Những Mặt Đạt Được Của Các Doanh Nghiệp Nhà Ở Quảng Bình Trong Những Năm Qua


ít, chất lượng sản phẩm chưa cao,thị trường tiêu thụ hẹp, chủ yếu là nội tỉnh, chưa có các loại hàng hóa chủ lực; năng lực, trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo nhiều doanh nghiệp còn yếu, khả năng tiếp cận thị trường còn hạn chế chưa đáp ứng được so với yêu cầu đổi mới. Có thể đánh giá cụ thể tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh quản lý qua bảng số liệu dưới đây:

Biểu 2.1: Tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh

của các doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Bình (2000-2002)


ĐVT: triệu đồng



Chỉ tiêu

Năm 2000

Năm 2001

Năm 2002

Tổng cộng

D.N

K.d

D.N

C.ích

Tổng cộng

D.N

K.d

D.N

C.ích

Tổng cộng

D.N

K.d

D.N

C.ích

- Số

D.nghiệp

lượng

58

46

12

53

41

12

49

37

12

- Vốn

kinh

531,6

503,8

27,8

556,4

520,8

35,6

693,2

656,2

37

doanh:

212,0

188,7

23,3

206,3

176,3

30,0

214,0

183,9

30,1

+ Vốn Nhà nước

308,6

304,4

4,2

334,1

329

5,1

464,2

457,8

6,4

+ Vốn vay

11,0

10,7

0,26

16,0

15,5

0,5

15,0

14,5

0,5

+ Vốn khác










- Tổng doanh thu

920,9

872,9

48,0

1131

1071

60,0

953,7

895,6

58.1

- Nộp ngân sách:

122,9

121,9

1

116,3

115,4

0,9

118,7

117,8

0,9

Nộp ở

địa

36,6

35,3

1

37,1

36,2

0,9

37,8

36,9

0,9

phương










- Lao

động

10.66

9585

1.084

10.85

9481

1.374

11.07

9.702

1.374

(người)

9



5



6



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.

Các giải pháp thúc đẩy quá trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước để nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước ở tỉnh Quảng Bình hiện nay - 4


- Lãi (+); Lỗ (-)

6,6

5,2

1,4

5,9

4,8

1,1

5,1

3,9

1,2

Nguồn: Sở Tài chính Quảng Bình (2000-2002), Báo cáo tổng hợp tài chính doanh nghiệp nhà nước Quảng Bình, Quảng Bình [19].

Biểu 2.1 cho thấy, vốn kinh doanh của các doanh nghiệp tăng nhanh trong năm 2002, chủ yếu do tăng cường năng lực sản xuất mới từ các dự án đầu tư được đưa vào sử dụng: so với năm 2000 tổng vốn trong năm 2002 tăng 30,4%, trong đó vốn của doanh nghiệp công ích tăng 37%; trong cơ cấu, vốn Nhà nước có tỷ trọng giảm dần từ 40% năm 2000 còn 31% năm 2002, vốn vay ngân hàng có xu hướng tăng từ 58% lên 68%, nguồn vốn khác cũng tăng đáng kể.

Trong tổng số 214 tỷ vốn Nhà nước, có khoảng 60 tỷ là vốn lưu động thì đến 31/12/2002 các khoản vốn không có khả năng thu hồi vào khoảng 30,4 tỷ đồng, tập trung ở một số doanh nghiệp như Công ty Xây dựng và vật liệu xây dựng, Công ty Hóa chất, Công ty Sông Gianh.

Số nộp ngân sách của các doanh nghiệp nhà nước năm 2001 giảm 3%, năm 2002 giảm 5% so với năm 2000, chủ yếu là thuế xuất nhập khẩu giảm. Riêng nộp ngân sách tại địa phương có tăng nhưng không đáng kể từ 36,6 tỷ đồng năm 2000, lên 37,1 tỷ đồng năm 2001 và 37,8 tỷ đồng năm 2002; các doanh nghiệp công ích nộp ngân sách ổn định khoảng 1 tỷ đồng. Một trong những lý do, đầu tư tăng nhanh trong khi phần thu tại địa phương chưa cao là do các dự án mới đưa vào sản xuất trong giai đoạn đầu chưa có lãi hoặc đang bị lỗ và đang được hưởng các ưu đãi về đầu tư.

Lợi nhuận thực hiện của các doanh nghiệp có xu hướng giảm, riêng năm 2002 lợi nhuận thực hiện là 5,1 tỷ đồng có mức thấp nhất trong 3 năm liên tiếp.

Trong năm 2002, một số doanh nghiệp đã có nhiều cố gắng trong việc đẩy mạnh sản xuất, tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ, hoạt động sản xuất kinh doanh bước đầu đã có lãi, nhưng do lỗ lũy kế từ những năm trước lớn đã làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh trong năm như Công ty Xây dựng và Vật liệu xây dựng, Công ty Gốm sứ, Công ty nước Khoáng Bang... Một số doanh nghiệp khác có lợi nhuận tương đối cao và ổn định


như Công ty sông Gianh, Công ty Cao su Việt Trung, Công ty Lâm Công nghiệp Long Đại, Công ty cấp thoát nước…

Tổng hợp kết quả phân loại doanh nghiệp nhà nước ở tỉnh theo kết quả kinh doanh trong 3 năm (2000-2002) được thể hiện cụ thể trong biểu sau:

Biểu 2.2: Phân loại doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh quản lý theo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (2000-2002)



Chỉ tiêu

Năm 2000

Năm 2001

Năm 20

2


Tổng cộng


D.N

K.d

D.N

C.íc h


Tổng cộng


D.N

K.d

D.N

C.íc h


Tổng cộng


D.N

K.d

D.N

C.íc h

- Tổng số doanh

58

46

12

53

41

12

49

37

12

nghiệp:










+ Doanh nghiệp có lãi

36

28

8

34

25

9

30

22

8

+ Doanh nghiệp hòa

15

12

3

13

10

3

14

10

4

vốn










+ D. nghiệp không có

7

6

1

6

6

-

5

5

-

lãi










Nguồn: Sở Tài chính Quảng Bình (2000-2002), Báo cáo tổng hợp tài chính doanh nghiệp nhà nước Quảng Bình, Quảng Bình [19].

Kết quả xếp loại ở biểu 2.2 cho thấy doanh nghiệp công ích trong hai năm 2001 và 2002 không có đơn vị bị thua lỗ do doanh nghiệp đã chủ động đẩy mạnh phần hoạt động kinh doanh để hỗ trợ cho phần công ích. Riêng các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vẫn chưa khẳng định được chỗ đứng của mình trong nền kinh tế thị trường, chưa có doanh nghiệp nào có sự tăng trưởng vượt bậc, thậm chí còn có xu hướng sụt giảm. Năm 2002 số doanh nghiệp kinh doanh có lãi là 30 doanh nghiệp, nếu so sánh về số lượng giảm 16,7%,


còn xét về tỷ trọng cơ cấu doanh nghiệp có lãi giảm 1% so với năm 2000; số doanh nghiệp thuộc diện kinh doanh thua lỗ giảm không đáng kể, nguyên nhân trong số 5 doanh nghiệp bị lỗ năm 2002 đã có đến 3 doanh nghiệp bị lỗ từ năm trước chuyển sang do đang trong thời kỳ đầu thực hiện các dự án đầu tư đây chuyền sản xuất gồm có: dự án dây chuyền sản xuất gạch tráng men của Công ty Gốm sứ, dây chuyền sản xuất nước khoáng đóng chai theo công nghệ mới của Công ty nước khoáng Bang và dây chuyền sản xuất nhôm thanh của Nhà máy thanh nhôm định hình.

2.1.2.1. Những mặt đạt được của các doanh nghiệp nhà ở Quảng Bình trong những năm qua

Thực hiện đường lối đổi mới, phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh quản lý đã có nhiều đóng góp hết sức quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cụ thể là:

- Doanh nghiệp nhà nước tỉnh đã đóng góp nguồn thu đáng kể cho ngân sách tỉnh, chiếm tỷ lệ thu cao nhất trong lĩnh vực sản xuất vật chất (bình quân hàng năm chiếm 20% đến 30% tổng số thu của ngân sách tại địa phương).

- Doanh nghiệp nhà nước tỉnh đã góp phần quan trọng vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, tạo việc làm cho người lao động cũng như tích lũy và tăng trưởng kinh tế nhằm thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh nhà.

- Trong những năm gần đây, qua sắp xếp và đổi mới một số doanh nghiệp nhà nước đã có sự chuyển biến tích cực trong cách nghĩ và hành động - từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, ngày càng quan tâm nhiều hơn đến hiệu quả kinh tế, lấy đó làm thước đo kết quả sản xuất kinh doanh của mình. Tư tưởng ỷ lại vào Nhà nước, kinh doanh theo lối bao cấp, thiếu trách nhiệm dần dần được khắc phục. Các doanh nghiệp dần dần thực sự đi vào hạch toán kinh doanh, chủ động xây dựng kế hoạch và phương án sản xuất kinh doanh, tìm mọi biện pháp sử dụng có hiệu quả hơn về lao động, tiền vốn, tài sản của doanh nghiệp, bước đầu kinh doanh có lãi, thu nhập của người lao động ngày càng tăng, đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện. Một số doanh nghiệp đã phát huy được tính năng động, sáng tạo


trong kinh doanh, chủ động trong việc khai thác tiềm năng và thế mạnh của mình, mạnh dạn đầu tư vốn, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm điển hình như: Công ty Phân bón sông Gianh, Xí nghiệp cơ khí tàu thuyền Nhật Lệ...

Trong lĩnh vực xây dựng cơ bản các doanh nghiệp nhà nước đã xây dựng được nhiều công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho tỉnh; các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực xuất nhập khẩu đã cố gắng duy trì và có sự tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu, khai thác thế mạnh của các mặt hàng xuất khẩu truyền thống như: nông, lâm, thủy, hải sản... góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng nguồn thu thuế xuất khẩu cho ngân sách Trung ương và tỉnh.

Các doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích góp phần thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân, góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

Mặc dù đã đạt được một số kết quả nhất định, nhưng cũng phải nhìn nhận rằng các doanh nghiệp nhà nước của tỉnh hiện nay chưa tương xứng với vai trò, tiềm năng và sự quan tâm đầu tư của tỉnh, còn bộc lộ nhiều tồn tại, yếu kém mà nếu không được khắc phục sẽ không thể đứng vững trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế hiện nay.

2.1.2.2. Những yếu kém, tồn tại của doanh nghiệp nhà nước ở Quảng Bình


Sự yếu kém của các doanh nghiệp nhà nước ở Quảng Bình thể hiện trên các mặt sau đây:

Một là, Hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh quản lý còn thấp, chưa tương xứng với điều kiện và lợi thế hiện có, tốc độ tăng trưởng có biểu hiện giảm dần, không ít các doanh nghiệp nhà nước còn ỷ lại sự bao cấp của Nhà nước.

Theo Báo cáo tổng hợp về tài chính của doanh nghiệp nhà nước và kết quả xếp loại trong năm 2002, trong tổng số 49 doanh nghiệp nhà nước có 61% số doanh nghiệp kinh doanh có lãi, số vốn nhà nước có tại các doanh nghiệp này là 155,6 tỷ đồng chiếm


73%, doanh thu chiếm 74,5%, số lao động chiếm 78% và thu nộp ngân sách chiếm 79,9%. Số doanh nghiệp kinh doanh chưa có hiệu quả (hòa vốn) chiếm 29% trong tổng số doanh nghiệp, có số vốn nhà nước là 35,3 tỷ đồng chiếm 16%, doanh thu chiếm 18,5%, lao động chiếm 15,2% và thu nộp ngân sách chiếm 15,1%; số doanh nghiệp kinh doanh không có hiệu quả (thua lỗ) chiếm 4% trong tổng số doanh nghiệp, có số vốn chiếm 11%, doanh thu chiếm 6,7%, lao động chiếm 7,3% toàn bộ doanh nghiệp nhà nước trên toàn tỉnh (xem phụ lục 02).

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước của doanh nghiệp nhà nước nhìn chung là thấp và có xu hướng giảm dần, nếu như năm 2000 là 3,5%, năm 2001 là 2,9% thì năm 2002 là 2,4%.

Tình trạng công nợ ở các doanh nghiệp nhà nước tỉnh hiện nay là khá nghiêm trọng, nợ quá hạn, nợ khó đòi có xu hướng ngày càng tăng. Theo Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2002, tổng số nợ phải trả của các doanh nghiệp là 748 tỷ đồng (vay dài hạn chiếm 30%, nợ khác 2% còn lại là nợ ngắn hạn và nợ ngân sách), gấp 1,5 lần nguồn vốn chủ sở hữu tại các doanh nghiệp nhà nước, trong đó nợ quá hạn 7 tỷ đồng; tổng số nợ khó đòi của các doanh nghiệp vẫn ở mức cao 10,2 tỷ đồng. Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp nhà nước hoạt động gần như hoàn toàn bằng vốn vay và khả năng thanh toán nợ thấp. Tình trạng đầu tư, mua sắm tài sản cố định bằng vốn vay là khá phổ biến tại các doanh nghiệp nhà nước của tỉnh, do phải chịu chi phí trả lãi vay lớn nên giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp nhà nước tỉnh luôn cao hơn so với giá thành của doanh nghiệp ngoài quốc doanh, dẫn đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm kém, hiệu quả kinh doanh thấp (xem phụ lục 04).

Hai là, các doanh nghiệp nhà nước của tỉnh tuy đã được sắp xếp lại nhưng vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn, số lượng doanh nghiệp còn nhiều, nhưng lại nhỏ về quy mô, dàn trải, chồng chéo về ngành nghề kinh doanh.

Việc sắp xếp, tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước của tỉnh trong thời gian qua đã làm thay đổi một bước cơ cấu vốn và lao động tại các doanh nghiệp, có tác động nhất định tới quá trình tập trung và tích tụ sản xuất. Tuy vậy, hiện nay quy mô của các doanh nghiệp


nhà nước tỉnh vẫn còn rất nhỏ, lẻ, trong số 214 tỷ đồng vốn Nhà nước tại doanh nghiệp thì bình quân mỗi doanh nghiệp chỉ có 4,3 tỷ đồng vốn, trong đó: có 5 doanh nghiệp có vốn nhà nước dưới 1 tỷ đồng, chiếm 10,2%, 21 doanh nghiệp có vốn Nhà nước từ 1 - 3 tỷ đồng chiếm 42,8%; 11 doanh nghiệp có vốn Nhà nước trên 3 - 5 tỷ đồng chiếm 22,5%; 7 doanh nghiệp có vốn Nhà nước từ trên 5 - 10 tỷ đồng chiếm 14,3%, 3 doanh nghiệp có vốn Nhà nước từ trên 10 - 20 tỷ đồng chiếm 6,1% và 2 doanh nghiệp có vốn trên 20 tỷ đồng chiếm 4% (xem phụ lục 03).

Trong tổng số 49 doanh nghiệp nhà nước đóng trên địa bàn tỉnh thì có đến 6 lâm trường, thực hiện nhiệm vụ quản lý và khai thác tài nguyên rừng, 6 doanh nghiệp nhà nước thực hiện nhiệm vụ thi công xây lắp các công trình dân dụng, giao thông thủy lợi, 3 Công ty tư vấn thiết kế, 2 doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ duy tu, sửa chữa các công trình giao thông đường bộ từ đó đã tạo ra sự chồng chéo về ngành nghề kinh doanh cũng như cơ quan quản lý trên cùng một địa bàn.

Ba là, trình độ kỹ thuật và công nghệ thiết bị sản xuất cũ kỹ, lạc hậu, đầu tư chắp vá, thiếu đồng bộ, công suất huy động thấp, không ổn định, đặc biệt chưa đáp ứng các yêu cầu chế biến nông lâm hải sản và phát huy thế mạnh của tỉnh.

Theo Báo cáo tổng hợp tài chính doanh nghiệp nhà nước năm 2002, trong tổng tài sản của doanh nghiệp nhà nước có 46% là tài sản cố định, nhưng chỉ có 65% tài sản cố định hiện đang sử dụng được coi là có hiệu quả, số tài sản cố định còn lại hoặc là không sử dụng được, hoặc vẫn sử dụng nhưng do công nghệ quá lạc hậu và cũ nên giá thành sản phẩm thường cao hơn rất nhiều so với giá thành chung của sản phẩm cùng loại. Theo đánh giá của Ban đổi mới doanh nghiệp, đa số máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất tại các doanh nghiệp tỉnh đều lạc hậu so với thế giới từ 15 đến 20 năm, trình độ cơ khí hóa, tự động hóa rất thấp. Tình hình đó dẫn đến hậu quả là chất lượng sản phẩm thấp, khả năng cạnh tranh của sản phẩm bị hạn chế mà điển hình nhất là sản phẩm đường kính của Nhà máy đường Quảng Bình.


Bốn là, tình trạng lao động thiếu việc làm và dôi dư trong các doanh nghiệp nhà nước của tỉnh là một trở ngại lớn làm chậm tiến trình đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước hiện nay.

Lao động dôi dư đến nay vẫn là vấn đề nan giải ngay cả với các doanh nghiệp đã hoặc đang thực hiện các hình thức chuyển đổi sở hữu như cổ phần hóa hay bán, khoán, cho thuê... lý do chủ yếu là từ thời bao cấp, trong các doanh nghiệp nhà nước giám đốc doanh nghiệp được tự chủ trong tuyển dụng lao động, không có quy định khống chế định mức, dẫn đến tình trạng giám đốc tuyển chọn quá nhiều lao động so với nhu cầu sản xuất. Hậu quả là khi các doanh nghiệp tiến hành sắp xếp lại đều có một bộ phận người lao động không đáp ứng được yêu cầu và trở thành lao động dôi dư. Trong khi theo quy định hiện hành trường hợp doanh nghiệp chuyển quyền sở hữu, thì người sử dụng lao động kế tiếp vẫn phải thực hiện hợp đồng lao động với tất cả lao động của doanh nghiệp, điều này đã trở thành vật cản của quá trình cải cách đổi mới doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước tỉnh.

Theo báo cáo của Ban đổi mới doanh nghiệp, tính đến ngày 31/12/2002 tại các doanh nghiệp nhà nước của tỉnh có khoảng 12% số lao động thiếu việc làm, cá biệt ở một số doanh nghiệp con số này còn lên đến 40%. Điều đáng quan tâm là trong cơ cấu lao động dôi dư của doanh nghiệp nhà nước ở tỉnh thì chiếm đại đa số là lao động có trình độ thấp, chưa qua đào tạo hoặc đào tạo hạn chế, trừ một số dự án, nhà máy, xí nghiệp mới đầu tư có kỹ sư, công nhân được đi đào tạo, bồi dưỡng cả trong và ngoài nước theo chương trình dự án, các doanh nghiệp còn lại đều có trình độ tay nghề công nhân thấp. Ngay cả một số dự án mới đầu tư nhưng do thiếu công nhân có tay nghề, thiếu thợ kỹ thuật bậc cao và chuyên gia, kỹ sư giỏi nên chất lượng sản phẩm kém như: Gạch CERAMIC; nhôm thanh định hình; nước khoáng…

Năm là, trình độ quản lý của các doanh nghiệp nhà nước ở tỉnh còn yếu, thiếu năng động, chưa đáp ứng với cơ chế thị trường.

Một số cán bộ quản lý, cán bộ lãnh đạo của các doanh nghiệp vẫn còn tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự bao cấp, bảo hộ từ phía Nhà nước. Trong hoạt động kinh doanh vẫn


chưa có sự gắn kết, ràng buộc trách nhiệm giữa người giám đốc với hiệu quả sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp nếu làm ăn thua lỗ, nợ nần thì Nhà nước gánh chịu, trong khi đó trách nhiệm về vật chất của người giám đốc doanh nghiệp lại không được quy định rõ.

Từ những phân tích trên cho thấy, mặc dù trong những năm qua doanh nghiệp nhà nước ở Quảng Bình đã có nhiều đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế xã hội, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mở rộng kinh tế đối ngoại, tạo điều kiện và cơ hội cho kinh tế của tỉnh hội nhập với kinh tế cả nước và khu vực. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nhà nước ở Quảng Bình vẫn còn bộc lộ nhiều tồn tại, yếu kém. Do vậy, để phát huy những ưu điểm và vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện phát triển mới, cần phải tiếp tục tổ chức sắp xếp lại và đổi mới các doanh nghiệp nhà nước của tỉnh theo đúng tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 của Đảng và chương trình hành động của Chính phủ.


2.2. Cơ sở pháp lý cho việc thực hiện quá trình sắp xếp, đổi mới Doanh nghiệp nhà nước

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Chính phủ đã ban hành hàng loạt quyết định về đổi mới doanh nghiệp nhà nước và trên thực tế đã tổ chức thực hiện nhiều biện pháp rất mạnh trên cả hai mảng: sắp xếp tổ chức lại và đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước.

2.2.1. Đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước


- Theo Quyết định 315/HĐBT các doanh nghiệp phải rà soát lại chức năng hoạt động kinh doanh, rà soát lại các yếu tố sản xuất kinh doanh như: Thị trường, công nghệ, vốn, tổ chức lao động, tổ chức bộ máy và cán bộ, soát xét lại tình hình tài chính doanh nghiệp, chấp hành kỷ luật tài chính, kế toán, thống kê...

- Theo Nghị định 388/HĐBT, các doanh nghiệp nhà nước phải được thành lập lại, đăng ký lại để loại bỏ những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ kéo dài. Như vậy Nghị định 388 như một giải pháp hợp pháp hóa để công nhận những doanh nghiệp nhà nước tồn tại được trong cơ chế thị trường; đồng thời loại bỏ được những doanh nghiệp chỉ tồn tại trên danh nghĩa.


- Luật doanh nghiệp nhà nước ban hành tháng 4-1995 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo ra cơ sở pháp lý tổng quát trong quan hệ giữa doanh nghiệp nhà nước với Nhà nước.

- Về các nội dung cụ thể của cơ chế, đáng chú ý là hai mảng: tài chính và lao động. Nghị định 27/NĐ-CP (1999) bổ sung, sửa đổi Nghị định 59/NĐ-CP (1996) nhằm xác lập cơ chế tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước. Theo các nghị định này, một loạt cơ chế tài chính được áp dụng như: Nhà nước giao quyền quản lý và sử dụng vốn, trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn cho doanh nghiệp. Nhà nước hạn chế dần và tiến đến chấm dứt sự can thiệp vào công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp. Nhà nước có chính sách tái cấp vốn cho những doanh nghiệp vay vốn tín dụng để mở rộng sản xuất kinh doanh tăng thu nhập cho ngân sách. Các vấn đề quản lý, sử dụng vốn, tài sản, quản lý doanh thu, chi phí được giao đầy đủ cho doanh nghiệp, Nhà nước chỉ thực hiện việc kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh, công tác quản lý của doanh nghiệp chứ không can thiệp, không làm thay cho doanh nghiệp. Chính sách phân phối lợi nhuận cũng tập trung vào việc bảo toàn vốn, mở rộng kinh doanh cho doanh nghiệp nhờ vậy mà hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không ngừng được mở rộng, hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp được nâng lên. Về cơ chế sử dụng lao động, theo tinh thần Bộ Luật lao động (12-1994) đã có một loạt quyết định cho phép doanh nghiệp nhà nước tăng quyền tự chủ trong sử dụng lao động và trả lương…


2.2.2. Sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước


Các biện pháp sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn từ 1990 đến nay được chia thành 3 đợt sau:

- Đợt thứ nhất, thực hiện trong giai đoạn 1991-1993 theo Quyết định 315/HĐBT (9-1990) về giải thể và tổ chức lại những doanh nghiệp nhà nước yếu kém, Nghị định 388/HĐBT (11-1991) về nguyên tắc, điều kiện thành lập doanh nghiệp nhà nước, Quyết định số 202 (6-1992) thí điểm cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/04/2022