Một Số Giải Pháp Marketing Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Tây Âu Đến Thành Phố Sầm Sơn-Tỉnh Thanh Hóa

trong những trung tâm kinh tế của địa phương. Đồng thời, đây cũng là điểm du lịch quan trọng của vùng du lịch Bắc Bộ. Thanh Hoá nằm ở vị trí trung chuyển từ Bắc vào Nam, nên sự phát triển du lịch của tỉnh có quan hệ mật thiết với sự phát triển du lịch của các địa phương lân cận và cả nước. Giáp Thanh Hoá về phía Bắc là Ninh Bình - một tỉnh rất giàu tiềm năng với nhiều điểm du lịch quan trọng như: Tam Cốc – Bích Động, nhà thờ đá Phát Diệm, cố đô Hoa Lư, vườn Quốc gia Cúc Phương. Ở phía Nam, Nghệ An có bãi biển Cửa Lò và khu di tích Kim Liên - Nam Đàn…Đặc biệt trong những năm gần đây, các tuyến du lịch liên vùng đang có xu hướng gia tăng, tạo nên những điều kiện phát triển cho du lịch Thanh Hoá, trong đó có Sầm Sơn.

Các tuyến đường xuyên Á có lối thông sang nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào qua địa phận Thanh Hoá đang làm xuất hiện các tuyến du lịch quốc tế theo hướng Đông - Tây. Như vậy, với vị trí địa lý thuận lợi trên, Sầm Sơn đang có những cơ hội đó là vị trí quan trọng của Sầm Sơn ngày càng được phát huy bởi kinh nghiệm phát triển du lịch lâu dài và hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đáng kể. Du khách đã biết đến nhiều thắng cảnh nổi tiếng như: bãi biển Sầm Sơn, núi Trường Lệ, đền Độc Cước, hòn Trống Mái...

- Môi trường công nghệ:


Ngày nay,các phương tiện truyền thông đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh và nét đẹp thiên nhiên hùng vĩ, văn hóa truyền thống của một điểm đến. Nhận thức được điều đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển du lịch luôn được Ủy ban nhân dân thành phố Sầm Sơn chú trọng… Xác định tầm quan trọng đó, thành phố đã có những quan tâm về đầu tư hạ tầng kĩ thuật công nghệ như Cổng thông tin điện tử thành phố, website du lịch Sầm Sơn,Thanh Hóa, quảng bá trên các trang mạng xã hội nổi tiếng như Facebook…

- Môi trường chính trị-pháp luật:

Ngày nay với sự phát triển của công nghệ, của kinh tế, du lịch như một ngành kinh tế cần khuyến khích phát triển, vì thế, nhiều quốc gia đã nới lỏng các thủ tục nhập cảnh cho khách du lịch.Việc miễn visa cho một số nước Châu Âu cũng như việc nâng thời gian lưu trú từ 15 lên 30 ngày tại Việt Nam cho công dân 5 nước Tây Âu (Anh, Pháp, Italia, Đức, Tây Ban Nha) được miễn thị thực là cơ hội cho Việt Nam nói chung và thành phố Sầm Sơn nói riêng có cơ hội trong việc thu hút đông đảo khách du lịch Tây Âu đến với thành phố. Bên cạnh đó, các hình thức hộ chiếu điện tử hay visa điện tử sẽ thay thế cho hộ chiếu giấy. Trong tương lai, xu hướng đi lại giữa các quốc gia ngày càng trở nên đơn giản và thuận tiện hơn, tạo điều kiện cho du lịch Việt Nam nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng phát triển.

Bên cạnh đó, việc ban hành hệ thống pháp luật có chất lượng và đưa vào đời sống là điều kiện đảm bảo môi về đời sống xã hội, an ninh văn hóa trên địa bàn địa phương. Góp phần thúc đẩy, tạo môi trường du lịch an toàn lành mạnh cho khách du lịch đến với thành phố Sầm Sơn. Chính sách thuế, tiền tệ, chính sách đối nội, đối ngoại, chính sách phát triển đầu tư luôn thu hút được các nhà hàng, khách sạn đầu tư, các doanh nghiệp lữ hành có chất lượng phục vụ nguồn khách hàng tiềm năng, dồi dào đến tham quan Sầm Sơn.

3.2.2 Thách thức

Bên cạnh những tiềm năng cũng như cơ hội phát triển du lịch ở thành phố Sầm Sơn- Thanh hóa là những thách thức lớn đối với ngành du lịch Sầm Sơn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Thách thức đầy gay gắt đó là sự cạnh tranh du lịch của các điểm du lịch mới của địa phương và của du lịch vùng Bắc Bộ. Các điểm du lịch mới thường có sức lôi cuốn khách mạnh mẽ hơn đối với khách du lịch đến từ các nước hiện đại khu vực Tây Âu. Trong bối cảnh chung, nhu cầu du lịch đang tăng, đời sống kinh tế xã hội của địa phương và cả nước đang phát triển theo hướng tích cực thì sự thành công trong phát triển du lịch Sầm Sơn phụ thuộc vào sự đổi mới những

sản phẩm du lịch, phụ thuộc vào việc tăng cường cơ sở vật chất phục vụ du lịch, khai thác đầy đủ các tài nguyên du lịch tại Sầm Sơn.

Một số giải pháp marketing nhằm thu hút khách du lịch Tây Âu tới thành phố Sầm Sơn - tỉnh Thanh Hóa - 9

Ngoài ra, từ đầu năm 2020, đại dịch Covid-19 diễn biến nhanh,phức tạp,khó lường đã tác động tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế,đặc biệt là lĩnh vực du lịch- dịch vụ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Số lượng khách du lịch đến với Sầm Sơn sụt giảm,thị trường khách Tây Âu đã ít,do ảnh hưởng của dịch bệnh nên số lượng khách du lịch Tây Âu đến với thành phố hầu như là không có. Dịch bệnh đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành du lịch của thành phố,cụ thể:

Tính chung 06 tháng đầu năm 2020 toàn thành phố đón 630.000 lượt khách (Khách nghỉ qua đêm chiếm 22,7% thấp hơn so với cùng kì là 32,3%) đạt 11,7% kế hoạch, giảm 68,9% so với cùng kì; phục vụ ăn nghỉ 943.750 ngày khách đạt 6,5% kế hoạch, giảm 76,7 % so với cùng kì; doanh thu ước đạt 447,4 tỉ đồng, đạt 8,8 % kế hoạch, giảm 75,5% so với cùng kì.

Điều kiện kinh tế cũng đang tác động mạnh mẽ đối với sự phát triên du lịch Thanh Hóa. Để thu hút khách du lịch Tây Âu, các công, doanh nghiệp cần đầu tư nhiều dịch vụ, sản phẩm du lịch và đặc biệt là công tác xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch của thành phố.

Bên cạnh đó, lao động trong ngành du lịch tại Sầm Sơn,Thanh Hóa có chuyên môn chưa cao. Số lượng lao động biết ngoại ngữ ít, đây cũng là một trở ngại, thách thức lớn đối với ngành du lịch Sầm Sơn.

Như vậy, thông qua những dánh giá nêu trên có thể thấy rằng, những điểm yếu và thách thức với ngành đu lịch của thành phố chủ yếu thuộc về nguyên nhân là con người, từ sự thiếu vốn đầu tư, thiếu nguồn lao động chất lượng cao đến ý thức người dân. Cần phải nhìn nhận và đánh giá đúng, đủ và kịp thời những yếu tố kém nội tại để đưa ra những kế hoạch thay đổi trong ngắn hạn và dài hạn.

3.3 Một số giải pháp Marketing nhằm thu hút khách du lịch Tây Âu đến thành phố Sầm Sơn-tỉnh Thanh Hóa

Trong những năm trở lại đây,nhờ chính sách miễn visa và nâng thời gian lưu trú từ 15 lên 30 ngày tại Việt Nam cho công dân 5 nước Tây Âu được miễn thị thực mà số lượng khách du lịch Tây Âu đến Việt Nam ngày càng tăng. Đây là đối tượng khách hứng thú với loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng biển ,vui chơi giải trí và du lịch văn hóa. Khách Tây Âu thường đi du lịch theo nhóm và lưu trú dài ngày (từ 14-16 ngày), họ yêu thích sự hiện đại và tiện nghi khi đi du lịch. Với điều kiện hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật ngày càng phát triển, thành phố Sầm Sơn,tỉnh Thanh Hóa hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu của du khách Tây Âu. Bên cạnh đó, đây là nhóm khách du lịch có khả năng chi trả cao (khoảng 30-35 triệu đồng) nên việc trải nghiệm dịch vụ tại Sầm Sơn thường sẽ rẻ hơn so với mức chi tiêu này mà hoàn toàn có thể đảm bảo mang lại những trải nghiệm chất lượng và hiện đại cho khách du lịch.

Có thể thấy,Tây Âu là đối tượng khách du lịch tiềm năng của Sầm Sơn, tuy nhiên số lượng khách du lịch đến từ khu vực này còn rất ít. Do đó, Sầm Sơn cần có những giải pháp cụ thể và kịp thời để có thể khai thác thị trường khách du lịch này.

3.3.1 Giải pháp định vị và xây dựng thương hiệu

Trong xu thế cạnh tranh gay gắt giữa các điểm đến như là các sản phẩm thay thế, có thể nói xây dựng thương hiệu điểm đến được xem là chiến lược chọn lựa và xây dựng một hình ảnh tích cực nhằm tạo lập và nhận dạng duy nhất để phân biệt một điểm đến với các đối thủ cạnh tranh, sau đó tiến hành định vị hình ảnh đó trong tâm trí khách du lịch nhằm thu hút sự quan tâm, chú ý trên diện rộng của đông đảo du khách đến điểm du lịch. Đặc biệt, để có thể thu hút đông đảo khách du lịch Tây Âu thì định vị và xây dựng thương hiệu là việc làm vô cùng cấp thiết đối với thành phố Sầm Sơn ngay thời điểm hiện tại.

UBND và các cấp chính quyền của thành phố Sầm Sơn cần nỗ lực hơn nữa nhằm xác định thành công các giá trị hay bản sắc riêng cho điểm đến hay xây dựng hệ thống nhận dạng thương hiệu cho điểm đến bao gồm các yếu tố từ logo, khẩu hiệu (slogan), cho đến hệ thống các bảng hiệu quảng cáo…chuyên nghiệp, hiện đại và rộng rãi, hướng đến thị trường khách du lịch khu vực Tây Âu.

Chỉ khi hệ thống này đươc xác định rõ thì mới có thể xúc tiến chiến dịch xúc tiến, quảng cáo, tạo dựng thương hiệu có hiệu quả. Trong xây dựng thương hiệu cho điểm đến thi nhệm vụ đầu tiên là phải lựa chọn các giá trị thương hiệu cho điểm đến, từ đó tung ra các chiến dịch truyền thông để tôn vinh các giá trị đó.

Vì vậy, nhận thức vai trò của xây dựng và phát triển thương hiệu là một vấn đề vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, định vị cũng là một chiến lược cốt lõi giúp Sầm Sơn tạo ra vị trí cạnh tranh đặc biệt trong tâm trí của du khách ở thị trường mục tiêu. Có thể định vị thương hiệu du lịch cho thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa bằng cách áp dụng phương pháp USP (Unique Selling Point) có thể dịch nghĩa là đặc điểm bán hàng độc nhất. USP được coi là cách để doanh nghiệp nổi bật giữa hàng ngàn đối thủ khác, bằng cách tạo ra giá trị độc nhất của doanh nghiệp – những thứ mà các doanh nghiệp khác không có được [14].

Có thể thấy, với tài nguyên thiên nhiên sẵn có của Sầm Sơn thì đây là lợi thế mạnh của thành phố trong việc phát triển sản phẩm nghỉ dưỡng, sinh thái biển. Thông qua các bước xây dựng câu định vị thương hiệu: Chọn lựa những tiêu chí độc đáo của thành phố Sầm Sơn; so sánh các tiêu chí với đối thủ cạnh tranh và lựa chọn tiêu chí; tác giả khóa luận định vị câu định vị thương hiệu du lịch Sầm Sơn: “Sầm Sơn-điểm nghỉ dưỡng lý tưởng”. Câu định vị đã thể hiện được sản phẩm du lịch đặc trưng của Sầm Sơn, đến với Sầm Sơn để hưởng thụ những giá trị tuyệt vời mà thiên nhiên đã ban tặng cho nơi đây.

3.3.2 Giải pháp phát triển sản phẩm

Phát triển sản phẩm là giải pháp quan trọng giúp một điểm đến có thể thu hút mạnh mẽ các thị trường khách du lịch mục tiêu. Có thể thấy, Sầm Sơn là thành phố có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển sản phẩm nghỉ dưỡng,du lịch biển. Hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch Tây Âu.Vì vậy, muốn thu hút được thị trường khách du lịch này, Sầm Sơn cần trang bị cho mình chiến lược phát triển sản phẩm cụ thể và kịp thời.

Từ năm 2017, khi UBND tỉnh phê duyệt Đề án phát triển sản phẩm du lịch mũi nhọn Sầm Sơn-Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó, xác định sản phẩm mũi nhọn của thành phố là du lịch biển đảo, sản phẩm du lịch có thế mạnh là du lịch sinh thái và du lịch văn hóa tâm linh. Đây được xem là một trong những cơ sở quan trọng góp phần to lớn trong việc thu hút khách Tây Âu nói riêng và khách quốc tế nói chung. Do đó việc tập trung ưu tiên các nguồn lực hình thành và phát triển các sản phẩm du lịch của thành phố Sầm Sơn là bước đi hoàn toàn đúng đắn.

Đối với thị trường khách du lịch trong nước, thành phố Sầm Sơn sẽ tiếp tục khai thác tốt thị trường khách trọng điểm như thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Trung, đồng thời nỗ lực thu hút khách du lịch từ các vùng trong cả nước.

Đối với thị trường khách du lịch quốc tế, thành phố Sầm Sơn tiếp tục duy trì thị trường khách quốc tế đến từ Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Maylaysia. Tuy nhiên lượng khách quốc tế vùng Tây Âu (Anh, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Ý, Hà Lan) đến với Sầm Sơn,Thanh Hóa còn rất ít. Có thể thấy du khách đến từ các nước Tây Âu đều có chung đặc điểm là có lối sống sôi động, thích hoạt động và di chuyển, không thích cuộc sống tĩnh tại, yêu thích . Nhận thức, tình cảm và hành vi của họ với môi trường và hoạt động du lịch rất tiến bộ. Họ đến từ những đất

nước có nền kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển và mức sống người dân tương đối cao.


Nắm bắt được những đặc điểm đó,việc tích cực phát triển các sản phẩm mang tính cạnh tranh với du lịch của các vùng miền khác, có khả năng thu hút khách đến và lưu khách lại lâu hơn,đặc biệt là thị trường khách Tây Âu là rất quan trọng. Sầm Sơn cần phải thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Cụ thể là:

- Nhóm sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển: Khai thác các giá trị tài nguyên du lịch biển dựa vào điều kiện bãi biển dài 9km từ cửa Hới đến núi Trường Lệ, ngoài ra khai thác những bãi tắm nhỏ còn hoang sơ nằm rải rác theo chân núi Trường Lệ.

- Nhóm sản phẩm du lịch sinh thái: Khai thác các giá trị tài nguyên du lịch sinh thái ở vùng nước lợ Quảng Cư, cảnh quan tự nhiên dọc hai bờ sông Mã, sông Đơ phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng chữa bệnh của khách du lịch.

- Du lịch văn hóa,tâm linh: khai thác các điểm di tích: đền Độc Cước, đền Cô Tiên, hòn Trống Mái,đền Tô Hiến Thanh…

- Đưa vào khai thác các loại hình du lịch mới như: du lịch cắm trại, du lịch mạo hiểm dựa vào cảnh quan thiên nhiên sẵn có như núi Trường Lệ cao 76 mét nằm sát biển, khối hoa cương Độc Cước với những bãi cỏ rộng, những sườn thoải.

Bên cạnh việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch,việc đào tào nguồn nhân lực phục vụ du lịch và giáo dục lòng mến khách của người dân cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Cần đầu tư đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên có chuyên môn cao đặc biệt về ngoại ngữ. Quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh giỏi, lãnh đạo doanh nghiệp đi lên, có tầm nhìn chiến lược, có khả năng tiếp thu và sáng tạo. Các chương trình tour đưa ra nên có sự liên kết với người dân địa phương. Bên cạnh

đó, phải giáo dục lòng mến khách của người dân, tạo sự ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách khi đến với Sầm Sơn.

3.3.3 Giải pháp xúc tiến

Hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển du lịch của mỗi địa phương. Hoạt động này góp phần rất lớn trong việc tạo ra những cảm nhận của du khách về hình ảnh và sự hấp dẫn của điểm đến.Để nâng cao hiệu quả công tác thông tin quảng bá và xúc tiến du lịch Sầm Sơn cần tập trung vào một số giải pháp sau:

- Quan hệ công chúng:


+ Cần tăng cường tổ chức các tour khảo sát cho các hãng lữ hành nước ngoài để khuyến khích đưa địa phương vào danh sách một trong những tuyến điểm đến được ưu tiên của họ.

+ Tổ chức các cuộc hội thảo du lịch và các sự kiện du lịch để tạo ấn tượng đẹp về du lịch Sầm Sơn,Thanh Hóa.

+ Nâng cao ý thức cho mọi tầng lớp nhân dân, giáo dục lòng mến khách nhằm tạo nên những hình ảnh tốt đẹp về người Thanh Hóa trong lòng du khách.

- Quảng bá du lịch:


+ Quảng bá các ấn phẩm qua các công ty lữ hành trong nước và quốc tế, tăng cường hình thức tuyên truyền tại chỗ, trực tiếp cho khách du lịch trong và ngoài nước.

+ Tích cực tham gia các chương trình, sự kiện Thương mại - Văn hóa - Du lịch lớn như: Tham gia liên kết các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch của Tổng cục Du lịch tại các chương trình, sự kiện xúc tiến du lịch để giới thiệu, quảng bá hình ảnh du lịch Sầm Sơn đến với đông đảo du khách trong và ngoài nước.

+ Phát hành các loại băng đĩa, ấn phẩm giới thiệu về những sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương. Có thể thông qua các cơ quan xúc tiến thương mại,

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 07/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí