Biểu Đồ Số Phòng Khách Sạn 3-5 Sao Tại Hà Nội Từ 2000 – Quý 1/2014


114 ngày mưa một năm Một đặc điểm rõ nét của khí hậu Hà Nội là sự thay 1

114 ngày mưa một năm. Một đặc điểm rõ nét của khí hậu Hà Nội là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9, kèm theo mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 28,1 °C. Từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau là mùa đông với nhiệt độ trung bình 18,6 °C. Trong khoảng thời gian này số ngày nắng của thành phố xuống rất thấp, bầu trời thường xuyên bị che phủ bởi mây và sương, tháng 2 trung bình mỗi ngày chỉ có 1,8 giờ mặt trời chiếu sáng. Cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 (mùa xuân) và tháng 10 (mùa thu), thành phố có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu và đông. Sự chuyển biến lớn về thời tiết của Hà Nội trong các mùa cũng là một trong những đặc điểm khiến Hà Nội trở nên cuốn hút.

(Số liệu Khí hậu Hà Nội – Hiệp hội Du lịch Việt Nam – 2013).

2.2. Tổng quan các sản phẩm du lịch của Hà Nội

Hà Nội – Thủ đô ngàn năm văn hiến của Việt Nam, sở hữu một bề dày lịch sử và văn hóa. Trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử, cho tới nay, Hà Nội mang trong mình sự hòa trộn của những nét đẹp cổ kính và hiện đại với những sản phẩm du lịch phong phú và đa dạng.

2.2.1. Địa điểm du lịch tại Hà Nội

2.2.1.1. Di tích lịch sử - văn hóa

Hà Nội vốn nổi tiếng với vẻ đẹp cổ kính, trầm mặc như bằng chứng phong sương của thời gian qua 1000 năm phát triển. Mặc dù, chịu tác động không nhỏ bởi quá trình phát triển, những di tích lịch sử, văn hóa, vẫn luôn là những minh chứng rõ nét cho sự trường tồn mạnh mẽ của những giá trị nhân văn cốt lõi của Hà Nội. Hà Nội sở hữu

5.175 di tích chiếm gần 15% tổng số di tích của Việt Nam, trong đó có 2.209 di tích được xếp hạng di tích quốc gia chiếm hơn 42,65% trên tổng số (số liệu Sở văn hóa thể thao và du lịch Hà Nội – 2013).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Có thể kể đến những di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu của Hà Nội như:

Chùa Một Cột: Điểm nhấn của phật giáo Hà Nội với kiến trúc đặc sắc được thiết kế như đài sen giữa hồ, được nhiều chuyên gia đánh giá là vô cùng độc đáo.

Các giải pháp marketing điểm đến nhằm phát triển du lịch Hà Nội - 5

Văn Miếu – Quốc Tử Giám: là nơi thờ Khổng Tử, đặt bia tiến sĩ và cũng là trường đại học đầu tiên của Việt Nam. 82 tấm bia tiến sĩ được đặt tại đây đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới ngày 09/03/2010.

Nhà thờ lớn Hà Nội: Nhà thờ Lớn Hà Nội (tên chính thức: Nhà thờ chính tòa Thánh Giuse) là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Hà Nội, nơi có ngai tòa của tổng Giám mục. Đây là một trong những công trình kiến trúc cổ tiêu biểu của Hà Nội.

Ngoài ra có thể kể đến rất nhiều ngôi đền, chùa nổi tiếng khác tại Hà Nội như: Chùa Hoè Nhai, chùa Láng, chùa Liên Phái, chùa Quán Sứ, chùa Trấn Quốc, đền Ngọc

23

Sơn, đền Voi Phục, đền Quán Thánh, đình Bát Tràng, đình Kim Liên, chùa Tĩnh Lâu, phủ Tây Hồ, đền Bạch Mã, chùa Hương.

Các di tích văn hóa như: Khu phố cổ Hà Nội, Ô Quan Chưởng, Thăng long tứ trấn, Hoàng thành Thăng Long.

Cùng các di tích lịch sử khác: Quảng trường Ba Đình – Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hỏa Lò, nhà 48 Hàng Ngang (nơi Hồ Chí Minh đã viết bản Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam), nhà 5D Hàm Long (nơi thành lập chi bộ đảng Cộng sản đầu tiên), Thành cổ Hà Nội, Thành Cổ Loa, Tượng đài chiến thắng B52… nơi ghi dấu những giai đoạn lịch sử oai hùng của dân tộc Việt Nam nói chung và nhân dân Hà Nội nói riêng.

2.2.1.2. Danh thắng thiên nhiên

Không sở hữu những bãi biển dài thơ mộng hay những dãy núi, cao nguyên hùng vĩ, nhưng Hà Nội cũng sở hữu những cảnh đẹp tự nhiên không thua kém gì so với các địa điểm du lịch khác trên cả nước.

Hồ Hoàn Kiếm (hay còn gọi là Hồ Gươm) cùng với Tháp Rùa, cầu Thê Húc đã trở thành một biểu tượng của Hà Nội, với truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả gươm cho rùa thần trên hồ, đã thu hút được đông đảo sự quan tâm của khách du lịch trong và ngoài nước.

Hồ Tây hay còn gọi là hồ Mù Sương (Dâm Ðàm), hồ Trâu Vàng (Kim Ngưu hồ), đầm Xác Cáo. Mỗi tên lưu giữa một sự tích về nguồn cội của Hồ Tây huyền thoại.

Bên cạnh hai địa điểm nổi tiếng kể trên, Hà Nội còn sở hữu một hệ thống gần 80 hồ lớn nhỏ trên toàn địa bàn nội thành và ngoại thành thành phố, đây cũng là một trong những đặc điểm thú vị của cảnh quan Hà Nội, góp phần vào thu hút khách du lịch.

Sau ngày 01/08/2008, thành phố Hà Tây cũ được sáp nhập vào Hà Nội, đóng góp cho du lịch Hà Nội thêm nhiều điểm đến hấp dẫn trong đó chủ yếu là những thắng cảnh thiên nhiên vẫn còn giữ được phần nào nét mộc mạc, hoang sơ của vùng ngoại ô như: Vườn quốc gia Ba Vì, Ao Vua, Khoang Xanh, Suối Hai, Đồng Mô, Thiên Sơn - Suối Ngà (Suối Ổi), Suối Ngọc - Vua Bà, Bằng Tạ, Đầm Long, Quan Sơn, Đồng Xương, Văn Sơn… mỗi cảnh quan đều chứa đựng những nét đặc sắc, những câu chuyện, truyền thuyết riêng, vừa khơi gợi sự tò mò khám phá của khách du lịch về lịch sử mỗi vùng đất, vừa đem đến cho họ cảm giác mới mẻ, thích thú khi được gần gũi với thiên nhiên.

Tuy nhiên, trái với sự ưu ái của thiên nhiên, chính con người lại đang có những hành động xâm hại làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới cảnh quan và môi trường của những danh thắng du lịch nổi tiếng này. Có một thực trạng đau lòng mà những người sinh sống ở Hà Nội dường như đã quá quen thuộc, đó là sự xuất hiện một cách vô tổ chức, tràn lan của rác. Theo viện Khoa học môi trường và phát triển (VESDEC), hiện nay tất cả các sông hồ trên địa bàn thành phố Hà Nội đều ở trong tình trạng ô nhiễm,


24

Thang Long University Library


với những chỉ tiêu chất thải vượt cao hơn nhiều so với mức quy định 2

với những chỉ tiêu chất thải vượt cao hơn nhiều so với mức quy định. Điều này là một sự thật đáng buồn, nếu các cơ quan chức năng không có những hành động cụ thể, nếu người dân không thay đổi ý thức của mình, thì không chỉ môi trường thiên nhiên bị hủy hoại, mà nó sẽ hủy hoại cả hình ảnh của Hà Nội trong mắt khách trong nước và bạn bè quốc tế, tác động tiêu cực đến du lịch, đơn giản rằng, không có khách du lịch nào có hứng thú với một nơi có hình ảnh gắn liền với rác thải và ô nhiễm.

2.2.1.3. Các điểm đến khác

Bên cạnh các di sản lịch sử, thiên nhiên, Hà Nội còn sở hữu một hệ thống gần 20 bảo tàng, như Bảo tàng Lịch sử, Bảo tàng Quân đội, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh, …Trong đó có 2 bảo tàng lọt vào top 25 bảo tàng hấp dẫn nhất châu Á do sự kiện chuyên trang du lịch uy tín hàng đầu thế giới Tripadvisor xếp hạng vào cuối tháng 6 năm 2013 là Bảo tàng dân tộc học Việt Nam đứng thứ 6, và Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đứng thứ 11. Tuy vậy, ngoài Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, số lượng bảo tàng đông đảo còn lại dường như bị chìm vào quên lãng trong hình dung của du khách khi đến với Hà Nội. Theo số liệu thống kê của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, số lượng khách đến tham quan bảo tàng từ năm 2008 đến 2011 giảm từ 167.000 xuống còn

73.000 người, đến năm 2013, con số này giảm xuống xấp xỉ 48.000 lượt khách. Dường như, các bảo tàng đang bị bỏ quên trên bản đồ du lịch của Hà Nội.

Các địa điểm vui chơi giải trí cũng là những địa điểm tham quan du lịch đáng lưu ý tại Hà Nội. Bên cạnh những địa điểm “truyền thống” của Hà Nội như công viên Thủ Lệ, khu vui chơi tổng hợp hồ Tây, khu du lịch sinh thái Khoang Xanh, Suối Hai. Trong vài năm trở lại đây, Hà Nội có thêm những khu vui chơi được đầu tư với quy mô lớn như Thiên đường Bảo Sơn, Time City và Royal City. Những địa điểm này đều được đầu tư một cách quy mô, hoành tráng với khuôn viên và cơ sở vật chất không thua kém gì những địa điểm vui chơi nổi tiếng tại khu vực châu Á. Là một trong những minh chứng, Hà Nội là thủ đô được kết hợp giữa vẻ đẹp cổ kính của những giá trị tinh hoa của lịch sử, văn hóa và vẻ đẹp hiện đại tỏa ra từ những công trình sang trọng.

2.2.2. Văn hóa Hà Nội

2.2.2.1. Con người

Cùng với lịch sử phát triển hàng nghìn năm, trải qua nhiều thế hệ, Hà Nội và những con người nơi đây đã vun đúc, tạo dựng những nét văn hóa rất riêng của mảnh đất là thủ đô của một quốc gia ngàn năm văn hiến qua nhiều triều đại. Những đặc điểm văn hóa rất riêng của người Hà Nội, đều được đúc kết một cách tương đối thống nhất trong nhiều nghiên cứu của các học giả nổi tiếng về Hà Nội như đề tài “Nét văn hóa của người Hà Nội” của Tiến sĩ Văn hóa học Lê Thị Tuyết Hạnh, “Thăng Long Hà Nội nghìn năm truyền thống và thanh lịch” của nhà nghiên cứu Giang Quân và nhiều học giả khác.

25

Qua các đề tài nghiên cứu có thể tổng kết văn hóa của người Hà Nội bằng hai từ “Thanh lịch”. Người Hà Nội xưa, dù công chức hay buôn bán đều có chung một phong thái nhanh nhẹn, khéo ăn khéo nói, cởi mở tươi cười từng câu từng chữ nói ra đều cân nhắc rào trước đón sau, đôi khi hơi khách sáo, chứ không bộc tuệch nông nổi. Là tri thức, trung lưu trưởng giả, thì lại càng chú trọng phong thái, tác phong phải từ tốn, lịch thiệp. Văn hóa Hà Nội còn thể hiện qua trang phục, người Hà Nội xưa thích những trang phục đơn giản, tinh tế, trang nhã, thể hiện đúng địa vị xã hội và nghề nghiệp của mình..

Tuy nhiên, sau một thời gian công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Hà Nội ngày nay là thành phố mơ ước mà rất nhiều người Việt Nam muốn định cư và lập nghiệp. Theo thống kê của Công an Thành Phố Hà Nội, tính đến tháng 6 năm 2013, Hà Nội có khoảng 7,4 triệu dân thường trú, và hơn 1 triệu lao động thời vụ. Tốc độ tăng dân số cơ học hàng năm trung bình khoảng 750.000 người. Với số lượng lớn người nhập cư vào Hà Nội, cùng với sự thay đổi diện tích địa giới hành chính là một trong những nguyên nhân làm văn hóa Hà Nội thay đổi ít nhiều.

Thay bằng sự tĩnh mặc, thanh lịch, nhã nhặn, cuộc sống đã xô bồ hơn rất nhiều. Cuối năm 2012 và trong suốt năm 2013 là giai đoạn nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử, xã hội liên tục nói về sự lo ngại trong văn hóa ứng xử của người Hà Nội, đại diện là trào lưu “bún mắng cháo chửi” trong cách hành xử của một bộ phận những người bán hàng đối với khách du lịch. Trào lưu này xuất hiện một cách lạ lùng và để lại những hậu quả đáng lo ngại trong hình ảnh của Hà Nội trong mắt bạn bè quốc tế nói riêng và là một vết nhơ trong văn hóa Hà Nội nói chung. Bên cạnh đó, còn có rất nhiều vấn đề đáng lo ngại khác như phong cách hành xử nơi công cộng và Hà Nội – với vấn nạn rác xuất hiện khắp nơi trong thành phố.

2.2.2.2. Lễ hội

Người dân Việt Nam nói chung và người dân Hà Nội nói riêng từ ngàn đời nay đã quen với sự có mặt của các lễ hội trong đời sống hàng ngày, như đại diện cho cuộc sống tâm linh, mong muốn cho hòa bình, an thái, mưa thuận gió hòa, bình an, hành phúc của người Việt. Theo thống kê chính thức mới nhất của Cục văn hóa cơ sở (Bộ văn hóa thể thao và du lịch) thì hiện nay, hàng năm Hà Nội diễn ra 1.070 lễ hội thuộc nhiều thể loại đa dạng:

Lễ hội cung đình: Đây là mảng lễ hội rất thú vị mà chỉ có ở Huế và Hà Nội có được. Song nếu như Huế chỉ là thủ đô của một vương triều nhả Nguyễn, thì Hà Nội lại là nơi đóng đô của nhiều triều đại khác nhau, do đó lễ hội cung đình tại Hà Nội mang tính đa dạng về văn hóa và tính dân gian rõ nét so với lễ hội cung đình Huế. Có thể kể đến lễ hội Đồng Cổ, hội đèn Quảng Chiếu, lễ hội của Thăng Long tứ trấn, hội chùa Đế Thích (chùa vua)…

Lễ hội tưởng nhớ những người anh hùng: Nổi bật nhất phải kể đến hội Gióng – một lễ hội có tầm vóc quốc gia, có sức cuốn hút kỳ lạ các thế hệ người Việt đến mức

26

Thang Long University Library


mùng chín tháng tư không đi hội Gióng thì hư một đời Tiếp sau đó phải 3

“mùng chín tháng tư, không đi hội Gióng thì hư một đời”. Tiếp sau đó phải kể đến lễ hội Cổ Loa, lễ hội Hạ Lôi – thờ Hai Bà Trưng, lễ hội gò Đống Đa…

Lễ hội của các vị thần bất tử: Các lễ hội tưởng nhớ “Tứ bất tử” là Tản Viên Sơn thần, Phù Đổng Thiên vương, Chử Đồng Tử, và Liễu Hạnh Công chúa: Hội Gióng, Lễ hội Ba Vì, hội đền Và, hội phủ Tây Hồ, hội Bà Chúa kho.

Lễ hội phủ, chùa: Là một trung tâm văn hóa, tín ngưỡng, những ngày hội như ở phủ Tây Hồ, đền Ghềnh, chùa Hà, chùa Quán Sứ, chùa Phúc Khánh,... vốn đã có tiếng tăm từ lâu đời. Nhiều hội chùa khác như Láng, Long Khánh, Pháp Vân, Mơ, Bà Đá,... được nhiều người biết đến. Đặc biệt là lễ hội chùa lớn của cả nước – hội chùa Hương – một lễ hội lớn nhất và dài nhất trong năm.

Qua nhiều khảo sát, những lễ hội truyền thống đang diễn ra trên địa bàn thành phố, đều có chung một thực trạng, địa điểm để tổ chức các lệ hội ngày càng bị giới hạn do bị xâm chiếm, lạm dụng; việc thương mại hóa lễ hội cũng diễn ra phổ biến. Tuy nói rằng, những thực trạng này là quy luật của sự phát triển và rất khó thay đổi, song thực tế cho thấy, tại những địa phương mà công tác truyền thông được thực hiện một cách hiệu quả, thì bản sắc lễ hội được duy trì và phát huy bền vững hơn các địa phương không quan tâm đến truyền thông. Như vậy, để lễ hội – một trong những giá trị đặc sắc của văn hóa Hà Nội đóng góp hiệu quả hơn vào hình ảnh du lịch, cần sự vào cuộc mạnh mẽ hơn của truyền thông nhằm nâng cao sự hiểu biết và ý thức trách nhiệm của mọi người vào gìn giữ nét đẹp truyền thống của Hà Nội.

2.2.2.3. Làng nghề truyền thống

Du lịch làng nghề là một hướng đi mới mẻ, không những đem lại cho làng nghề một hướng phát triển mới, tạo ra đầu ra bền vững, quảng bá cho thương hiệu và sản phẩm của làng nghề, mà nó còn đóng góp cho ngành du lịch một điểm đến thú vị, có tính văn hóa sâu sắc để giới thiệu cho du khách.

Theo thống kê của Sở văn hóa thể thao và du lịch Hà Nội, năm 2013, thành phố có

1.350 làng nghề và làng có nghề chiếm gần 59% tổng số làng, trong đó 244 làng có nghề truyền thống. Số làng có nghề phân bố không đều đa số tập trung chủ yếu ở các huyện: Phú Xuyên 124 làng, Thường Tín 125 làng, Chương Mỹ 174 làng, Ứng Hoà 113 làng, Thanh Oai 101 làng, Ba Vì 91 làng..., trong đó có 198 làng nghề truyền thống được công nhận.

Với số lượng làng nghề đông đảo như vậy, nhưng thực tế, không phải làng nghề nào cũng tận dụng được vẻ đẹp về truyền thống lâu đời của mình để thu hút khách du lịch. Trong cẩm nang du lịch Hà Nội, chỉ có vài cái tên tiêu biểu được liệt kê trong danh sách những làng nghề truyền thống đặc sắc để giới thiệu cho khách du lịch như: Phố vàng bạc kim hoàn – Hàng Bạc, làng gốm Bát Tràng, làng đúc đồng Ngũ Xã, làng giấy Yên Thái, làng vải Ninh Hiệp, làng lụa Vạn Phúc Hà Nội, làng hoa Ngọc Hà,

27

Nghi Tàm, Nhật Tân, Quảng Bá. Như vậy, một số lượng lớn những làng nghề tại Hà Nội chưa thực sự được những người làm du lịch, cụ thể là những người xây dựng chiến lược phát triển du lịch quan tâm, dẫn đến chưa khai thác được tương xứng với tiềm năng để đem đến cho khách du lịch những sản phẩm mới, đặc sắc đa dạng hơn, từ đó đóng góp vào sự phát triển của du lịch.

2.2.3. Các dịch vụ đi kèm

2.2.3.1. Cơ sở lưu trú

Là thủ đô, trung tâm văn hóa chính trị, Hà Nội là địa phương dễ dàng tiếp cận nhất với các nguồn đầu tư để tăng cường phát triển cơ sở vật chất cho du lịch.

Biểu đồ 2.1. Biểu đồ số phòng khách sạn 3-5 sao tại Hà Nội từ 2000 – Quý 1/2014

8.673

9.231

7.200

7.538

4.300

10.000


8.000


6.000


4.000


Số phòng


2.000


2000 2010 2011 2013 Q1-2014

Nguồn: Tập đoàn bất động sản Alternaty

Theo biểu đồ thống kê số lượng khách sạn từ 3 – 5 sao tại Hà Nội, được công bố trong hội thảo về khả năng phát triển phân khúc thị trường khách sạn cao cấp của tập đoàn bất động sản Alternaty tổ chức vào quý I năm 2014, có thể thấy được các cơ sở khách sạn từ 3 sao trở lên tại Hà Nội vẫn luôn giữ được sức tăng trưởng ổn định về số lượng. Từ năm 2000, với 4.300 phòng, sau 10 năm, số lượng phòng đã tăng thêm gần 70% đạt mốc 7200 vào năm 2010 và tiếp tục tăng từ 3 – 500 phòng mỗi năm trong các năm sau đó.

Theo Vụ khách sạn – Tổng cục du lịch Việt Nam, Hà Nội là một trong những thành phố của Việt Nam được trang bị một hệ thống cơ sở lưu trú đông đảo, có chất lượng cao và không ngừng phát triển. Trên toàn thành phố Hà Nội, tính đến quý 1 năm 2014, có gần 1.800 cơ sở lưu trú, cung cấp trên 57.000 buồng phòng, trong đó có 57 khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao trở lên, cung cấp 9.231 phòng.

Tuy nhiên, lại có những ý kiến trái ngược nhau về tình trạng cơ sở lưu trú ở Hà Nội hiện nay, theo SVHTT&DL Hà Nội, các cơ sở lưu trú ở Hà Nội chủ yếu là các khách sạn, nhà nghỉ, nhà khách không được xếp hạng tới dưới 3 sao, số lượng khách sạn từ 3 sao trở lên chưa nhiều, chỉ chiếm tỷ lệ gần 3%, do đó khách du lịch đến Hà Nội luôn gặp trở ngại trong việc đặt phòng, các khách sạn nhỏ luôn ở trong tình trạng thiếu phòng và khó khăn

28

Thang Long University Library


trong việc tiếp các đoàn khách du lịch lớn gây ra hạn chế chi tiêu của du 4

trong việc tiếp các đoàn khách du lịch lớn, gây ra hạn chế chi tiêu của du khách. Thêm vào đó, chất lượng cơ sở vật chất, phục vụ ở các cơ sở cư trú nhỏ thường không đảm bảo, đem lại tâm lý không thoải mái cho khách du lịch, từ đó rút ngắn thời gian lưu trú. Trong khi đó, theo CRBE (Center for Business Research and Extension), doanh thu, công suất sử dụng phòng, giá phòng và doanh thu tính trên phòng của các khách sạn từ 3 sao trở lên trên địa bàn Hà Nội đều giảm trong năm 2012, 2013 so với cùng kỳ các năm trước đó, gây ra tâm lý e dè của các nhà đầu tư vào thị trường khách sạn cao cấp tại Hà Nội.

Trên thực tế, việc sở hữu những khách sạn sang trọng bậc nhất trên cả nước, cần được biến thành thế mạnh của Hà Nội. Quảng bá về thương hiệu của mình để thu hút khách du lịch là điều mà hiển nhiên các tập đoàn khách sạn lớn phải làm. Tuy nhiên, để hiệu quả trở nên rõ rệt hơn, thì những hỗ trợ quảng bá từ chính những chiến lược marketing trên quy mô điểm đến là điều vô cùng cần thiết, vừa thúc đẩy sự phát triển của các cơ sở lưu trú có tiềm năng lớn trong thành phố, vừa góp phần kích thích nhu cầu tiêu thụ của khách du lịch từ đó tăng chi tiêu cho du lịch tại Hà Nội.

2.2.3.2. Nhà hàng – Quán ăn

Theo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội, hệ thống cửa hàng, nhà hàng cung cấp dịch vụ ẩm thực tại Hà Nội đang được phát triển khá mạnh, tính xã hội hoá khá cao, đã đem lại cho Thủ đô vị thế cao trong hệ thống du lịch ẩm thực thế giới và khu vực. Các cơ sở ăn uống ở Hà Nội thời gian qua phát triển nhanh chóng phong phú và đa dạng từ các nhà hàng Á, Âu, các quán Bar, caffe, các quán ăn nhanh đến các dãy phố ẩm thực truyền thống như Tống Duy Tân, những nhà hàng đặc sản gia truyền nằm trên các khu phố cổ - giới thiệu nghệ thuật ẩm thực Việt Nam và Hà Nội

Tuy nhiên, nói về dịch vụ ăn uống, phong cách phục vụ là một vấn đề rất đáng lo ngại tại thành phố Hà Nội. Theo khảo sát của Vietnamnet thực hiện vào tháng 12 năm 2013, hầu như 100% những người được lấy ý kiến đều cho rằng phong cách phục vụ ở Hà Nội rất tệ, việc nhân viên của các nhà hàng, cửa hàng ăn tại Hà Nội tỏ thái độ khó chịu, “phục vụ như đuổi khách” đã trở nên không mấy xa lạ với những người dân, hay thậm chí là những người từng ghé thăm Hà Nội. Chỉ so sánh với thành phố Hồ Chí Minh, thì dịch vụ tại Hà Nội đã thua xa về khả năng phục vụ và làm hài lòng khách hàng.

Đây là một vấn đề đáng lo ngại, vì nó không chỉ ảnh hưởng đến một vài cá nhân, hay riêng ngành dịch vụ ăn uống, mà nó còn tác động đến hình ảnh của cả một thành phố đối với tất cả các khách du lịch trong nước và quốc tế, tạo ra những đánh giá sai lệch về con người và văn hóa của cả địa phương.


29

2.2.3.3. Dịch vụ mua sắm, lưu niệm

Mua sắm là thú vui của du khách là một yếu tố cấu thành trong sản phẩm du lịch, đặc biệt là các đô thị du lịch như Hà Nội. Với lượng khách du lịch trong nước và quốc tế đến Hà Nội ngày một tăng, cộng với sức tiêu thụ nội địa lớn, đã thúc đẩy hoạt động thương mại phát triển và thu hút nhiều nhà đầu tư vào lĩnh vực này. Hiện Hà Nội có 10 trung tâm thương mại lớn với 84 siêu thị, hàng trăm các cửa hàng với đủ các chủng loại hàng hóa phong phú phục vụ nhu cầu đa dạng của các tầng lớp nhân dân và du khách đến Hà Nội. Chi tiêu cho mua sắm của khách chiếm tỷ trọng khá lớn từ 15% đến 26% (nhất là khách Pháp, khách ASEAN, Châu Á và khách nội địa). Bên cạnh đó, Hà Nội có nhiều các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thông như đồ gốm sứ, thêu, thổ cẩm, sơn mài, khảm trai, tranh sơn dầu được khách du lịch ưa chuộng, mua sắm làm quà tặng, đồ lưu niệm. (Số liệu – Sở VHTT&DL Hà Nội).

Tuy nhiên hệ thống cơ sở dịch vụ mua sắm phát triển còn manh mún, nhiều tuyến phố mua sắm hàng hoá, đồ lưu niệm hình thành tự phát, dịch vụ, hàng hoá thiếu hấp dẫn, ảnh hưởng đến trật tự quản lý đô thị, làm giảm tính hiệu quả của dịch vụ mua sắm.

2.3. Thực trạng các hoạt động marketing điểm đến cho du lịch Hà Nội

Đối với nhiều nước phát triển, NTO thường là các tổ chức du lịch quốc gia của nước đó ví dụ như: Tổ chức du lịch quốc gia Nhật Bản (Japan National Tourism Organization), Tổ chức du lịch Hàn Quốc (Korea Tourism Organization). Tại Việt Nam, tổ chức chịu trách nhiệm tổng thể về quản lý, quảng bá, xúc tiến và phát triển du lịch là Tổng cục Du lịch Việt Nam (Vietnam National Administration of Tourism) trực thuộc Bộ VHTT&DL. Xét riêng tại thành phố Hà Nội, thì đơn vị chịu trách nhiệm trực tiếp về các hoạt động phát triển du lịch Hà Nội là Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội.

Mặc dù trong nhiều năm, du lịch luôn được coi là một trong những ngành trọng điểm của thủ đô, tuy nhiên, vấn đề phát triển và quảng bá du lịch thủ đô mới được thật sự quan tâm trong vài năm trở lại đây (từ đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội năm 2010 đến nay).

Để đánh giá chính xác thực trạng của việc thực hiện các chương trình marketing điểm đến trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay cần đánh giá theo từng hạng mục của một tiến trình xây dựng chiến lược marketing điểm đến hoàn chỉnh.

2.3.1. Lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị thị trường

Trong kỳ họp thứ 5, hội đồng nhân dân thành phố khóa XIV, hội đồng nhân dân thành phố đã thông qua nghị quyết về việc quy hoạch phát triển du lịch thành phố hà nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, trong đó có chỉ ra:

Định hướng về thị trường du lịch của Hà Nội từ 2012 – 2020:


30

Thang Long University Library

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 10/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí