Giải Pháp Marketing Nhằm Phát Triển Du Lịch Tỉnh Bến Tre Đến Năm 2020


CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BẾN TRE ĐẾN NĂM 2020

3.1 Mục tiêu phát triển du lịch của tỉnh Bến Tre

Xây dựng thương hiệu “Du lịch xứ Dừa” (thay cho thương hiệu “Du lịch Bến Tre”; Phát triến du lịch dựa vào các loại hình chính và theo thứ tự ưu tiên là du lịch tham quan (miệt vườn - làng quê) và vui chơi giải trí, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa lịch sử;

Phấn đấu tăng doanh thu du lịch bình quân trên 20%/ năm, tăng lượng khách đến Bến Tre trên 13%/năm. Đến năm 2015, tổng giá trị gia tăng ngành du lịch chiếm 6,96% so với giá trị gia tăng khối dịch vụ; Đến năm 2020, tổng giá trị gia tăng ngành du lịch chiếm 9,5% so với giá trị gia tăng khối dịch vụ.

3.2 Định hướng phát triển du lịch tỉnh Bến Tre

Đa dạng hoá các loại hình du lịch. Chú trọng phát triển du lịch sinh thái, cảnh quan, sông nước, vườn dừa, vườn cây ăn trái, hoa kiểng, môi trường bền vững, đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao gắn liền với việc bảo vệ và tôn tạo cảnh quan, môi trường sinh thái. Phát triển du lịch văn hoá, lễ hội truyền thống, bảo vệ và phát huy truyền thống bản sắc dân tộc, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hoá nhân loại.

Phát triển du lịch phải dựa trên mối liên hệ tương hỗ khăng khít, chặt chẽ với các ngành kinh tế khác, tạo điều kiện để các ngành kinh tế khác phát triển.

Đẩy mạnh xã hội hoá phát triển du lịch, huy động mọi nguồn lực, đặc biệt chú trọng nguồn vốn trong dân, vì biện pháp này phù hợp với các tiềm năng du lịch của địa phương.

3.2.1 Về định hướng phát triển thị trường du lịch:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

- Phát triển mạnh thị trường khách nội địa, duy trì thị trường trong khu vực; phát triển thị trường khách các tỉnh Trung bộ, Bắc bộ. Nguồn khách nội địa: chủ yếu khách du lịch từ các đô thị, thành phố lớn, công nhân các khu công nghiệp trong cả nước. Đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ, Đồng Nai. Loại khách: hiện nay, với điều kiện cơ sở vật chất ngành còn hạn chế, tập trung chủ yếu vào lứa tuổi từ 18 đến 55, trình độ văn hóa trung bình, thu nhập trung bình. Thời gian tới, khi


Giải pháp marketing nhằm phát triển du lịch tỉnh Bến Tre đến năm 2020 - 9

cơ sở vật chất ngành du lịch nâng lên, hướng đến loại khách tuổi trên 55, trình độ văn hóa cao, có thu nhập cao.

- Phát triển thị trường du lịch khách quốc tế như thị trường các nước ASEAN, thị trường các nước Đông Nam , Đông Bắc ; tiếp đến thị trường các nước Tây u, Bắc Mỹ. Nguồn khách quốc tế: Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm thu hút và phân phối khách du lịch quốc tế lớn nhất ở phía Nam. Bến Tre, với vị trí cách thành phố Hồ Chí Minh 86 km, là điều kiện thuận lợi để thu hút khách quốc tế đến Bến Tre; tiếp đến là nguồn khách quốc tế từ thành phố Cần Thơ. Các doanh nghiệp lữ hành trong tỉnh bước đầu tiếp nhận nguồn khách từ thành phố, các tỉnh; hướng tới nâng cao năng lực ký kết trực tiếp thu hút khách quốc tế từ nước ngoài. Loại khách: hướng tới nhóm khách chất lượng cao, có thời gian lưu trú dài ngày, có khả năng chi tiêu cao.

3.2.1.1 Về định hướng không gian du lịch

- Tập trung phát triển các cụm du lịch chính: các xã ven sông huyện Châu Thành, các khu, điểm du lịch Mỹ Thạnh An (Tp.Bến Tre), Hưng Phong (Giồng Trôm), Mỏ Cày, Chợ Lách, Ba Tri.

- Xây dựng tuyến du lịch tham quan làng nghề: Châu Thành - thành phố Bến Tre - Mỏ Cày Bắc - Chợ Lách (và ngược lại); Châu Thành - thành phố Bến Tre - Giồng Trôm - Ba Tri, trở thành sản phẩm tour du lịch đặc thù và có sức hấp dẫn của tỉnh. Các sản phẩm du lịch trụ cột phát triển trong thời gian tới:

- Du lịch sinh thái sông nước, du lịch miệt vườn làng quê; để phát triển loại hình này khuyến khích doanh nghiệp, cơ sở xây dựng các sản phẩm cụ thể phục vụ du khách như: tham quan sông nước, tham quan vườn cây ăn trái, vườn hoa kiểng, trại cây giống, các dịch vụ đò máy chở khách tham quan, đò chèo, xe ngựa, khách tự đi xe đạp; phát triển các dịch vụ mô tô nước, nhảy dù trên sông,…

- Du lịch tham quan, nghiên cứu tự nhiên, văn hóa - lịch sử, lễ hội, làng nghề, khuyến khích các doanh nghiệp và cơ sở xây dựng các chương trình tham quan nghiên cứu phục vụ du khách: nghiên cứu rừng ngập mặn, vườn chim, vườn dừa; các di tích văn hóa - lịch sử, các loại hình văn hóa phi vật thể, các lễ hội; nền văn hóa cư dân Nam bộ….


- Vui chơi - giải trí, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thương mại, công vụ, khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng chương trình tham quan cho khách du lịch lưu trú ở đô thị: các dịch vụ vui chơi – giải trí, đặc biệt các dịch vụ giải trí về đêm để lưu giữ khách; các chương trình tham quan cơ sở sản xuất các sản phẩm đặc sản; các trung tâm thương mại,… giới thiệu khách du lịch thưởng thức và mua đặc sản, quà lưu niệm.

- Phát triển du lịch Bến Tre phải đặt trong mối quan hệ với sự phát triển du lịch của các tỉnh, thành lân cận và trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ, tỉnh Tiền Giang, tỉnh Vĩnh Long, tỉnh Trà Vinh tạo thị trường khách du lịch bền vững.

Bên cạnh những định hướng cơ bản để phát triển du lịch bền vững, trước hết cần có sự hợp sức của các ngành các cấp tập trung để quảng bá về đất nước, con người Bến Tre, đó chính là thương hiệu “Bến Tre”.

3.2.1.2 Đầu tư ây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển du lịch

+ Dự án Resort Forever Green - xã Phú Túc - Châu Thành từ năm 2009 – 2018; qui mô 21 ha. Vốn đầu tư: 50 triệu SD.

+ Khu du lịch “Công viên Nghĩa trang - Đường Hồ Chí Minh trên biển” dự kiến đưa vào hoạt động năm 2014. Vốn đầu tư 1.500 tỉ đồng.

+ Làng du kích gắn với di tích Đồng Khởi - Mỏ Cày Nam dự kiến đưa vào hoạt động năm 2013. Vốn đầu tư: 103 tỉ đồng.

+ Dự án Mekong Pearl - xã Tân Thạch - Châu Thành dự kiến đưa vào hoạt động năm 2013. Vốn đầu tư: 330 tỉ đồng.

3.2.1.3 Tăng cường quản l nhà nước về du lịch

Kiện toàn bộ máy quản lý Nhà nước về du lịch cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã đủ số lượng, trình độ đảm bảo đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước về du lịch.

Tăng cường năng lực xây dựng và tổ chức thực hiện chiếc lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch. Tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn kỹ thuật trong hoạt động du lịch. Tổ chức kiếm tra việc thực hiện quy định phát luật, đảm bảo các doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh du lịch hoạt động đúng phát


luật và phát triển bền vững. Hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác đào tạo, ứng dụng khoa học kỹ thuật, thông tin quảng bá, xúc tiến du lịch.

3.3 Giải pháp marketing nhằm phát triển du lịch tỉnh Bến Tre đến năm

2020

Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết liên quan đến du lịch, marketing du lịch ở

chương 1; căn cứ vào hiện trạng du lịch Bến Tre, thực trạng hoạt động marketing của du lịch Bến Tre, các điểm mạnh, điểm yếu, thách thức và cơ hội; căn cứ vào kết quả thống kê khảo sát lấy ý kiến khách du lịch, chuyên gia và các đơn vị kinh doanh du lịch được đưa vào chương 2; căn cứ vào mục tiêu, định hướng phát triển du lịch tỉnh Bến Tre tại mục 3.1 và 3.2 của chương 3 và căn cứ sự tìm hiểu thông qua các báo cáo, tài liệu, thực tế ở Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bến Tre; tác giả đưa ra các giải pháp marketing du lịch nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch Bến Tre như sau:

3.3.1 Nhóm các giải pháp nghiên cứu thị trường

Muốn làm tốt công tác quảng bá du lịch, trước tiên cần phải có một bộ phận chuyên trách nghiên cứu thị trường du khách. Bộ phận này sẽ chịu trách nhiệm:

- Tiến hành phân khúc thị trường theo khu vực, nghiên cứu thị hiếu, tâm lý, tập quán tiêu dùng của các thị trường; từ đó xác định thị trường mục tiêu:

Thị trường trong nước bao gồm:

+ Thị trường thành phố Hồ Chí Minh là phân khúc thị trường chủ đạo trong các thị trường trong nước của du lịch Bến Tre.

+ Thị trường các đô thị lân cận: chú trọng thị trường Cần Thơ.

+ Thị trường phía Bắc: là thị trường xa và xác định là Hà Nội

Thị trường nước ngoài:

+ Thị trường ASEAN: là thị trường có vai trò quan trọng đối với du lịch Bến Tre do có điều kiện thuận lợi về vị trí, khoảng cách cũng như các định hướng phát triển các tuyến giao thông gắn với các hành lang kinh tế xuyên Á... Thị trường trọng điểm là Thái Lan.

+ Thị trường Đông Bắc Á: là thị trường mục tiêu là khách Nhật Bản (là đối


tượng khách truyền thống của Việt Nam), khách Hàn Quốc (đang nổi lên do những mối quan hệ về kinh tế, văn hóa ngày càng chặt chẽ giữa Việt Nam và Hàn Quốc).

+ Thị trường Châu Âu: tập trung vào phân khúc thị trường khách Pháp, Anh.

+ Thị trường Mỹ: được xác định là thị trường mục tiêu do những mối quan hệ từ lịch sử lâu dài, cũng như những tiềm năng về văn hóa, sinh thái nông nghiệp, biển sẽ thu hút khách du lịch từ thị trường Mỹ.

Những du khách đến tham quan Bến Tre có độ tuổi khá trẻ, khách du lịch trong nước độ tuổi dưới 35 chiếm 56,2%; khách du lịch quốc tế độ tuổi dưới 35 chiếm 35,7% (Kết quả khảo sát khách trong nước và quốc tế đến Bến Tre, phụ lục 1 và 2- câu 2). Vì vậy, ngành du lịch Bến Tre cần tìm hiểu đặc tính và nhu cầu của nhóm khách hàng trẻ của từng quốc gia và xây dựng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của họ. Đồng thời để xác định các sự kiện du lịch dự định tổ chức sẽ phù hợp với thị trường khách du lịch nào. Từ đó mới đề ra chiến lược marketing hiệu quả. Chẳng hạn như: Thị trường TP. Hồ Chí Minh cần tập trung xây dựng: các kỳ nghỉ cuối tuần, các kỳ nghỉ dưỡng, các hoạt động tham quan sinh thái miệt vườn và thưởng thức các món ăn đặc sản, dân dã đặc sắc như: cá bông lau nấu canh chua bần với rau muống đồng; cá điêu hồng hấp nấm mối với bông bí; cá rô, cá kèo hoặc cá lóc kho tộ. Du khách có thể vừa ăn trái cây mới hái, hớp ngụm trà mật ong (mật ong khai thác tại vườn) vừa nghe tiếng đờn ca tài tử réo rắt. Đờn ca tài tử tồn tại cùng năm tháng trên đất Bến Tre, ngày càng phát triển như điểm tô thêm nét duyên dáng cho vùng sông nước này.

- Ngành du lịch Bến Tre cần tiến hành nghiên cứu nội dung, thời gian tổ chức các sự kiện du lịch của các địa phương khác để sắp xếp kế hoạch tổ chức các sự kiện sao cho không bị trùng lắp. Đặc biệt chú trọng đến sự kiện của các tỉnh, thành phố khác có tác dụng thu hút khách du lịch đến Bến Tre. Ví dụ, một số khách du lịch đến Cần Thơ, Thành phố HCM tham gia Hội chợ, Hội thảo có thể nhân tiện tham quan, du lịch sinh thái sông nước miệt vườn Bến Tre, du lịch tham quan nghiên cứu văn hóa và các di tích văn hóa – lịch sử.

- Kết quả nghiên cứu thị trường nên công bố rộng rãi cho các đơn vị kinh doanh du lịch. Việc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu thị trường sẽ thuận lợi hơn


so với các công ty du lịch tự tiến hành và còn tiết kiệm hơn vì không bị trùng lắp trong việc nghiên cứu thị trường của các công ty du lịch.

- Việc định vị điểm đến Bến Tre cần gắn liền với các thế mạnh về tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn, ẩm thực độc đáo với các món ăn đặc sản, dân dã của miền sông nước,….Đồng thời cũng gắn với nhu cầu, thuộc tính trong nhận thức của khách hàng trong thị trường mục tiêu của điểm đến để xây dựng một hình ảnh hay một thương hiệu cho điểm đến.

Bên cạnh đó, Bến Tre cần nghiên cứu để đưa ra khẩu hiệu du lịch phù hợp, hấp dẫn, độc đáo thể hiện được thương hiệu du lịch. Từ đó dùng khẩu hiệu này để quảng bá, định vị điểm đến như nhắc đến Bến Tre người ta thường nhắc đến thương hiệu: Bưởi da xanh Ba Rô; Bánh tráng Mỹ Lồng; Sầu riêng Chín Hóa; Cây giống Cái Mơn,…

Tóm lại, Hiểu rõ thị trường để tạo sản phẩm hấp dẫn, có các chính sách xúc tiến, giá cả, phân phối thích hợp. Ngành du lịch Bến Tre cần phải: Nghiên cứu phát triển thị trường khách du lịch từ Thành phố Hồ Chí Minh, chú trọng cả khách quốc tế và khách nội địa, xây dựng các mô hình du lịch cho từng loại khách khác nhau trong đó chú trọng khách nội địa cuối tuần, khách nghỉ dưỡng từ Thành phố Hồ Chí Minh; Đối với thị trường khách nội địa, cần quan tâm đến đối tượng có nhu cầu tham quan, thư giãn, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí cho đối tượng là sinh viên học sinh; Tăng cường củng cố mối quan hệ với các đơn vị lữ hành truyền thống và các đơn vị mới phát triển ở Thành phố Hồ Chí Minh; Phát triển thị trường khách nước ngoài hiện tại và các thị trường có triển vọng gắn với nhu cầu thưởng thức thiên nhiên và văn hóa, với loại hình du lịch cộng đồng và du lịch sinh thái.

3.3.2 Nhóm các giải pháp hoàn thiện marketing nhằm phát triển du lịch tỉnh Bến Tre

3.3.2.1 Sản phẩm

- Xây dựng thương hiệu “Du lịch xứ Dừa” (thay cho thương hiệu “Du lịch Bến Tre”. Từng bước tạo ra sản phẩm độc đáo riêng có của du lịch Bến Tre là du lịch nông thôn và du lịch sinh thái. Phát triển các loại hình du lịch theo thứ tự ưu tiên là du lịch


thiên nhiên (dựa vào cảnh quan sông nước, vườn dừa, vườn cây ăn trái, hoa kiểng) và du lịch vui chơi giải trí để thu hút khách - nội địa; phát triển du lịch cộng đồng và du lịch sinh thái nhằm thu hút khách nước ngoài. Nâng cao hiệu quả kinh tế - văn hóa - xã hội từ du lịch. Giải pháp tạo ra sản phẩm độc đáo riêng có của du lịch Bến Tre như :

+ Xây dựng sản phẩm du lịch chuyên đề theo năm (luôn, gắn với địa danh đã nổi tiếng trên thế giới là “Mekong”, “Delta Mekong, gắn - với chiến dịch quảng bá có hiệu quả;

+ Xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng cho từng địa phương trong Tỉnh - Mỗi làng một sản phẩm (vấn đề là địa phương nào đi trước; tạo sản phẩm mới vào trước. Địa phương nào đi sau không nên bắt chước sản phẩm của đơn vị đã đi trước mà nên tìm và tạo ra sự khác biệt. Đơn vị, địa phương, đã đi trước thường xuyên ra sự khác biệt mới cho mình thì mới luôn thu hút được khách cũ và khách mới); Các cách thức tạo ra sản phẩm đặc trưng đó là:

. Cách thứ nhất, bằng cách cung ứng một sản phẩm tốt hơn, mới hơn, nhanh hơn và rẻ hơn. “Tốt hơn” có nghĩa là sản phẩm phải hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh. Nó thương đòi hỏi phải cải tiến chút ít sản phẩm hiện có. “Mới hơn” có nghĩa là phát triển, một giải pháp mà trước đây chưa, từng có. Việc này thường chứa đựng rủi ro lớn hơn so với trường hợp chỉ cải tiến, nhưng cũng lại tạo cơ may thắng đậm hơn. “Nhanh hơn” có nghĩa là giảm bớt thời gian thực hiện, việc sử dụng, hay mua một sản phẩm- dịch vụ cuối cùng. “Rẻ hơn” có nghĩa là có thể mua được một sản phẩm tương tự với số tiền ít hơn. Nhưng nếu chỉ dựa vào việc tạo đặc điểm khác biệt cho sản phẩm của mình bằng cách cắt giảm chi phí và giá có thể phạm phải sai lầm. Thứ nhất là, một sản phẩm “rẻ hơn” so với các địch thủ của nó thường bị nghi ngờ là hàng không tốt, ngay cả khi nó tốt hơn thật sự. Thứ hai là thường có thể cắt giảm dịch vụ để đảm bảo giá hạ và điều này có thể làm cho người mua xa lánh. Thứ ba là, đối thủ cạnh tranh thường bất ngờ tung ra một sản phẩm còn “rẻ hơn” do tìm được chỗ sản xuất và chi phí thấp hơn. Nếu ngành và doanh nghiệp không làm cho sản phẩm, của mình trội hơn về bất kỳ mặt nào khác (chất lượng), ngoài chuyện rẻ hơn, thì nó sẽ bị thua đối thủ cạnh tranh đó.


. Cách thứ hai, các doanh nghiệp du lịch có thế giành lợi thế lớn trong cạnh tranh nhờ việc thuê và huấn luyện con người tốt hơn các đối thủ cạnh tranh của mình. Người này có nhiệm vụ chào đón khách, hướng dẫn nơi bán những mặt hàng họ cần, đánh dấu những thứ hàng đem đến để trả lại hay đổi, và tặng những món quà nhỏ cho trẻ em. Nhận sự được huấn luyện tốt hơn phải có sáu đặc điểm sau: Năng lực: công nhân viên có những kỹ năng và kiến thức cần thiết; Nhã nhặn: công nhân viên phải có thái độ niềm nở, lễ phép và chu đáo; Có tín nhiệm: công nhân viên đều có thể yên tâm giao việc; Tin cậy: công nhân viên đảm bảo dịch vụ đồng đều và chính xác; Nhiệt tình: công nhân viên nhanh chóng giải quyết những yêu cầu và vấn đề của các khách hàng; Biết giao thiệp: công nhân viên đều cố gắng hiểu được khách hàng và cung cấp thông tin rõ ràng.

- Cách thứ ba, tạo đặc điểm khác biệt về hình ảnh. Ngay cả khi hàng hoá cạnh tranh trông hoàn toàn giống nhau, nhưng người mua vẫn có thể có phản ứng khác nhau đối với hình ảnh của công ty hay của nhãn hiệu. Tạo hình ảnh khác biệt thể hiện ở các đặc điểm sau: Hoạt động tuyệt hảo: cung cấp cho khách hàng những sản phẩm hay dịch vụ tin cậy với giá cạnh tranh và đảm bảo dễ kiếm; Quan hệ thân thiết với khách hàng: hiểu biết sâu sắc khách hàng và có khả năng đáp ứng nhanh chóng những nhu cầu đặc thù và chuyên biệt của nó; Dẫn đầu về sản phẩm: cung ứng cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ đổi mới, tăng thêm ích lợi cho khách hàng và hơn hẳn sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh;

Như vậy là ngành du lịch có thể thắng bằng cách tổ chức kinh doanh tốt hơn, hiểu biết khách hàng mình tốt hơn hay luôn luôn làm ra sản phẩm tốt hơn.

+ Đi tiên phong trong việc phát triển du lịch nông thôn và du lịch sinh thái:

Du lịch nông thôn: Những địa phương có tham vọng phát triển du lịch phải cung cấp được nhiều kiểu ăn ở và hoạt động đa dạng có thể thu hút các kiểu khách hàng khác nhau; việc “độc canh” du lịch không thể là giải pháp cho các địa phương. Phải có các làng - nghỉ ngơi, nhà ở nông thôn, hiệu ăn, trang trại- quán ăn, khách sạn, nơi cắm trại,... Khung cảnh khác nhau của các địa phương tăng thêm tính đa dạng của du lịch nông thôn.

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 15/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí