

3.3.7. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý doanh 96 nghiệp nhà nước

3.3.8. Tạo hành lang pháp lý và môi trường kinh doanh thuận lợi cho 97 các doanh nghiệp sau khi sắp xếp, chuyển đổi hoạt động có hiệu quả

Kết luận 98

Danh mục các tài liệu tham khảo phụ lục

Xem tất cả 87 trang.

Ngày đăng: 26/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí