Thị trường nước ngoài: Đẩy mạnh thu hút khách du lịch quốc tế ở thị trường truyền thống như Đông Bắc Á (tập trung Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan và Australia), Tây Âu (tập trung Đức và Pháp), Bắc Mỹ và thị trường ASEAN. Mở rộng thu hút khách du lịch đến các thị trường mới như Trung Đông và Bắc Âu...
Thị trường trong nước: Phát triển mạnh thị trường nội địa, tăng cường liên kết giữa Hà Nội với các vùng, miền, địa phương trong cả nước, tập trung thị trường tại các địa phương vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc, vùng trung du, miền núi Bắc bộ, vùng Bắc Trung bộ và các đô thị lớn như thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng...
Như vậy, thị trường mục tiêu của du lịch Hà Nội đã được nghị quyết xác định tương đối rõ ràng, từ đó sẽ tạo thuận lợi cho những chiến lược, chương trình marketing điểm đến trong tương lai. Việc tập trung vào những thị trường thế mạnh sẽ tăng hiệu quả của việc sử dụng các công cụ marketing cũng như nguồn ngân sách hơn nhiều so với việc triển khai dàn trải không có định hướng rõ ràng.
Về định vị thị trường, có thể khẳng định cho tới nay Hà Nội chưa có một quyết định chính thức nào về những đặc điểm nổi trội của du lịch Hà Nội đang được sử dụng để định vị trên thị trường du lịch trong nước và quốc tế. Các lợi thế cạnh tranh được sử dụng trong các chương trình marketing, từ điểm đến cho tới từng cá nhân doanh nghiệp đều không có sự nhất quán và định hướng đồng bộ giữa rất nhiều những nét đặc sắc mà du lịch Hà Nội đang sở hữu.
2.3.2. Về xây dựng và quản trị thương hiệu điểm đến
Đối với một điểm đến, thương hiệu được coi là một công cụ quyết định trong thành công của địa điểm du lịch đó. Đánh giá thực trạng xây dựng thương hiệu của Hà Nội hiện tại có thể thấy, qua rất nhiều nghị quyết, chính sách, ví dụ như “Quy hoạch phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” của UBND Thành phố Hà Nội, hay các đề suất của Sở SVHTT&DL Hà Nội, xây dựng thương hiệu của Hà Nội đều mới được vạch ra một cách chung chung và nằm trên giấy tờ, chưa có bất cứ chương trình cụ thể nào được triển khai thực hiện.
Để xây dựng được một thương hiệu thành công, đòi hỏi phải có từng bước đi bài bản, từ nghiên cứu thị trường, đánh giá phản hồi từ công chúng, lựa chọn thông điệp mang tính đại diện và cách chiến lược để truyền tải thông điệp đó. Tuy nhiên, hiện nay các chương trình marketing điểm đến du lịch của Hà Nội mới chỉ dừng lại ở việc cố gắng đem những sản phẩm du lịch mà Hà Nội sở hữu, chủ yếu thông qua các chương trình xúc tiến thương mại để đến và thu hút sự chú ý của khách du lịch trong và ngoài nước.
Có thể bạn quan tâm!
- Quy Trình Marketing Điểm Đến Cho Nto/dmo
- Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Hiệu Quả Của Chương Trình Marketing Điểm Đến Du Lịch
- Biểu Đồ Số Phòng Khách Sạn 3-5 Sao Tại Hà Nội Từ 2000 – Quý 1/2014
- Đánh Giá Hiệu Quả Của Các Chương Trình Marketing Điểm Đến Đã Được Thực Hiện
- Các Giải Pháp Marketing Điểm Đến Nhằm Phát Triển Du Lịch Hà Nội
- Biểu Đồ Quan Điểm Của Du Khách Về Yếu Tố Thu Hút Của Du Lịch Hà Nội
Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.
31
Hà Nội hiện chưa có bất cứ chương trình nào về xây dựng và quản trị thương hiệu được thực hiện hoàn chỉnh, các bước đi mới dừng lại ở các công trình nghiên cứu khoa học (Ví dụ: Đề tài thiết lập quy trình xây dựng thương hiệu điểm đến cho Hà Nội
- Đề tài NCKH cấp cơ sở do TS. Nguyễn Đình Hòa làm chủ nhiệm năm 2005). Chưa có các dự án nghiên cứu thị trường để tiếp nhận, phân tích phản hồi từ đó làm căn cứ lựa chọn các công cụ đại diện cho thương hiệu; do vậy, hiển nhiên, Hà Nội chưa có biểu tượng hay thông điệp chính thức nào làm đại diện cho hình ảnh du lịch của mình.
Hình 2.1. Logo của Sở VHTT&DL Hà Nội
Nguồn: Website hanoitourism.gov.vn
Logo hiện đang được sử dụng trên cổng thông tin chính thức của Sở VHTT&DL Hà Nội là hình ảnh Khuê Văn Các, một địa điểm nổi tiếng tại Hà Nội. Tuy nhiên, logo được thiết kế đơn điệu, với một màu duy nhất, thiếu ý tưởng, không gây được sự chú ý, không có slogan hay thông điệp đi kèm, và không có bất cứ văn bản nào chứng nhận đây là logo chính thức của du lịch Hà Nội.
Các logo đại diện du lịch Hà Nội được sử dụng trong các chương trình quảng bá thường là logo của các công ty lữ hành Hà Nội, không có tính đồng bộ.
Hình 2.2. Logo du lịch Hà Nội
Nguồn: Tổng hợp từ Internet
Tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, đặc biệt là các trung tâm du lịch, đã và đang triển khai rất nhiều hoạt động để xây dựng và hoàn thiện bộ nhận diện thương hiệu cho
32
Thang Long University Library
địa phương của mình, như các cuộc thi nhằm xây dựng logo và thông điệp cho các điểm đến du lịch Hạ Long – Quảng Ninh, Lạng Sơn, Nha Trang, Đà Nẵng… thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người có chuyên môn. Trong khi đó, quá trình triển khai bước cơ bản nhất trong quy trình xây dựng thương hiệu là bộ nhận diện của du lịch Hà Nội vẫn chưa tạo được bước tiến đáng kể nào. Như vậy, các hoạt động truyền thông của du lịch Hà Nội hiện tại, không hề có logo chính thức, cũng không mang một thông điệp đại diện rõ ràng.
2.3.3. Về quản trị sản phẩm du lịch
Hiện nay, theo Sở VHTT&DL Hà Nội, du lịch Hà Nội mới dừng lại ở việc phân loại những loại hình du lịch thu hút du khách đến Hà Nội, qua đó tập trung đầu tư phát triển như:
Du lịch văn hóa: Là thế mạnh và là sản phẩm du lịch đặc trưng của Hà Nội, tập trung vào các loại hình như tham quan di tích lịch sử văn hoá, làng nghề, tham quan phố cổ, du lịch lễ hội, du lịch cộng đồng.
Du lịch sinh thái tập trung vào các sản phẩm: Tham quan, nghiên cứu tìm hiểu các giá trị cảnh quan, sinh thái tại khu vực Vườn quốc gia Ba Vì; khu danh thắng Hương Sơn; khu vực núi Sóc - hồ Đồng Quan.
Du lịch vui chơi giải trí: Tập trung hình thành các khu vui chơi giải trí như Khu vui chơi giải trí tổng hợp Sóc Sơn; Khu vui chơi giải trí khám phá thiên nhiên Ba Vì; Khu vui chơi giải trí thể thao ở khu vực Ba Vì, Sóc Sơn; Khu vui chơi giải trí Thế giới nước Hồ Tây; Khu Thiên đường Bảo Sơn.
Du lịch MICE gồm: Các sự kiện chính trị quốc tế, các sự kiện văn hóa thể thao lớn được tổ chức thường xuyên, các sự kiện du lịch: hội chợ du lịch, festival du lịch...
Du lịch nghỉ dưỡng: Tập trung phát triển ở Ba Vì, Sóc Sơn.
Du lịch mua sắm: Phát triển tại các trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm hiện đại, các điểm du lịch làng nghề truyền thống nổi tiếng.
Du lịch nông nghiệp: Phát triển ở các vùng ngoại thành, bổ sung hỗ trợ cho các chương trình du lịch nội đô.
Với một hệ thống sản phẩm du lịch đông đảo về số lượng, đa dạng về chủng loại, để bảo tồn và giữ gìn được những nét đặc sắc của các sản phẩm này. Sau những ghi nhận rất đáng báo động về tình trạng xuống cấp trầm trọng của một loạt các sản phẩm du lịch, các nhà quản trị du lịch Hà Nội cũng đã bước đầu có những chương trình marketing điểm đến nhằm khắc phục và hạn chế tình trạng trên.
33
2.3.3.1. Quản trị di tích lịch sử - văn hóa
Sở hữu một tài sản đồ sộ về văn hóa và lịch sử với 5.175 di tích, tuy nhiên, Hà Nội đang đối diện với một thách thức lớn trong việc duy trì và bảo tồn những di tích này. Trên thực tế, theo thống kê của SVHTT&DL Hà Nội trong năm 2013, Hà Nội có tới 600 di tích đang xuống cấp cùng hàng trăm di tích khác bị chiếm dụng ở các mức độ khác nhau. Thực trạng này xảy ra, nguyên nhân đầu tiên cần tính đến là do tác động của thời gian, thời tiết khiến chất lượng các công trình ngày càng giảm sút. Nhưng trên hết đó là do sự thiếu quan tâm, giám sát, trách nhiệm của các cơ quan hữu quan, và một phần không nhỏ là do ý thức của chính những người dân sinh sống và làm việc gần địa điểm các di tích cũng như khách du lịch. Trong hơn 5000 di tích trong đó có hơn 2000 di tích được xếp hạng, thành phố Hà Nội chỉ trực tiếp quản lý 12 di tích, còn lại chủ yếu giao cho chính quyền các địa phương cấp xã phường tự quản lý.
Những vụ việc nổi cộm về sự xuống cấp nghiêm trọng của các di tích tại Hà Nội có thể kể đến như tình trạng dột nát ở nhà Mẫu của chùa Một Cột – một trong những biểu tượng văn hóa đặc sắc của Hà Nội, tình trạng này diễn ra một thời gian dài mà không có phương án xử lý, khiến sư trụ trì chùa Một Cột mặc áo mưa, đội nón cho tượng Phật, tạo ra một hình ảnh hết sức phản cảm. Hay như chùa Ðậu (xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín). Ngoài mái nhà giải vũ bị hư hỏng, thì chùa còn bị một số gia đình lấn chiếm tam quan chùa làm nơi bán hàng. Ðây cũng là tình trạng chung của rất nhiều di tích trên địa bàn thành phố.
Trong năm 2013, và đầu năm 2014, UBND Thành phố Hà Nội và Sở VHTT&DL Hà Nội cũng đã thể hiện một vài nỗ lực nhằm lấy lại được những nét đặc trưng của các di tích lịch sử văn hóa thủ đô như:
Xúc tiến thực hiện tôn tạo, nâng cấp ba địa điểm du lịch quan trọng của Hà Nội: Đền Ngọc Sơn – khu vực quanh hồ Gươm, Văn Miếu – Quốc Tử Giám, và nhà tù Hỏa Lò. Tại di tích đền Ngọc Sơn, Sở tiến hành tu bổ những phần sứt mẻ, xóa chữ viết, sửa chữa, phục hồi phần hư hỏng tại đền chính và đình Trấn Ba. Đối với di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, quy hoạch hồ Văn, vườn Giám thành không gian văn hóa chuyên đề, tổ chức sự kiện phục vụ khách du lịch. Sở cũng lên kế hoạch thực hiện Dự án tu bổ, tôn tạo Khuê Văn Các, nâng cấp lắp đặt hệ thống chiếu sáng công để giảm bớt đèn chiếu sáng gắn trên công trình. Tại Nhà tù Hỏa Lò sẽ áp dụng mọi biện pháp để trùng tu, đảm bảo lưu giữ yếu tố gốc của lịch sử. Để thu hút khách du lịch, Sở VHTT&DL Hà Nội đang nghiên cứu tổ chức các buổi nói chuyện giữa cựu tù chính trị với khách du lịch, học sinh, sinh viên, tổ chức các hoạt động trải nghiệm cảm giác vượt tù, vượt ngục... Sở VHTT&DL Hà Nội cho biết thêm, sẽ tăng cường kết nối tour, xây dựng các tour du lịch chuyên đề tham quan các di tích Văn Miếu, tuyến du lịch di tích cách mạng, tổ chức tour hoạt động ngoại khóa của các trường học đến di tích...
34
Thang Long University Library
Như vậy, có thể thấy công tác bảo tồn di sản Hà Nội đã có những hành động cụ thể. Tuy nhiên, trong hơn 600 di tích xuống cấp, việc tập trung tôn tạo 3 di tích, dù là 3 di tích trọng điểm, cũng chưa thể tạo ra hiệu quả đáng kể, còn rất nhiều công trình quan trọng khác chất lượng đang xuống dốc từng ngày. Thêm vào đó, nhiều hoạt động vẫn đang ở bước xem xét và nghiên cứu, hiệu quả chỉ có thể đánh giá được khi đã đi vào hoạt động. Từ năm 2012 trở về trước, Hà Nội đã chứng kiến nhiều công trình đã gần như mất hết giá trị sau khi “bị” trùng tu, như việc đắp xi măng và sơn lại Ô Quan Chưởng trong đầu năm 2010, hay vụ việc được coi là “thảm họa trùng tu” đập chùa cũ xây chùa mới ở di sản văn hóa quốc gia nổi tiếng chùa Trăm Gian thời Lý (huyện Chương Mỹ, TP.Hà Nội). Những vụ vi này thể hiện sự thiếu trách nhiệm và tính chuyên nghiệp trong việc nghiên cứu và thực hiện các phương án tu bổ và quản trị di tích, đồng thời đòi hỏi trong tương lai gần, những chiến lược, giải pháp cụ thể phải được đưa ra để bảo tồn các giá trị của di sản đang mất đi từng ngày.
Về công tác quản trị, các giải pháp nhằm giải quyết và ngăn chặn các hành vi xâm phạm di tích vẫn bế tắc. Theo khảo sát về “Cảm nhận của khách du lịch về chất lượng du lịch tại hà nội” (The Evaluation of Customers’ Feeling About The Tourism Services Quality in Hanoi – ECFTSQH) được tác giả tiến hành từ 01/06/2014 – 17/06/2014 trên 236 khách du lịch nội địa và quốc tế (thông tin chi tiết tại Phụ lục), có tới 42,37% khách du lịch không cảm thấy các sản phẩm du lịch của Hà Nội hiện nay hấp dẫn, thú vị. Điều này cho thấy, các hoạt động thiết kế tour còn quá ít lựa chọn, chưa khai thác được hết thế mạnh về số lượng di sản dồi dào.
2.3.3.2. Quản trị danh thắng thiên nhiên
Hà Nội sở hữu nhiều hồ tự nhiên đẹp cùng với những truyền thuyết thú vị trong khu vực nội thành, cùng nhiều quần thể sinh thái đa dạng tại khu vực ngoại thành. Tuy nhiên, trước sự buông lỏng quản lý về môi trường, hầu hết các sông hồ trên địa bàn thành phố đều đang ở trong tình trạng ô nhiễm. Khảo sát ECFTSQH cho thấy, điều này đang tác động mạnh đến cảm nhận của du khác khi đến du lịch tại Hà Nội, khi có tới 95,33% du khách cảm thấy điều kiện tự nhiên tại Hà Nội đang ở mức không trong lành tới rất ô nhiễm. Để cứu vãn tình trạng trên Hà Nội đã có nhiều hội thảo, đưa ra nhiều phương án để khắc phục. Nổi bật như Đề án Cải tạo sông Tô Lịch, từ cách đây hơn 5 năm, rất nhiều hoạt động trong đề án này đã được tiến hành như xây kè hai bên bờ sông, nạo vét lớp bùn dày ô nhiễm dưới lòng sông, nghiên cứu dẫn nước sông Hồng để thay nước sông Tô Lịch. Tuy nhiên, thực trạng ô nhiễm sâu hơn một mét do nguồn nước thải không qua xử lý xả ra trong nhiều năm, nên sau nhiều nỗ lực, hiện nay sông Tô Lịch vẫn được coi là một chiếc “cống” lớn của Hà Nội.
35
Bên cạnh đó, đối với hồ Hoàn Kiếm, năm 2010, một dự án quy mô về Khấn cấp cứu cụ Rùa đã được thực hiện với sự tham gia của rất nhiều giáo sư tiến sĩ của các ngành có liên quan. Trong năm 2013 Sở VHTT&DL tiến hành khôi phục khu vực vườn tượng bị xuống cấp nghiêm trọng cạnh hồ, trả lại giá trị thắng cảnh cho khu vực hồ. Nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch, cũng như đề cao các giá trị tại những địa điểm này, Sở dự kiến tổ chức lễ hội định kỳ trên cầu Thê Húc, tổ chức lễ hội mô phỏng lại truyền thuyết trả gươm trên hồ.
Từ tháng 7 năm 2010, thành phố chính thức thực hiện dự án giao thông sạch khu vực phố cổ và quanh hồ Hoàn Kiếm với việc đưa vào sử dụng 12 xe ô tô điện phục vụ khách du lịch, cho tới nay, số lượng xe điện đã tăng lên 50 xe (Thống kê của Bộ giao thông vận tải – 2014). Việc đưa vào sử dụng những tuyến xe điện này góp phần bảo vệ môi trường, tăng sự thuận tiện và thoải mái trong việc di chuyển của khách du lịch nên được đánh giá khá cao, tuy nhiên, chất lượng phục vụ, khả năng giao tiếp của lái xe, việc niêm yết giá nhất quán, vẫn là những vấn đề đang tồn tại cần được xử lý nhằm hoàn thiện dịch vụ này.
Trong quý I năm 2014, nhằm nâng cao khả năng thu hút khách du lịch của Hà Nội, thành phố đã lên kế hoạch Quy hoạch phát triển khu vực Ba Vì – Suối Hai thành khu du lịch quốc gia và đề án phát triển du lịch cộng đồng khu vực Ba Vì.
2.3.3.3. Quản trị bảo tồn phát huy văn hóa truyền thống
Trước tình trạng nhiều nét văn hóa truyền thống đậm nét của Hà Nội đang bị đe dọa bởi sự tác động của phát triển kinh tế, mở cửa, hội nhập, và tác động của những luồng văn hóa nước ngoài du nhập một cách mạnh mẽ, Hà Nội đang rất cần những hành động cụ thể để văn hóa Hà Nội không bị hòa tan trong luồng văn hóa ngoại nhập.
Đứng trước tình hình đó, một vài chương trình đã được thực hiện nhằm lưu giữ và phát triển những nét đặc sắc trong cuộc sống người Hà Nội xưa và nay:
Tháng 12 năm 2013, quận Hoàn Kiếm xúc tiến triển khai xây dựng tuyến phố ẩm thực tại khu bảo tồn cấp I phố cổ Hà Nội, gồm Hàng Buồm- Mã Mây- Hàng Giầy- Lương Ngọc Quyến – Tạ Hiện – Đào Duy Từ. Các tuyến phố ẩm thực sẽ nằm trong không gian đi bộ mở rộng phục vụ khách du lịch và người dân Hà Nội tham quan, trải nghiệm phố cổ Hà Nội, khám phá các giá trị văn hóa, ẩm thực của đất Kinh kỳ xưa. Ẩm thực là một trong những nét đặc biệt thu hút của Hà Nội, do vậy, việc gìn giữ những món ăn đặc sản truyền thống theo đúng cách chế biến và thưởng thức của cha ông để giới thiệu đến người dân trong nước và bạn bè quốc tế, là điều vô cùng quan trọng. Bên cạnh tuyến phố đang được triển khai, Hà Nội đã thí điểm một vài phố ẩm thực, hiện đã trở thành điểm đến nổi tiếng của đông đảo du khách như phố ẩm thực Tống Duy Tân, phố Cấm Chỉ. Tuy ẩm thực có điều kiện phát triển, nhưng phong cách
36
Thang Long University Library
phục vụ lại đang là vấn đề gây bức xúc nhất. Theo phản hồi của nhiều du khách, việc nhân viên đổ xô ra đường chèo kéo, mời chào khách gây cản trở đi lại, tạo nên một hình ảnh rất phản cảm trên các tuyến phổ ăn uống. Không những vậy, chèo kéo khách ngoài đường, nhưng bên trong hàng phong cách phục vụ lại thờ ơ, hời hợt là một điểm mâu thuẫn rất khó hiểu của dịch vụ ăn uống tại Hà Nội.
Về bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống, hiện nay, cơ quan này dự kiến xin thành phố 50 ha đất cạnh đường cao tốc Nhật Tân – Nội Bài để xây dựng khu trưng bày sản phẩm các làng nghề tại Hà Nội và tổ chức trình diễn nghề phục vụ khách du lịch.
Đánh giá về các hoạt động marketing điểm đến nhằm phát triển các sản phẩm văn hóa phục vụ du lịch Hà Nội, có thể thấy là số lượng chương trình được triển khai còn khá hạn chế, nhỏ lẻ ở một vài sản phẩm. Những tồn tại mang tính bức thiết chưa thực sự được quan tâm và có hướng giải quyết, như văn hóa phục vụ, văn hóa ứng xử của người dân tại Hà Nội. Bên cạnh đó, việc phát triển làng nghề vẫn chưa đi vào thực chất, tìm ra cách thức giúp các làng dễ dàng tiếp cận hơn đối với du lịch, chưa có các giải pháp định hướng phát triển làng nghề bền vững, thân thiện hơn.
2.3.3.4. Quản trị về giá
Là thủ đô của một nước đang phát triển, tuy nhiên, suốt từ năm 2006 đến nay, Hà Nội luôn lọt vào top 50 thành phố có chi phí sinh hoạt lớn nhất châu Á do ECA International – tổ chức tư vấn quản lý nhân sự quốc tế uy tín xếp hạng. Năm 2013, Hà Nội đứng ở số 38 châu Á, trong khi Thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ 43, như vậy so với thành phố có kinh tế phát triển nhất cả nước, chi phí tại Hà Nội còn đắt đỏ hơn.
Điều này cho thấy, mặc dù chất lượng phục vụ chưa được đánh giá cao, nhưng giá cả chi tiêu của Hà Nội lại luôn đứng đầu trong cả nước, cũng như nằm trong top cao trong khu vực. Theo khảo sát ECFTSQH, 34,32% du khách được hỏi cho rằng giá của các cơ sở lưu trú tại Hà Nội là đắt và rất đắt so với các địa điểm du lịch khác tại Việt Nam, con số này cao hơn nhiều đối với dịch vụ ăn uống, lên tới 67,8%.
Thêm vào đó, sự buông lỏng quản lý về giá cả, lảm tình trạng nâng giá bừa bãi đối với khách du lịch diễn ra rất phổ biến. Không có thống kê chính thức, tuy nhiên, theo tổng hợp từ cổng thông tin của Sở VHTT&DL Hà Nội, vào mùa cao điểm, giá nhà nghỉ, khách sạn thường được tự ý nâng từ 50 – 100%, đắt gấp đôi giá niêm yết. Đối với khách du lịch quốc tế, việc bị nâng giá tùy tiện lên 5 – 10 lần diễn ra thường xuyên. Đỉnh điểm, khi có liên tiếp 4 vụ việc khách nước ngoài cầu cứu cơ quan công an vì bị “chặt chém” xảy ra trong tháng 4 năm 2013, liên tục được đưa tin trên báo chí (Nạn nhân là cặp vợ chồng người Ireland phải trả 980 nghìn vì đi taxi 2km, một du khách Úc phải trả 1,3 triệu cho xích lô sau khi đi 5km, hai du khách Đức bị đòi 840
37
nghìn cho 3 quả dứa, và một nhóm ba thanh niên người Pháp bị tài xế taxi và nhân viên khách sạn trấn lột và đe dọa tính mạng).
Các vụ việc trên thể hiện sự yếu kém trong việc quản lý giá cả của du lịch Hà Nội, đại diện của Tổng cục du lịch Việt Nam thừa nhận, tất cả các nỗ lực quảng bá sẽ là vô nghĩa nếu những hình ảnh “chặt chém” du khách vẫn tái diễn hàng ngày. Cái tốt là hiển nhiên, cái xấu mới là dị thường, được chú ý, truyền miệng rất nhanh và có hiệu quả tức thời. Nếu thái độ phục vụ, phong cách phục vụ, cách thức quản lý giá cả của Hà Nội không có sự thay đổi, không thể hiện được sự chuyên nghiệp, làm hài lòng du khách, thì chất lượng thực chất của du lịch Hà Nội rất khó được nâng cao.
2.3.4. Về quảng bá và xúc tiến hỗn hợp
Sở VHTT&DL thừa nhận, hiện nay Hà Nội đang loay trong việc thực hiện các công tác xúc tiến để đạt hiệu quả cao. Thực tế, ngân sách chi cho xúc tiến du lịch tại Hà Nội tính tới năm 2013 vẫn ở con số hết sức khiêm tốn: xấp xỉ 1USD/khách du lịch, trong khi đó của Thành phố Hồ Chí Minh là 2,5USD/khách, Thái Lan khoảng 10USD/khách, Singapore 16USD/khách, Malaysia 20USD/khách. Lãnh đạo thành phố Hà Nội cho rằng, thành phố sẵn sàng chi mạnh tay hơn cho quảng bá phát triển du lịch, tuy nhiên chưa tìm được hướng đi thực sự hiệu quả. Theo Tổng cục du lịch, từ đầu năm 2014, bộ phận xúc tiến du lịch Hà Nội sẽ chính thức chuyển sang Ủy ban Nhân dân thành phố quản lý thay vì Sở VHTT&DL quản lý như trước.
2.3.4.1. Quan hệ công chúng/ Tuyên truyền
Từ đại lễ nghìn năm Thăng Long – Hà Nội diễn ra vào năm 2010, các hoạt động quan hệ công chúng, tuyên truyền về du lịch Hà Nội bắt đầu được tích cực chú trọng đầu tư và xúc tiến, với mong muốn tận dụng ngày lễ lớn nghìn năm của Thủ đô, đem hình ảnh của Hà Nội trở nên gần gũi, quen thuộc, với người dân trên mọi miền tổ quốc và bạn bè quốc tế.
Qua các năm sau đó, Sở VHTT&DL Hà Nội cũng thường xuyên tiến hành các chương trình tuyên truyền. Như trong năm 2013, sau nghị quyết thông qua quy hoạch phát triển du lịch thành phố hà nội đến năm 2020, hội đồng nhân dân khóa XIV, kỳ họp thứ 5, Hà Nội đã có những chuyển biến tích cực trong việc thực hiện các hoạt động phát triển du lịch. Theo đó, thành phố đã đẩy mạnh công tác cung cấp thông tin du lịch cho nhiều doanh nghiệp du lịch, các nhà đầu tư du lịch, khách du lịch trong và ngoài nước thông qua hoạt động xúc tiến trong nước và quốc tế. Cụ thể như: Hà Nội đã thực hiện chương trình tuyên truyền “Ấn tượng Hà Nội” hưởng ứng chương trình tuyên truyền trên truyền hình “Ấn tượng Việt Nam” của Bộ VHTT&DL; tuyên truyền quảng bá du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng qua các phóng sự, tin, bài, video clip; giới thiệu du lịch Thủ đô thông qua sách Hướng dẫn Du lịch Hà Nội (guide book); in mới và phát hành Bản đồ Du lịch Hà Nội, Bản đồ Hà Nội hợp tác với các tỉnh ký kết hợp tác
38
Thang Long University Library